NEWSNEWS

Các startup trợ lí ảo AI Việt Nam sẽ làm gì trong năm 2024?

Phổ cập AI cho người dân và doanh nghiệp

img 2120.jpg
Làm việc cùng trợ lý ảo AI là xu hướng trong năm 2024.

Theo ông Đặng Hải Lộc, sáng lập của nền tảng Mindmaid, một trong những nền tảng cho phép các doanh nghiệp Việt Nam dễ dàng tạo ra các trợ lý ảo tư vấn bán hàng, chăm sóc khách hàng, hỏi đáp thủ tục nội bộ, trợ lý ảo cá nhân... Sau một năm phát triển, sản phẩm đã có trên 5.000 người dùng là cá nhân, doanh nghiệp, bao gồm cả người dùng nước ngoài tại một số quốc gia như Mỹ, châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore… đáp ứng trên 50.000 lượt hỏi-đáp mỗi ngày. Nền tảng cũng đã mở rộng từ giải pháp tạo chatbot AI dựa trên công nghệ OpenAI sang cho phép tạo chatbot từ Google, mô hình ngôn ngữ lớn nguồn mở như các LLM tiếng Việt như VinaLlama, PhoGPT…

Từ ứng dụng cốt lõi là chăm sóc khách hàng tự động, những người dùng, đối tác triển khai của Mindmaid cũng đã sáng tạo ra nhiều ứng dụng chatbot AI mới như chatbot chuyên gia, chatbot đào tạo nội bộ, chatbot trợ giảng…trong hầu hết các ngành, lĩnh vực.

Ông Đặng Hải Lộc cho biết, năm 2024, mục tiêu của Mindmaid vẫn hướng đến việc phổ cập kỹ năng xây dựng chat bot AI cho người dân, học sinh, sinh viên, giáo viên và nhân viên trong doanh nghiệp, để từ đó tiếp cận phương thức làm việc AI Copilot (làm việc cùng trợ lý ảo) mới. Ngoài sản phẩm hiện tại, startup này đang xây dựng hệ sinh thái sản phẩm và hệ sinh thái đối tác chuyển đổi số, đào tạo các kỹ sư AI để chuẩn bị cho các công việc liên quan về chat bot AI. 

Ông Đặng Hữu Sơn, đồng sáng lập LovinBot, một trong những startup tiên phong ứng dụng công nghệ AI sinh tạo trong lĩnh vực sáng tạo nội dung và marketing để phát triển trợ lý ảo thuộc lĩnh vực này cho biết, sau thời gian quan sát thị trường và ý kiến khách hàng, công ty đang khẩn trương hoàn thiện trợ lý ảo AI giúp những nhà đào tạo chuyên nghiệp dễ dàng tạo được trợ lý AI dành cho học viên. 

Đây còn gọi là các AI Tutor, được huấn luyện các dữ liệu giảng dạy, các câu hỏi thường gặp và giúp học viên ôn bài dễ dàng, trợ thủ lớp học rất đặc biệt. Trong tương lai, các hình thức học và ôn bài qua chatbot/trợ lý ảo sẽ phổ biến vì tiện lợi, mọi lúc mọi nơi, dễ học và thú vị qua giao diện hỏi đáp chatbot.

Ông Đặng Hữu Sơn cũng cho biết, nhu cầu đào tạo AI 2024 của các doanh nghiệp rất cao, ở vai trò là Phó Chủ tịch Liên minh phát triển nguồn Nhân lực số Việt Nam (AIID), ông và một số chuyên gia sẽ tiến hành đào tạo đội ngũ AI cho các doanh nghiệp trong nước theo nhu cầu; Song song đó là phổ cập AI thông qua các hoạt động chia sẻ phi lợi nhuận, tham gia các hiệp hội, liên minh vì cộng đồng để đóng góp một tay trong việc phổ biến, cập nhật các công nghệ AI cho mọi người. 

Tham vọng cung cấp nhà máy người ảo tại Việt Nam

Đây là mục tiêu mà startup Unikon, đơn vị sở hữu nền tảng Aicontent platform, đưa ra khi công ty này đang cung cấp nhiều trợ lý ảo đa chức năng, đa nghiệp vụ, có thể ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau trên thị trường.

Theo bà Châu Đỗ, Giám đốc phát triển thị trường Unikon, nếu như năm 2023 chứng kiến sự ra đời và phổ biến của cụm từ trí tuệ nhân tạo tạo sinh thì 2024 sẽ là năm bùng nổ của các ứng dụng thực tiễn từ trí tuệ nhân tạo này. Ngoài các ứng dụng về chatbot, trợ lý thông minh, tạo nội dung dạng văn bản, dạng hình ảnh thì dạng thức tổng hợp của việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo tạo sinh chính là tạo ra những người ảo thông minh (AI Personas) để phục vụ nhu cầu đa dạng của thị trường. 

Từ cuối 2023 trên thị trường Việt Nam đã xuất hiện dịch vụ AI Streamer, tức là dịch vụ cho thuê người ảo để livestream bán hàng trên mạng. Theo bà Châu, đây chỉ là một nhánh nhỏ và tương đối đơn giản về mặt công nghệ trong toàn bộ mảng AI Personas.

Trong năm 2023, Unikon cũng đã tung ra thị trường 2 người ảo đầu tiên trên thị trường Việt Nam làm nhiệm vụ chuyên viên dinh dưỡng cho một nhãn hàng dinh dưỡng. Hai người ảo này có bề ngoài được tạo ra hoàn toàn bởi AI, có giọng nói AI và bộ não AI được huấn luyện các dữ liệu về dinh dưỡng nhi và luôn sẵn sàng tư vấn cho người tiêu dùng 24/7 về dinh dưỡng nhi, cũng như các sản phẩm của nhãn hàng.

Đây là tiền đề để Unikon tự tin phát triển và tung ra thị trường sản phẩm nhà máy người ảo trong Quý 1 năm 2024. Nhà máy này là nơi cung cấp người ảo với đa dạng bề ngoài, giọng nói và kiến thức chuyên môn, có thể được cho thuê hoặc thiết kế "đo ni, đóng giày" cho nhu cầu luôn biến đổi của khách hàng. Những người ảo này hoạt động 24/7 đa nền tảng, có thể tạo nội dung tự động và giao tiếp thời gian thật với con người bằng văn bản hoặc bằng giọng nói.

Xuất hiện trợ lý ảo AI giải quyết vấn đề kém giao tiếp nội bộTrợ lý ảo AI Weaver Peer được thiết kế để giải đáp các thắc mắc trong công việc hàng ngày, thay cho việc hỏi các cấp quản lý hoặc những đồng nghiệp khác vốn cũng đang bận rộn.
赞(5)
未经允许不得转载:>NEWS » Các startup trợ lí ảo AI Việt Nam sẽ làm gì trong năm 2024?