Điện mặt trời là một trong những nguồn năng lượng sạch được nhiều quốc gia trên thế giới quan tâm phát triển. Theo báo cáo hiện trạng toàn cầu về năng lượng tái tạo, tổng công suất lắp đặt điện mặt trời năm 2019 trên toàn cầu là 627GW. Trong đó, Việt Nam thuộc top 5 nước tăng trưởng nhanh nhất về công suất năng lượng mặt trời, chỉ sau Trung Quốc, Mỹ, Ấn Độ và Nhật Bản. Đáng chú ý khi tổng công suất điện mặt trời đưa vào khai thác tại Việt Nam năm 2019 là 4.8 GW, tăng mạnh so với mức 108 MW chỉ một năm trước đó.
Tuy được coi là một người năng lượng sạch, sự phát triển một cách nhanh chóng của điện mặt trời đã khiến nhiều người cảm thấy quan ngại. Đó là khi mà những tấm pin mặt trời đã qua sử dụng và bị thải loại ra môi trường.
 |
Năm 2019, Việt Nam nằm trong top 10 quốc gia tăng trưởng nhanh nhất về công suất điện mặt trời. |
Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, thành phần của các tấm pin mặt trời bao gồm khung nhôm, kính cường lực, màng bảo vệ, pin, tấm nền, dây dẫn và hộp kết nối. Tuổi thọ trung bình của các tấm pin năng lượng mặt trời từ 10-20 năm, tùy thuộc vào địa điểm và khu vực môi trường nơi triển khai dự án.
Một số nghiên cứu trên thế giới cho thấy, việc sử dụng pin năng lượng mặt trời có thể gây ra một số tác động về mặt môi trường như chiếm diện tích đất và gây ô nhiễm nhiệt, tác động tới thị giác của con người.
Việc sản xuất pin năng lượng mặt trời sử dụng một số kim loại nặng như Cd, Si,... gây ảnh hưởng nhất định đến việc khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên do với công nghệ hiện nay các pin này có tuổi thọ ngắn.
Về tổng thể, pin năng lượng mặt trời thải bỏ nếu chôn lấp không đúng quy định có khả năng gây ô nhiễm môi trường đất, nước do phát sinh kim loại nặng hoặc khí thải độc hại. Trong trường hợp xảy ra cháy, các thành phần này có khả năng gây hại tới sức khỏe con người.
 |
Không chỉ các nhà máy, năng lượng mặt trời giờ đây đã len lỏi lên mái nhà của nhiều hộ gia đình. Điều này khiến nhiều người lo ngại về việc cần phải xử lý thế nào đối với những tấm pin mặt trời đã qua sử dụng. |
Trên thế giới, hiện Ủy ban Châu Âu đã có quy định về vấn đề xử lý chất thải điện, rác thải điện tử, trong đó có pin năng lượng mặt trời qua sử dụng. Theo đó, việc thu gom, xử lý các loại rác thải này sẽ gắn liền với nhà sản xuất.
Các nhà sản xuất phải có trách nhiệm thu gom, tái sử dụng, tái chế và xử lý tấm pin năng lượng thải do mình sản xuất để thu lại các thành phần có ích để sử dụng cho các mục đích khác, nhằm giảm lượng rác thải điện tử ra môi trường.
Tại Việt Nam, tấm pin năng lượng mặt trời thải loại được quản lý theo các quy định về quản lý chất thải. Theo đó, chủ nguồn thải có trách nhiệm phân định rác thải từ các tấm pin mặt trời theo quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngưỡng chất thải nguy hại để quản lý cho phù hợp (QCVN 07:2009/BTNMT).
Bộ Tài nguyên Môi trường cũng đang chủ trì xây dựng dự thảo Luật bảo vệ môi trường sửa đổi. Trong dự thảo, Bộ Tài nguyên Môi trường sẽ ban hành danh mục các chất thải nguy hại, chất thải công nghiệp phải kiểm soát và chất thải công nghiệp thông thường.
Dự thảo Luật cũng quy định cụ thể về chất thải phát sinh trong quá trình sản xuất, kinh doanh phải đáp ứng tiêu chuẩn, quy chuẩn chất lượng nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu theo quy định của pháp luật. Với các quy định nêu trên, việc quản lý các tấm pin năng lượng trời thải trong thời gian tới sẽ hoàn thiện và khoa học hơn, đáp ứng các yêu cầu thực tiễn.
Trọng Đạt
" alt="Việt Nam xử lý thế nào với rác thải điện mặt trời?"/>
Việt Nam xử lý thế nào với rác thải điện mặt trời?
Đànông đến tuổi trưởng thành nên biết cách bầu bạn với rượu, có như vậy mới mở rộngđược mối quan hệ, từ đó mới có tiền, có quyền.Nhân đọc bài "Ghê sợ nạn rượu chè bê tha của đàn ông Việt" của tác giả Hoàng Tú, tôi xin có một vài suy nghĩ như sau:
“Rượu đắng thế, độc thế, uống xong kêu đau đầu, sao còn thích uống?” đó hẳnlà câu hỏi mà chị em vẫn thường thắc mắc. Xin thưa, tôi cũng thuộc dạng sợ rượu,không thích uống rượu chút nào nhưng vẫn phải uống. Vì để có miếng cơm, manh áo,tôi buộc phải biết uống rượu.
Nghe có vẻ phi lý, có người sẽ cho rằng tôi ngụy biện, miếng cơm manh áo thìliên quan quái gì đến việc uống rượu? Khi tôi ngoài 20 tuổi, mới chập chững bướcvào đời, tôi cũng nghĩ thế đấy. Nhưng giờ đây, khi cận kề tuổi tứ tuần, đã khinhqua nhiều gian truân, sóng gió của cuộc đời, tôi nghiệm ra rằng, với đàn ông,không làm bạn với rượu thì đừng mong tiến thân.
 |
“Không uống được rượu thì tiếp khách thế nào, tiếp cấp trên thế nào, chả lẽ nước lọc à?”. |
Ngày tôi mới đi làm, tôi ghét uống rượu nên những buổi tụ tập của cánh đànông công ty sau giờ làm tôi đều từ chối hết. Tôi cũng biết là vì “sự từ chối”của tôi mà cánh đàn ông trong công ty không mấy ai ưa mình, lúc đó tôi nghĩ kệ,việc ai nấy làm, sao phải hùa theo số đông. Rồi tôi mới nhận ra là vì không uốngrượu mà tôi đang tự cô lập mình.
Tôi trình bày ý tưởng gì cũng bị đồng nghiệp bốp chát, trong khi họ ca tụngnhau, tâng bốc nhau với sếp, và chính sếp thỉnh thoảng cũng tham gia cái nhóm ấynên thấy sự thiên vị rõ rệt. Tôi làm được ở công ty đó nửa năm thì bỏ vì nghĩrằng không thể hòa đồng nổi với cái đám bợm nhậu ấy.
Vào công ty mới, sếp trực tiếp là nữ, tôi mừng thầm vì chắc chắn sếp nữ sẽchẳng thích uống rượu đâu. Nhưng sau buổi tiệc mừng nhân viên mới, tôi đã nhầm.Sếp tôi không phải không uống được rượu, mà còn là cao thủ, nhân viên chúng tôikhông ai bì kịp. Tôi ú ớ hỏi một anh đồng nghiệp sao chị ấy uống khỏe thế. Câutrả lời tôi nhận được là “Chú gà thế, làm quản lý ai chả biết uống rượu, khônguống được rượu thì tiếp khách thế nào, tiếp cấp trên thế nào, chả lẽ nước lọcà?”.
 |
Càng biết uống, càng được lòng đối tác, càng dễ kí hợp đồng. |
Một lần sếp giao đến gặp đối tác để lấy phụ lục hợp đồng đã ký, họ không gọiđến văn phòng mà hẹn ở một nhà hàng vào giờ ăn trưa. Tôi cứ ngỡ rằng, chắc họ cóviệc ở đó nên bảo mình ghé qua lấy. Lúc đến thì tất cả đã ngồi vào bàn, dành sẵnmột chỗ cho tôi. “Cứ từ từ ngồi xuống đã, đi đâu mà vội”. Và muốn lấy được hợpđồng, tôi đành phải nhập cuộc.
Dần dần tôi nhận ra rằng, tất cả các mối quan hệ nhân viên – sếp, công ty –đối tác, công ty – khách hàng đều được xây dựng trên bàn nhậu. Càng biết uống,càng được lòng sếp, càng dễ thăng chức. Càng biết uống, càng được lòng đối tác,càng dễ kí hợp đồng. Từ một người ghét rượu, tôi buộc phải làm bạn với chúnghàng ngày.
Giờ đây, rượu là một phần công việc của tôi. Và tôi khẳng định, tất cả nhữngngười làm kinh doanh đều phải thừa nhận điều này. Dù bạn không thích, nhưng bạnkhông thể dùng nước lọc, cô – ca để tiếp đối tác. Bạn muốn có hợp đồng, muốn cótiền thì phải chấp nhận. Đơn giản thế thôi.
Độc giả Hoàng Nam(Ba Đình, Hà Nội)
Bài viết thể hiện quan điểm của độc giả
Bạn nghĩ gì về quan điểm này? Mọi quan sát, suy ngẫm, phân tích về tệ nạn uống rượu của một số đàn ông Việt xin được gửi theo mẫu phản hồi dưới đây hoặc email bandoisong@vietnamnet.vn! Trân trọng cảm ơn độc giả! |
" alt="Tự thú của bợm nhậu: Quan hệ, tiền bạc có từ bàn rượu"/>
Tự thú của bợm nhậu: Quan hệ, tiền bạc có từ bàn rượu
Từ ngôi nhà dột nát của gia đình người có côngMột ngày cuối tháng 7, căn nhà của ông Nguyễn Khắc Lăng (xã Dạ Trạch, Khoái Châu, Hưng Yên) và vợ là bà Trịnh Thị Khuyên rộn ràng hơn mọi ngày.
Người con trai của ông ở Tây Nguyên vừa về chơi cùng cha mẹ. Tiếng trẻ con, người lớn nói chuyện vang cả một góc sân.
Căn nhà của ông xây vào năm 2015 - người dân nơi đây gọi vui là “ngôi nhà 1.000 đồng” bởi nó được gắn với một chương trình ý nghĩa.
 |
Vợ chồng ông Lăng, bà Khuyên. |
Bà Khuyên chia sẻ, trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, ông Lăng là bộ đội và bà là thanh niên xung phong.
Họ quen nhau trong chiến tranh, sau đó kết hôn tại chiến trường. Cuộc hôn nhân của họ có 4 người con (3 trai và 1 gái).
Do ảnh hưởng của chiến tranh, ông Lăng thường xuyên ốm đau vì vậy kinh tế gia đình khá khó khăn. Căn nhà mái ngói, gạch vôi, sau 30 năm xây dựng đã hư hỏng nặng. Mái ngói nát, vào mùa mưa nước chảy khắp nhà.
Năm 2015, ông bà quyết tâm xây ngôi nhà mới. Kinh tế khó khăn, họ đành phải vay mượn để đủ kinh phí xây nhà.
… Đến phong trào 1.000 đồng
Cùng thời điểm đó, phong trào quyên góp 1.000 đồng được hình thành tại trường THPT Trần Quang Khải (huyện Khoái Châu). Nhận thấy nhiều học sinh còn chưa có ý thức tiết kiệm, nhất là những tờ tiền có mệnh giá nhỏ, đoàn trường đã phát động phong trào mỗi học sinh tiết kiệm 1.000 đồng/ngày.
Phong trào nhanh chóng được phụ huynh ủng hộ và các học sinh rất hào hứng tham gia.
Hàng ngày, vào giờ ra chơi tiết 2, ban bí thư các lớp sẽ nhận 1.000 đồng từ các bạn học sinh quyên góp. Một chiếc thùng được bọc giấy kín và dán dòng chữ “Hòm tiết kiệm 1.000 đồng” được để lên bàn giáo viên.
Các học sinh lần lượt đưa số tiền 1.000 đồng do các em tiết kiệm được từ khoản tiền tiêu vặt, tiền ăn sáng… bố mẹ cho, để bỏ vào thùng.
 |
Ngôi nhà của ông Lăng hoàn thiện vào năm 2015. |
Ông Trần Xuân Đông, Hiệu trưởng trường THPT Trần Quang Khải nhấn mạnh, 1.000 đồng là tờ tiền mệnh giá nhỏ khó có thể mua, bán được những thứ giá trị nhưng nhiều tờ 1.000 đồng lại làm nên được việc ý nghĩa.
Chỉ trong vòng 1 tháng, với gần 1.000 học sinh, đoàn trường THPT Trần Quang Khải đã tiết kiệm được 30 triệu đồng. Có thời điểm, đoàn trường phải dùng bao tải mới đựng được hết số tiền lẻ do các học sinh quyên góp được.
Đại diện đoàn trường đã tìm cách để sử dụng số tiền này một cách hợp lý nhất. Theo đó, họ liên hệ với đoàn thanh niên xã Dạ Trạch tìm hiểu về các trường hợp khó khăn tại địa phương để giúp đỡ.
Cuối cùng, số tiền 30 triệu đồng đã được dùng để ủng hộ gia đình ông Nguyễn Khắc Lăng xây dựng ngôi nhà mới thay cho ngôi nhà cũ, hỏng hóc, dột nát.
… Và những công trình từ 1.000 đồng
Không chỉ đóng góp tiền quỹ, đoàn Trường THPT Trần Quang Khải còn huy động hơn 30 ngày công lao động để giúp gia đình ông Lăng phá dỡ ngôi nhà cũ.
Sau 3 tháng xây dựng, ngôi nhà của gia đình ông Nguyễn Khắc Lăng được hoàn thiện với diện tích 100m2. Ông bà hân hoan chuyển sang ngôi nhà mới để sinh sống.
 |
Thầy Trần Xuân Đông, Hiệu trưởng Trường THPT Trần Quang Khải. |
“May mắn là chúng tôi nhận được sự ủng hộ của đoàn trường THPT Trần Quang Khải, số tiền 30 triệu đồng. Vợ chồng tôi xây căn nhà hết hơn 200 triệu. Mặc dù số tiền chỉ là một phần nhỏ nhưng nó mang ý nghĩa rất lớn để động viên chúng tôi vượt qua khó khăn”.
Ngày hoàn thành nhà, đoàn thành niên xã kết hợp với đoàn thanh niên của trường đã thiết kế băng rôn, dựng rạp, sân khấu để làm lễ tân gia. Đại diện đoàn viên còn tặng gia đình bát, đĩa và một số món quà gia dụng khi ông bà chuyển vào ngôi nhà mới.
Từ năm học 2014 -2015 đến nay, nhiều công trình có giá trị đã được tiếp tục xây dựng nhờ phong trào tiết kiệm 1.000 đồng. Đó là đường điện nối liền 2 thôn Yên Vĩnh và Dạ Trạch; đường bê tông dẫn vào sân vận động để sinh hoạt cộng đồng của xã Ung Đình và Đông Tảo; đường điện xã Bình Minh... trên địa bàn huyện Khoái Châu.
Mỗi công trình, không chỉ ủng hộ tiền, các học sinh của trường còn trực tiếp tham gia lao động công ích.
Thầy Trần Xuân Đông, Hiệu trưởng nhà trường, nhấn mạnh: “Khi phong trào được khởi xướng, phụ huynh rất ủng hộ vì các công trình này đều có lợi ích chung cho xã hội.
Đặc biệt, phong trào còn giáo dục các em có thói quen chia sẻ, tiết kiệm tiền, hiểu được giá trị của đồng tiền dù mệnh giá lớn hay nhỏ. Các em tiêu 1.000 đồng đơn giản nhưng với gia đình khó khăn nó lại trở nên rất giá trị.
Ngoài ra, việc lao động trực tiếp cũng rèn luyện các em tình yêu với lao động và những trách nhiệm với cộng đồng, xã hội”.
Hiệu trưởng này cho biết, phong trào vẫn đang được thực hiện và sắp tới họ sẽ dùng quỹ để khuyến khích, hỗ trợ chính các học sinh khó khăn trong trường.

Tiếp tế thực phẩm qua barie cho người dân khu vực phong tỏa ở Quảng Ngãi
Sau khi phát hiện bệnh nhân mắc Covid-19 số 419, nhiều người dân sống trong khu vực phong tỏa (tổ 9, phường Quảng Phú, TP Quảng Ngãi) nhận thực phẩm từ bên ngoài gửi vào qua rào chắn.
" alt="Chuyện đặc biệt phía sau 'ngôi nhà 1.000 đồng' ở Hưng Yên"/>
Chuyện đặc biệt phía sau 'ngôi nhà 1.000 đồng' ở Hưng Yên