Mang tài sản đã thế chấp đi hoán đổi Liên quan đến sai phạm trong quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước, ngoài vụ án xảy ra tại khu đất số 8 -12 Lê Duẩn, Q.1, ông Nguyễn Thành Tài - Nguyên Phó Chủ tịch UBND TP.HCM còn trực tiếp dính líu đến vụ hoán đổi trái quy định khu đất công 185 Hai Bà Trưng, Q.3 của nữ đại gia Dương Thị Bạch Diệp.
Nhà đất số 185 Hai Bà Trưng, P.6.Q.3 được UBND TP.HCM giao cho Trung tâm Ca nhạc nhẹ (đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Thành phố) quản lý, sử dụng từ năm 1998.
Do cơ sở vật chất xuống cấp nên từ năm 2007, Trung tâm Ca nhạc nhẹ hợp tác với một số đơn vị để cải tạo, trong đó có Công ty TNHH BĐS Diệp Bạch Dương, doanh nghiệp do bà Dương Thị Bạch Diệp làm giám đốc.
Khi đó, nữ đại gia Bạch Diệp đề xuất sử dụng một BĐS khác có giá trị tương đương để hoán đổi lấy "đất vàng" 185 Hai Bà Trưng. Nếu được hoán đổi, công ty bà Bạch Diệp sẽ hợp khối các địa chỉ 179 bis, 181 và 183 Hai Bà Trưng với 185 Hai Bà Trưng thành thửa đất lớn để xây tổ hợp khách sạn 5 sao.
 |
Khu đất hợp khối 179 bis, 181, 183 và 185 Hai Bà Trưng, Q.3 hiện nay. |
Được lãnh đạo Trung tâm Ca nhạc nhẹ ủng hộ, bà Bạch Diệp mua được nhà đất số 57 Cao Thắng, P.3, Q.3 phù hợp với yêu cầu hoán đổi. Đầu năm 2008, nữ đại gia này 2 lần gửi đơn đến UBND Thành phố và các sở ngành đề nghị hoán đổi nhà đất 57 Cao Thắng lấy nhà đất 185 Hai Bà Trưng, đồng thời sẽ hỗ trợ Trung tâm Ca nhạc nhẹ 5 tỷ đồng.
Do không có quy định hoán đổi giữa tài sản Nhà nước và tài sản tư nhân, cũng như đây chỉ là đề nghị đơn phương của Công ty Diệp Bạch Dương, nên UBND TP.HCM có văn bản “không chấp thuận phương án hoán đổi vì không có cơ sở xem xét giải quyết”.
Sau đó, bà Bạch Diệp tiếp tục gửi đơn đến ông Nguyễn Thành Tài đề nghị hoán đổi 2 cơ sở nhà đất trên kèm theo phí sửa chữa, tu bổ Trung tâm Ca nhạc nhẹ 20 tỷ đồng.
Mặc dù UBND TP.HCM chưa có ý kiến gì về việc này nhưng Trung tâm Ca nhạc nhẹ đã tổ chức họp để thống nhất phương án hoán đổi, ra nhiều văn bản đề xuất thực hiện.
Sau khi hoàn tất thủ tục pháp lý mua và cấp giấy chứng nhận nhà đất 57 Cao Thắng, bà Bạch Diệp đưa những giấy tờ này cho giám đốc Trung tâm Ca nhạc nhẹ để chứng minh quyền sở hữu hợp pháp.
Tuy nhiên tháng 12/2008, bà Bạch Diệp đã “âm thầm” ký hợp đồng vay 21.860 lượng vàng với Agribank TP.HCM, tài sản thế chấp là nhà đất 57 Cao Thắng. Việc thế chấp này lãnh đạo Trung tâm Ca nhạc nhẹ không hề hay biết. Tháng 4/2009, công trình tại 57 Cao Thắng được UBND Q.3 cấp giấy phép xây dựng.
“Đất vàng” 185 Hai Bà Trưng trị giá bao nhiêu?
Đến tháng 7/2009, bà Bạch Diệp tiếp tục làm công văn và gặp mặt trực tiếp ông Nguyễn Thành Tài để trình bày nguyện vọng hoán đổi nhà đất. Được Chủ tịch UBND TP.HCM khi đó là ông Lê Hoàng Quân chấp thuận, ông Tài giao Văn phòng UBND đề xuất giao sở ngành liên quan nghiên cứu, xử lý cho hoán đổi.
Trong các cuộc họp với các sở ngành sau đó, bà Bạch Diệp cung cấp các tài liệu pháp lý về nhà đất 57 Cao Thắng nhưng lại giấu nhẹm thông tin đã thế chấp nhà đất này cho Agribank TP.HCM.
Từ sự việc đã rồi như nói trên, UBND TP.HCM chấp thuận cho Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch và công ty của bà Bạch Diệp hoán đổi nhà đất công 185 Hai Bà Trưng với nhà đất 57 Cao Thắng.
Về phương án hoán đổi, công ty bà Bạch Diệp có trách nhiệm đầu tư 25 tỷ đồng xây mới và hỗ trợ thêm 5 tỷ đồng cho Trung tâm Ca nhạc nhẹ mua sắm trang thiết bị. Đồng thời công ty phải thuê đơn vị thẩm định 2 nhà đất hoán đổi.
 |
Đã nhận bàn giao và sử dụng nhà đất 57 Cao Thắng, thế nhưng Trung tâm Ca nhạc nhẹ vẫn chưa hoàn tất thủ tục pháp lý nhà đất này. |
Sau khi thẩm định, Sở Tài chính trình ông Nguyễn Thành Tài phê duyệt giá trị 2 nhà đất làm cơ sở thực hiện hoán đổi. Cụ thể, giá trị quyền sử dụng nhà đất 185 Hai Bà Trưng gần 187,3 tỷ đồng và nhà đất 57 Cao Thắng có giá 176,4 tỷ đồng.
Theo phương án hoán đổi, công ty bà Bạch Diệp không phải trả cho Nhà nước phần chênh lệch do đã đầu tư 25 tỷ đồng xây công trình tại 57 Cao Thắng. Nhưng do chi phí xây dựng chỉ 20,6 tỷ đồng nên công ty phải nộp 4,4 tỷ đồng vào ngân sách.
Khi công trình hoàn tất, đầu năm 2011 Sở TN&MT TP.HCM đã cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng nhà ở và quyền sử dụng đất số 57 Cao Thắng cho công ty bà Bạch Diệp. Do phải giao giấy chứng nhận bản chính này cho Agribank TP.HCM nên công ty không làm thủ tục chuyển giao cho Trung tâm Ca nhạc nhẹ được.
Ở chiều ngược lại, công ty bà Bạch Diệp nhận bàn giao nhà đất 185 Hai Bà Trưng vào tháng 1/2011. Sau khi được cấp giấy chứng nhận cho nhà đất này, bà Bạch Diệp đã thế chấp để vay 160 tỷ đồng tại Ngân hàng TMCP Phương Nam (nay là Sacombank).
Tính đến tháng 5/2018, khoản vay này còn dư nợ 222,8 tỷ đồng, thuộc loại nợ xấu (nhóm 5). Sacombank đã bán khoản nợ này cho Công ty TNHH MTV Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC).
Theo kết quả giám định tài sản, thời điểm tháng 1/2019, giá trị quyền sử dụng đất và tài sản trên đất tại nhà đất 57 Cao Thắng là 328,5 tỷ đồng. Nhà đất 185 Hai Bà Trưng có giá trị 352,8 tỷ đồng.
Trong vụ án này, bà Bạch Diệp thừa nhận sử dụng nhà đất 57 Cao Thắng đã thế chấp để hoán đổi nhà đất 185 Hai Bà Trưng mà không thông báo cho các cơ quan chức năng; khai báo thiếu thành khẩn khi đổ lỗi cho nhiều cá nhân, đơn vị tiếp nhận hồ sơ.
Là người chấp thuận chủ trương, chỉ đạo giải quyết việc hoán đổi nên ông Nguyễn Thành Tài phải chịu trách nhiệm về hành vi và hậu quả đã xảy ra. Tài liệu điều tra không xác định được ông Tài có vụ lợi hay động cơ cá nhân khác trong việc giải quyết hoán đổi này.

Kê biên nhà, đất 4 bị can vụ gần 5.000m2 ‘đất vàng’ tại TP.HCM về tay tư nhân
Để thu hồi tài sản cho Nhà nước trong vụ án gần 5.000m2 “đất vàng” ở trung tâm TP.HCM rơi vào tay tư nhân, cơ quan điều tra đã kê biên tài sản là nhà, đất của 4 bị can.
" alt="Nữ đại gia Bạch Diệp lừa lấy khu ‘đất vàng’ 185 Hai Bà Trưng như thế nào?"/>
Nữ đại gia Bạch Diệp lừa lấy khu ‘đất vàng’ 185 Hai Bà Trưng như thế nào?

Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng tiếp Tổng thư ký ITU. Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng đánh giá, 2 năm gần đây, chúng ta đã hội tụ được viễn thông với CNTT và công nghệ số. Sự hội tụ này đã tạo ra cuộc cách mạng và lúc này không chỉ là vấn đề công nghệ nữa, mà là vấn đề chính sách và thể chế. Do đó, ITU cũng cần có sự thay đổi theo hướng làm mới các vấn đề chính sách và thể chế, để chấp nhận môi trường số nhiều hơn.
Việt Nam đưa ra sáng kiến cho ITU
Theo Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, công nghệ số tạo ra những thay đổi rất căn bản. Vì những tác động đó rất mạnh mẽ và cả thế giới đang mong chờ ITU có sự tham gia định hướng mạnh mẽ hơn các vấn đề ngoài công nghệ. Chẳng hạn chủ quyền quốc gia trên không gian số; vấn đề điều tiết và trách nhiệm của các công ty công nghệ lớn đang ảnh hưởng đến xã hội hay vấn đề tuân thủ luật pháp, văn hóa của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ xuyên biên giới. “Tôi nghĩ rằng vai trò của ITU chưa bao giờ to lớn như ngày hôm nay”, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nói.
Trong buổi tiếp, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng đã đề xuất một số sáng kiến với Tổng thư ký ITU. Cụ thể là sáng kiến mỗi quốc gia thành viên ITU nhận lấy 1 sáng kiến (của chính quốc gia đó hoặc theo gợi ý của ITU) và thực hiện sáng kiến đó bằng nguồn lực của mình. Khi thành công thì ITU sẽ phổ biến ra toàn cầu. Như vậy, ITU sẽ huy động được thêm nguồn lực của 193 quốc gia nữa.
“Nếu 193 quốc gia thành viên mỗi năm có 1 sáng kiến thành công thì ITU sẽ có 193 sáng kiến vĩ đại. Tôi nghĩ đấy là một sự thay đổi rất lớn”, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nói.
Lãnh đạo Bộ TT&TT chia sẻ ví dụ, Việt Nam đang thực hiện giải pháp để thúc đẩy nhanh phủ sóng 5G bằng cách huy động các nhà mạng cùng chung tay đầu tư. Như vậy, chi phí đầu tư của từng nhà mạng giảm đi và Việt Nam sẽ có chung một mạng 5G toàn quốc chỉ trong 1 năm. Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, Việt Nam sẽ thực hiện sáng kiến này vào năm 2022 và nếu thành công sẽ chia sẻ với ITU.
Một sáng kiến nữa được lãnh đạo Bộ TT&TT đề xuất đó là lịch trình dự kiến tắt sóng 2G vào năm 2023. Theo ước tính, vào đầu 2023 số lượng các khách hàng dùng thiết bị cầm tay 2G ở vào dưới 5%. Theo đó, Chính phủ và các nhà mạng sẽ mua thiết bị 4G để thay thế cho 5% người dân đang dùng 2G.
Một đề xuất khác được Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nêu ra đó là việc đổi tên ITU thành IDU (Liên minh số thế giới). "Nếu điều này làm được thì là một sự thay đổi mang tính lịch sử", bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng đánh giá.
Việt Nam là một hình mẫu đáng học hỏi
Tại buổi tiếp, Tổng tư ký ITU Houlin Zhao đã gửi lời cảm ơn chân thành tới những hỗ trợ to lớn của Việt Nam, cũng như Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng tới ITU trong thời gian qua.
Ông Houlin Zhao cho biết, theo thống kê của ITU, chỉ số tiếp cận mạng của Việt Nam ngày càng cao và đã nhanh chóng vượt lên trên Philippines. Tổng thư ký ITU cũng đánh giá cao khi Việt Nam đã nhận thức được tầm quan trọng của ICT. Việc ngài thủ tướng tới dự sự kiện của ITU cũng cho thấy tầm quan trọng của ICT tại Việt Nam. Đây là điều nhiều quốc gia khác không có được.
 |
Bộ trưởng Bộ TT&TT tặng quà cho ông Zhao Houlin |
Ông cũng cho biết, các thành tựu của Việt Nam đã vượt ngoài khu vực Đông Nam Á và có thể so sánh với các quốc gia khác khi có tới hơn 10 thị trường nước ngoài.
Chẳng hạn như Viettel dù đầu tư và gia nhập sau tại Myanmar nhưng đã nhanh chóng vươn lên thành nhà cung cấp số 1 tại quốc gia này. Việt Nam cũng lựa chọn con đường đi đúng đắn khi tự chủ công nghệ. “Việt Nam đã vươn ra thị trường nước ngoài, sử dụng thiết bị công nghệ do Việt Nam sản xuất. Đây là điều tôi muốn các thành viên của ITU khác học hỏi Việt Nam, bởi các bạn không chỉ đầu tư thành công”, Tổng thư ký ITU cho biết.
“Việt Nam hiện đang triển khai các chiến lược mới và hiện Việt Nam mới thêm trụ cột mới vào đó là Xã hội số và chúng tôi sẽ sát cánh bên Việt Nam để có thể triển khai cả 3 trụ cột này”, ông nói.
Tổng thư ký ITU cũng đánh giá cao các đề xuất, sáng kiến của Việt Nam. Chẳng hạn như đề xuất mỗi quốc gia ITU thực hiện một sáng kiến hay chiến lược các nhà mạng sẽ chia sẻ hạ tầng để giảm bớt chi phí đầu tư, để có thể phủ sóng 5G. “Chúng tôi háo hức chờ đợi các thành quả tổ chức để Việt Nam có thể chia sẻ các kinh nghiệm cho các nước thành viên”.
Bằng kinh nghiệm của mình, ông cũng cho rằng, Việt Nam có thể xem xét tạo điều kiện cho mỗi nhà mạng tập trung ưu tiên riêng trong chiến lược của mình, để tận dụng tối đa nguồn lực hiện có, cũng như tối ưu đầu tư để mang lại lợi ích cho Việt Nam.
Về đề xuất đổi tên ITU, Tổng thư ký ITU cho rằng, đây cũng là vấn đề có thể mang ra thảo luận giữa các nước thành viên. Sự kiện thường niên của ITU đã được đổi tên thành Hội nghị và Triển lãm Thế giới số và được đánh giá cao. “Có lẽ chúng ta nên thay đổi để thích ứng và phù hợp với hoàn cảnh mới”, ông Houlin Zhao nói.
Cùng chia sẻ tầm nhìn với Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, ông Houlin Zhao cho rằng, vai trò của các Big Tech và trách nhiệm chia sẻ cũng là vấn đề quan tâm của ITU
Ông cho biết, trên thực tế, các chính phủ khó có thể yêu cầu các Big Tech sử dụng lợi nhuận để tái đầu tư. “Chúng tôi chuẩn bị đưa ra báo cáo Hệ thống tài chính thế kỷ 21 trong đó có các gợi ý để có thể giúp điều tiết các công ty Big Tech”.
Sau 2 năm tổ chức trực tuyến, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng một lần nữa bày tỏ mong muốn tổ chức sự kiện Hội nghị và Triển lãm Thế giới số trực tiếp vào năm 2022. "Chúng ta sẽ có nhiều việc để làm trong tương lai. Ông Tổng thư ký có thể luôn tin tưởng bởi Việt Nam luôn ủng hộ mọi sáng kiến của ITU", Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng chia sẻ thêm.
Nhóm phóng viên

Hội nghị Bộ trưởng ITU: Cắt giảm chi phí là chìa khóa cho chuyển đổi số
Trong khi 4G, 5G dần trở nên phổ biến hơn thì trên toàn cầu vẫn có gần 50% dân số chưa được sử dụng Internet. Không phải quốc gia nào cũng dễ dàng chuyển đổi số bởi sự khác biệt trong tiếp cận với Internet và công nghệ.
" alt="Tổng thư ký ITU: Thành công của Việt Nam vượt tầm khu vực"/>
Tổng thư ký ITU: Thành công của Việt Nam vượt tầm khu vực