Mô-tô quân sự
Xe hai bánh tự hành xuất hiện vào những năm 60 của thế kỷ XIX,ữngchiếcmôtỷ số chelsea ban đầu được trang bị động cơ hơi nước - là tổ tiên xa nhất của mô-tô hiện đại. Chiếc mô tô quân sự có động cơ đốt trong đầu tiên được chế tạo vào năm 1885, bởi các kỹ sư người Đức Maybach và Daimler - cha đẻ của hai thương hiệu ô tô lớn được biết đến trên toàn thế giới ngày nay. Dần dần, mô-tô phát triển, được cải tiến và đến đầu Thế chiến I, đã thu hút sự quan tâm của giới quân sự.
Đáng nói là trước Thế chiến I, ngựa vẫn là phương tiện di chuyển chính trong quân đội các nước. Chúng được sử dụng với số lượng lớn, và cần được chăm sóc hàng ngày - phải được ăn và uống nước. Trong Quân đội Đế chế Nga, năm 1916, 50% lượng hàng khi chuyển quân là thức ăn cho ngựa (yến mạch, cỏ khô và rơm) - không chỉ nặng mà còn rất cồng kềnh. Sự ra đời của các phương tiện cơ giới đã đơn giản hóa công tác hậu cần và không phải chăm sóc như động vật sống.
Đầu Thế chiến I, mô-tô bắt đầu được giới quân sự quan tâm; Nguồn: topwar.ru |
Xe mô-tô được bộ binh, lính thông tin và liên lạc viên đặc biệt yêu thích. Trong Thế chiến I, xe mô-tô đã được làm lễ rửa tội và bắt đầu được sử dụng để chuyển phát nhanh, trinh sát địa hình, vận chuyển hàng hóa nhỏ, và trong một số trường hợp làm phương tiện chiến đấu. Theo thời gian, vũ khí, giáp mỏng và sơn ngụy trang bắt đầu được ứng dụng cho mô-tô quân sự. Đầu Thế chiến II, xe máy đã được sử dụng rộng rãi bởi quân đội nhiều nước, hình ảnh một tên lính Đức trên một chiếc mô-tô đã trở thành quen thuộc. Các nhà thiết kế bắt đầu đưa ra những thiết kế độc đáo cho xe mô-tô chiến đấu, kể cả bọc thép.
Mô-tô bọc thép
Ý tưởng trang bị cho chiếc mô-tô một khẩu súng máy và vỏ giáp mỏng được đề xuất năm 1898 bởi Frederick Richard Simms - linh hồn ngành công nghiệp ô-tô Vương quốc Anh. Sản phẩm tạo ra giống như một chiếc xe đẩy có động cơ có tên là Motor Scout, với một khẩu súng máy Maxim 7.62mm, được bảo vệ bằng một khiên thép. Một đặc điểm đáng chú ý là trong trường hợp cần thiết, xạ thủ-lái xe có thể chuyển sang đạp bằng pê-đan.
Mô-tô có thể chạy bằng động cơ và có thể đạp như xe đạp; Nguồn: topwar.ru |
Trong Thế chiến I, mô-tô bắt đầu được gắn vũ khí. Các mô hình xuất hiện với một khẩu súng máy gắn trên xe, được che chắn bằng một khiên thép phía trước. Quân đội Đế chế Nga có tổ hợp tự hành là một chiếc mô-tô gắn súng Maxim. Ở Mỹ, vào những năm 1930, cảnh sát dùng mô-tô bọc thép để đối đầu với xã hội đen - những kẻ sở hữu cả súng tiểu liên Thompson. Trên thực tế, những chiếc xe như vậy là phiên bản thông thường của Harley 3 bánh với khiên thép được gắn kính chống đạn ở phía trước.
Mô-tô được lắp khiên bằng thép gắn kính quan sát; Nguồn: topwar.ru |
Ở châu Âu, các phiên bản mô-tô cao cấp hơn sử dụng trong chiến đấu có trong trang bị quân đội Bỉ và Đan Mạch. Năm 1935, Công ty nổi tiếng của Bỉ FN (Fabrique Nationale) đã tạo mô-tô bọc thép FN M86 dùng động cơ 20 mã lực, có trọng lượng 175kg cho quân đội Bỉ. Người lái ngồi sau tấm khiên chống đạn khổng lồ bao ba phía, có một cửa sổ. Trong chiến đấu, cửa sổ được đóng lại và chiến binh có thể quan sát qua khe hẹp. Mẫu xe được bán cho cảnh sát Brazil có tên Armored Moto FN M86. Các quốc gia Mỹ Latin khác, Romania và Yemen, cũng đã mua những chiếc mô-tô bọc thép như vậy và có khoảng 100 chiếc được sản xuất.
Mô-tô bọc thép FN M86; Nguồn: topwar.ru |
Năm 1932, công ty Landsverk (Thụy Điển) đã chế tạo mô-tô bọc thép Landsverk 210 cho quân đội Đan Mạch trên cơ sở chiếc Harley Davidson VSC/LC. Với mẫu này, chiến binh được che chắn bằng vỏ giáp không chỉ ở phía trước, mà cả phía sau, và một phần bên hông; tất cả các bộ phận quan trọng của chiếc mô-tô cũng được bảo vệ.
Chiếc Landsverk 210 (FP.3); Nguồn: topwar.ru |
Ở Đan Mạch, mô hình được gọi là FP.3 (Førsøkspanser 3), tuy nhiên, quân đội của đất nước “các chú lính chì” không mặn mà với mô hình này, vì rất khó điều khiển và tốc độ chậm do động cơ chỉ 30 mã lực mà khối lượng áo giáp và vũ khí vượt quá 700kg.
Mô-tô bọc thép Grokhovsky
Giữa Thế chiến I và II, kỹ sư Liên Xô Pavel Ignatievich Grokhovsky đã đề xuất dự án mô-tô chiến đấu bọc thép, khác với các thiết kế của nước ngoài chủ yếu bởi vỏ thép bảo vệ chiến binh mọi phía khỏi hỏa lực vũ khí cỡ nhỏ và các mảnh đạn. Đó là một chiếc mô-tô bọc thép nhỏ 1 chỗ ngồi trên khung gầm bán xích và một bánh lái phía trước. Băng xích một dải, có hai bánh xe đường kính nhỏ ở hai bên hỗ trợ.
Mẫu mô-tô bọc thép Grokhovsky; Nguồn: topwar.ru |
Người lái mô-tô đồng thời là xạ thủ sử dụng súng máy được lắp ở phía trước xe; ghế lái nằm trong cabin phía trước xe, phía sau là khoang động cơ. Để theo dõi địa hình, người lái xe sử dụng các khe ngắm trong thân xe, cũng như một tháp pháo hình bán cầu trên nóc xe. Mẫu mô-tô của Grokhovsky đã được thiết kế chi tiết, nhưng dự án không được quân đội đánh giá cao, do đó nó không bao giờ được thực hiện.
Mô-tô bọc thép bán xích SdKfz 2
Một trong những ví dụ thú vị, quan trọng và hiệu quả nhất của mô-tô chiến đấu là chiếc mô-tô bán xích SdKfz 2 của Đức, được Hollywood sử dụng trong phim "Saving Private Ryan" và Mosfilm - trong phim “Zvezda”. Từ năm 1940 đến 1945, 8871 chiếc mô-tô loại này đã được lắp ráp tại Đức. Mô hình này được phát triển như một xe vận tải và xe kéo bán xích cho các đơn vị nhảy dù và sơn cước, dùng để kéo pháo nhẹ, có thể dễ dàng vận chuyển trực tiếp trên máy bay vận tải quân sự chính của Đức Ju-52.
Mô-tô bán xích SdKfz 2; Nguồn: topwar.ru |
Trong những năm chiến tranh, mô-tô bán xích đã được sử dụng tại tất cả các đơn vị quân đội Đức để vận chuyển các khẩu pháo hạng nhẹ, và pháo phòng không, súng cối cỡ nhỏ, các xe kéo khác nhau. Ngoài ra, SdKfz 2 có thể được sử dụng kéo cáp và thậm chí kéo máy bay tại các phi trường. Mô-tô bán xích SdKfz 2 phiên bản phổ thông có thể di chuyển trên địa hình gồ ghề với tốc độ 40 km/h, và trên đường cao tốc - 62 km/h; có tải trọng 350kg, kíp chiến đấu 3 người.
Mô-tô chống tăng
Một trong những dự án “điên rồ” nhất trong lịch sử xe mô-tô quân sự là xe tay ga chống tăng Vespa 150 TAP gắn súng không giật 75mm M20 do Mỹ sản xuất, dành cho lính nhảy dù Pháp. Lấy xe tay ga Vespa của Ý với động cơ xăng hai thì xi-lanh đơn làm khung gầm, mô hình được sản xuất với số lượng thương mại từ 500 đến 800 chiếc. Ưu điểm chính của giải pháp này là tính cơ động nhờ tốc độ của xe tay ga trên đường nhựa đạt 66 km/h.
Mô-tô chống tăng Vespa 150 TAP; Nguồn: wikipedia.org |
Đồng thời, khung của nó chịu được trọng lượng của súng không giật M20 của Mỹ với khả năng xuyên thủng giáp 100mm nếu dùng đạn chuyên dụng. Các xe tay ga chiến đấu loại này được sử dụng theo cặp. Khẩu súng không giật được gắn trên chiếc thứ nhất, đạn được vận chuyển trên xe thứ hai. Được trang bị phương tiện như vậy, hai lính dù có thể đối phó hiệu quả các phương tiện bọc thép hạng nhẹ của đối phương./.
Theo VOV
Dân chơi Hà Nội săn xe máy Nhật 28 năm tuổi đẹp như mới
Suzuki SW1 chỉ được sản xuất cho thị trường Nhật Bản với số lượng 200 chiếc cách đây 28 năm giờ trở thành “mẫu vật” đáng giá với giới sưu tầm.