当前位置:首页 > Thế giới > Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Sinh học năm 2022 có đáp án của Sở GD 正文
标签:
责任编辑:Giải trí
Chẳng hạn khi viết "ICTnews - Tin tức công nghệ thông tin và truyền thông mới nhất", thì công cụ sẽ chuyển thành IKTnews - Tin tứk kôq qệ wôq tin và cuyền wôq mới n'ất. Hoặc viết tên một ai đó, như "Nguyễn Hải Đăng" thì công cụ sẽ chuyển thành "Quyễn Hải Dăq".
" alt="Công cụ chuyển đổi nhanh tiếng Việt thành 'Tiếq Việt'"/>Tôi hiểu tâm ý của bố mẹ. Tôi hiểu rõ rằng dù lấy chồng hay không thì mình cũng phải có nhà riêng, để không bao giờ phải chịu cảnh không nhà, phụ thuộc vào người khác.
Khi tôi lấy chồng, ngôi nhà này trở thành của hồi môn. Tôi luôn tâm niệm, nếu hôn nhân của tôi hạnh phúc, ngôi nhà này sẽ để lại cho các con tôi. Nếu tôi lấy chồng mà bất hạnh thì ngôi nhà là nơi ẩn náu của riêng mình.
Chồng tôi thường nói đùa rằng tôi coi trọng ngôi nhà hơn anh ấy, nhưng tôi mặc kệ. Anh ấy cần hiểu rằng đó là hai chuyện tách bạch nhau. Tôi đối xử rất tốt với chồng, chăm sóc anh ấy rất chu đáo, nhưng nhà của tôi là nhà của tôi.
Anh ấy tôn trọng điều đó. Tôi đã nghĩ gia đình chồng cũng sẽ tôn trọng quan điểm của tôi như chồng tôi đã làm, nhưng không. Sau khi tôi sinh con, mẹ chồng bắt đầu đánh tiếng chuyện ngôi nhà, theo bà là đang có điểm chưa hợp lý.
Đầu tiên bà tình nguyện đến chăm tôi ở cữ và chăm cháu. Tôi cứ ngỡ mình đã gặp được một người mẹ chồng tốt. Nhưng không lâu sau, mẹ bắt đầu rào đón điều kiện: "Bố mẹ không có nghĩa vụ phải trông cháu. Vì mẹ đã giúp trông cháu, con nên đưa phần hồi môn của con cho mẹ, như vậy mẹ mới thấy công bằng và sự giúp đỡ của mẹ còn có ý nghĩa".
Tôi hỏi lại bà ngay: "Nói như mẹ thì, mẹ chồng giúp trông cháu là đòi con dâu nhà ạ? Lỡ con dâu không có nhà thì sao? Ép cô ấy mua nhà mới cho mẹ chồng hay sao ạ?".
Mẹ chồng tôi bắt đầu vào câu chuyện: "Con dâu không có nhà, mẹ chồng đương nhiên không đòi hỏi. Nhưng trong nhà này, con lại có nhà nên không thể xem như là không có. Ngay cả khi mẹ không giúp con chăm sóc cháu, mẹ vẫn là mẹ chồng con và của hồi môn của con vẫn phải đưa cho mẹ. Từ ngày con bước chân vào nhà chồng thì ngôi nhà đấy không còn là của riêng con rồi".
Có lý nào lại như thế? Mẹ chồng đang muốn thôn tính tài sản của tôi nhưng tôi lại không muốn để cho bà được toại nguyện. Tôi bảo tôi có thể đưa tiền cho bà nhưng không bao giờ đưa nhà: "Nếu mẹ cứ nhất định nghĩ đến nhà của con thì con thà ly hôn. Mẹ trông cháu cho con, con trả mẹ tiền nếu mẹ muốn thù lao tương ứng. Còn ngôi nhà chắc chắn là không được, đó là nơi dung thân nửa đời người của con, và nó có ý nghĩa rất lớn đối với con".
Tất nhiên mẹ chồng lập tức vin vào đó nói tôi là con dâu mất dạy, coi mẹ chồng như osin, đòi trả công cho mẹ chồng tương xứng. Bà cũng nói rằng bà không có nghĩa vụ trông con cho tôi nên đã vậy thì tôi tự lo đi.
Tôi không muốn cãi nhau với bà nên lập tức để bà đi. Sau đó tôi gọi cho mẹ tôi.
Mẹ tôi định giải quyết chuyện với bà thông gia nhưng tôi ngăn lại: "Con hiểu tâm ý của mẹ chồng rồi, không cần phải cãi nhau thêm, có gay gắt cỡ nào cũng không thay đổi được bản chất con người. Sau này ra sao sẽ tùy cách chồng con đối xử với con. Nếu anh ấy tốt thì con sẽ tốt lại. Còn anh ấy tồi tệ, con sẽ ly hôn".
Tính tôi từng rất nóng nảy. Nếu ai làm tôi không vui, tôi sẽ chiến đấu đến cùng, cho đến khi họ cầu xin và thừa nhận thất bại. Nhưng sau khi có con, tôi đã thay đổi, và may mắn thay, tôi không trở thành người mà tôi ghét.
Tôi nghĩ mình đã trưởng thành hơn. Tôi không thể trút giận lên chồng chỉ vì mẹ chồng đối xử tệ với mình. Chỉ cần anh ấy tiếp tục đối xử tốt với tôi thì tôi có thể đối xử khác với mẹ của anh ấy. Tôi nghĩ không nên nhầm lẫn giữa quan hệ vợ chồng và quan hệ mẹ chồng - con dâu. Điều tôi nên chú trọng là tình cảm vợ chồng".
Nhiều người dùng mạng xã hội sau khi nghe xong câu chuyện của nàng dâu cho rằng nếu bạn cũng rơi vào hoàn cảnh này, cách xử lý của cô ấy cũng đáng để bạn tham khảo.
Cách bạn lập ranh giới với mẹ chồng
Thể hiện cảm xúc từ sớm
Khi có con, mẹ chồng muốn đến thăm nhà bạn thường xuyên hơn là điều đương nhiên. Tuy nhiên, điều này có thể không lý tưởng cho bạn và bạn sẽ phải nói chuyện với mẹ chồng về cảm xúc của mình.
Sẽ là tốt nhất nếu hai người bắt đầu cuộc trò chuyện, và bạn giải thích cho mẹ chồng lý do tại sao không thể đến thăm mỗi ngày hoặc bất cứ khi nào mẹ muốn. Bạn cũng có thể cho mẹ chồng mình biết rằng hành vi của bạn có thể hơi hung hăng khi bạn mệt mỏi, vì vậy mong mẹ sẽ không nên đánh giá vì điều đó.
Chia việc cho chồng
Đúng là đàn ông không phải lúc nào cũng dành thời gian cho gia đình và chuẩn bị kỹ càng khi có con. Trong nhiều trường hợp, ông chồng có thể sẽ nhận được gợi ý từ mẹ và để những điều ấy cho vợ làm. Tuy nhiên, những gì mẹ chồng nói có thể hoàn toàn khác với những gì người vợ nghĩ.
Để tránh xung đột về suy nghĩ, tốt nhất là cả hai bên nên biết chính xác những gì vợ chồng làm liên quan đến ngôi nhà và con cái của mình. Bằng cách này, việc thiết lập ranh giới chung cho vợ chồng dễ dàng hơn mà không tạo ra bất kỳ hiểu lầm và cảm giác khó chịu nào.
Đừng cạnh tranh với mẹ chồng
Các bà mẹ nghĩ rằng họ hiểu và yêu con mình hơn bất kỳ ai trên thế giới này. Đó là lý do tại sao họ thường phản đối vợ của con trai mình trong nhiều lĩnh vực khác nhau trong cuộc sống. Tuy nhiên, bạn nên cẩn thận để không rơi vào cái bẫy đó và bắt đầu cạnh tranh với mẹ chồng. Thay vào đó, bạn nên giải quyết vấn đề khi nó xuất hiện, và cho biết một cách bình tĩnh rằng bạn không làm cho mẹ chồng tránh xa con trai của bà ấy.
Sẽ tốt hơn nữa nếu bạn khuyến khích chồng bắt đầu dành nhiều thời gian hơn cho bố mẹ chồng. Điều đó sẽ khiến mẹ anh ấy yên tâm hơn rằng mối quan hệ của họ sẽ không phai nhạt.
Tạo lịch trình gặp hoặc gọi điện thường xuyên
Nếu mẹ chồng muốn đến thăm nhà bạn hàng ngày, hoặc vào những thời điểm ngẫu nhiên, bạn nên nói chuyện với mẹ. Cả hai nên đồng ý về một lịch trình và cho chồng của bạn biết về nó.
Đó có thể là một chuyến thăm nhà bố mẹ vào mỗi Chủ nhật hoặc có vài cuộc gọi điện video trong tuần. Dù bạn quyết định thế nào, bạn cũng nên nói với mẹ chồng một cách khéo léo và mong mẹ làm theo.
Đừng ngại từ chối
Nếu lịch trình giữa hai bên chưa được đặt sẵn, có thể mẹ chồng sẽ gọi cho bạn bất cứ khi nào bà ấy muốn, hỏi bạn xem bà ấy có thể qua được không. Và với nỗ lực làm hài lòng mẹ chồng và để không tạo ấn tượng xấu, bạn nói "có" mặc dù đó là điều cuối cùng bạn muốn làm.
Tuy nhiên, bạn nên biết rằng bạn có thể nói "không" với mẹ, giải thích lý do và có thể hẹn một ngày và giờ khác để đến thăm. Có thể hiểu rằng bà ấy có nhu cầu gặp cháu của mình, nhưng bạn cũng cần được ở một mình và tận hưởng sự bình yên.
Trị liệu gia đình
Nếu những điều trên không có tác dụng và mẹ chồng của bạn vẫn bước vào cuộc sống của bạn bất cứ khi nào bà ấy muốn, bạn nên xem xét liệu pháp nhóm. Bạn cũng có thể để chồng mình làm điều đó.
Người đàn ông là người hiểu rõ hơn ai hết cách nói chuyện với mẹ mình và lời nói của anh ấy cũng sẽ dễ dàng được tôn trọng hơn lời nói của bạn.
Theo Sức khỏe và Đời sống
Mẹ chồng lên chăm cháu và con dâu ở cữ rồi đòi trả tiền công bằng căn nhà
Bên cạnh đó, sự nổi tiếng trên mạng xã hội và số lượng người theo dõi của người đẹp có danh hiệu cũng là yếu tố quan trọng, vì nó ảnh hưởng lớn đến mức cát-sê. Cuối cùng, hình thức hợp tác cũng quyết định đến cát-sê; nếu hoa hậu và á hậu chỉ xuất hiện tại sự kiện, mức cát-sê sẽ khác với việc họ còn thực hiện các hoạt động quảng bá như đăng bài trên mạng xã hội, tham gia phỏng vấn hoặc đóng quảng cáo.
Mức cát-sê cho việc tham dự sự kiện cũng thay đổi linh hoạt dựa trên tính chất của sự kiện. Chị L - một cựu nhà báo đang quản lý một số hoa hậu, người đẹp ở Hà Nội mảng thời trang cho biết nếu đi tiệc chỉ xuất hiện trong thời gian ngắn mà không phải phát biểu hay quảng bá, cát-sê của N.H hay á hậu T.A, H.M có thể dao động từ 30 - 70 triệu/show. Trường hợp họ tham gia đầy đủ các hoạt động của sự kiện, phải có mặt trong nhiều giờ hoặc hỗ trợ chiến dịch quảng cáo sau sự kiện, mức thù lao sẽ cao hơn từ 70 - 200 triệu/show.
Khi được hỏi về sự khác biệt giữa cát-sê của hoa hậu mới đăng quang và hoa hậu đã thành danh, một bầu show có tiếng ở TPHCM giải thích rằng việc đưa ra mức giá cụ thể cho một người mới đăng quang rất khó khăn. Điều này còn tùy thuộc vào phản ứng của công chúng, mức độ nổi bật của hoa hậu trong thời gian đầu sau khi đăng quang và ngành hàng muốn hợp tác.
Tuy nhiên, đôi khi hoa hậu mới đăng quang có thể phải tham gia miễn phí cho các sự kiện cộng đồng hoặc sự kiện có tính chất thiện nguyện. Mức cát-sê sẽ tăng lên dần khi họ có thêm kinh nghiệm, xây dựng được hình ảnh mạnh mẽ hơn trong lòng công chúng và nhận được sự quan tâm từ các thương hiệu lớn.
Theo nguồn tin riêng của VietNamNet, công ty quản lý một tân hoa hậu mới đây gây chú ý khi đưa ra mức giá đến 500 triệu/sự kiện, vượt cả những gương mặt được xem là hot nhất hiện nay ở vị trí hạng A trên thị trường. Những người đa phần được lựa chọn chủ yếu bởi thái độ làm việc ôn hòa, dễ chịu và mức giá đưa ra hợp lý với thị trường. Hoa hậu T được nhiều nhãn hàng săn đón nhờ đoạt giải thưởng lớn một cuộc thi quốc tế và độ phủ trên mạng xã hội tốt.
Thông tin về thù lao mỗi khi các hoa hậu, á hậu và người đẹp được truyền thông đề cập họ đều né tránh bởi những vấn đề tế nhị và hiểu lầm không đáng có. Việc tiết lộ cát-sê không chỉ gây khó khăn trong quá trình làm việc với nhãn hàng mà còn có thể tạo ra mâu thuẫn giữa các nghệ sĩ. Vì thế, những đơn vị chuyên nghiệp thường tiến hành trao đổi qua email và thảo luận kín đáo để đạt được sự đồng thuận cuối cùng.
Siêu mẫu Hạ Vy - người tổ chức nhiều show thời trang tiết lộ với VietNamNet, một người mẫu bình thường ở miền Bắc đi dự tiệc hoặc diễn giá cát-sê từ 1-2 triệu/show. Trường hợp người đẹp đã từng tham gia cuộc thi nhan sắc có thể cao hơn từ 3-5 triệu/show. "Nhìn chung cát-sê lĩnh vực người mẫu đôi khi là vô cùng. Nếu bạn bè mời nhau đi diễn hoặc thầy cô mời học trò lại khác với việc đối tác mời trực tiếp người mẫu" - Hạ Vy nói.
Cũng theo lời siêu mẫu, việc thương thảo cát-sê đôi khi linh hoạt. Cô ví dụ việc chuẩn bị tổ chức chương trình Bước chân Di sảntrình diễn thời trang vào ngày 22/11 tới tại Vườn âm nhạc ở Nhà hát Lớn Hà Nội và mời hoa hậu H'hen Niê tham gia. "H'hen Niê có barem cát-sê khi ra Bắc diễn, tôi là người làm nghề nên khi liên hệ cô ấy và quản lý rất dễ chịu nhưng vốn xuất thân là một người mẫu nên tôi rất hiểu để trả tiền cho xứng đáng chứ không phải vì quen biết mà năn nỉ giảm giá bằng mọi cách" - siêu mẫu Hạ Vy nói.
Việc xây dựng mức cát-sê trong lĩnh vực người đẹp là một quá trình phức tạp, đòi hỏi sự hiểu biết sâu sắc về thị trường, thương hiệu và nghệ sĩ. Mọi yếu tố từ thương hiệu đến số lượng người theo dõi đều có ảnh hưởng đến giá trị hợp đồng của các nghệ sĩ. Việc đưa ra một mức cát-sê hợp lý không phải là chuyện đơn giản và đòi hỏi sự cân nhắc kỹ lưỡng giữa các bên liên quan.
Trình diễn áo tắm tại Miss Universe 2023:
Minh Nghĩa - Anh Phương
Chương trình ‘hai không’
Với nhiều nghiên cứu sinh Việt Nam đặt chân đến Hoa Kỳ cách đây hơn 20 năm, có lẽ cái tên VEF được coi là dấu ấn ‘vô giá’ trong cuộc đời. Đó có phải là lý do của chương trình mang tên VEF 2.0?
Chúng ta hãy cùng quay lại thời điểm cách đây hơn 20 năm, vào cuối năm 2000 khi mà Đạo luật Quỹ Giáo dục Việt Nam (VEF) được Chính phủ Hoa Kỳ thông qua. Theo đó, công dân Việt Nam có thể nhận học bổng hoặc tài trợ để theo học chương trình sau đại học hoặc nghiên cứu sau tiến sĩ tại Hoa Kỳ trong các ngành khoa học, kỹ thuật, toán, y tế, và công nghệ. Sau 14 năm hoạt động, VEF đã giúp gần 600 công dân Việt Nam theo học sau đại học (chủ yếu là bậc tiến sĩ) và gần 60 người tham gia các chương trình sau tiến sĩ tại các trường hàng đầu Hoa Kỳ.
VEF đã kết thúc sứ mệnh của mình tại Việt Nam sau 14 năm hoạt động, vào cuối năm 2016 và đóng cửa tại Hoa Kỳ vào cuối năm 2018. Thời điểm đó, tôi cùng nhóm cựu sinh viên, nghiên cứu sinh và học giả VEF rất trăn trở về việc làm sao có thể tiếp tục hỗ trợ những bạn trẻ đi sau có cơ hội theo học sau đại học tại Hoa Kỳ. Và chúng tôi đã mạnh dạn thử nghiệm một chương trình với thế mạnh là quy trình tuyển chọn, uy tín trong nhiều năm với các trường hàng đầu Hoa Kỳ cùng mạng lưới quan hệ với các giáo sư trong nhiều ngành.
VEF 2.0 đã ra đời như thế. Nó vừa mang ý nghĩa là phiên bản tiếp theo, vừa có ý nghĩa là một chương trình “hai không”: không dùng hay không có tiền học bổng của chính phủ và “không ràng buộc”, hiểu theo nghĩa một chương trình thực hiện hoàn toàn trên nền tảng tự nguyện, tự duy trì bởi các thành viên trong mạng lưới.
Khi bắt đầu thực hiện, chúng tôi chỉ dám kỳ vọng sẽ giúp được khoảng 5-6 bạn/năm. Tuy nhiên, năm 2021 là 22 bạn và tới năm 2022 là gần 30 bạn. Tổng cộng, chúng tôi đã giúp hơn 100 bạn theo học sau đại học (hơn 95% ở bậc tiến sĩ) tại Hoa Kỳ, gồm cả những tên tuổi lớn như MIT, Stanford University, Cornell University, University of California at Berkeley, Georgia Tech ….
Các thành viên tham dự và khách mời trong Hội nghị Thường niên các nhà khoa học và kỹ sư Việt Nam tại Hoa Kỳ do chương trình VEF 2.0 tổ chức tại Đại học Chicago vào tháng 8, 2019 |
Vậy điều khác biệt ở đây là gì?
Đó là mạng lưới rộng khắp và uy tín được xây dựng từ chương trình học bổng VEF trước đây (2003-2016). Các trường đại học Hoa Kỳ vốn đã quen với quy trình tuyển chọn khắt khe của VEF cũng như phẩm chất và trình độ của sinh viên Việt Nam nên khi chúng tôi thực hiện chương trình VEF 2.0, với những cải tiến còn tốt hơn, thì các trường rất ủng hộ. Nhiều trường lớn như Đại học Rice còn miễn lệ phí nộp hồ sơ cho toàn bộ ứng viên được VEF 2.0 giới thiệu, điều đó thể hiện niềm tin rất lớn vào chất lượng quy trình tuyển chọn của chúng tôi.
Một điểm nữa tạo nên khác biệt là những ứng viên qua được vòng phỏng vấn tuyển chọn của VEF 2.0 sẽ được ít nhất một người đi trước (đang hoặc đã học trong cùng ngành hoặc ngành gần) giúp chỉnh sửa, hoàn thiện hồ sơ cũng như giải đáp các thắc mắc. Đã có những bạn dù trình độ tốt, hồ sơ rất ổn nhưng khi tự mình xoay sở thì lại không thành công và nhờ tham gia chương trình VEF 2.0 mà cuối cùng đã vào được ngôi trường hàng đầu như mong muốn. Cũng có những hồ sơ không quá nổi bật, chưa có nhiều kinh nghiệm hay kết quả nghiên cứu nhưng VEF 2.0 vẫn giúp vào được những trường rất tốt và phù hợp.
Cụ thể trong hành trình từ khi chuẩn bị nộp hồ sơ đến khi đặt chân tới Hoa Kỳ, VEF 2.0 sẽ hỗ trợ các bạn trẻ như thế nào?
Chặng đường từ lúc nộp hồ sơ tới khi hoàn thành chương trình tiến sĩ nhìn chung rất gian nan chứ không phải chỉ toàn là màu hồng như những bài báo với tiêu đề học bổng nhiều tỉ mà chúng ta thường thấy. Con số về mặt tiền bạc không có nhiều ý nghĩa bởi các trường đại học Hoa Kỳ thường sẽ trả toàn bộ chi phí và hầu hết sinh viên đã xác định sẽ ‘nghèo’ hoặc ‘chỉ đủ sống’, ít nhất là trong thời gian làm tiến sĩ.
Họ còn phải đánh đổi, hy sinh về sức khỏe và thời gian, thậm chí là đời sống tình cảm riêng tư để theo đuổi đam mê nghiên cứu.
Đào Phương Khôi, nghiên cứu sinh chuyên ngành Khoa học và Kỹ thuật Vật liệu và Nguyễn Minh Quang, nghiên cứu sinh chuyên ngành Khoa học Máy tính – 2 thành viên của chương trình VEF 2.0 khóa 2020 tại MIT |
Các bạn trẻ tới với VEF 2.0 để tìm kiếm sự giúp đỡ vào giai đoạn quan trọng nhất của việc nộp hồ sơ. Khoảng thời gian hơn một năm trước khi nộp hồ sơ là lúc có rất nhiều câu hỏi, nhiều thứ cần chuẩn bị. Đa phần các bạn sẽ dễ bị “ngợp” giữa quá nhiều thông tin trên mạng nhưng lại khó có thể tìm được những điều mình thật sự cần. Ngoài ra, còn là cảm giác đôi khi hoang mang, thiếu tự tin vào bản thân, hay đơn giản là cảm thấy “lẻ loi”, không có người chia sẻ.
VEF 2.0 giúp các bạn ấy có được không chỉ là thư giới thiệu mà còn là sự động viên, hỗ trợ của những người đi trước, hướng dẫn nộp hồ sơ, và kết nối những người bạn cùng chung chí hướng, giúp đỡ nhau để rồi từ đó hình thành những mối quan hệ thân thiết. Trước khi các ban bắt đầu hành trình, VEF 2.0 tổ chức một kỳ định hướng trước khi lên đường (Pre-departure Orientation-PDO) nhằm chuẩn bị những kiến thức cần thiết cả về học thuật cũng như cuộc sống tại Hoa Kỳ. Khi sang tới Hoa Kỳ, chúng tôi cũng tổ chức Hội nghị thường niên để các bạn được giao lưu, trao đổi với các diễn giả về những chủ đề như phát triển bản thân, tạo dựng mạng lưới. Sắp tới, chúng tôi sẽ thử nghiệm thêm chương trình giúp các bạn lựa chọn và chuẩn bị hướng đi sau tốt nghiệp.
Sợi dây liên kết người Việt trẻ
Bao năm nay, khi du học không còn là điều gì đó quá xa lạ, vẫn còn nhiều băn khoăn về việc ‘chất xám’ không quay trở về. Anh nghĩ thế nào về điều này?
Hàng năm, chúng ta có rất nhiều du học sinh, nghiên cứu sinh tự xin được học bổng trực tiếp từ trường hoặc giáo sư hướng dẫn. Họ đều không có ràng buộc gì cụ thể trong việc quay về Việt Nam nhưng tôi tin, trong thâm tâm, họ luôn mong muốn được đóng góp cho sự phát triển của quê hương.
Với chúng tôi thì chương trình VEF 2.0 đang là nơi tập hợp, giữ sợi dây liên kết với Việt Nam cho nhiều bạn trẻ như vậy, nhất là những bạn du học từ bậc đại học. Thông qua mạng lưới của VEF 2.0 cũng như những mối quan hệ của bản thân, các bạn ấy đã hỗ trợ cho sinh viên trường cũ, các lab (phòng thí nghiệm) ở Việt Nam nơi mình từng làm việc. Những sự giúp đỡ đó đều rất quý giá và là khởi đầu cho những đóng góp to lớn hơn trong tương lai.
Nguyễn Ánh Nguyệt, nghiên cứu sinh chuyên ngành Hóa học và Nguyễn Huy Hoàng, nghiên cứu sinh chuyên ngành Kỹ thuật Hệ thống Công nghiệp – 2 thành viên của chương trình VEF 2.0 khóa 2018 và 2021 tại Viện Công nghệ Georgia (Georgia Tech). |
Theo anh, điều giúp chương trình duy trì được trong suốt 5 năm qua, cũng như giữ được sợi dây liên kết ấy là gì?
Tôi nghĩ, một trong những điểm đáng quý của VEF 2.0 là được thực hiện hoàn toàn bởi các thành viên trong mạng lưới của VEF. Chúng tôi còn nhận được rất nhiều sự giúp đỡ từ những người bạn quý ở cả Việt Nam và Hoa Kỳ. Trong 2 năm bị ảnh hưởng nặng nề bởi covid vừa qua, chúng tôi cũng gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, rất mừng là các anh chị em VEF vẫn hết sức nhiệt tình, cùng nhau chung tay duy trì chương trình. Bên cạnh đó, chúng tôi hy vọng trong thời gian tới sẽ nhận được thêm sự chung tay hỗ trợ từ các doanh nghiệp, tổ chức hay cá nhân có chung nguyện vọng và chia sẻ giá trị với chương trình.
Nguyễn Bảo Ngọc, nghiên cứu sinh chuyên ngành Khoa học Môi trường và Vũ Hoàng Anh, nghiên cứu sinh chuyên ngành Kỹ thuật Sinh học – 2 thành viên của chương trình VEF 2.0 khóa 2021 tại ĐH California Berkeley |
Với dấu mốc 5 năm hoạt động và hơn 100 bạn trẻ được theo học các trường hàng đầu Hoa Kỳ, tôi muốn gửi lời tri ân sâu sắc tới các anh chị em cựu sinh viên, nghiên cứu sinh và học giả của chương trình VEF trước kia, các giáo sư đã hoặc đang giảng dạy tại Hoa Kỳ đã hỗ trợ giúp phỏng vấn, tuyển chọn ứng viên; các tổ chức, trường đại học, viện nghiên cứu tại Việt Nam và Hoa Kỳ đã nhiệt tình ủng hộ chương trình. Danh sách này nếu liệt kê đầy đủ có khi sẽ dầy bằng cả cuốn sách! (cười).
Tôi cũng muốn cảm ơn chính các bạn trẻ của chương trình VEF 2.0 vì đã tin tưởng, đồng hành cùng chúng tôi từ những ngày đầu và đang đóng vai trò rất lớn trong việc tiếp tục duy trì, phát triển VEF 2.0 thông qua việc hướng dẫn cho các ứng viên đi sau, giúp kết nối với các giáo sư tại Hoa Kỳ và chung tay hỗ trợ việc vận hành. Nhiều bạn VEF 2.0 của khóa 2017 đầu tiên sẽ tốt nghiệp trong năm nay, và các bạn ấy sẽ lại đóng vai trò là người phỏng vấn, xét duyệt ứng viên các khóa sau.
Chúng tôi hay nói vui với nhau là chẳng mấy chốc, sẽ có các bạn trẻ VEF thế hệ 3.0 và 4.0 nhận được sự dìu dắt của chính các bạn VEF 2.0 mà chúng tôi đã và đang dày công hỗ trợ. Tất cả vì mục tiêu chung là phát triển mạng lưới gắn kết chặt chẽ các nhà khoa học và kỹ sư Việt Nam tại Hoa Kỳ, và sắp tới có thể là trên toàn thế giới, qua đó, tạo dựng một cộng đồng nghiên cứu, ứng dụng và khởi nghiệp khoa học, công nghệ mạnh mẽ, tất cả vì sự phát triển của Việt Nam.
Lan Anh (thực hiện)
Sáng 25/1 đã diễn ra buổi gặp mặt ấm cúng giữa Đại tướng Lê Đức Anh và các cựu du học sinh Việt Nam. Câu chuyện về bức thư đặc biệt cách đây 10 năm được nhắc lại.
" alt="Chương trình 'hai không' đưa hơn 100 người Việt đến Hoa Kỳ làm tiến sĩ"/>Chương trình 'hai không' đưa hơn 100 người Việt đến Hoa Kỳ làm tiến sĩ
Hoa hậu Đoàn Thiên Ân không ngừng nỗ lực để mang đến những giá trị thiết thực cho cộng đồng thông qua nhiều dự án ý nghĩa: Tết hạnh phúc Xứ Nẫu, Series Học sách, Workshop “Khuyết”... Mới đây, cô là 1 trong 200 đại biểu, học sinh, sinh viên ưu tú tham gia chuyến đi đặc biệt thăm các chiến sĩ và người dân tại huyện đảo Trường Sa cùng Hội Sinh viên Việt Nam. Bên cạnh sứ mệnh Hoa hậu, Thiên Ân tiếp tục theo đuổi con đường học vấn và năng nổ trong các hoạt động nghệ thuật, giải trí.
Sau khi đón nhận danh hiệu Á hậu 1 tại Miss Grand Vietnam 2022, Chế Nguyễn Quỳnh Châu liên tục phát triển bản thân và thử sức ở nhiều vai trò mới. Nàng á hậu liên tục đảm nhận vị trí MC trong nhiều chương trình lớn, đơn cử như đêm Chung khảo Miss World Vietnam 2023, Chung khảo Hoa hậu Việt Nam 2022, Vietnam Beauty Fashion Fest 3,... Trước đó, người đẹp còn tạo dấu ấn khi trở thành huấn luyện viên tại chương trình truyền hình thực tế. Ngoài ra cô còn hoạt động ở lĩnh vực diễn xuất, người mẫu thời trang.
Thời gian qua Á hậu Trần Tuyết Như liên tiếp làm huấn luyện viên catwalk tại các cuộc thi nhan sắc quy mô như Hoa hậu Việt Nam 2022, Miss World Vietnam 2023. Bên cạnh đó, cô cũng xuất hiện thường xuyên trên các sàn diễn thời trang hàng đầu và mở lớp đào tạo người mẫu.
Nhan sắc Trần Nguyên Minh Thư ngày càng thăng hạng sau gần 1 năm đảm nhận danh hiệu Á hậu 3. Cô tích cực đóng góp cho cộng đồng bằng nhiều hoạt động nhân ái trong thời gian qua. Ngoài ra, Minh Thư cũng là nàng thơ của một số nhà thiết kế khi góp mặt trong nhiều bộ sưu tập thời trang và các sàn runway.
Sau khi đăng quang Á hậu 4 Miss Grand Vietnam 2022, Ngô Thị Quỳnh Mai cũng tất bật với nhiều hoạt động nghệ thuật giải trí. Đặc biệt, cô còn khẳng định chuyên môn và kỹ năng của mình khi tham gia chương trình truyền hình thực tế với vai trò huấn luyện viên.
Tuy chỉ mới tung ra đoạn hình hiệu nhưng Miss Grand Vietnam - Hoa hậu Hòa bình Việt Nam 2023 khiến khán giả háo hức và mong đợi về một mùa giải bùng nổ.
BTC cũng vừa công bố Vòng thi Sơ khảo Miss Grand Vietnam - Hoa hậu Hòa bình Việt Nam 2023 sẽ dời lịch diễn ra vào ngày 02/07 tại TP. HCM. Hạn chót nộp hồ sơ đăng ký đến ngày diễn ra Sơ khảo. Đây là cơ hội cho các cô gái xinh đẹp chạm đến giấc mơ vương miện Miss Grand Vietnam - Hoa hậu Hòa bình Việt Nam 2023, trở thành đại diện của Việt Nam tham dự cuộc thi quốc tế Miss Grand International 2023 ngay tại sân nhà.
Vĩnh Phú
" alt="Miss Grand Vietnam 2023 tung hình hiệu chính thức"/>Nhạc sĩ Tô Hiếu hiện chỉ giúp đỡ chỗ ở, những hỗ trợ khác sẽ cân nhắc tùy tình hình. Giai đoạn này, anh bận rộn công việc riêng, không còn thời gian quan tâm diễn viên Thương Tín cũng như thấy lần này ông có gia đình theo sát.
Thương Tín sinh năm 1956 tại Ninh Thuận trong gia đình có 9 con. Ông tốt nghiệp Trường Quốc gia Âm nhạc - Kịch nghệ Sài Gòn, sau đó đầu quân cho Đoàn kịch nói Cửu Long Giang, Đoàn Kim Cương.
Nhờ đóng cặp "Kỳ nữ" Kim Cương, ông nhanh chóng nổi tiếng qua loạt vở: Bông hồng cài áo, Vực thẳm chiều cao, Huyền thoại mẹ, Tanhia...
Thương Tín đã đóng hơn 100 vai kịch, chủ yếu kép chính và kép độc. Ông cũng tham gia gần 200 bộ phim, các tác phẩm nổi bật như: Ván bài lật ngửa, SBC, Biệt động Sài Gòn, Chiến trường chia nửa vầng trăng...
Về già, Thương Tín sống cô đơn, được một số người cưu mang, trong đó có nhạc sĩ Tô Hiếu. Ông từng sống trong nhà Tô Hiếu ở Hóc Môn suốt 2 năm, được anh chăm lo sinh hoạt.
Về già, Thương Tín sống cô đơn, được một số người cưu mang, trong đó có nhạc sĩ Tô Hiếu. Ông mắc nhiều bệnh. Đặc biệt, sau lần đột quỵ năm 2021, sức khỏe nam diễn viên xuống dốc, tay chân yếu và nói nhịu.
Mi Lê
Thương Tín vào TPHCM tìm việc không thành, về quê bị ngã phải cấp cứuTô Hiếu cho biết cách đây khoảng một tháng, Thương Tín bắt xe vào TP.HCM xin việc làm nhưng sức khỏe yếu nên đã về quê." alt="Chân sưng to bất thường, diễn viên Thương Tín hốt hoảng tìm người ơn cứu giúp"/>Chân sưng to bất thường, diễn viên Thương Tín hốt hoảng tìm người ơn cứu giúp
Ko Muang Phet là một con trâu bạch tạng gần 5 tuổi, sống tại tỉnh Phetchaburi ở phía tây Thái Lan. Chú trâu này cao 1,8m và nặng tới gần 1,5 tấn, gần gấp 3 lần một con trâu bình thường. Ko Muang Phet gần đây được mua lại với giá 500.000 USD (hơn 12,4 tỷ VND).
Trong những bức ảnh được chụp ở văn phòng Thủ tướng, có thể thấy rõ kích thước ấn tượng của chú trâu bạch tạng, dù ông Srettha cũng cao đến 1,92m.
"Tôi không biết là chúng ta có những con trâu đẹp đến như vậy", ông Srettha nói trong khi đang vỗ nhẹ lên sừng của Ko Muang Phet.
Ông Jintanat Limtongkul, chủ nhân hiện tại của chú trâu bạch tạng, nói rằng muốn đưa 4 con trâu khổng lồ tới một tuyến đường nổi tiếng ở Bangkok dịp Songkran (Tết té nước) để quảng bá loài động vật này.
"Đó là một ý tưởng tuyệt vời, nhưng mọi người cần chú ý tới vấn đề an toàn", Thủ tướng Srettha trả lời.
Truyền thông địa phương cho biết, Hiệp hội Chăn nuôi trâu Thái Lan gần đây đã yêu cầu chính phủ quảng bá loài động vật này như một phương tiện "sức mạnh mềm", nhằm thu hút thêm du khách tới quốc gia Đông Nam Á.
Trước khi chú trâu bạch tạng kết thúc chuyến thăm tới Văn phòng Thủ tướng, ông Srettha đã yêu cầu Bộ Nông nghiệp lên kế hoạch để đưa trâu Thái Lan tham gia một cuộc triển lãm ở Trung Quốc vào tháng 5.