Chương trình 'hai không' đưa hơn 100 người Việt đến Hoa Kỳ làm tiến sĩ

Anh Nguyễn Tiến Cương,ươngtrìnhhaikhôngđưahơnngườiViệtđếnHoaKỳlàmtiếnsĩtin tức về hà nội người sáng lập và điều hành chương trình VEF 2.0 nói, điều quý giá giúp chương trình này thành công đến vậy là sợi dây kết nối giữa các thế hệ du học sinh, nghiên cứu sinh Việt Nam đã và đang học tập ở Hoa Kỳ. Bằng nhiều cách khác nhau, họ đều muốn đóng góp cho sự phát triển của đất nước.

{ keywords}
 

Chương trình ‘hai không’

Với nhiều nghiên cứu sinh Việt Nam đặt chân đến Hoa Kỳ cách đây hơn 20 năm, có lẽ cái tên VEF được coi là dấu ấn ‘vô giá’ trong cuộc đời. Đó có phải là lý do của chương trình mang tên VEF 2.0?

Chúng ta hãy cùng quay lại thời điểm cách đây hơn 20 năm, vào cuối năm 2000 khi mà Đạo luật Quỹ Giáo dục Việt Nam (VEF) được Chính phủ Hoa Kỳ thông qua. Theo đó, công dân Việt Nam có thể nhận học bổng hoặc tài trợ để theo học chương trình sau đại học hoặc nghiên cứu sau tiến sĩ tại Hoa Kỳ trong các ngành khoa học, kỹ thuật, toán, y tế, và công nghệ. Sau 14 năm hoạt động, VEF đã giúp gần 600 công dân Việt Nam theo học sau đại học (chủ yếu là bậc tiến sĩ) và gần 60 người tham gia các chương trình sau tiến sĩ tại các trường hàng đầu Hoa Kỳ.

VEF đã kết thúc sứ mệnh của mình tại Việt Nam sau 14 năm hoạt động, vào cuối năm 2016 và đóng cửa tại Hoa Kỳ vào cuối năm 2018. Thời điểm đó, tôi cùng nhóm cựu sinh viên, nghiên cứu sinh và học giả VEF rất trăn trở về việc làm sao có thể tiếp tục hỗ trợ những bạn trẻ đi sau có cơ hội theo học sau đại học tại Hoa Kỳ. Và chúng tôi đã mạnh dạn thử nghiệm một chương trình với thế mạnh là quy trình tuyển chọn, uy tín trong nhiều năm với các trường hàng đầu Hoa Kỳ cùng mạng lưới quan hệ với các giáo sư trong nhiều ngành.

VEF 2.0 đã ra đời như thế. Nó vừa mang ý nghĩa là phiên bản tiếp theo, vừa có ý nghĩa là một chương trình “hai không”: không dùng hay không có tiền học bổng của chính phủ và “không ràng buộc”, hiểu theo nghĩa một chương trình thực hiện hoàn toàn trên nền tảng tự nguyện, tự duy trì bởi các thành viên trong mạng lưới.

Khi bắt đầu thực hiện, chúng tôi chỉ dám kỳ vọng sẽ giúp được khoảng 5-6 bạn/năm. Tuy nhiên, năm 2021 là 22 bạn và tới năm 2022 là gần 30 bạn. Tổng cộng, chúng tôi đã giúp hơn 100 bạn theo học sau đại học (hơn 95% ở bậc tiến sĩ) tại Hoa Kỳ, gồm cả những tên tuổi lớn như MIT, Stanford University, Cornell University, University of California at Berkeley, Georgia Tech ….

{ keywords}
Các thành viên tham dự và khách mời trong Hội nghị Thường niên các nhà khoa học và kỹ sư Việt Nam tại Hoa Kỳ do chương trình VEF 2.0 tổ chức tại Đại học Chicago vào tháng 8, 2019

Vậy điều khác biệt ở đây là gì?

Đó là mạng lưới rộng khắp và uy tín được xây dựng từ chương trình học bổng VEF trước đây (2003-2016). Các trường đại học Hoa Kỳ vốn đã quen với quy trình tuyển chọn khắt khe của VEF cũng như phẩm chất và trình độ của sinh viên Việt Nam nên khi chúng tôi thực hiện chương trình VEF 2.0, với những cải tiến còn tốt hơn, thì các trường rất ủng hộ. Nhiều trường lớn như Đại học Rice còn miễn lệ phí nộp hồ sơ cho toàn bộ ứng viên được VEF 2.0 giới thiệu, điều đó thể hiện niềm tin rất lớn vào chất lượng quy trình tuyển chọn của chúng tôi.

Một điểm nữa tạo nên khác biệt là những ứng viên qua được vòng phỏng vấn tuyển chọn của VEF 2.0 sẽ được ít nhất một người đi trước (đang hoặc đã học trong cùng ngành hoặc ngành gần) giúp chỉnh sửa, hoàn thiện hồ sơ cũng như giải đáp các thắc mắc. Đã có những bạn dù trình độ tốt, hồ sơ rất ổn nhưng khi tự mình xoay sở thì lại không thành công và nhờ tham gia chương trình VEF 2.0 mà cuối cùng đã vào được ngôi trường hàng đầu như mong muốn. Cũng có những hồ sơ không quá nổi bật, chưa có nhiều kinh nghiệm hay kết quả nghiên cứu nhưng VEF 2.0 vẫn giúp vào được những trường rất tốt và phù hợp.

Cụ thể trong hành trình từ khi chuẩn bị nộp hồ sơ đến khi đặt chân tới Hoa Kỳ, VEF 2.0 sẽ hỗ trợ các bạn trẻ như thế nào?

Chặng đường từ lúc nộp hồ sơ tới khi hoàn thành chương trình tiến sĩ nhìn chung rất gian nan chứ không phải chỉ toàn là màu hồng như những bài báo với tiêu đề học bổng nhiều tỉ mà chúng ta thường thấy. Con số về mặt tiền bạc không có nhiều ý nghĩa bởi các trường đại học Hoa Kỳ thường sẽ trả toàn bộ chi phí và hầu hết sinh viên đã xác định sẽ ‘nghèo’ hoặc ‘chỉ đủ sống’, ít nhất là trong thời gian làm tiến sĩ.

Họ còn phải đánh đổi, hy sinh về sức khỏe và thời gian, thậm chí là đời sống tình cảm riêng tư để theo đuổi đam mê nghiên cứu.

{ keywords}
Đào Phương Khôi, nghiên cứu sinh chuyên ngành Khoa học và Kỹ thuật Vật liệu và Nguyễn Minh Quang, nghiên cứu sinh chuyên ngành Khoa học Máy tính – 2 thành viên của chương trình VEF 2.0 khóa 2020 tại MIT

Các bạn trẻ tới với VEF 2.0 để tìm kiếm sự giúp đỡ vào giai đoạn quan trọng nhất của việc nộp hồ sơ. Khoảng thời gian hơn một năm trước khi nộp hồ sơ là lúc có rất nhiều câu hỏi, nhiều thứ cần chuẩn bị. Đa phần các bạn sẽ dễ bị “ngợp” giữa quá nhiều thông tin trên mạng nhưng lại khó có thể tìm được những điều mình thật sự cần. Ngoài ra, còn là cảm giác đôi khi hoang mang, thiếu tự tin vào bản thân, hay đơn giản là cảm thấy “lẻ loi”, không có người chia sẻ.

VEF 2.0 giúp các bạn ấy có được không chỉ là thư giới thiệu mà còn là sự động viên, hỗ trợ của những người đi trước, hướng dẫn nộp hồ sơ, và kết nối những người bạn cùng chung chí hướng, giúp đỡ nhau để rồi từ đó hình thành những mối quan hệ thân thiết. Trước khi các ban bắt đầu hành trình, VEF 2.0 tổ chức một kỳ định hướng trước khi lên đường (Pre-departure Orientation-PDO) nhằm chuẩn bị những kiến thức cần thiết cả về học thuật cũng như cuộc sống tại Hoa Kỳ. Khi sang tới Hoa Kỳ, chúng tôi cũng tổ chức Hội nghị thường niên để các bạn được giao lưu, trao đổi với các diễn giả về những chủ đề như phát triển bản thân, tạo dựng mạng lưới. Sắp tới, chúng tôi sẽ thử nghiệm thêm chương trình giúp các bạn lựa chọn và chuẩn bị hướng đi sau tốt nghiệp.

Sợi dây liên kết người Việt trẻ

Bao năm nay, khi du học không còn là điều gì đó quá xa lạ, vẫn còn nhiều băn khoăn về việc ‘chất xám’ không quay trở về. Anh nghĩ thế nào về điều này?

Hàng năm, chúng ta có rất nhiều du học sinh, nghiên cứu sinh tự xin được học bổng trực tiếp từ trường hoặc giáo sư hướng dẫn. Họ đều không có ràng buộc gì cụ thể trong việc quay về Việt Nam nhưng tôi tin, trong thâm tâm, họ luôn mong muốn được đóng góp cho sự phát triển của quê hương.

Với chúng tôi thì chương trình VEF 2.0 đang là nơi tập hợp, giữ sợi dây liên kết với Việt Nam cho nhiều bạn trẻ như vậy, nhất là những bạn du học từ bậc đại học. Thông qua mạng lưới của VEF 2.0 cũng như những mối quan hệ của bản thân, các bạn ấy đã hỗ trợ cho sinh viên trường cũ, các lab (phòng thí nghiệm) ở Việt Nam nơi mình từng làm việc. Những sự giúp đỡ đó đều rất quý giá và là khởi đầu cho những đóng góp to lớn hơn trong tương lai.

{ keywords}
Nguyễn Ánh Nguyệt, nghiên cứu sinh chuyên ngành Hóa học và Nguyễn Huy Hoàng, nghiên cứu sinh chuyên ngành Kỹ thuật Hệ thống Công nghiệp – 2 thành viên của chương trình VEF 2.0 khóa 2018 và 2021 tại Viện Công nghệ Georgia (Georgia Tech).

Theo anh, điều giúp chương trình duy trì được trong suốt 5 năm qua, cũng như giữ được sợi dây liên kết ấy là gì?

Tôi nghĩ, một trong những điểm đáng quý của VEF 2.0 là được thực hiện hoàn toàn bởi các thành viên trong mạng lưới của VEF. Chúng tôi còn nhận được rất nhiều sự giúp đỡ từ những người bạn quý ở cả Việt Nam và Hoa Kỳ. Trong 2 năm bị ảnh hưởng nặng nề bởi covid vừa qua, chúng tôi cũng gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, rất mừng là các anh chị em VEF vẫn hết sức nhiệt tình, cùng nhau chung tay duy trì chương trình. Bên cạnh đó, chúng tôi hy vọng trong thời gian tới sẽ nhận được thêm sự chung tay hỗ trợ từ các doanh nghiệp, tổ chức hay cá nhân có chung nguyện vọng và chia sẻ giá trị với chương trình.

{ keywords}
Nguyễn Bảo Ngọc, nghiên cứu sinh chuyên ngành Khoa học Môi trường và Vũ Hoàng Anh, nghiên cứu sinh chuyên ngành Kỹ thuật Sinh học – 2 thành viên của chương trình VEF 2.0 khóa 2021 tại ĐH California Berkeley

Với dấu mốc 5 năm hoạt động và hơn 100 bạn trẻ được theo học các trường hàng đầu Hoa Kỳ, tôi muốn gửi lời tri ân sâu sắc tới các anh chị em cựu sinh viên, nghiên cứu sinh và học giả của chương trình VEF trước kia, các giáo sư đã hoặc đang giảng dạy tại Hoa Kỳ đã hỗ trợ giúp phỏng vấn, tuyển chọn ứng viên; các tổ chức, trường đại học, viện nghiên cứu tại Việt Nam và Hoa Kỳ đã nhiệt tình ủng hộ chương trình. Danh sách này nếu liệt kê đầy đủ có khi sẽ dầy bằng cả cuốn sách! (cười).

Tôi cũng muốn cảm ơn chính các bạn trẻ của chương trình VEF 2.0 vì đã tin tưởng, đồng hành cùng chúng tôi từ những ngày đầu và đang đóng vai trò rất lớn trong việc tiếp tục duy trì, phát triển VEF 2.0 thông qua việc hướng dẫn cho các ứng viên đi sau, giúp kết nối với các giáo sư tại Hoa Kỳ và chung tay hỗ trợ việc vận hành. Nhiều bạn VEF 2.0 của khóa 2017 đầu tiên sẽ tốt nghiệp trong năm nay, và các bạn ấy sẽ lại đóng vai trò là người phỏng vấn, xét duyệt ứng viên các khóa sau.

Chúng tôi hay nói vui với nhau là chẳng mấy chốc, sẽ có các bạn trẻ VEF thế hệ 3.0 và 4.0 nhận được sự dìu dắt của chính các bạn VEF 2.0 mà chúng tôi đã và đang dày công hỗ trợ. Tất cả vì mục tiêu chung là phát triển mạng lưới gắn kết chặt chẽ các nhà khoa học và kỹ sư Việt Nam tại Hoa Kỳ, và sắp tới có thể là trên toàn thế giới, qua đó, tạo dựng một cộng đồng nghiên cứu, ứng dụng và khởi nghiệp khoa học, công nghệ mạnh mẽ, tất cả vì sự phát triển của Việt Nam.

Lan Anh (thực hiện)

Bức thư đặc biệt của Đại tướng Lê Đức Anh

Bức thư đặc biệt của Đại tướng Lê Đức Anh

Sáng 25/1 đã diễn ra buổi gặp mặt ấm cúng giữa Đại tướng Lê Đức Anh và các cựu du học sinh Việt Nam. Câu chuyện về bức thư đặc biệt cách đây 10 năm được nhắc lại.

Giải trí
上一篇:Xu hướng dùng trí tuệ nhân tạo đang “lây lan” đến các doanh nghiệp Việt
下一篇:Đà Nẵng đã có 24.800 camera giám sát an ninh, trật tự trên toàn thành phố