Eee-PC.jpg
Asus giảm giá bán netbook EeePC để giải phóng hàng tồn kho. Ảnh: Gizmodo " />

Giá Eee PC 7

Thể thao 2025-03-30 16:38:13 9389
lich van nien 2023
Eee-PC.jpg
Asus giảm giá bán netbook EeePC để giải phóng hàng tồn kho. Ảnh: Gizmodo
本文地址:http://pay.tour-time.com/html/000b699991.html
版权声明

本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。

全站热门

Bắt Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Hoà Bình Nguyễn Đồng

{keywords}

Trực thăng bay xuyên đêm để đưa chiến sĩ gặp nạn về đất liền vào 11h trưa ngày 18/8 cấp cứu. Ảnh: Văn Chính

Nạn nhân nhanh chóng được đưa đi cấp cứu tại Bệnh xá đảo, bác sĩ cho hay lúc đưa vào bệnh xã đánh giá điểm Glasgow ở mức 8 – 9 điểm, đồng tử 2 bên đều 3mm; còn phản xạ ánh sáng, mạch 86 lần/phút, huyết áp 180/100 mmHg, tự thở 22 chu kỳ 1 phút. Ghi nhận có 1 vết thương chẩm 5, không có dịch não tủy, vết thương hở vùng gáy 7 cm hình V, vết thương hở cảng tay trái lộ xương trụ gãy.

Chiến sĩ T. được bác sĩ trên đảo đặt nội khí quản, băng cầm máu và cố định xương gãy, dùng thuốc chống phù não kháng sinh, cầm máu, giảm đau, truyền dịch. Quân y trên đảo hội chuẩn với bệnh viện  trên đất liền qua hệ thống Telemecidine, sau đó quyết định chuyển bệnh nhân về Bệnh viện quân 175 để điều trị.

Tổ cấp cứu hàng không BV Quân y 175 nhận lệnh đã lên chiếc máy bay EEC VN – 8619 cất cánh từ sân bay Tân Sơn Nhất ra đảo Sơn Ca đón bệnh nhân về đất liền. Ngay khi về BV 175, bệnh nhân được tiến hành chụp CT sọ não, CT cột sống cổ kiểm tra các tổn thương liên quan.

Hiện, chiến sĩ T. được chuyển về khoa hồi sức tích cực theo dõi và điều trị.

Phan Nhơn

">

Trực thăng bay xuyên đêm đưa chiến sĩ gặp nạn từ đảo Sơn Ca vào đất liền

{keywords}Tuỳ vào mức độ và hành vi vi phạm, việc bẻ khoá, trộm cắp, sử dụng mật khẩu, truy nhập, sử dụng trái phép thông tin tài khoản của người khác sẽ bị xử lý vi phạm hành chính với số tiền nộp phạt có thể lên tới 50 triệu đồng.

Theo Điều 80 của Nghị định này, người có hành vi bẻ khóa, trộm cắp, sử dụng mật khẩu, khóa mật mã và thông tin của tổ chức, cá nhân khác trên môi trường mạng sẽ bị xử phạt với số tiền từ 10 - 20 triệu đồng. 

Mức phạt này sẽ dao động từ 30 - 50 triệu đồng đối với hành vi truy cập trái phép vào mạng hoặc thiết bị số của người khác để chiếm quyền điều khiển thiết bị số hoặc thay đổi, xóa bỏ thông tin lưu trữ trên thiết bị số hoặc thay đổi tham số cài đặt thiết bị số hoặc thu thập thông tin của người khác. 

Bên cạnh đó, việc xâm nhập, sửa đổi, xóa bỏ nội dung thông tin của tổ chức, cá nhân khác trên môi trường mạng, cản trở hoạt động cung cấp dịch vụ của hệ thống thông tin, ngăn chặn việc truy nhập đến thông tin của tổ chức, cá nhân khác trên môi trường mạng và làm mất an toàn, bí mật thông tin của tổ chức, cá nhân khác đều sẽ được mức xử lý theo quy định này. 

Đáng chú ý khi Điều 80 của Nghị định 15/2020 còn có thêm một hình thức xử phạt bổ sung. Theo đó, người nước ngoài có hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1 và 2 của Điều 80 sẽ có thể bị trục xuất khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. 

Trọng Đạt

">

Hack Facebook người khác sẽ bị phạt tới 50 triệu đồng

vinfuture 4.jpg
Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng trao Giải thưởng chính VinFuture 2023 cho 4 nhà khoa học.

Ba nhà khoa học còn lại GS Stanley Whittingham (Mỹ), GS Rachid Yazami (Ma Rốc) và GS Akira Yoshino (Nhật Bản) được trao giải nhờ đóng góp vào phát minh đột phá trong việc lưu trữ năng lượng bằng pin Lithium-ion.

Trong đó, GS Stanley Whittingham là người phát minh ra nguyên lý hoạt động của pin Lithium-ion và xác định vai trò của ion Lithium như một chất mang điện tích hiệu quả.

GS Rachid Yazami đã đi tiên phong trong việc khám phá sự xen kẽ điện hóa thuận nghịch của các ion Lithium với than chì, đặt nền móng cho việc phát triển pin Lithium-ion hiện đại. Với GS Akira Yoshino, ông là người đã phát triển muội than (carbon black) làm cực âm trong pin Lithium-ion.

Mới đây, cả 4 chủ nhân Giải thưởng chính VinFuture đã có những chia sẻ ngắn gọn với báo chí nhân chuyến công tác tới Việt Nam nhận giải thưởng VinFuture.

Xin các giáo sư có thể chia sẻ góc nhìn của mình về xu hướng ứng dụng năng lượng xanh đang diễn ra trên khắp thế giới?

GS Martin Andrew Green: Tôi công tác tại một thành phố ở Australia - một trong những quốc gia đang dẫn đầu về chuyển đổi năng lượng xanh.

Chỉ 5 năm trước đây thôi, hoạt động sản xuất điện tại Australia vẫn chủ yếu phụ thuộc vào khí đốt và than. Tuy nhiên, ngày nay, nhờ chi phí các tấm pin mặt trời ngày càng rẻ đi, việc áp dụng năng lượng mặt trời để sản xuất ra điện đang ngày càng trở nên phổ biến.

Năng lượng mặt trời sẽ là một trong những lĩnh vực chính thúc đẩy quá trình chuyển đổi năng lượng, cũng như lưu trữ điện. Trong vòng khoảng một thập kỷ tới, việc sản xuất điện sử dụng than và khí đốt gần như sẽ không còn nữa. Đây là điều 5 năm trước đây không thể nào tưởng tượng ra được. 

Xu hướng chuyển dịch sang năng lượng xanh đang diễn ra rất nhanh chóng và sẽ nhanh chóng hơn nữa trong tương lai, đặc biệt là tại các quốc gia như Việt Nam.

Gs Martin.jpg
GS. Martin Andrew Green - người được vinh danh vì phát minh đột phá trong việc sản xuất năng lượng xanh bằng pin mặt trời.

GS Akira Yoshino: Pin không tự sản xuất ra điện, mà chỉ là vật lưu trữ điện. Do vậy, công nghệ sản xuất pin không phải là động lực chính, nhưng nó được coi là một động lực bổ trợ và thúc đẩy việc chuyển đổi sang năng lượng xanh.

Giống như ở các bộ phim điện ảnh hay trong các câu chuyện, nhiều nhân vật phụ cũng đóng vai trò rất quan trọng. Giá thành ngày càng rẻ của pin lưu trữ điện sẽ là nhân tố quan trọng trong việc chuyển dịch năng lượng xanh. Tôi tin rằng, với các quốc gia, việc đầu tư vào các hệ thống lưu trữ năng lượng sẽ đóng vai trò rất quan trọng.

GS Stanley Whittingham:Tôi đến từ bang New York (Mỹ). Tại đó, chính quyền bang New York đã đưa ra một sứ mệnh là chúng tôi phải tăng tỷ lệ sử dụng năng lượng tái tạo lên mức 50%.

Chúng tôi có sự đồng hành của các chính trị gia, các nhà khoa học và ngân sách của chính quyền liên bang để hỗ trợ các hoạt động liên quan đến thúc đẩy chuyển đổi năng lượng cũng như sử dụng năng lượng tái tạo.

New York cũng phối hợp rất chặt chẽ với chính quyền Canada - quốc gia cung cấp cho chúng tôi nguồn năng lượng về Hydrogen. Chúng tôi cũng có những sáng kiến để đảm bảo những viên pin sạc, đặc biệt là pin sạc sử dụng cho các mẫu xe điện trở nên an toàn hơn.

Thông điệp mà tôi muốn nói là bản thân các nhà khoa học như chúng tôi không thể thực hiện được việc chuyển đổi sang năng lượng xanh. Chúng ta phải có công nghệ, có sự vào cuộc của các doanh nghiệp cũng như các chính trị gia, những người hoạch định chính sách và cộng đồng thì điều này mới có thể trở thành sự thực. 

GS Rachid Yazami: Ma Rốc quê hương tôi đặt mục tiêu đến năm 2023, 52% nguồn điện được tạo ra đến từ việc sử dụng năng lượng tái tạo. Con số này thể hiện một tham vọng tương đối lớn. Bản thân tôi đang hỗ trợ cho việc giám sát mục tiêu này từ xa, với tiến độ hiện nay, việc đạt được mục tiêu này đang khá rõ ràng.

Liên quan đến năng lượng tái tạo và năng lượng xanh, có 2 điểm mà tôi muốn nhấn mạnh. Đó là liệu chúng ta có đủ nguồn tài nguyên thiên nhiên cho những hoạt động này hay không? Điểm thứ 2 là chúng ta cần phải tái chế như thế nào với những viên pin đã qua sử dụng?

Trên thế giới, Nhật Bản hiện là một trong những quốc gia đi đầu trong việc tái chế pin, bắt đầu từ những năm 1990. Đến nay, các quốc gia trên toàn thế giới cũng đang làm tương tự khi tìm cách tái chế, lấy lại những kim loại quý có trong thành phần của pin như cobalt, phosphat và lithium. 

Mục tiêu nhiều nước đặt ra là đến năm 2035, 30% pin được sản xuất mới sẽ sử dụng nguyên liệu lấy từ pin tái chế. Điều này đòi hỏi sự vào cuộc của các nhà khoa học trong việc nghiên cứu, phát triển.

GS Stanle.jpeg
 GS Stanley Whittingham người phát minh ra nguyên lý hoạt động của pin Lithium-ion.

Các ông có lời khuyên nào cho một quốc gia đang phát triển như Việt Nam trong hành trình chuyển đổi dần từ năng lượng hóa thạch sang năng lượng xanh? 

GS Stanley Whittingham:Mỗi một viên pin đều cần phải có một tấm hộ chiếu. Nói cách khác chúng phải được dán nhãn để biết chính xác rằng trong viên pin đó bao gồm những thành phần gì, là niken, cobalt hay lithium. 

Những chất này đều có nguy cơ liên quan đến cháy nổ. Nếu không xử lý cẩn thận, chúng cũng rất độc hại. Việc dán nhãn nhận biết thành phần bên trong mỗi viên pin sẽ giúp cho quá trình phân tách khi tái chế sau này.

GS Rachid Yazami: Tôi đồng tình với ý kiến về việc chúng ta cần phải có một tấm hộ chiếu để gán nhãn các thành phần hóa học bên trong pin. Điều này là để trong quá trình chúng ta tái chế, các thành phần này không bị trộn lẫn với nhau. Để làm được điều này, chúng ta cần phải có các công nghệ.

Với công nghệ hiện tại, khi tái sử dụng pin, cần phải nghiền nát viên pin đó ra, sau đó chiết xuất lại các hóa chất trong đó. Khi sản xuất pin, người ta trộn lẫn các chất này với nhau. Sau này, khi tách các chất đó ra, chúng ta vừa tốn thời gian, vừa tốn cả tiền bạc. 

Trong tương lai, chúng ta phải có những cách xử lý thông minh hơn, hiệu quả hơn. Điều đó đòi hỏi sự vào cuộc của công tác nghiên cứu, phát triển nhằm tận dụng, tái chế để tái sử dụng được các nguồn kim loại quý. 

Xin cảm ơn các ông!

Thế giới chờ đợi Việt Nam tham gia cuộc chơi bán dẫnĐây là nhận định của GS Albert Pisano - Chủ tịch Hội đồng Sơ khảo Giải thưởng VinFuture trước sự chủ động nhập cuộc của Việt Nam đối với ngành công nghiệp bán dẫn.">

Việt Nam và thế giới sẽ chuyển sang dùng năng lượng xanh

Ngôi nhà rộng 75m2, được xây dựng trên khu đất có diện tích 100m2 với tổng diện tích các mặt sàn là 250m2.

Tháng 2/2019, vợ chồng chị Hương xây nhà. Để tiết kiệm tối đa chi phí, anh chị không thuê thiết kế, tự lên ý tưởng rồi hướng dẫn thợ làm theo. Trong quá trình thiết kế và thi công, chị Hương cùng chồng tranh thủ lúc rảnh rỗi để đi xem khắp nơi, chọn từng viên gạch, món đồ nội thất và tham khảo giá hợp lý.

“Gia đình mình chỉ có hai vợ chồng và một bé 4 tuổi nên xây nhà đơn giản thôi nhưng vẫn đảm bảo đầy đủ tiện nghi, gọn gàng, sạch sẽ. Nội thất cũng không bài trí quá nhiều, đủ công năng là được. Sau 7 tháng thì căn nhà được hoàn thiện”, chị Hương nói.

Căn nhà bạc tỷ sau nhiều năm tích cóp bỏ phố, về quê của vợ chồng trẻ - 2

Ngôi nhà rộng 75m2, được xây dựng trên khu đất có diện tích 100m2 với tổng diện tích các mặt sàn là 250m2.

Căn nhà bạc tỷ sau nhiều năm tích cóp bỏ phố, về quê của vợ chồng trẻ - 3

Công trình gồm 3 tầng. Tầng 1 gồm sân trước để đỗ xe, phòng khách, phòng bếp và phòng vệ sinh.

Căn nhà bạc tỷ sau nhiều năm tích cóp bỏ phố, về quê của vợ chồng trẻ - 4

Nội thất đơn giản, sử dụng gam màu lạnh, chủ đạo là trắng và xám, tạo cảm giác không gian rộng rãi, sạch sẽ, mát mẻ theo đúng mong muốn của gia chủ.

Căn nhà bạc tỷ sau nhiều năm tích cóp bỏ phố, về quê của vợ chồng trẻ - 5

Khu vực bếp thoáng đãng, đầy đủ tiện nghi. Bộ bàn ghế vừa đủ, kê sát tường, đáp ứng nhu cầu sử dụng của gia đình ít thành viên.

Căn nhà bạc tỷ sau nhiều năm tích cóp bỏ phố, về quê của vợ chồng trẻ - 6

Một số món đồ nội thất như tủ lạnh, máy giặt, tivi được chị Hương tìm mua hàng thanh lý để tiết kiệm chi phí.

Căn nhà bạc tỷ sau nhiều năm tích cóp bỏ phố, về quê của vợ chồng trẻ - 7

Tầng 2 là các phòng ngủ, được bố trí lệch tầng xung quanh cầu thang.

Căn nhà bạc tỷ sau nhiều năm tích cóp bỏ phố, về quê của vợ chồng trẻ - 8

Cầu thang mặt đá tối màu, kết hợp tay vịn bằng gỗ, khung thép giúp tiết kiệm chi phí.

Căn nhà bạc tỷ sau nhiều năm tích cóp bỏ phố, về quê của vợ chồng trẻ - 9

Phòng ngủ tối giản với nội thất có tông màu hài hòa giữa trắng và nâu, kết hợp màu xám của rèm che, chăn gối, tạo cảm giác ấm cúng, gần gũi mà vẫn tiện nghi.

Căn nhà bạc tỷ sau nhiều năm tích cóp bỏ phố, về quê của vợ chồng trẻ - 10

Trước sảnh phòng ngủ được bố trí thêm ghế sofa và chậu cây xanh, tạo thêm khu vực nghỉ ngơi, thư giãn cho gia chủ.

Căn nhà bạc tỷ sau nhiều năm tích cóp bỏ phố, về quê của vợ chồng trẻ - 11

Giếng trời nhỏ ở khu vực trung tâm căn nhà giúp lấy sáng, đón gió, lưu thông không khí.

Căn nhà bạc tỷ sau nhiều năm tích cóp bỏ phố, về quê của vợ chồng trẻ - 12

Trong quá trình xây nhà, hai vợ chồng chị Hương có lúc nảy sinh mâu thuẫn, tranh cãi khi không đồng quan điểm, mỗi người đều thích làm theo ý riêng của mình. Sau đó, anh chị bình tĩnh lại, ngồi bàn bạc, đưa ra lý do và nhường nhịn nhau để đi tới thống nhất.

Căn nhà bạc tỷ sau nhiều năm tích cóp bỏ phố, về quê của vợ chồng trẻ - 13

Được biết, tổng chi phí xây dựng của căn nhà khoảng 1 tỷ 400 triệu đồng, bao gồm 900 triệu đồng xây dựng phần thô và khoảng gần 500 triệu đồng tiền sắm sửa, trang trí nội thất.

Theo Dân trí

Cô gái sống độc thân trong căn phòng 30m2 nhưng tiện ích không ngờ

Cô gái sống độc thân trong căn phòng 30m2 nhưng tiện ích không ngờ

Mặc dù, căn hộ có diện tích nhỏ nhưng chủ nhân dùng tông màu trắng là chủ đạo càng làm cho không gian thêm rộng.

">

Căn nhà bạc tỷ sau nhiều năm tích cóp 'bỏ phố, về quê' của vợ chồng trẻ

Ảnh: Hoàng Hà

Chương trình Ngữ văn 10 bộ Kết nối tri thức và cuộc sống trường mình chọn dạy học, được soạn rất công phu, khoa học, và khá hay, hướng đến việc dạy, học văn đúng nghĩa.

Nhưng để dạy được nó với những học sinh của mình, và có thể là đa số học sinh ở Việt Nam hiện nay, là cả vấn đề rất lớn, dù đây là học sinh lớp chọn thứ 2 khối D của trường gần 2.000 học sinh, dù đầu vào điểm văn học sinh toàn từ trên 7 đến 8,5. Bởi có một khoảng cách rất xa giữa một chương trình giáo dục, bộ sách giáo khoa hay với phương pháp học, cách tư duy của học sinh, giáo viên đúng kiểu vênh lệch: chương trình mới mà tư duy dạy, học lại quá cũ. 

Dạy học cái mới cho học sinh cũ - sản phẩm lỗi

Nếu chỉ nhìn điểm đầu vào lớp 10 của nhiều trường điểm, lớp chọn, nhiều giáo viên cũng như bản thân mình khá phấn khởi, kỳ vọng một lớp, khoá học sinh tốt, sẽ dạy học, gợi mở được nhiều vấn đề hay, để các em yêu văn, có năng lực văn. Nhưng than ôi, cái điểm thi cử ở xứ mình đâu có đồng nghĩa với việc học sinh có kiến thức, kỹ năng, tinh thần học tập.

Sau năm tuần đầu tiên dạy chương trình Ngữ văn 10 mới, mình hết tăng xông rồi tụt "mood" vì những cái tối thiểu, căn cốt nhất học sinh lớp chọn không thể làm nổi: tóm tắt cốt truyện "Chữ người tử tù" của Nguyễn Tuân, thậm chí tóm tắt một sự kiện/ sự việc không thành, mà bài thì có trong sách, đã được dạy theo đúng diễn biến cốt truyện trên lớp, giờ chỉ là ôn tập lại.

Chương trình mới, tư duy mới nhưng học sinh thì cũ, là sản phẩm của hệ tư tưởng và cách dạy cũ, thì việc trật khấc là tất yếu. Nhưng sự việc vẫn khiến mình kinh ngạc bởi những thứ tối thiểu, học theo kiểu chương trình cũ mà học sinh lớp chọn không thể làm thì thực sự thảm hoạ. Đây chỉ là chữa bài mẫu đầu tiên, để sau bài mẫu này học sinh sẽ vận dụng viết các văn bản truyện khác ở ngoài sách giáo khoa, theo định hướng chương trình, quan điểm giáo dục và kiểm tra của chương trình mới.

Từ lớp 9 lên lớp 10, từ cấp 2 lên cấp 3 là sự thay đổi lớn về chương trình, phương pháp học tập. Học sinh ở bậc THCS, kể cả học sinh lớp 9 ôn luyện vào 10 thì phần lớn vẫn học theo kiểu cô đọc bài mẫu, trò chép, rồi học thuộc lòng, thậm chí cô bắt phải học thuộc, để đi thi có thể được điểm khá, đỗ vào các trường công. Lối học vẹt đó bắt nguồn từ việc đề thi tuyển sinh vào 10 chỉ cho mấy văn bản trong sách giáo khoa, lại có giảm tải; cách ra câu hỏi trong đề thi cũng kiểu phân tích, cảm nhận một đoạn trong tác phẩm, không có yêu cầu gì vận dụng, sáng tạo, hoặc buộc học sinh phải tư duy.

Giáo viên luyện thi ở bậc THCS làm sẵn các đề của một số đoạn trọng tâm, rồi bắt học sinh thuộc bài, vào thi chỉ việc nhớ, chép ra.

Hôm nay, mình nói thẳng với học sinh rằng: Nếu cứ tiếp tục học kiểu đã được học để thi vào đây, rằng chờ chép bài mẫu, ngồi học thuộc đêm ngày thì đời sau này còn nhiều bi kịch, chứ không chỉ là điểm số hôm nay. Có thể thầy, cô nào đó bắt các em học thuộc, cho các em cái danh hão vào lớp chọn cấp 3 nhưng chính họ đã hại các em bởi nó giết tính tự lập, óc tư duy, khả năng sáng tạo, hoặc đơn giản nhất là vận dụng, hình thành kỹ năng cho mình. Đời này không có một cái gì sẵn có để cho mình cả, mà để mình dùng cái sẵn có, tiện dụng thì trước đó phải kinh bang tế thế, phải là một bản mệnh riêng, tạo dựng cho mình nhiều giá trị rồi.

Hệ luỵ của kiểu thi cử, dạy học như nêu trên đã kéo dài nhiều năm song tới năm nay, thực hiện chương trình mới, đòi hỏi học sinh phải tư duy sáng tạo, vận dụng nhiều thì nó bộc lộ ra rõ rệt hơn bao giờ hết.

Kiến thức, kỹ năng căn bản học sinh không có. Kể cả tinh thần học văn theo đúng nghĩa, khai phóng, tự do cũng bị biến mất luôn. Khả năng đọc, suy nghĩ, nêu ra quan điểm, cảm nhận của bản thân học sinh bị triệt tiêu, dù giáo viên ra đề mở, để học sinh tự chọn tác phẩm, tự nêu suy nghĩ của mình.

17 năm đi dạy học, năm nào mình đón học sinh mới vào 10 là năm đó đối mặt phải thảm cảnh là dù dạy lớp chọn chăng nữa thì khi ra một đề mở, để học sinh tự chọn, tự thể hiện cảm xúc, quan điểm thì học sinh lại bó tay, không có gì để viết, chờ đợi một cái đề đóng, bắt buộc, yêu cầu cụ thể về một tác phẩm đã được học. Những lúc như vậy, thực sự mình quá chán nản, không tha thiết gì việc dạy học nữa.

Tư duy giáo dục sai, giáo viên lười đọc, chậm đổi mới

Một nền giáo dục luôn hớt ngọn, lúc nào cũng đòi thay sách nhưng cái căn cốt, gốc rễ là quan tâm, đầu tư cho con người – những người thực hiện công việc dạy và học; quản lý chất lượng đầu ra, là làm sao đánh giá học sinh chính xác, rèn tư duy chứ không được chú trọng, không được quan tâm, đầu tư thích đáng.

Với tình trạng đó tồn tại bao nhiêu năm, tới tận bây giờ, học sinh lớp 9 ôn thi vào 10 phải học thuộc lòng văn của cô, văn mẫu thì có đổi mới đến ngàn lần, sách viết có hay, có hoàn hảo mấy vẫn thế.

Thi cử thì mỗi ngày một hạ thấp chuẩn đánh giá, cho số câu vận dụng, thang điểm vận dụng tối thiểu nhất, để có cái phổ điểm đẹp, rồi cả xã hội vui. Điều đó khiến học sinh gen Z, kể cả phụ huynh, ảo tưởng vào mình, vào cái điểm gần như giả ấy, lơ ngơ, hợm hĩnh, lười biếng, ù lì.

17 năm đi dạy học, chưa từng năm nào mình phải mắng mỏ, chê bai, thấy bất lực vì học sinh đến vậy. Nhưng rồi, có thể mọi thứ sẽ vẫn thế. Học sinh vào được thì ra được, bởi mấy đề đầu ra luôn có những câu hỏi dạng cho không, biếu thêm điểm để có tỷ lệ điểm đẹp, tốt nghiệp lúc nào cũng 99-100%.

Hôm nay, sếp trưởng gọi mình, tưởng có công chuyện gì hoá ra trao đổi chuyên môn. Sếp hỏi mình về việc dạy bài thơ "Mùa xuân chín" thế nào. Mình trả lời hướng khai thác bài đó theo một mạch giảng, để hướng dẫn học sinh đi từ ngôn từ, hình ảnh, nghệ thuật tiếp nhận được cái hay, cái đẹp trong cảm xúc của bài thơ. Nghe xong, sếp lại phàn nàn rằng bao nhiêu giáo án bán trên mạng, người khác cho, chẳng ai soạn được một cái bài có mạch để dạy, rõ ràng, cụ thể, đơn giản, cho học sinh học được, dễ cảm, dễ nhớ, hình thành thao tác tư duy, vận dụng, sáng tạo.

Tới đây mình thấy buồn, chợt nghĩ rằng giáo viên còn thế, nhiều người cả năm chẳng đọc sách, tìm cái gì mới mẻ ngoài mấy sách giáo khoa, mấy cuốn tài liệu luyện thi hay sách in giáo án tham khảo, huống chi học sinh bao năm chỉ biết học thuộc bài của cô, học hết kiểu gì cũng trúng vì đề thi thế nào cũng chỉ có dạng đó, trong mấy tác phẩm đó. Và không thể hy vọng rằng học sinh sẽ tìm, sẽ đọc cả tập thơ, tập truyện ngắn, hay cuốn tiểu thuyết vài trăm đến cả ngàn trang, để hiểu, cảm, hay viết gì đó được. Giáo viên còn vậy thì học sinh yếu, kém, rỗng cũng không có gì lạ.

Học sinh TP.HCM. Ảnh: Chí Hùng

Từ đầu năm tới giờ, ai cũng hỏi mình có soạn sách bài giảng, có soạn chuyên đề, hay bộ đề không để mọi người mua tham khảo. Thực tâm mình cũng muốn làm, đang làm nhưng mình cũng phải sống, phải làm nhiều thứ khác. Mình nghĩ đơn giản, khi ý thức rằng mình phải là mình, làm gì cũng để người ta đọc, xem sản phẩm của mình nó không tệ thì sẽ làm được tốt thôi. Song nghĩ lại, với lương như thế, việc như thế, liệu mấy người còn đủ kiên trì, tâm sức dạy dỗ văn chương tử tế? Bởi "Cơm áo không đùa với khách thơ".

Giáo viên giờ phải chịu bao áp lực từ nhà trường tới cuộc sống, mấy người đủ điều kiện chuyên tâm dạy dỗ. Đồng lương thấp so với mức sống xã hội khiến họ phải làm thêm nhiều thứ khác, để có thể sống, lo cho gia đình, con cái. Những thứ mình viết, đồng nghiệp chờ sách ra để tham khảo cá nhân mình nghĩ ai cũng có thể làm được nhưng thực tế thì lại trái ngược. Giáo dục thành tích, hình thức, bỏ quên chủ thể quan trọng nhất thì sẽ không thể có sự đổi mới nào thành công hết.

Chút hy vọng le lói, mong manh

Thôi thì tự động viên là vẫn còn đó, dù ít, nhưng vẫn đọc, thích đọc. Còn đó học sinh bắt đầu học với mình, bắt đầu có ý niệm, thích văn, rồi nói với phụ huynh là tới giờ mới thực sự được học văn đúng nghĩa từ mấy tiết học đầu tiên của mình. Khi dạy học sinh chùm thơ haiku của Nhật Bản, vẫn còn đó học sinh rộng, sâu tới cả bối cảnh xã hội, thời đại tác phẩm ra đời, lý giải những gì thơ ca viết. Điều đó làm mình xúc động và hy vọng rằng, không phải mọi học sinh đều hỏng, đều thành những con vẹt, hay gà công nghiệp.

Thôi thì cứ mong manh hy vọng rằng trong lớp học sinh ù lì, ngơ ngác kia, vẫn le lói những "quản ngục", "thơ lại", vẫn còn có em có trải nghiệm đọc, nghĩ và cảm. Hôm nay, mình vẫn cho học sinh đề mở, viết phân tích, cảm nhận, đánh giá về một tác phẩm truyện mà các em đã đọc, thấy thích thú, để xem trải nghiệm đọc, vốn kiến thức của các em tới đâu. Mình không hy vọng tất cả học sinh mấy lớp 10 mình dạy sẽ viết hết nộp cho, dù đây là hình thức kiểm tra để lấy điểm thường xuyên, để các em có lựa chọn phù hợp, phát huy sở trường. Nhưng chỉ một số viết thực, cảm thực, đọc thực cũng đáng mừng rồi.

Song với cách quản lý, tư duy của giáo dục như hiện nay, thì mới dạy 5 tuần mình lại có cảm giác cuộc cải cách này sẽ vẫn lặp lại những vết xe cũ. Bởi như mình đã nói, giáo dục toàn làm đằng ngọn, còn gốc rễ là con người, là tinh thần trung thực, là quản lý đầu ra vì chất lượng thì chẳng ai đoái hoài. 

Rồi thương học sinh, đến khi tới người muốn dạy cho tử tế thì có thể đã muộn, như một cái cây khó chăm nó tươi tốt, sai trái, nhiều bông rực rỡ khi đã bị bó trong cái chậu, khi dinh dưỡng và sức sống của nó teo tóp, èo uột.

Và chương trình sách giáo khoa mới hay, chủ trương ban đầu tích cực, nhưng tới thực tế, hạ chuẩn kiểm tra, đánh giá, tìm mọi cách cho điểm cao, cho tỷ lệ đẹp, cũng vẫn là rượu cũ trong bình mới mà thôi.

Cái để đổi mới, tạo ra những thay đổi cho giáo dục không phải sách giáo khoa vì sách không phải là thánh thư, mà chính là tư duy của người làm giáo dục, đồng bộ từ cấp học thấp nhất, từ lúc học sinh mới bắt đầu hình thành kiến thức, kỹ năng, phẩm chất cơ bản.

Cho nên bậc trung học phổ thông tưởng rằng thuận lợi hơn khi được tuyển đầu vào, được chọn học sinh nhưng thực chất lại khó khăn hơn, nhất là phải bắt đầu cái mới từ học sinh tư duy cũ, sản phẩm lỗi của giáo viên tư duy cũ theo lối mòn cả chục năm trời. Điều đó giống như người ta phải chăm cái cây đã còi cọc, thiếu sức sống, thiếu sinh khí để thành cây tươi tốt, xum xuê, cho hoa thơm, trái ngọt. Thay đổi một ai đó về mặt tư duy, phương pháp, bỏ cái cũ là cả một quá trình gian nan, nhọc nhằn, đòi hỏi nhiều cả về kiến thức, phương pháp, sự kiên trì, sáng tạo. Cho nên đừng kỳ vọng chúng tôi, bậc trung học phổ thông sẽ thực hiện được hết, tạo nên những sản phẩm xuất chúng, đột biến khi đón nhận những sản phẩm lỗi của hệ thống.

Thôi thì, than thở một chút rồi vẫn phải làm. Không còn kỳ vọng gì nhiều nữa nhưng mình sẽ cố gắng làm sao đó, cải thiện một chút thôi thì cũng vui lắm rồi. Mình nghĩ mỗi ngày thay đổi một chút, mỗi giáo viên cố gắng hơn một chút, thay đổi từ những điều nho nhỏ của học sinh thì sẽ tạo nên sự chuyển biến thôi. Nhưng nói thật, những gì không thay đổi từ gốc rễ, từ tư duy thì khó mà có kết quả tốt được.

Và mình sợ nhất rằng người ta cứ đè giáo viên ra thanh tra, kiểm tra, rằng sao dạy chương trình mới, sách mới mà kiểu cũ thế, là không đúng chủ trương các kiểu, vân vân và mây mây. Họ đâu biết giáo viên dạy chương trình mới phải đón học sinh ra sao? Họ đâu chịu nhìn thẳng vào sự thực rằng chính sự thoả hiệp với điểm số, bệnh thành tích của họ đã đẩy giáo viên chúng mình phải chịu áp lực mọi bề, mọi mặt. Tất cả những điều đó khiến giáo viên mệt mỏi, kiệt sức, chán chường, đâu còn tâm huyết, sáng tạo, hay kiên trì mà đổi mới nữa.

"Của riêng còn một chút này". Với nhiều giáo viên, dù xã hội, hay đời có bạc bẽo thì "của riêng" còn đó, hạnh phúc, niềm vui hiếm hoi vẫn cứ là học sinh, là những điều tốt đẹp học sinh học được từ mình, từ nhà trường, từ hệ thống giáo dục. Nhưng thực trạng hiện nay thì người lạc quan nhất cũng bớt đi nhiều niềm tin, hy vọng.

Chẳng biết bao giờ được đón nhận những học sinh từ các lớp dưới lên, là học sinh biết đọc văn chứ không phải là những con vẹt thuộc bài, điểm khá, vượt qua kỳ thi cho cô luyện thi, nhỉ?

TS Ngô Thanh Hải - Giáo viên Trường THPT Lạng Giang số 2 (Bắc Giang)

Thầy giáo dạy chuyên mong ‘lối đi khác cho đề thi học sinh giỏi văn’

Thầy giáo dạy chuyên mong ‘lối đi khác cho đề thi học sinh giỏi văn’

"Muốn tuyển chọn được những học sinh giỏi văn thực sự có cá tính sáng tạo, có suy nghĩ độc lập... thì ngay từ bây giờ, trong cách ra đề thi học sinh giỏi văn, chúng ta phải có một cái nhìn khác" - thầy Hồ Tấn Nguyên Minh đề xuất.">

Nỗi niềm của thầy giáo Ngữ văn: Sách giáo khoa mới

友情链接