Công nghệ

Bổ nhiệm ông Hoàng Hữu Hạnh làm Phó Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế Bộ TT&TT

字号+ 作者:NEWS 来源:Kinh doanh 2025-01-23 12:56:45 我要评论(0)

Chiều 24/7,ổnhiệmôngHoàngHữuHạnhlàmPhóVụtrưởngVụHợptácquốctếBộlịch thi đấu hôm nay và ngày mai tại Hlịch thi đấu hôm nay và ngày mailịch thi đấu hôm nay và ngày mai、、

Chiều 24/7,ổnhiệmôngHoàngHữuHạnhlàmPhóVụtrưởngVụHợptácquốctếBộlịch thi đấu hôm nay và ngày mai tại Hà Nội, Bộ TT&TT đã tổ chức lễ công bố và trao quyết định về công tác cán bộ. 

Theo Quyết định số 1223 ngày 22/7/2024, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng điều động và bổ nhiệm có thời hạn ông Hoàng Hữu Hạnh, Giám đốc Trung tâm Đào tạo quốc tế kiêm phụ trách Khoa Đa phương tiện, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông giữ chức Phó Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế (Bộ TT&TT). Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký. 

Ông Hoàng Hữu Hạnh tốt nghiệp cử nhân Toán tin của Đại học Huế. Ông là Tiến sĩ chuyên ngành Hệ thống thông tin tại Trường Đại học Công nghệ Vienna (Cộng hòa Áo). Năm 2012, ông Hoàng Hữu Hạnh nhận chức danh Phó giáo sư tại Việt Nam. Ông cũng tham gia vào việc viết sách về CNTT và có nhiều bài báo được đăng trên các tạp chí khoa học uy tín của quốc tế.

Ông Hoàng Hữu Hạnh từng có kinh nghiệm 10 năm ở vai trò Trưởng ban Hợp tác quốc tế của Đại học Huế. Sau đó, ông có 5 năm làm Giám đốc Trung tâm Hợp tác quốc tế, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông. Theo ông Triệu Minh Long, Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, những kinh nghiệm này là cơ sở nền tảng để ông Hạnh tiếp quản công việc mới. 

Chia sẻ tại lễ trao quyết định, ông Hoàng Hữu Hạnh cho biết, việc nhận nhiệm vụ Phó Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế mà lãnh đạo Bộ TT&TT tin tưởng, giao phó là một vinh dự của cá nhân, gia đình và cơ quan nơi ông đã từng công tác.

bo nhiem pho vu truong hoang huu hanh 6 3425.jpg
Tân Phó Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế Hoàng Hữu Hạnh. Ảnh: Thu Hương

Trên cương vị mới, Phó Vụ trưởng Hoàng Hữu Hạnh sẽ tập trung tham mưu, xây dựng quan hệ đối tác số (Digital Partnership) với các nước khu vực châu Âu, Trung Đông, châu Phi và châu Đại Dương. Đồng thời, ông Hoàng Hữu Hạnh sẽ khai thác kinh nghiệm quốc tế, nghiên cứu tham mưu về các xu thế phát triển lớn của thế giới trong lĩnh vực TT&TT. 

Nhiệm vụ của ông Hoàng Hữu Hạnh còn bao gồm việc xây dựng hệ thống thông tin hợp tác quốc tế về TT&TT, thúc đẩy chuyển đổi số trong công tác hợp tác quốc tế của Bộ, ngành và hình thành cơ sở tri thức ngành trong hợp tác quốc tế. 

Ông Hoàng Hữu Hạnh cũng được giao xây dựng, mở rộng mạng lưới hợp tác quốc tế ở các trường, viện nghiên cứu quốc tế về TT&TT, thúc đẩy công tác đào tạo trong Bộ TT&TT. Đồng thời, ông sẽ phải đảm đương việc nghiên cứu, đề xuất tăng cường hợp tác với các tổ chức thuộc Liên Hợp Quốc (UN) về quản trị AI, an toàn thông tin và nâng cao kỹ năng số, đặc biệt với UNESCO, UNICEF. 

Thay mặt Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng, Thứ trưởng Bộ TT&TT Phan Tâm gửi lời chúc mừng ông Hoàng Hữu Hạnh vì đã có có những thành tựu công tác ấn tượng trong mảng hợp tác quốc tế, giáo dục đào tạo tại Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông.

Trên cương vị mới, Thứ trưởng Phan Tâm yêu cầu ông Hoàng Hữu Hạnh tập trung vào hai nhiệm vụ trọng tâm là phát triển mạnh hợp tác quốc tế về khoa học công nghệ, giáo dục đào tạo. Thứ trưởng Phan Tâm cũng đề nghị ông Hoàng Hữu Hạnh đưa kinh nghiệm, tư duy hoạt động hợp tác quốc tế từ đơn vị sự nghiệp của bản thân để góp phần bổ sung, hoàn thiện công tác hợp tác quốc tế của Bộ TT&TT. 

bo nhiem pho vu truong hoang huu hanh 5 3426.jpg
 Thứ trưởng Bộ TT&TT Phan Tâm phát biểu tại lễ bổ nhiệm. Ảnh: Thu Hương

Theo Thứ trưởng Bộ TT&TT Phan Tâm, hoạt động hợp tác quốc tế đã đóng góp lớn vào sự phát triển của ngành TT&TT, giúp viễn thông Việt Nam tăng tốc. Việc hợp tác quốc tế cũng giúp hình thành tư tưởng mới, quản lý phải theo kịp sự phát triển, trên cơ sở đó, Internet đã vào Việt Nam năm 1997, cùng với đó là việc mở cửa cạnh tranh để ngành TT&TT phát triển như hiện nay.

Trong bối cảnh thế giới và Việt Nam đã có nhiều thay đổi, Thứ trưởng Phan Tâm kỳ vọng công tác hợp tác quốc tế phải chủ động hơn nữa, bao quát hơn nữa để đóng góp cho sự phát triển của ngành. 

Thứ trưởng Phan Tâm cũng mong muốn hiệu quả của công tác hợp tác quốc tế phải được đánh giá theo một góc độ mới, có thể đo lường qua hệ thống KPI để tính toán được giá trị mang lại cho ngành, cho lĩnh vực. 

Công tác hợp tác quốc tế cũng cần huy động và khai thác hiệu quả hơn các nguồn lực trong và ngoài nước. Thứ trưởng Bộ TT&TT Phan Tâm kỳ vọng Phó Vụ trưởng Hoàng Hữu Hạnh sẽ đáp ứng mong mỏi của lãnh đạo Bộ TT&TT, phát triển cao và xa hơn nữa.

Trước những nhiệm vụ được giao, tân Phó Vụ trưởng Hoàng Hữu Hạnh bày tỏ lòng biết ơn trước sự tin tưởng của lãnh đạo Bộ TT&TT, cam kết sẽ quyết tâm, nỗ lực tối đa. Sau 1 năm thực hiện, nếu không hoàn thành nhiệm vụ được giao, ông Hạnh xin hứa sẽ rời khỏi vị trí. 

Tôn vinh người lao động tiêu biểu ngành TT&TT năm 2024Công đoàn Thông tin và Truyền thông Việt Nam sẽ tổ chức Lễ Tôn vinh Người lao động tiêu biểu ngành TT&TT và “Cảm ơn Bạn đồng hành!” với chủ đề Hành trình khát vọng 2024.

1.本站遵循行业规范,任何转载的稿件都会明确标注作者和来源;2.本站的原创文章,请转载时务必注明文章作者和来源,不尊重原创的行为我们将追究责任;3.作者投稿可能会经我们编辑修改或补充。

相关文章
网友点评
精彩导读
Năm 2014 Hoà Bình có khoảng 500 lồng cá với khoảng 1.000 tấn, doanh thu 85 tỷ đến nay đã tăng lên gần gấp 10 với 4.960 lồng và đạt 340 tỷ đồng năm 2024.

Tỉnh Hoà Bình sẽ xây dựng sản phẩm cá, tôm sông Đà đảm bảo sạch, an toàn, chất lượng cung cấp cho thị trường trong nước, nhất là Hà Nội và hướng tới xuất khẩu. Qua đó tạo thêm việc làm, tăng thu nhập, ổn định đời sống, phát triển kinh tế một cách ổn định, bền vững cho các gia đình, hợp tác xã, doanh nghiệp nuôi trồng thuỷ sản trên lòng hồ thuỷ điện Hoà Bình.

9 tháng đã hoàn thành thu ngân sách năm 2024

Đó là khẳng định của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoà Bình Nguyễn Văn Toàn tại họp báo Tuần Văn hóa - Du lịch tỉnh Hòa Bình 2024 vừa diễn ra.

Theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Toàn, Tuần Văn hóa - Du lịch Hòa Bình 2024 không chỉ là sự kiện văn hóa mà còn là động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế thông qua 4 nội dung đột phá đã được tỉnh đề ra từ đầu nhiệm kỳ.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoà Bình Nguyễn Văn Toàn tại họp báo. (Ảnh: Phạm Duy)

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoà Bình Nguyễn Văn Toàn tại họp báo. (Ảnh: Phạm Duy)

Bốn nội dung này bao gồm quy hoạch, phát triển hạ tầng, cải thiện môi trường kinh doanh và phát triển nguồn nhân lực. Trong đó, quy hoạch được coi là yếu tố căn bản giúp tạo nền móng cho các dự án phát triển du lịch lâu dài. Dự kiến, tỉnh sẽ ban hành kế hoạch thực hiện quy hoạch trong thời gian tới để các dự án du lịch và văn hóa được triển khai một cách bài bản và bền vững.

“Dù đối mặt với nhiều khó khăn sau đại dịch COVID -19, tỉnh Hòa Bình đã có những bước tiến đáng kể trong việc phát triển kinh tế - xã hội. Với tốc độ tăng trường GRDP đạt 9,02% trong 9 tháng đầu năm 2024, Hoà Bình đã hoàn thành vượt mức kế hoạch thu ngân sách năm 2024, đạt khoảng 6.400 tỷ đồng.

Đặc biệt, du lịch đã đóng góp tích cực vào ngân sách khi thu hút 3,8 triệu lượt khách, đạt doanh thu 4.000 tỷ đồng. Đây là kết quả của những nỗ lực cải thiện môi trường kinh doanh, đẩy mạnh thu hút đầu tư và phát triển nguồn nhân lực để phục vụ cho ngành du lịch và các ngành kinh tế khác”,ông Toàn nói.

Cũng theo ông Toàn, Tuần Văn hóa - Du lịch Hòa Bình 2024 cũng là dịp để giới thiệu tiềm năng du lịch của Hoà Bình, không chỉ thông qua các hoạt động văn hóa, mà còn qua việc quảng bá sản phẩm địa phương như các sản phẩm OCOP, đặc sản cá, tôm sông Đà, hay rượu cần - những sản vật đặc trưng gắn với văn hóa và bản sắc của Hòa Bình. Điều này sẽ góp phần xây dựng thương hiệu địa phương, đưa Hòa Bình trở thành điểm đến hấp dẫn, thu hút không chỉ du khách mà còn các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Xây dựng vùng nuôi thuỷ sản đặc hữu

Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Hoà Bình, hồ thủy điện Hòa Bình (tỉnh Hòa Bình) có diện tích mặt nước hơn 16.000 ha, dung tích chứa trên 9 tỷ m3 và diện tích mặt hồ khoảng 8.900 ha. Đặc biệt, nơi đây có môi trường trong sạch để phát triển nuôi cá lồng với giá trị kinh tế cao. Nhờ đó, những năm gần đây, sản phẩm cá sông Đà ngày càng có uy tín trên thị trường và hướng tới xuất khẩu.

Ông Vương Đắc Hùng, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hoà Bình trả lời câu hỏi của PV Báo điện tử VTC News. (Ảnh: Phạm Duy).

Ông Vương Đắc Hùng, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hoà Bình trả lời câu hỏi của PV Báo điện tử VTC News. (Ảnh: Phạm Duy).

Ông Vương Đắc Hùng, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hoà Bình cho biết, ngày 13/6/2014, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hòa Bình ban hành Nghị quyết số 12/NQ-TU về phát triển nuôi cá lồng bè vùng hồ thủy điện Hòa Bình giai đoạn 2014 - 2020.

Sau khi BTV Tỉnh ủy ban hành Nghị quyết, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 10/2015/QĐ-UBND ngày 27/4/2015 Quy định một số chính sách khuyến khích phát triển nuôi cá lồng vùng hồ thủy điện Hòa Bình giai đoạn 2015 - 2020. Chính sách hỗ trợ cho các cơ sở (hộ, nhóm hộ, hợp tác xã, trang trại) nuôi thủy sản bằng lồng bè có quy mô 50m3 trở lên thuộc vùng quy hoạch nuôi thủy sản tập trung được UBND tỉnh phê duyệt, được hỗ trợ một lần là 50% chi phí đầu tư cho một lồng nuôi với mức hỗ trợ 25 triệu đồng, tối đa không quá 80 triệu đông/hộ/năm.

Từ khi Nghị quyết và chính sách hỗ trợ được ban hành đã khuyến khích phong trào nuôi cá lồng trên vùng hồ phát triển khá nhanh, số lượng lồng cá nuôi được tăng lên cả về số lượng và chất lượng. Đa số các lồng nuôi cá hiện nay đều làm theo công nghệ mới, lồng lưới khung sắt với thể tích đạt 70 - 100m3/lồng đã thay thế dần các lồng bương tre.

Hộ tham gia nuôi trồng đáp ứng yêu cầu quy chuẩn kỹ thuật, quy định về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm. Đối tượng nuôi có giá trị cao như: cá Chiên, cá Lăng, cá Bỗng, cá Trắm đen, cá Rô phi, cá Tầm, cá Lóc, cá Vược... được phát triển mạnh.

Nuôi cá trên sông Đà (Hoà Bình) đã mang lại nguồn thu lớn cho người dân, doanh nghiệp của tỉnh Hoà Bình. (Ảnh minh hoạ).

Nuôi cá trên sông Đà (Hoà Bình) đã mang lại nguồn thu lớn cho người dân, doanh nghiệp của tỉnh Hoà Bình. (Ảnh minh hoạ).

“Thời điểm năm 2014, toàn tỉnh Hoà Bình có khoảng 500 lồng cá với khoảng 1.000 tấn, đến nay đã tăng lên gần gấp 10 với 4.960 lồng, sản lượng 12000 tấn, tăng doanh thu từ 85 tỷ đồng năm 2014 lên 340 tỷ đồng năm 2024. Phát triển nuôi cá lồng bè đã tạo công ăn việc làm, thu nhập ổn định cho trên 5.000 lao động, vượt 2,2 nghìn lao động so với mục tiêu Nghị quyết”, ông Vương Đắc Hùng nói.

Nhấn mạnh thêm về mục tiêu phát triển kinh tế gắn với nuôi trồng thuỷ sản, một thế mạnh của địa phương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoà Bình Nguyễn Văn Toàn cho biết, đây là dịp để quảng bá du lịch gắn với phát triển lòng hồ thuỷ điện Hoà Bình, phát triển chuỗi cá sạch, cung cấp cho các thị trường lớn trong nước và hướng đến xuất khẩu trong thời gian tới.

Thực hiện liên doanh, liên kết trong tiêu thụ sản phẩm, hiện nay trên địa bàn tỉnh có gần 40 doanh nghiệp, HTX, tổ hợp tác, trang trại hộ gia đình đầu tư nuôi thầm canh với quy mô lớn (chiếm 60% tổng số lồng nuôi và chiếm 70% tổng sản lượng thủy sản cung ứng ra thị trường trong và ngoài tỉnh). Có 02 doanh nghiệp đầu tư nuôi hơn 200 lồng nuôi thèo công nghệ tiên tiến. Đối tượng nuôi đa số là các loài cá đặc sản, cho chất lượng sản phẩm tốt đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng.

Ngành nông nghiệp đã tham mưu UBND tỉnh Đề án phát triển thuỷ sản bền vững, bảo vệ tái tạo nguồn lợi thuỷ sản, thả cá hàng năm, phát triển các loại các đặc sản, cá đặc hữu gắn với an toàn vệ sinh thực phẩm, phát triển chuỗi giá trị, các HTX, quảng bá xúc tiến thương mại….

Vì thế, Lễ hội cá, tôm sông Đà lần này sẽ tiếp tục góp phần xây dựng hình ảnh thủ phủ cá tôm sông Đà, thúc đẩy phát triển ngành thủy sản gắn liền với du lịch sinh thái vùng hồ sông Đà.

"Đồng thời, thông qua lễ hội, giới thiệu hình ảnh ấn tượng về tiềm năng, thế mạnh, cảnh quan và bản sắc văn hóa truyền thống của tỉnh Hòa Bình nói chung, khu du lịch vùng hồ sông Đà nói riêng, góp phần kích cầu phát triển du lịch và thu hút mở rộng thị trường khách du lịch trong và ngoài nước đến với tỉnh Hòa Bình",ông Hùng cho hay.

Thời gian tới, để có thêm nhiều sản phẩm cá lồng đạt tiêu chuẩn OCOP, ngành nông nghiệp tỉnh Hòa Bình tiếp tục phối hợp các sở, ngành, địa phương tập trung tuyên truyền, hướng dẫn các chủ thể tuân thủ đúng quy định của pháp luật về sản xuất theo tiêu chuẩn, quy chuẩn; điều kiện an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường; sử dụng bao bì, nhãn hiệu đúng quy định. Đồng thời, phối hợp chặt chẽ với đơn vị tư vấn, các địa phương và cơ quan chuyên môn hoàn thiện hồ sơ đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP, hướng đến xuất khẩu cá Sông Đà sang các thị trường khó tính.

PHẠM DUY" alt="Phát triển bền vững nghề nuôi trồng thuỷ sản trên Sông Đà ở Hoà Bình" width="90" height="59"/>

Phát triển bền vững nghề nuôi trồng thuỷ sản trên Sông Đà ở Hoà Bình