Xuất hiện nhà đầu tư muốn mua lại cổ phần của 'siêu lừa' Nguyễn Thị Hà Thành
作者:Công nghệ 来源:Thời sự 浏览: 【大 中 小】 发布时间:2025-01-16 03:33:45 评论数:
Sau nhiều ngày xét xử và nghỉ nghị án,ấthiệnnhàđầutưmuốnmualạicổphầncủasiêulừaNguyễnThịHàThàbxh u23 châu á chiều 3/4, tại phiên tòa phúc thẩm xét xử "siêu lừa" Nguyễn Thị Hà Thành lừa đảo chiếm đoạt hơn 400 tỷ đồng của Ngân hàng NCB, PVComBank, VAB và các cá nhân khác, HĐXX thay vì tuyên án như đã thông báo trước đó đã quay lại phần xét hỏi để làm rõ thêm một số vấn đề.
Tại tòa, HĐXX yêu cầu bị cáo Nguyễn Thị Hà Thành xác nhận lại số tiền chiếm đoạt, số tiền bị cáo bỏ ra góp đồng sở hữu. Ngoài việc xác nhận số tiền đã lừa đảo chiếm đoạt của các bị hại, bà Thành trình bày rằng, bị cáo có 75 tỷ đồng, tương đương 26% cổ phần Công ty MHD.
Số cổ phần này đang thế chấp tại Ngân hàng Việt Á. Ngoài ra, bị cáo còn nợ Công ty MHD 30 tỷ đồng và đã chuyển 10 tỷ đồng tiền mua cổ phần cho bà Bùi Thu Thủy và bà Thủy chưa trả lại tiền.
Tại tòa, “siêu lừa” trình bày mong muốn dùng 26% cổ phần tại MHD để bồi thường, khắc phục tối đa, song Việt Á chưa đưa ra câu trả lời cuối cùng về giá trị số cổ phần.
Quá trình xét xử, Luật sư của bị cáo Thành cho hay, đã có một nhà đầu tư muốn mua lại số cổ phần trên để lấy tiền thay bị cáo Thành trả nợ các bị hại. Luật sư của bà Thành đề nghị hoãn tòa để có thời gian cho bị cáo và doanh nghiệp làm việc, giải quyết chuyện sang nhượng cổ phần tại MHD.
Nhà đầu tư muốn mua lại cổ phần của bị cáo Hà Thành là doanh nghiệp đầu tư kinh doanh bất động sản, có nhiều kinh nghiệm, khẳng định có khả năng khắc phục và kịp thời gian khắc phục thay, mong HĐXX tạo điều kiện để họ thực hiện các thủ tục.
Chủ tọa nhắc nhở, doanh nghiệp nếu chấp nhận mua lại cổ phần của bị cáo Thành và dùng tiền đó khắc phục cho bị cáo thì doanh nghiệp phải khắc phục thực chất bằng tiền vào Cục thi hành án TP Hà Nội. Giá trị cổ phần năm 2018, được xác định là 75 tỷ đồng, việc chia lợi tức và giá trị cổ phần tại thời điểm hiện tại tòa không can dự, đó là sự tự nguyện đôi bên.
HĐXX cho hay, nhà đầu tư kể trên kinh doanh nhiều lĩnh vực, trong đó có bất động sản, Tòa không công bố danh tính, do thuộc bí mật kinh doanh.
Đại diện VKS và các bị cáo khác đều đồng ý hoãn tòa nên HĐXX cấp phúc thẩm đã quyết định hoãn phiên tòa, tạo điều kiện cho nhà đầu tư và bị cáo Thành kết hợp khắc phục hậu quả. Ngày mở lại phiên tòa chưa được ấn định.
Đề nghị bác kháng cáo của "siêu lừa"
Trước đó, ở phần xét hỏi, bà Nguyễn Thị Hà Thành từng khai có vay tiền của 3 ngân hàng VietABank, NCB và PVComBank để góp cổ phần vào Công ty Cổ phần đầu tư MHD Hà Nội, nay bị cáo xin để lại 26% cổ phần tại doanh nghiệp này để khắc phục hậu quả.
Theo đại diện VKS, vì bà Thành khai nguồn tiền bị cáo dùng mua cổ phần là vay mượn cả 3 ngân hàng, để đảm bảo quyền lợi, đề nghị tòa dùng số cổ phần này để khắc phục thiệt hại cho cả 3 ngân hàng, chứ không riêng VietABank.
Đại diện VKS cho rằng, bà Thành phạm tội nhiều lần với số tiền rất lớn, bị cáo xin giảm nhẹ dù có vài tình tiết mới nhưng không đủ chấp nhận. Do đó, đại diện VKS đề nghị bác kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt của bà Thành cùng 9 người khác.
Có 3 người được đại diện VKS đề nghị HĐXX cấp phúc thẩm chấp nhận một phần kháng cáo, giảm án từ 3 tháng tù đến 1 năm tù.
Liên quan đến vụ án, có 8 đại gia gửi tiền tiết kiệm bị bà Thành mang sổ tiết kiệm đi thế chấp vay tiền tại các ngân hàng. Trong số đó có 5 người kháng cáo yêu cầu HĐXX cấp phúc thẩm buộc ngân hàng trả lại tiền trong sổ tiết kiệm hoặc gỡ bỏ phong tỏa sổ tiết kiệm. Tuy nhiên, kháng cáo của các đại gia này bị đại diện VKS đề nghị HĐXX cấp phúc thẩm bác toàn bộ.
Theo bản án sơ thẩm, Nguyễn Thị Hà Thành (SN 1984, ở Hà Nội) đã gây ra 27 vụ lừa đảo, chiếm đoạt tổng số tiền hơn 433 tỷ đồng. Do kinh doanh thua lỗ, “siêu lừa” đã nợ khoảng 80 tỷ đồng. Giai đoạn 2016 đến 2018, Nguyễn Thị Hà Thành dùng chiêu vay tiền với lãi suất cao, lấy của người sau trả cho người trước để tạo lòng tin và cũng trở thành khách VIP của các ngân hàng.
Nguyễn Thị Hà Thành đã câu kết với 17 người là cựu cán bộ, nhân viên NCB, VAB và PVCombank để lập các sổ tiết kiệm đồng sở hữu giữa mình với các “đại gia”, hứa hẹn trả lãi ngoài cao. Sau đó, Thành giả mạo chữ ký của các đồng sở hữu để cầm cố sổ tiết kiệm và được các ngân hàng giải ngân.