游客发表
Những quả cam vỏ xanh,ốcđộilốtcamHàGiangđổbộthủđôtottenham mỏng và trơn láng được giới thiệu là “đặc sản” Hà Giang để thu hút người tiêu dùng. Tuy nhiên, thực tế chúng đều là cam Trung Quốc mang nhãn mác Hà Giang.
“Đội lốt” hàng Việt cho dễ bán
Hơn chục ngày nay tại một số tuyến đường thủ đô xuất hiện hàng chục điểm bán cam tươi di động được quảng cáo là “cam ngọt Hà Giang”,“cam Việt Nam” nhiều nước, mọng vỏ…được bán với giá khoảng 12.000 - 15.000 đồng/kg.
Cam Trung Quốc đội lốt cam Hà Giang tràn ngập phố Hà Nội. (ảnh Hạnh Thuý) |
Để tìm hiểu nguồn gốc loại cam này có phải là cam ở Hà Giang thật hay không, PV Vietnamnet đã tìm hiểu qua một người phụ nữ tên Hà (35 tuổi, quê Hải Dương) với 5 năm chuyên mua hoa quả ở chợ đầu mối Long Biên sau đó về bán dạo dọc khu vực chợ Quan Nhân) để tìm hiểu sự thật.
Theo chị Hà tiết lộ thì Cam Hà Giang được chủ hàng giới thiệu hái và mua từ huyện Bắc Quang, Hà Giang nhưng thực chất là cam Trung Quốc được hàng lấy từ các đầu nậu lớn ở các chợ đầu mối lớn của Hà Nội.
Cũng theo chị Hà thì cam đội lốt Hà Giang thường được chia làm 2 loại, loại một được bán cho các cửa hàng rau quả sạch, các quán cafe giải khát với giá 15 nghìn đồng. Họ sẽ dùng cam này để về bán lại hoặc xay sinh tố với giá từ 25-30 nghìn/1kg. Loại 2 thường là những quả nhỏ hơn, bị dập nát ít, lá héo thì giá cũng chỉ dao động từ 8- 10 nghìn đồng. Loại này thường được những người bán hàng tạp hoá nhỏ và bán rong mua để bán dạo trên nhiều tuyến đường với giá 15 nghìn đồng.
Những quả cam trông rất bắt mắt dễ đánh lừa thị giác của người tiêu dùng. (Ảnh Hạnh Thuý) |
Có một thực tế đang hiện hữu là không chỉ riêng cam mà các loại hoa quả khác như xoài, táo… cũng được giới thiệu lấy từ Lạng Sơn, Hà Giang… và chủ cửa hàng nào cũng phủ nhận không có hàng từ Trung Quốc mà được bạn bè lên thu mua tận nơi và được họ mua lại với giá cao hơn để đi bán cho người dân sử dụng.
Tuy nhiên, thực tế thì tại các điểm bán hàng trong các chợ thường có các thùng xốp đựng hoa quả dùng để vận chuyển và ghi chữ Trung Quốc, in hình các loại hoa quả mà được giới thiệu là hàng Việt Nam.
Thắc mắc về điều này, một chị bán hàng tại chợ Thanh Xuân đành “thật thà”, đây là cam Trung Quốc, nhưng người tiêu dùng bây giờ họ không chuộng các mặt hàng từ Trung Quốc vì sợ hoá chất rồi các loại thuốc kích thích gây ảnh hưởng đến sức khoẻ nên mới phải nói là ở Việt Nam mà cụ thể là gọi cam ở Hà Giang cho dễ bán.
Cam Hà Giang chưa đến mùa thu hoạch!
Theo chị Thu Ngân, một khách hàng ở từng mua loại cam được gắn mác ở Hà Giang chia sẻ: “Thật là kinh khủng! Mọi người tuyệt đối đừng mua cam gắn mác Hà Giang đang bày bán tràn lan ngoài đường.Hôm trước, tôi có ra chợ, thấy cam bán 15 nghìn/1kg tham rẻ nên mua 2 kg. Khi về nhà tôi vắt 3 quả định uống thì chua quá mặc dù đã cho rất nhiều đường vào. Vì tôi mới sinh em bé 2 tháng nên không uống chua được nên đưa chồng uống hộ. Chồng uống được nửa cốc thì vội đi làm nên cất vào tủ lạnh. Đến chiều tôi mang ra uống đến gần cuối cốc tự nhiên thấy có cái gì đó đang bò lúc nhúc. Lúc đầu tôi tưởng là lõi cam vì nó màu trắng mà nhỏ li ti, sau khi đeo kính vào thì mới tá hoả đó là giòi. Vậy nên khi mua loại cam này mọi người nên đề phòng vì tôi nghi ngờ không phải là cam Hà Giang”.
Những quả cam chị Thu Ngân mua ngoài chợ có “gắn mác” ở Hà Giang chứa giòi. |
“Hai hôm trước tôi cũng mua 2kg cam Hà Giang của một chị ở chợ Cầu Diễn. Về nhà tôi mang ra cắt để vắt lấy nước uống thì không sao uống được vì chua quá. Nghe quảng cáo cam Hà Giang thì ham nên mua mà không mảy may suy nghĩ. Giờ lên các diễn đàn, các mẹ chia sẻ nhiều trường hợp giống mình mới tá hoả là mua nhầm của Trung Quốc”, chị Thanh Tâm ở Cầu Giấy chia sẻ.
Mới đây ông Nguyễn Đức Vinh - giám đốc Sở NN&PTNT Hà Giang - khẳng định trên báo Đời Sống Pháp Luật thì cam được bán ở Hà Nội hiện nay không phải là cam Hà Giang do chưa đến vụ thu hoạch. Theo ông Vinh, cam Hà Giang chỉ bắt đầu thu hoạch vào tháng 12 dương lịch hằng năm, tức là còn khoảng hai tháng nữa mới vào mùa. Cách để nhận biết cam Hà Giang là khi chín quả màu vàng, cùi dày, vị ngọt thơm, có hạt chứ không phải xanh lè và không có hạt như trên thị trường đang bày bán.
Cam Hà Giang chỉ có mức giá 10.000 đến 15.000 đồng/kg khi thu mua tại vườn, thời điểm cao nhất 50.000 đồng vào cuối vụ.
Do đó, người tiêu dùng phải lựa chọn cam kỹ trước khi mua, nên mua trái cây ở những cửa hàng có địa chỉ rõ ràng.
Hạnh Thuý
相关内容
随机阅读
热门排行
友情链接