Bệnh nhân Covid-19 điều trị tại Bắc Ninh. Ảnh: Bộ Y tế
Gần 20% số bệnh nhân diễn biến nặng, thời gian trung bình từ khi có triệu chứng ban đầu tới khi diễn biến nặng khoảng 5-8 ngày (phác đồ cũ từ 7-8 ngày).
Các biểu hiện nặng bao gồm: Viêm phổi, viêm phổi nặng cần nhập viện… Trong đó khoảng 5% cần điều trị tại các đơn vị hồi sức tích cực với các biểu hiện hô hấp cấp (thở nhanh, khó thở, tím tái…), hội chứng suy hô hấp cấp tiến triển (ARDS), rối loạn đông máu, tổn thương vi mạch gây huyết khối và tắc mạch, viêm cơ tim, sốc nhiễm trùng, suy chức năng các cơ quan bao gồm tổn thương thận và tổn thương cơ tim, dẫn đến tử vong.
Sau giai đoạn toàn phát 7-10 ngày, nếu không có suy hô hấp, bệnh nhân sẽ hết sốt, các dấu hiệu lâm sàng dần trở lại bình thường và khỏi bệnh.
Xuất viện sau 10 ngày nếu không có triệu chứng
Trong phác đồ mới, Bộ Y tế vẫn phân loại bệnh nhân Covid-19 thành 5 mức độ: Không triệu chứng, mức độ nhẹ với biểu hiện viêm đường hô hấp trên cấp tính; mức độ vừa với biểu hiện viêm phổi; mức độ nặng khi viêm phổi nặng và mức độ nguy kịch.
Tuy nhiên, Bộ Y tế bổ sung chi tiết hơn về nhịp thở và nồng độ oxy trong máu ở mức độ nhẹ và vừa. Cụ thể, trường hợp nhẹ khi có nhịp thở =< 20 lần/phút và có nồng độ oxy trong máu SpO2 >= 96% khi thở khí trời; trường hợp vừa khi nhịp thở >20 lần/phút kèm ho, khó thở.
Trong nguyên tắc điều trị chung, Bộ Y tế thống nhất tất cả F0 có kết quả dương tính hoặc không có triệu chứng điều trị tại các buồng bệnh thông thường. Ca bệnh nặng, nguy kịch cần điều trị tại buồng hồi sức tích cực.
Do chưa có thuốc đặc hiệu, nên hỗ trợ và điều trị triệu chứng là chủ yếu trên cơ sở cá thể hóa cho từng trường hợp, đặc biệt các ca nặng.
Điểm đáng lưu ý trong phác đồ mới, Bộ Y tế chia tiêu chuẩn xuất viện thành 3 mức, thời gian điều trị ngắn nhất là 10 ngày.
Cụ thể, bệnh nhân được xuất viện vào ngày thứ 10 kể từ thời điểm có xét nghiệm dương tính SARS-CoV-2 nếu thoả mãn 2 điều kiện:
Thứ nhất, không có triệu chứng lâm sàng trong vòng 10 ngày kể từ thời điểm xét nghiệm.
Thứ hai: Có 2 lần xét nghiệm âm tính liên tiếp (cách nhau tối thiểu 24 giờ) bằng phương pháp RT-PCR hoặc nồng độ virus thấp (Ct ≥ 30). Thời gian từ khi lấy mẫu bệnh phẩm cuối cùng tới khi ra viện không quá 24 giờ.
Trường hợp bệnh nhân có triệu chứng lâm sàng sẽ được xuất viện ở ngày thứ 14 hoặc lâu hơn tùy theo tình trạng bệnh cho đến khi đáp ứng đủ 2 điều kiện như nhóm 10 ngày.
Bộ Y tế cũng thay đổi cách theo dõi sau khi xuất viện. Theo phác đồ mới, sau khi về nhà, bệnh nhân tự theo dõi thân nhiệt tại nhà 2 lần/ngày. Nếu cao hơn 38 độ trong 2 lần đo liên tiếp hoặc có bất kỳ dấu hiệu lâm sàng bất thường nào cần báo ngay cho cơ sở y tế để khăm khám và điều trị kịp thời.
Trong phác đồ lần 5 trước đây, Bộ Y tế quy chuẩn bệnh nhân đủ điều kiện xuất viện khi điều trị ít nhất 14 ngày, có 2 lần xét nghiệm âm tính, mỗi lần cách nhau 48-72 giờ. Thời gian lấy mẫu lần cuối cùng cách thời điểm ra viện không quá 24 giờ.
Bộ Y tế cũng yêu cầu khi về nhà, bệnh nhân sẽ tiếp tục lấy mẫu xét nghiệm RT-PCR tại ngày thứ 7 và ngày thứ 14. Riêng bệnh nhân tái dương tính tiếp tục cách ly tại nhà thêm 1 tuần (tổng là 21 ngày) và lấy mẫu xét nghiệm lần 3 tại ngày thứ 21.
Tuy nhiên trong phác đồ mới, việc lấy mẫu xét nghiệm sau khi về nhà không cần thiết.
Với các trường hợp tái dương tính, qua theo dõi 400 trường hợp tái dương tính không lây ra cộng đồng nên Bộ Y tế cho rằng không cần cách ly, xử lý ổ dịch như trước.
Những ngày gần đây, Bộ Y tế liên tục đưa ra nhiều quy định mới về cách ly, điều trị trong bối cảnh số ca mắc Covid-19 tăng hơn 2.000 ca mỗi ngày gây quá tải cho các cơ sở cách ly và điều trị.
Thúy Hạnh
Bộ Y tế tới đây sẽ thí điểm cho người cách ly tập trung đủ 7 ngày, có kết quả xét nghiệm PCR ngày thứ 7 âm tính SARS-CoV-2 được về cách ly tại nhà.
" alt=""/>Dịch CovidSau bốn mùa tổ chức, chương trình thu về hơn 6.000 hồ sơ đăng ký, là sinh viên xuất sắc tại các trường đại học trong nước và 14 quốc gia khác, trong đó có 400 hồ sơ là sinh viên từng đạt giải quốc gia hoặc quốc tế. Họ sau đó tuyển chọn được 700 sinh viên. Riêng mùa bốn thu hút 3.000 hồ sơ, tuyển được 179 sinh viên.
Viettel cho biết năm nay, các sinh viên được tham gia vào chín lĩnh vực gồm Cloud, An toàn thông tin, Khoa học dữ liệu, Trí tuệ nhân tạo, Hàng không vũ trụ, Bán dẫn, IOT, 5G, Công nghệ phần mềm. Đây được đánh giá đều là những nhóm ngành trọng yếu trong việc phát triển kinh tế số và xã hội số tại Việt Nam.
Sinh viên trúng tuyển sẽ trải qua hai giai đoạn, gồm ba tháng đào tạo chuyên sâu bởi các chuyên gia và giảng viên từ các trường đại học trong và ngoài nước. Nếu vượt qua, họ có thêm ba tháng làm việc như một nhân viên và tham gia vào dự án của tập đoàn. Sau sáu tháng, họ sẽ trình bày sáng kiến công nghệ của mình trước hội đồng chuyên môn.
![]() |
Danh ca Khánh Ly bên mộ Trịnh Công Sơn. Ảnh: Cao Trung Hiếu. |
Khánh Ly từng có dịp hội ngộ Tùng Dương trong một show diễn ra bên Mỹ do chồng ca sĩ Thu Phương tổ chức. Tuy nhiên, sự kết hợp trở lại lần này tại Nhà hát Lớn được xem là 2 đêm nhạc “có một không hai” khi Tùng Dương - một chàng trai đang độ sung sức sẽ hát với một tượng đài.
Hai giọng hát mộc mạc nhưng chất chứa nỗi niềm Khánh Ly - Tùng Dương hứa hẹn sẽ mang lại những miền cảm xúc đặc biệt chạm vào tim khán giả thật lâu và sâu với các ca khúc nhạc Trịnh: Ru ta ngậm ngùi, Ru đời đi nhé, Xin cho tôi, Cát bụi - Tình xa, Xin mặt trời ngủ yên, Hành hương trên đồi cao, Dấu chân địa đàng, Như Cánh vạc bay, Người về bỗng nhớ, Phôi Pha...
Tùng Dương bày tỏ sự trân trọng với nữ danh ca với nhiều biệt danh như “Nữ hoàng chân đất’’, “Huyền thoại nhạc Trịnh“… "Tôi và danh ca Khánh Ly - 2 thế hệ luôn có những điểm chung khi được ngân nga “cõi Trịnh“ nhưng với sự cảm nhận khác nhau ở mọi thời đại, nhạc Trịnh sẽ luôn được vang lên với tâm thế trân trọng nhất" - Tùng Dương cho biết.
![]() |
Tùng Dương - Trần Mạnh Tuấn sẽ cùng xuất hiện trong đêm nhạc "Người về bỗng nhớ". |
Cũng theo Tùng Dương, mặc dù có nhiều ca sĩ thể hiện các tác phẩm của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn nhưng không ai có thể thay thế được Khánh Ly - người hát nhạc Trịnh rất riêng và ấn tượng.
"Khánh Ly từng nói với tôi: “Em hãy hát nhạc Trịnh nhiều hơn nữa, hát để chia sẻ tình yêu thương bất tận, cùng để tìm ra sự đồng điệu trong tâm hồn giữa những quy luật bất biến của cuộc sống” - Tùng Dương chia sẻ.
Từ Mỹ, danh ca Khánh Ly cũng bày tỏ sự yêu mến dành cho Tùng Dương - giọng hát nồng cháy khắc khoải truyền tải gam sắc khác biệt của riêng mình cuốn hút người nghe đến bà cũng phải thán phục.
"Mỗi khi được kết hợp với những người trẻ tôi đều vô cùng hào hứng và hồi hộp. Người trẻ mà cá tính như Tùng Dương không dễ dàng chút nào. Tôi và em ấy chắc chắn sẽ song ca với nhau với tất cả tình yêu và tấm lòng dành cho nhạc Trịnh" - danh ca Khánh Ly nói.
Chương trình sẽ đặc biệt hơn khi xuất hiện cùng Tùng Dương và Khánh Ly là nghệ sĩ saxophone Trần Mạnh Tuấn - người có cách thể hiện nhạc Trịnh Công Sơn rất riêng, độc đáo bằng cây kèn và niềm trắc ẩn mơ màng sương khói của một người bạn vong niên của Trịnh Công Sơn qua nhiều năm tháng.
Anh Phương
- Lần đầu tiên ca sĩ Tùng Dương đã làm thơ tặng Lê Cát Trọng Lý đúng vào ngày Valentine trong chương trình “Mùa yêu’’ diễn ra tại Nhà hát Lớn Hà Nội.
" alt=""/>Khánh Ly cùng Tùng Dương ngợi ca nhạc Trịnh