Hôm qua, công ty AllMobilize Inc. đã công bố trình duyệt web Redcore (红芯 - Hồng Tâm) và tự hào rằng nó được làm hoàn toàn bởi bàn tay và khối óc của người Trung Quốc, có thể phá vỡ sự độc quyền của Mỹ về trình duyệt web.
Dù vậy, những người nhạy bén trên các phương tiện truyền thông xã hội Trung Quốc xem xét thư mục cài đặt trình duyệt Redcore và tìm thấy tệp tin có tên "Chrome.exe" cùng một số tệp hình ảnh của trình duyệt do Google phát triển. Cả tờ Financial Times và báo Trung Quốc Caixin đều đã xác minh thông tin này. Redcore đã ngừng cho phép tải xuống trình duyệt sau đó.
Sự thật, Redcore chỉ đơn giản là vay mượn từ Chromium - mã nguồn mở của Google rồi khéo che đậy bằng tên gọi và logo khác. Điều này trái ngược với tuyên bố trình duyệt được phát triển “công nghệ cốt lõi” với “quyền sở hữu trí tuệ độc lập” và cho hay trình duyệt này được chính phủ sử dụng của hãng này trước đó.
Redcore thực sự dựa trên Google Chrome |
Người sáng lập AllMobilize Chen Benfeng đã thừa nhận: Redcore thực sự dựa trên Google Chrome nhưng nhấn mạnh rằng, công nghệ cốt lõi của nó gồm những cải tiến độc lập do công ty tự phát triển. Ông cũng khẳng định không "làm tiền" bằng cách gây quỹ và cầu cứu chính phủ.
Trong khi trước đó, Redcore cũng tiếp thị trình duyệt của mình như một công nghệ thuần túy của Trung Quốc. Trong một bài đăng trên dịch vụ nhắn tin WeChat, Redcore nói rằng căng thẳng thương mại Mỹ-Trung Quốc đã làm lộ ra độ tin cậy của Trung Quốc về công nghệ nước ngoài, đó là lý do tại sao họ quyết định khởi chạy trình duyệt.
Đường link tải về Redcore đã biến mất trên website chính thức của AllMobilize.
Có vẻ như Redcore đã lừa đảo nhà đầu tư, CNBC viết. Trước đó 1 ngày AllMobilize thông báo đã gọi vốn được 250 triệu nhân dân tệ, tương đương 36,2 triệu USD, trong vòng gọi vốn từ nhiều tổ chức khác nhau, trong đó có “nhiều công ty đại chúng lớn và khách hàng chính phủ”.
Liên quan đến Chrome, theo nghiên cứu mới từ Mixpanel cho thấy ứng dụng di động Google Chrome là một trong những ứng dụng phổ biến nhất cùng với Apple Safari và Facebook. Vừa qua, Google đã bị Liên minh châu Âu xử phạt 4,3 tỷ euro (khoảng 5 tỷ USD) do lạm dụng sự độc quyền của những ứng dụng Android. Đây là một án phạt chống độc quyền cao nhất từ trước đến nay.
Quyết định trên của EU buộc Google phải tách ứng dụng Chrome và Search khỏi Android có thể sẽ khiến mô hình kinh doanh miễn phí của Android trong tương lai bị ảnh hưởng.
"Đến nay, mô hình kinh doanh của Android vẫn đảm bảo rằng chúng tôi không thu phí các hãng sản xuất điện thoại vì sử dụng công nghệ của mình, hoặc tùy thuộc vào một mô hình phân phối được kiểm soát chặt chẽ" - CEO Google là Sundar Pichai nói - "Nhưng chúng tôi quan ngại rằng quyết định ngày hôm nay (của EU) sẽ gây ảnh hưởng đến sự cân bằng mà chúng tôi đã thiết lập nên với Android, và nó gửi đi một tín hiệu rằng (EU) ủng hộ các hệ thống độc quyền hơn là các nền tảng mở".
Theo DĐDN
Theo phản ánh từ một số chuyên gia công nghệ, trình duyệt Cốc Cốc có dấu hiệu thu thập tất cả nội dung người dùng gõ hoặc Copy Paste trên trình duyệt này. Đại diện Cốc Cốc đã lên tiếng phủ nhận các thông tin cáo buộc.
" alt=""/>Trung Quốc 'nhái' trình duyệt Chrome của GoogleHãng tin Reuters đưa tin một số hãng xe đã sử dụng chế độ làm ấm lên khi chiếc xe được khởi động lần đầu để có thể đáp ứng được tiêu chuẩn khí thải cho phép. VM đã thừa nhận rằng đây chính là cách mà họ đã sử dụng để gian lận cho các xe động cơ diesel 3 lit, bên cạnh việc sử dụng những phần mềm tinh vi hơn đối với các mẫu xe động cơ diesel 2 lít. Cách thức gian lận này không hiệu quả bằng, nhưng có vẻ ít tai tiếng hơn việc thiết kế hẳn một phần mềm giạn lận khí thải.
" alt=""/>Fiat có thể đã gian lận khí thảiTrong cuộc họp truyền thống diễn ra hôm 31/1 tại trụ sở công ty, CEO Uber đối mặt với nhiều câu hỏi từ các nhân viên đang bối rối. Thời gian gần đây, dịch vụ đi chung xe bị cáo buộc lợi dụng cuộc biểu tình tại sân bay chống lại sắc lệnh cấm nhập cảnh của tân Tổng thống Mỹ để kiếm lợi.
Tuy nhiên, một vấn đề khác cũng khiến nhân viên bức xúc, đó chính là bản thân ông Kalanick. Ông đã tham gia vào Ban cố vấn kinh tế của ông Trump vào tháng 12/2016. Sau lệnh cấm người tị nạn và 7 quốc gia Hồi giáo, nhiều nhân viên Uber băn khoăn vì sao ông Kalanick vẫn sẵn sàng đưa ra lời khuyên cho Tổng thống. Ít nhất, hai người đã hỏi CEO của mình về vấn đề này trong cuộc họp.
Vài người nói với ông Kalanick rằng làm việc tại Uber là một điều sỉ nhục. Ngày hôm sau, họ gửi cho ông chủ một tài liệu Google dài 25 trang để bày tỏ vì sao và như thế nào mà sợi dây giữa ông và chính quyền mới ảnh hưởng đến họ.
Hôm 2/2, ông Kalanick đã có câu trả lời trong email gửi tới nhân viên. Ông sẽ rời khỏi hội đồng cố vấn của ông Trump. Theo New York Times, quyết định của CEO Uber phần nào khắc họa rủi ro mà các lãnh đạo Silicon Valley đang gặp phải khi cố gắng hợp tác với chính quyền mới. Mặt khác, nhiều người lại công khai liên kết với Tổng thống để kinh doanh thuận lợi hơn.
Dù vậy, cho đến nay, sắc lệnh cấm nhập cảnh của ông Trump bị nhiều người làm trong ngành công nghệ đả kích. Nhiều người trong số họ là người nhập cư và ủng hộ toàn cầu hóa. Họ đang gây áp lực lên các ông chủ.
" alt=""/>CEO Uber rời Hội đồng cố vấn của Tổng thống Mỹ Donald TrumpĐề nghị của Microsoft được đưa ra chưa đầy 1 tuần sau khi Tổng thống Trump ký sắc lệnh cấm người từ 7 nước Hồi giáo nhập cảnh vào Mỹ ngày 28/1. Nó đồng nghĩa với nhân viên có visa từ các nước này không thể rời khỏi nước Mỹ và nhập cảnh trở lại. Những người đang ở nước ngoài từ thời điểm có lệnh cấm đều bị ảnh hưởng.
Hãng phần mềm Microsoft đang gửi đơn lên Bộ trưởng Ngoại giao và An ninh nội địa về vấn đề này. Hôm 2/2, công ty gửi lá thư yêu cầu quy trình chính thống, cho phép một số đối tượng được miễn trừ khỏi lệnh cấm.
Brad Smith, Chủ tịch kiêm Giám đốc pháp lý Microsoft, cho biết họ có 76 nhân viên (với 41 người phụ thuộc), đang sở hữu visa không định cư chịu ảnh hưởng bởi sắc lệnh của ông Trump. Một vài gia đình đã bị chia cách khi có một hoặc hơn một thành viên bên ngoài nước Mỹ và không thể quay trở lại. Một nhân viên khác đang sống tại Mỹ nhưng có nhu cầu bức thiết về thăm ba mẹ bị bệnh nặng ở nước ngoài.
" alt=""/>Microsoft đề xuất ngoại lệ với lệnh cấm nhập cảnh của Tổng thống Trump