163. Sau vài lần kiểm tra tại bệnh viện, bác sĩ cho biết chỉ số thính giác của cậu bé hoàn toàn bình thường, không có vấn đề gì về sự phát triển của thính giác và ngôn ngữ. Bác sĩ khuyên cha mẹ cậu bé nên kiên nhẫn chờ đợi, có thể sau này đứa trẻ sẽ tự nói được.
Cậu bé Tất Gia Thụy bên bố mẹ. Tuy nhiên hơn nửa năm sau, Gia Thụy vẫn tỏ ra không muốn nói. Cha mẹ quyết định đưa cậu bé đến một bệnh viện lớn ở Bắc Kinh để kiểm tra. Họ không thể chấp nhận việc con trai duy nhất lại không thể nói được. Nhưng trước đêm chuẩn bị đi, điều đặc biệt đã xảy ra. Trong đêm đó, đột nhiên Gia Thụy cất tiếng nói khiến bố mẹ cậu bé nổi da gà: “Mẹ ơi, con sợ, trong nhà mình có âm thanh gì đó".
Tự nhiên con biết nói lại nói một câu lạ lùng khiến bố mẹ Gia Thụy hoảng hốt. Bởi trong phòng không có ai khác chứ đừng nói đến có âm thành nào kì lạ. Họ tìm khắp nhà nhưng không thấy gì khác thường. Cuối cùng họ cho rằng con trai đang gặp ác mộng nên cũng không để ý nhiều.
Tuy nhiên, sau một thời gian, chuyện tương tự lại xảy ra. Lần này, Gia Thụy mô tả cụ thể hơn. Cậu bé nói rằng âm thanh đó phát ra từ lòng đất, nghe giống như tiếng của một người đàn ông ngoài 50 tuổi. Hai vợ chồng càng kinh ngạc. Họ sống ở tầng 1, làm sao có âm thanh bên dưới được?
Sau khi tìm kiếm, họ không tìm ra manh mối nào nên cho rằng con trai đang nói nhảm. Nhưng tình huống này khiến họ có chút hoảng loạn và quyết định chuyển nhà, quay về căn nhà gỗ ở quê ở tạm. Họ hy vọng môi trường này sẽ tốt cho con trai hơn.
Kể từ đó, Gia Thụy không còn bị đánh thức bởi những âm thanh lạ vào ban đêm nữa.
Nhưng những điều kì lạ khác lại liên tiếp xảy ra. Bà Trần Hiểu Lan, mẹ của Gia Thụy luôn thấy con cư xử khác thường. Gia Thụy dường như có thể dự đoán một số điều. Một ngày nọ, cậu bé đang chơi trong nhà thì bất ngờ nhảy ra ngoài hét lớn: "Bố về rồi". Một lúc sau, bố của cậu bé tên Tất Trí Minh thật sự trở về. Điều này xảy ra nhiều lần sau đó.
Gia Thụy gây tò mò cho giới chuyên gia. Ảnh: Sohu Bà Trần Hiểu Lan nghĩ thầm: “Nhà mình cách ngã tư mấy trăm mét, bên ngoài thường xuyên có người đi bộ qua lại, tại sao con trai có thể nhận ra được tiếng bước chân của bố để biết rằng bố sắp về?”. Bà nghĩ con trai đang nói những điều vô lý.
Một lần, tình cờ bà xem được bộ phim truyền hình kể về một người mù có thính giác phi thường. Nghĩ đến những điều con trai nói, bà Trần nghi ngờ rằng, con trai bà cũng là người có thính giác phi thường.
Vì vậy bà quyết định dùng một số phương pháp và nhờ chuyên gia xác minh. Ví dụ như bịt mắt của con trai lại và cho con dựa vào âm thanh để đoán đó là chiếc xe nào. Cậu bé luôn dễ dàng xác định đúng 100%. Phát hiện này cũng gây sốc cho mọi người. Vợ chồng ông Tất ngày càng tin rằng con trai có thính giác phi thường.
CCTV - Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc cũng nghe được câu chuyện của Gia Thụy, đến phỏng vấn và đưa cậu bé đến Bệnh viện Nhi Bắc Kinh để kiểm tra. Cuối cùng các bác sĩ kết luận rằng hệ thống thính giác của Tất Gia Thụy không khác gì người bình thường.
Cậu bé có thính giác "hơn người" có lẽ vì cực kì nhạy cảm với độ phân giải của âm thanh. Và do đó, Gia Thụy có thể xác định được nhiều âm thanh mà người bình thường không nghe được.
Về việc nghe được âm thanh dưới lòng đất ngày trước, các chuyên gia giải thích, ngôi nhà của họ được xây lưng chừng núi, dưới là gara ô tô. Gia Thụy rất nhạy cảm với âm thanh nên có thể cậu bé đã nghe thấy những âm thanh di chuyển và nói chuyện của người ở gara ô tô đó.
Nuôi dạy thiên tài sao cho đúng
Sau khi truyền thông đưa tin, Tất Gia Thụy được gọi là "thần đồng". Phóng viên và mọi người đến nhà họ Tất nhiều lần để mong được gặp gỡ cậu bé có khả năng đặc biệt. Bố mẹ của Gia Thụy bị choáng ngợp khi được mọi người chú ý. Không chỉ vậy, ngay cả ở trường mẫu giáo, Gia Thụy cũng trở thành tâm điểm.
Bố mẹ đã lựa chọn đúng trong cách giáo dục con có tài năng thiên bẩm. Giáo viên bắt đầu để ý đến kết quả học tập của cậu bé. Đối với một đứa trẻ mới bước vào mẫu giáo, sự quan tâm và kỳ vọng như vậy có phần nặng nề. Cuộc sống hàng ngày của Gia Thụy trở nên căng thẳng, áp lực.
Thật may, bố mẹ của cậu bé đã kịp thời nhận ra, không thể để tuổi thơ của con khác thường như vậy. Họ muốn mang lại cho con trai một tuổi thơ bình thường như bao đứa trẻ khác dù con có khả năng đặc biệt.
Gia đình bắt đầu tìm cách tạo môi trường giáo dục cân bằng để Gia Thụy có thể tận hưởng một tuổi thơ hạnh phúc đồng thời tận dụng tối đa khả năng đặc biệt của con.
Thời gian trôi qua, Gia Thụy dần học được cách sử dụng lợi thế về thính giác của mình và trở thành "ngôi sao nhỏ" trong trường. Không chỉ giành được nhiều giải thưởng trong các cuộc thi chính tả mà còn khiến các bạn cùng lớp ghen tị và ngưỡng mộ.
Đằng sau tất cả những điều này là sự giáo dục của cha mẹ cậu bé Gia Thụy. Họ hiểu rằng, khả năng nghe phi thường của con là một năng khiếu nhưng làm thế nào để phát huy tối đa năng khiếu này mới là điều quan trọng, cần phải nỗ lực không ngừng.
Vì vậy, khi con lớn dần, bố mẹ đã cho cậu nhiều tài nguyên học tập, đưa con tham gia nhiều khóa đào tạo tài năng khác nhau, giúp con có thể tiến bộ vượt bậc trong âm nhạc, khiêu vũ và các khía cạnh khác.
Năm tháng trôi qua, Tất Gia Thụy cũng trưởng thành. Cậu bắt đầu hiểu điều gì khiến mình trở nên độc đáo và cố gắng sử dụng tài năng đặc biệt của mình để giúp đỡ nhiều người hơn.
Cậu thường tham gia vào các hoạt động từ thiện, dùng thính giác của mình để giúp đỡ những người gặp khó khăn. Cậu trở thành một sứ giả phúc lợi công cộng được kính trọng và yêu mến.
Trên con đường trưởng thành, Gia Thụy dần tìm thấy mục tiêu của mình. Cậu quyết tâm trở thành một nhà khoa học về thính giác, mới mong muốn mang lại hy vọng và ánh sáng cho những người khiếm thính bằng nỗ lực của chính mình.
Bố mẹ của Gia Thụy rất vui mừng và tự hào về con trai. Họ hiểu rằng, tất cả những điều này bắt nguồn từ sự kiên trì, nỗ lực của Gia Thụy cũng như sự thấu hiểu và cống hiến "ngầm" của gia đình họ.
Gia Thụy của hiện tại đã tìm được mục tiêu cho mình và luôn khiến bố mẹ tự hào. Họ cũng hy vọng Gia Thụy có thể tiếp tục đi trên con đường của riêng mình, sử dụng tài năng đặc biệt của mình để đóng góp nhiều hơn cho xã hội và trở thành người chiến thắng thực sự trong cuộc sống.
Câu chuyện của Gia Thụy là một bài học về sự giáo dục con cái của cha mẹ. Cách dạy dỗ, định hướng giáo dục của cha mẹ góp phần quan trọng vào sự phát triển của con trong tương lai. Gia Thụy là người có khả năng thiên bẩm về thính giác nhưng chính cha mẹ cậu bé đã giúp con trưởng thành, tận dụng, phát huy được khả năng phi thường ấy đúng hướng.
Họ không vì hào quang nhất thời mà khiến con phải chịu áp lực từ khi còn nhỏ. Họ chọn cho con có đường đi đúng đắn, phát triển được tài năng nhưng vẫn có được cuộc sống hạnh phúc, vui vẻ như những đứa trẻ khác.
Cuộc sống bế tắc của thần đồng đỗ đại học năm 10 tuổi ở Trung Quốc Đậu đại học khi mới 10 tuổi và tốt nghiệp ở tuổi 13, Zhang Yiwen rơi vào khủng hoảng và cô đơn, phải trở về làm trợ giảng cho cha mẹ với mức thù lao bèo bọt.
" alt="Thần đồng hơn 3 tuổi cất tiếng trong đêm, bố mẹ hoảng hốt chuyển nhà" width="90" height="59"/>