Apple tiếp tục sụt giảm thị phần di động ở TQ
Apple tiếp tục bị mất thị phần và tụt xuống vị trí nhà cung cấp thiết bị lớn thứ 5 tại thị trường smartphone đang phát triển bùng nổ của Trung Quốc.
Doanh số smartphone bán ra của các hãng tại thị trường Trung Quốc trong năm 2015 và 2016. Đơn vị tính là triệu máy. Ảnh: Canalys |
Các thống kê mới nhất cho thấy,ếptụcsụtgiảmthịphầndiđộngởcoi lịch âm tổng doanh số smartphone bán ra ở Trung Quốc trong quý 4/2016 đạt 131,6 triệu máy, chiếm gần 1/3 tổng số thiết bị xuất xưởng trên toàn thế giới. Theo công ty nghiên cứu thị trường Canalys, kết quả này chứng thực doanh số smartphone bán ra ở Trung Quốc trong năm 2016 cao kỷ lục từ trước tới nay với tổng máy xuất xưởng là 476,5 triệu máy, tăng 11,4% so với năm 2015.
Với 76,2 triệu máy xuất xưởng, Huawei chiếm ngôi "vương" trong thị trường smartphone của Trung Quốc năm 2016, tiếp sau là Oppo với 73,2 triệu máy và Vivo với 63,2 triệu máy. Trong khi đó, Apple chỉ xuất xưởng được 43,8 triệu máy cho thị trường này, giảm 18,2% so với năm trước đó, dẫn tới việc hãng bị sụt giảm tổng cộng 7% smartphone xuất xưởng khắp toàn cầu trong năm 2016. Táo khuyết do đó mất vị trí nhà cung cấp smartphone lớn thứ 4 ở Trung Quốc vào tay Xiaomi, bất chấp việc công ty này cũng đang đối mặt với tình trạng kinh doanh trì trệ trong nước.
Năm ngoái, Apple đã phải đón nhận sự sụt giảm doanh số bán hàng tính theo năm đầu tiên ở thị trường smartphone Trung Quốc. Các mẫu iPhone của hãng tiếp tục bị sản phẩm rẻ tiền hơn của các nhà sản xuất Trung Quốc lấn át, trong khi iPhone 7 không thể tạo ra sức hút với người tiêu dùng tại thị trường đông dân nhất thế giới như những thiết bị tiền nhiệm.
Các nhà phân tích cũng chỉ ra một nguyên nhân khác dẫn đến sự suy thoái của Apple ở Trung Quốc: nhiều tín đồ Táo khuyết sẵn sàng chờ thêm một năm (năm 2016 với dòng iPhone 7 được đánh giá là "không có nhiều cải tiến lớn") để lên đời iPhone 8, mẫu điện thoại flagship năm 2017 được phỏng đoán "sẽ có thiết kế và tính năng cải tiến đột phá".
"Trung Quốc, tính cả Hong Kong, vẫn là khu vực 'khó nhằn' nhất trong 10 thị trường hàng đầu của Apple trên thế giới. Triển vọng để đại gia công nghệ Mỹ lấy lại được vị thế như thời hoàng kim năm 2015 ở Trung Quốc hiện vẫn rất ảm đạm. Tương tự như người tiêu dùng ở các thị trường phát triển khác, người tiêu dùng Trung Quốc vẫn đang chờ sự ra mắt của iPhone năm thứ 10 với rất nhiều kỳ vọng", trích nhận định của mạng lưới phân phối smartphone đa quốc gia Ding.
Tuấn Anh(Theo MacRumors)
相关文章:
- Porsche bán tới 240.000 xe trong năm 2016
- Mức nộp phạt với hành vi lái xe khi chưa đủ tuổi
- Tiki phản hồi về việc bán điện thoại cũ cho khách hàng
- Hà Nam nghỉ học từ 27/9 và chuyển sang học trực tuyến
- Sendo.vn sẽ ứng dụng trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn vào Online Friday 2017
- Tin thể thao 30
- Kí kết thỏa thuận hợp tác giữa ISV và Trường Reigate Grammar School
- U23 Malaysia chốt danh sách đấu U23 Việt Nam ở U23 châu Á
- CEO Vinalink: 'Bitcoin là một xu thế không thể ngăn cấm'
- Tin bóng đá 10
相关推荐:
- Biện pháp chuyển khách sang dùng tài khoản để chơi game khiến chủ quán net dễ quản lý
- Bí quyết tổ chức họp online hiệu quả
- Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 8/9
- 7 thành tích ấn tượng của học sinh VAS năm học 2020
- [Infographic] Nhìn lại thăng trầm trong năm 2016 của TLBB 3D Mobile
- Ông Donald Trump nêu tiêu chí chọn ‘phó tướng’
- Mourinho được bơm tiền vá lỗ hổng ở Tottenham
- Everton bổ nhiệm Carlo Ancelotti, chờ Ibrahimovic
- Công cụ chuyển đổi nhanh tiếng Việt thành 'Tiếq Việt'
- HLV Park Hang Seo nói gì lối chơi tuyển Việt Nam 2
- CEO Vinalink: 'Bitcoin là một xu thế không thể ngăn cấm'
- Danh sách bê bối dài dằng dặc của Uber
- Ra cửa hàng tiện lợi mua vé xem phim, vé máy bay…
- Ra cửa hàng tiện lợi mua vé xem phim, vé máy bay…
- Những cô nàng bé hạt tiêu nhưng nghị lực phi thường của Ghibli
- iPhone X tiếp tục giảm giá, có thể đã chạm đáy
- Trào lưu khoe thú cưng thật và ảo “khuấy đảo” cộng đồng mạng
- Thảm cảnh gấu chó chết đói, cầu xin thức ăn từ du khách
- Chuột túi đập cửa kính, định đột nhập vào nhà
- Samsung Việt Nam chính thức phản hồi cáo buộc 'đối xử tệ với lao động có thai'