“Cái tên ban đầu gặp khó khăn với các cơ quan quản lý. Chúng tôi đã thay đổi đáng kể đề xuất gửi lên. Đổi tên là cách biểu thị rằng, hiệp hội đang hoạt động một cách tự chủ và độc lập”, Stuart Levey chia sẻ thêm.
“Diem” có nghĩa là “ngày” trong tiếng Latin. Định hướng của Diem là tập trung xử lý mối lo ngại của các cơ quan quản lý và chính phủ, bao gồm tuân thủ các lệnh cấm vận và chống tội phạm rửa tiền.
Levey từ chối tiết lộ về thời gian ra mắt Diem, nhưng theo tờ Financial Timesđưa tin tuần trước, tiền mật mã của Facebook có thể ra đời ngay trong tháng 1/2021. Đó là trong trường hợp thuận lợi, được cơ quan giám sát thị trường Thụy Sĩ phê duyệt (Hiệp hội Diem đặt trụ sở tại Geneva).
Facebook công bố về dự án tiền mật mã vào năm ngoái. Tuy nhiên, các nhà chức trách và ngân hàng trung ương các quốc gia bày lo ngại rằng, đồng tiền mật mã của Facebook có thể làm đảo lộn sự ổn định tài chính và làm xói mòn khả năng quản lý tiền tệ.
Ban đầu, hiệp hội tiền mật mã do Facebook làm nòng cốt định xin cấp phép phát hành hàng loạt stablecoin, cũng như một đồng tiền mật mã thực sự dựa vào stablecoin. Tuy nhiên, đến nay dự án thu nhỏ lại, sẽ chỉ có đồng Diem.
Diem sẽ tiền mật mã dạng “stablecoin”, được hỗ trợ ổn định giá bởi đồng USD, tránh sự biến động giá tự do như Bitcoin hay các đồng tiền mật mã khác. Stablecoin nhìn chung dùng để thanh toán và chuyển tiền linh hoạt hơn, dựa trên công nghệ blockchain.
Anh Hào (Theo Reuters)
Nhóm này có nhiệm vụ phối hợp với ngân hàng trung ương các nước và các công ty tư nhân.
" alt=""/>Tiền mật mã của Facebook có tên gọi mớiCô Kong, hiện là quản lý khách sạn, cho biết lần đầu tiên cô nếm thử món lẩu của nhà hàng là cách đây khoảng 9 năm sau nhiều lời giới thiệu.
“Ấn tượng ban đầu của tôi là nguyên liệu thô của nó rất tươi và hương vị rất tuyệt vời. Kể từ đó, tình cảm của tôi dành cho nó đã vượt quá tầm kiểm soát”.
Cô gái cho biết cô không chỉ thích đồ ăn của nhà hàng mà còn cảm động trước cách phục vụ của họ. Cô nhớ lại lần đi công tác ở một tỉnh phía bắc của Sơn Tây, một nhà hàng của thương hiệu này ở địa phương đã đồng ý cho cô ngủ lại quán vì sáng hôm sau cô phải đáp chuyến bay sớm. Họ thậm chí còn đưa cho cô một chiếc chăn bông và gối.
Kong cho biết cô thường đến các cửa hàng lẩu X với bạn bè nhiều hơn là với gia đình vì người thân của cô lo ngại về mối nguy hiểm khi ăn quá nhiều món lẩu.
Kong thừa nhận sở thích này đã khiến cô tăng tới 13,5kg.
“Tôi biết rằng ăn nhiều lẩu có thể làm tăng nồng độ axit lithic trong cơ thể”.
“Một số chỉ số sức khoẻ của tôi không còn tốt như trước nữa nên tôi sẽ hạn chế tình yêu với món lẩu một chút” - Kong nói
Bà Wang Yan, bác sĩ Bệnh viện Hữu nghị Trung-Nhật ở Bắc Kinh, cho rằng thực khách không nên ăn lẩu nhiều hơn một lần trong 1-2 tuần.
Bà nhận định: “Ăn lẩu quá thường xuyên sẽ dẫn đến tình trạng nóng trong”, vì thế bà đề xuất khi ăn lẩu nên ăn nhiều rau.
Quay lại câu chuyện của Kong, sở thích kỳ lạ của cô đã làm dấy lên một cuộc thảo luận sôi nổi trên mạng xã hội nước này. “Cô ấy chỉ đang phô trương sự giàu có của mình thôi”, một người nhận xét.
“Tôi nghi ngờ đó là quảng cáo của thương hiệu lẩu X. Một người bình thường không thể chịu được việc ăn lẩu thường xuyên như vậy trong 9 năm”, một độc giả khác chia sẻ ý kiến.
Cuộc đời của Re’Shae Green đã thay đổi chỉ trong chớp mắt khi cô đặt chân đến New York hồi đầu tháng 9. Từ Maryland, Green (29 tuổi) tới New York cùng với người bạn trai lâu năm Corey Fields.
Green kể, khi băng qua đường, cô tình cờ thấy một chiếc taxi với dòng chữ: "Will You Marry Me?" (tạm dịch: Em sẽ lấy anh chứ?). Đúng lúc đó, Corey cười rạng rỡ, lấy ra chiếc nhẫn và quỳ xuống, ngỏ lời cầu hôn.
"Mọi người xung quanh hò reo, vỗ tay và chúc mừng chúng tôi", Green vô cùng xúc động chia sẻ về khoảnh khắc choáng ngợp đó.
Chiếc xe đời 1978 được trang trí bằng hoa lụa và dòng chữ "Marry Me" lấp lánh, đang trở thành lựa chọn hàng đầu cho các màn cầu hôn tại New York.
Thay vì cách giấu nhẫn trong bánh như trước đây, các cặp đôi giờ đang tìm cách tạo ra những kỷ niệm độc đáo và khó quên.
Corey Fields (29 tuổi) là giáo viên dạy máy tính, ở gần Washington, DC. Anh tìm đến sự giúp đỡ của nhiếp ảnh gia Elena Komarova và công ty chuyên tổ chức sự kiện để chuẩn bị cho màn cầu hôn của mình.
Chandler Fowles, quản lý của công ty tổ chức sự kiện, chia sẻ rằng chiếc taxi cổ thu hút sự chú ý của các cặp đôi. "Cả người dân New York lẫn du khách đều tìm kiếm những điều mang tính biểu tượng. Chiếc taxi này đúng là 'tinh túy' của New York".
Từ lâu những chiếc taxi màu vàng đã trở thành dấu ấn đặc trưng của New York. Cầu hôn bên cạnh một chiếc xe màu vàng được nhiều cặp đôi lựa chọn như một cách ghi lại kỷ niệm với thành phố này.
Để chuẩn bị cho màn cầu hôn, các cặp đôi phải đặt trước khoảng 2 tuần. Giá để tổ chức màn cầu hôn với chiếc xe là 1.000 USD. Các cặp đôi được chụp ảnh đính hôn trong 45 phút và được tặng một chai sâm panh để ăn mừng.
Green ca ngợi màn cầu hôn này là sự khởi đầu hoàn hảo cho hành trình cuộc sống cùng với Corey Fields. "Đó chính là lời cầu hôn trong mơ của tôi, ở thành phố nơi mọi giấc mơ đều trở thành hiện thực", cô nói.
Từ những kiến thức khoa học đọc được do các chuyên gia, giáo sư đầu ngành trong lĩnh vực giáo dục học, thần kinh học như Montessori, Glenn Doman, Shichida... đúc kết, bà Thoa khẳng định, việc nuôi dạy trẻ nên bắt đầu càng sớm càng tốt, ngay từ khi trẻ còn trong bụng mẹ. Thời kỳ dưới 6 tuổi là thời điểm vàng để con phát triển não bộ và hình thành tư duy. Nếu cha mẹ bỏ qua thời điểm này là lỡ mất cơ hội quý giá nhất để nuôi dạy con.
Với gần 20 năm kinh nghiệm trong ngành sách và phát triển văn hóa đọc cộng đồng, bà Kim Thoa cho biết bán cầu não phải chứa đựng các năng lực siêu nhiên, vượt trội của con người. Nếu được kích hoạt đúng thời điểm, nó sẽ giúp trẻ phát huy các năng lực thuộc về thiên tài. Sau giai đoạn này, bán cầu não phải gần như đóng lại, nhường chỗ cho hoạt động của bán cầu não trái.
Sự khác biệt giữa não bộ của một người bình thường với một thiên tài nằm ở cách tác động, kích thích bằng ngôn ngữ, âm thanh, hình ảnh… từ bên ngoài vào bên trong thông qua 5 giác quan. Trong 5 giác quan đó, hoạt động đọc có liên quan trực tiếp tới 3 giác quan (thị giác, thính giác, xúc giác). Vì thế, theo bà Kim Thoa, việc cho trẻ đọc sách từ nhỏ là điều rất nên làm.
Một ví dụ điển hình về thói quen đọc sách mà bà Kim Thoa nhận thấy là người Do Thái. Dân tộc này chỉ chiếm 0,2% dân số thế giới nhưng lại sở hữu hơn 20% giải Nobel. Người Do Thái còn có ba nghi lễ đặc biệt liên quan đến sách: lễ hôn sách, lễ chôn sách và lễ trưởng thành khi trẻ 3 tuổi. Trong những ngày lễ đặc biệt đó, đều có sự xuất hiện của sách.
Từ ví dụ này, bà Kim Thoa cho rằng dạy trẻ đọc sách không chỉ giúp học ngôn ngữ và âm thanh mà còn kích thích các năng lực vượt trội trong bán cầu não phải. Đây là hoạt động cần thiết để phát triển trí tuệ và tạo nền tảng cho tư duy cho trẻ trong tương lai.
Theo bà Thoa, cha mẹ nên chủ động hình thành thói quen đọc sách cho trẻ từ giai đoạn ấu thơ. Điều này giúp trẻ phát triển niềm khao khát khám phá và tìm hiểu thế giới xung quanh khi lớn lên. Thói quen này được hình thành từ việc lặp đi lặp lại hành động từ nhỏ.