您的当前位置:首页 > Kinh doanh > Friedrich Froebel 正文

Friedrich Froebel

时间:2025-01-21 04:48:29 来源:网络整理 编辑:Kinh doanh

核心提示

Friedrich Froebel là một nhà giáo dục có ảnh hưởng lớn tới hệ thống giáo dục mầm non thế kỷ thứ 19 vxexe、、

Friedrich Froebel là một nhà giáo dục có ảnh hưởng lớn tới hệ thống giáo dục mầm non thế kỷ thứ 19 và cho tới tận ngày nay.

Friedrich Froebel (1782-1852)

Ông chưa từng thể hiện sự quan tâm đặc biệt nào với trường học,xe ngoại trừ môn toán. Mặc dù trải qua một thời thơ ấu khó khăn, song ông vẫn có một niềm tin mãnh liệt vào Ki-tô giáo và nuôi dưỡng tình yêu dành cho thiên nhiên. Đây là những yếu tố được cho là trung tâm trong tư tưởng của ông khi trở thành một nhà giáo dục.

Là một triết gia về giáo dục, ông nổi tiếng nhất với việc khai sinh ra khái niệm “trường mầm non”.

Sinh năm 1782 ở một ngôi làng thuộc Oberwebach, Thuringia, Đức, tuổi thơ của ông là một giai đoạn đầy khó khăn do mẹ ông mất sớm, bị cha bỏ rơi. Froebel được một người bác nhận nuôi.

Sau khi tốt nghiệp đại học, ông nhận được một công việc ở khoa lâm nghiệp, ĐH Bamberg. Sau đó, ông giảng dạy ở Frankfurt. Niềm tin mạnh mẽ vào tôn giáo đã đưa ông đến với giáo dục.

Để chuẩn bị cho việc giảng dạy ở Frankfurt, hiệu trưởng trường đã sắp xếp cho Froebel – lúc ấy mới 24 tuổi – một khóa học ngắn với Johann Henrich Pestalozzi ở Yverdon. Froebel tin rằng quan điểm của Pestalozzi trong việc tôn trọng phẩm chất của những đứa trẻ và sự sáng tạo của môi trường học an toàn về mặt cảm xúc là những yếu tố giáo dục vô cùng quan trọng mà ông muốn kết hợp vào việc giảng dạy của mình.

Ông cũng bị mê hoặc bởi những bài học về số học, hình thái và tên tuổi của Pestalozzi – những thứ đã trở thành nền tảng cho việc thiết kế các giáo cụ mầm non sau này.

Từ năm 1810-1812, Froebel học ngôn ngữ và khoa học ở ĐH Göttingen. Ông đặc biệt quan tâm tới địa chất và khoáng vật học. Từ năm 1812-1816, Froebel học về khoa học khoáng sản với giáo sư Christian Samuel Weiss (1780–1856) ở ĐH Berlin. Ông tin rằng, quá trình kết tinh – chuyển từ dạng đơn giản sang dạng phức tạp – phản ánh một quy luật phổ quát của vũ trụ, là thứ chi phối sự trưởng thành và phát triển của con người.

Năm 1816, Froebel thành lập Viện giáo dục toàn cầu Đức ở Griesheim. Ông chuyển Viện tới Keilhau vào năm 1817 – nơi mà nó hoạt động cho tới năm 1829. Năm 1831, Froebel thành lập một viện ở Wartensee, Thụy Sỹ, sau đó chuyển trường tới Willisau. Ông tiếp tục điều hành một trại trẻ mồ côi và một trường nội trú ở Burgdorf.

Sau đó, Froebel trở về Đức. Đến năm 1837, ông thành lập một trường học giáo dục sớm kiểu mới – một khu vườn của trẻ, hay còn gọi là trường mầm non (kindergarten) dành cho trẻ 3-4 tuổi.

Bằng việc sử dụng các trò chơi, bài hát, những câu chuyện và các hoạt động, trường mầm non này được thiết kế như một môi trường giáo dục mà ở đó trẻ em có thể phát triển theo một định hướng đúng đắn thông qua việc tự hoạt động. Định hướng đúng đắn ở đây có nghĩa là, trong sự phát triển của mình, trẻ sẽ tuân theo các luật lệ được thiết lập một cách tuyệt vời về sự phát triển của con người thông qua hoạt động của trẻ. Danh tiếng của Froebel với tư cách một nhà giáo dục mầm non ngày càng tăng lên và các trường mầm non ngày càng phổ biến trên khắp các bang của Đức.

Năm 1851, Karl von Raumer – Bộ trưởng Giáo dục Phổ - đã cáo buộc Froebel phá hoại các giá trị truyền thống bằng việc truyền bá chủ nghĩa vô thần và chủ nghĩa xã hội. Mặc dù Froebel phủ nhận những cáo buộc này, song von Raumer vẫn cấm các trường mầm non hoạt động ở Phổ.

Năm 1852, trong khi tranh cãi vẫn còn chưa tới hồi kết thì Froebel qua đời. Mặc dù các trường mầm non vẫn tồn tại ở nhiều bang của Đức, song chúng không được tái thành lập ở Phổ cho tới năm 1860. Đến cuối thế kỷ 19, các trường mầm non đã được thành lập ở khắp châu Âu và Bắc Mỹ.

Triết lý mầm non của Froebel

Những trường mầm non đầu tiên được thành lập ở Đức. Ảnh minh họa

Trong cuốn Education of Man (1826), Froebel đã nêu rõ những luận điểm duy tâm sau đây: (1) Mọi sự sống đều bắt nguồn từ Chúa và tồn tại cùng Chúa; (2) Con người có một bản chất tinh thần cố hữu, đó là động lực sống dẫn đến sự phát triển; (3) Tất cả chúng sinh và ý tưởng là những phần kết nối với nhau của một vũ trụ rộng lớn, được sắp đặt và có hệ thống.

Froebel khẳng định rằng mỗi đứa trẻ sinh ra đều có một bản chất tinh thần nội tại – một động lực sống luôn tìm cách để được thoát ra ngoài thông qua tự hoạt động. Ngoài ra, sự phát triển của trẻ tuân theo học thuyết về sự hình thành, mở ra thứ hiện hữu trong mỗi cá nhân. Trường mầm non là một môi trường giáo dục đặc biệt mà sự phát triển tự chủ này diễn ra. Những giáo cụ, hoạt động xã hội và văn hóa ở trường mầm non, đặc biệt là các hoạt động vui chơi, sẽ thúc đẩy quá trình tự thực hiện này.

Froebel tin rằng trường mầm non nên tập trung vào hoạt động vui chơi. Đây là quá trình mà ông tin rằng trẻ sẽ thể hiện những suy nghĩ, nhu cầu và mong muốn sâu thẳm của mình. Sự nhấn mạnh của Froebel vào hoạt động vui chơi đối nghịch với quan điểm truyền thống vẫn phổ biến trong suốt thế kỷ 19, cho rằng vui chơi – một hình thức của sự nhàn rỗi và lộn xộn – là một yếu tố không có giá trị trong cuộc sống của con người.

Với Froebel, vui chơi tạo điều kiện cho quá trình tóm lược văn hóa, sự bắt chước những hành động nghề nghiệp của người lớn và sự xã hội hóa của trẻ. Ông tin rằng, nhân loại, trong lịch sử của mình, đã trải qua những kỷ nguyên lớn của sự phát triển văn hóa. Theo thuyết tóm lược văn hóa của Froebel, mỗi cá nhân đều lặp lại kỷ nguyên văn hóa chung trong quá trình phát triển của mình.

Qua hoạt động vui chơi, trẻ giao tiếp và bắt chước các hoạt động kinh tế và xã hội của người lớn, từ đó trẻ sẽ được dẫn dắt từ từ vào một thế giới rộng lớn hơn. Trường mầm non cung cấp môi trường khuyến khích trẻ tương tác với những đứa trẻ khác dưới sự hướng dẫn của một giáo viên đầy tình yêu thương.

Sự phổ biến của trường mầm non

Các trường mầm non hiện đại ngày nay vẫn còn đề cao và áp dụng những triết lý giáo dục của Froebel

Các trường mầm non mọc lên ở châu Âu và Bắc Mỹ. Ở Vương quốc Anh, Bertha Ronge – một học trò của Froebel đã thành lập một vài trường mầm non. Ở Mỹ, dân nhập cư từ Đức giới thiệu khái niệm trường mầm non. Ở Watertown, Wisconsin, Margarethe Meyer Schurz lập nên một trường mầm non dành cho trẻ em nói tiếng Đức vào năm 1856. Ở New York, Matilda H. Kriege giới thiệu và bán các giáo cụ mầm non được nhập khẩu từ Đức.

Năm 1873, tổng đốc khu trường học William Torrey Harris đã đưa trường mầm non vào hệ thống trường công lập của St. Louis, Missouri.

Cho tới đầu thế kỷ thứ 21, các giáo viên mầm non vẫn đang tiếp tục đề cao quan điểm của Froebel. Mục tiêu đầu ra quan trọng đối với trẻ mầm non là tinh thần sẵn sàng học hỏi tri thức – thứ sẽ đến sau đó trong sự nghiệp giáo dục của đứa trẻ đó.

Nguyễn Thảo(dịch)

Aristotle, trụ cột của văn minh Hy Lạp cần phải biết

Aristotle, trụ cột của văn minh Hy Lạp cần phải biết

Cùng với hai tiền bối là Socrates và Plato, nhà triết học Aristotle là một trong ba trụ cột của văn minh Hy Lạp cổ đại, là những người đặt nền móng cho triết học phương Tây.