Ngày 9/3, Cơ quan CSĐT Công an huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) cho biết vừa ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối tượng Moong Thị May Khăm (SN 1989, trú bản Huồi Thợ, xã Hữu Kiệm, huyện Kỳ Sơn) về hành vi ''Mua bán người trái phép''.
![]() |
Đối tượng Moong Thị May Khăm tại cơ quan điều tra |
Trước đó, ngày 3/3, Công an huyện Kỳ Sơn nhận được tin báo của chị Moong Thị Ly (SN 1996, trú tại bản Huồi Thum, xã Na Ngoi, Kỳ Sơn) về việc bị Moong Thị May Khăm lừa sang Trung Quốc để bán lấy tiền.
Công an huyện Kỳ Sơn xác minh, triệu tập đối tượng liên quan đấu tranh làm rõ sự việc. Tại cơ quan điều tra, Khăm khai nhận toàn bộ hành vi phạm tội, từ tháng 8/2013 đến nay đã thực hiện trót lọt 4 vụ mua bán người ra nước ngoài.
Vụ việc đầu tiên vào khoảng 8/2013, Moong Thị May Khăm từ Trung Quốc trở về thăm gia đình tại bản Huồi Thợ, xã Hữu Kiệm (Kỳ Sơn) thì gặp chị Moong Thị Ly (SN 1996, trú tại bản Huồi Thum, xã Na Ngoi, Kỳ Sơn).
Khăm hỏi chị Ly có muốn đi lấy chồng Trung Quốc không, nếu đồng ý đi thì Khăm sẽ lo cho cuộc sống sung sướng. Ly có hỏi lại Khăm, nếu đi lấy chồng Trung Quốc thì chị sẽ trả bao nhiêu tiền. May Khăm trả lời, sẽ trả với số tiền là 40 triệu đồng và được Ly đồng ý.
Không lâu sau, Khăm đưa chị Ly đi sang Trung Quốc, ở nhà chồng May Khăm được 3 ngày thì Khăm đưa người đàn ông Trung Quốc đến xem, bán chị Ly với 4 vạn nhân dân tệ.
Với chiêu trò trên, khoảng tháng 7/2014, Khăm đã bán chị Moong Thị Tích (SN 1990, trú tại bản Huồi Thợ, xã Hữu Kiệm, huyện Kỳ Sơn) với số tiền 40 triệu đồng.
Sau khi bán tiếp chị Tích, Khăm nhận tiền của một người Trung Quốc 6,5 vạn nhân dân tệ, sau đó cho gia đình chị Tích 80 triệu đồng.
Nhận thấy việc kiếm tiền từ bán người dễ dàng, tháng 8/2014, Khăm tiếp tục về quê tìm người cùng với chiêu trò lấy chồng Trung Quốc. Khăm tiếp tục đưa chị Moong Thị Giang (trú bản Huồi Thợ, Hữu Kiệm, huyện Kỳ Sơn) cho một người đàn ông Trung Quốc với giá 3 vạn nhân dân tệ.
Khăm cầm số tiền 2,5 vạn nhân dân tệ, còn 5.000 nhân dân tệ thì Khăm đưa cho một người ở Trung Quốc tiền môi giới.
Sau khoảng 15 ngày, Khăm về Việt Nam và đưa cho bố mẹ chị Giang 30 triệu đồng rồi quay về Trung Quốc.
Tiếp đó, khoảng tháng 8/2014, khi Khăm đang ở nhà chồng bên Trung Quốc thì có chị tên là Niệm (quê ở huyện Tương Dương) cũng lấy chồng ở Trung Quốc.
Niệm nói với Khăm mới đưa 1 em ở Việt Nam sang, nhờ Khăm tìm mối để bán, nếu bán được sẽ trả cho 5.000 nhân dân tệ.
Sau khi tìm được mối và bán nạn nhân, Khăm được Niệm đưa cho 5.000 nhân dân tệ tiền công.
Đầu năm 2016, May Khăm bỏ chồng Trung Quốc về Việt Nam lấy chồng khác, sinh sống tại xã Hữu Kiệm (huyện Kỳ Sơn) cho đến khi bị bắt.
Sáng ngày 13/1, Nga hẹn gặp Dương tại một nhà nghỉ ở thị trấnĐắk Mâm để giao số tiền 5 triệu đồng (trước đó đã đưa 15 triệu) thì bị lực lượngcông an ập vào bắt quả tang.
" alt=""/>Tin mới: Lấy chồng 'ngoại' bất thành quay ra buôn ngườiHai nghiên cứu khoa học đăng tải trên tạp chí Scientific Reports thuộc hệ thống Nature đã chứng minh, sử dụng bào tử lợi khuẩn Bacillus có tác dụng làm giảm nhanh hơn các triệu chứng của bệnh viêm đường hô hấp cấp tính, trong đó có RSV và cúm. Trong thời gian điều trị, bào tử lợi khuẩn được chứng minh an toàn, không ghi nhận trường hợp bệnh nhân nào trong các nhóm đối chứng có sự thay đổi bất thường.
Các nghiên cứu cho thấy, cơ chế tương tác giữa bào tử lợi khuẩn Bacillus với virus và hệ thống miễn dịch niêm mạc mũi dựa trên liên kết không đặc hiệu. Bacillus bám dính và cạnh tranh chỗ bám trên niêm mạc mũi họng với vi khuẩn, virus, đồng thời bất hoạt virus và vi khuẩn.
Ngoài ra, bào tử Bacillus còn tăng cường miễn dịch bằng cách sản sinh IgA và giảm cytokine gây viêm ở đường mũi, từ đó giảm nhanh triệu chứng viêm đường hô hấp cấp. Đặc biệt, khi xịt, nhỏ LiveSpo Navax trực tiếp vào mũi còn có khả năng giảm đồng thời lượng virus cúm và nồng độ vi khuẩn đồng nhiễm, hỗ trợ tăng hiệu quả của liệu pháp điều trị, bảo vệ hệ hô hấp cho trẻ toàn diện hơn.
LiveSpo Navax dành cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, là dung dịch nước muối sinh lý (NaCl 0.9%) chứa 24 tỷ bào tử lợi khuẩn Bacillus subtilis và B. clausii trong mỗi hộp 10 ống. Sản phẩm ứng dụng công nghệ tiền hoạt hóa và tinh chế bào tử lợi khuẩn từ LiveSpo Pharma, thuộc thế hệ men vi sinh thứ 6 - thế hệ tiên tiến hiện nay.
Ngày càng nhiều cuộc thi trực tuyến mà kết quả dựa vào số lượng bình chọn và chia sẻ của người dùng Facebook. Nhiều kẻ lừa đảo cũng đã lợi dụng điều này để tạo ra các trang web bình chọn trực tuyến giả mạo nhằm lấy cắp tài khoản Facebook.
Theo phản ánh của nhiều độc giả Dân trívà nhiều người dùng mạng xã hội Facebook, thời gian gần đây họ nhận được lời đề nghị từ bạn bè và người thân, nhờ tham gia bình chọn cho những cuộc thi trực tuyến, chủ yếu là các cuộc thi ảnh hoặc các tác phẩm nghệ thuật trên mạng xã hội, kèm theo một đường link trang web.
Nhiều người nhận được lời đề nghị bình chọn cho cuộc thi ảnh trực tuyến (Ảnh chụp màn hình).
Tuy nhiên, đây là trang web giả mạo cuộc thi do tin tặc lập ra nhằm chiếm đoạt tài khoản Facebook của người dùng.
Khi truy cập vào trang web này, người dùng sẽ được yêu cầu đăng nhập vào tài khoản Facebook để có thể tham gia bình chọn cuộc thi. Nhiều người nhẹ dạ cả tin đã lập tức đăng nhập vào tài khoản Facebook mà không nghi ngờ gì. Tuy nhiên, ngay cả khi nhập đúng thông tin đăng nhập (tên tài khoản và mật khẩu), người dùng vẫn không thể đăng nhập được vào trang web.
Trang web yêu cầu đăng nhập vào tài khoản Facebook để bình chọn (Ảnh chụp màn hình).
Nhiều người tưởng rằng mình đã điền không đúng thông tin đăng nhập tài khoản Facebook nên sẽ nhấn vào tùy chọn "Quên mật khẩu" trên trang web. Tại bước này, trang web bình chọn sẽ yêu cầu người dùng điền địa chỉ email hoặc số điện thoại đã dùng để đăng ký tài khoản Facebook, đồng thời yêu cầu nhập mã OTP để xác nhận việc xin cấp lại mật khẩu.
Dựa vào những thông tin do người dùng cung cấp, tin tặc sẽ lập tức chiếm đoạt tài khoản của họ. Với chiêu trò này, tin tặc có thể chiếm đoạt tài khoản Facebook của người dùng ngay cả khi họ đã sử dụng tính năng bảo mật 2 lớp.
Các tài khoản bị chiếm đoạt này sau đó sẽ bị tin tặc sử dụng để tiếp tục phát tán trang web giả mạo để chiếm đoạt thêm nhiều tài khoản Facebook khác. Không dừng lại ở đó, kẻ xấu còn sử dụng các tài khoản Facebook bị chiếm đoạt để lừa đảo như mượn tiền, nhờ nạp thẻ điện thoại, hoặc thậm chí khai thác thông tin cá nhân của người dùng để tống tiền…
Để tăng uy tín cho các trang web bình chọn giả mạo này, tin tặc sẽ lợi dụng tên của các doanh nghiệp, thương hiệu lớn… để đưa vào danh sách các nhà tài trợ. Tuy nhiên, trang web bình chọn lại sử dụng tên miền miễn phí, không cung cấp thông tin số điện thoại hay địa chỉ liên lạc của ban tổ chức…
Trang web sử dụng tên miền được cung cấp bởi Weebly, một dịch vụ cung cấp tên miền miễn phí (Ảnh chụp màn hình).
Trong trường hợp bạn chỉ mới truy cập vào trang web được tin tặc gửi đến và chưa sử dụng tài khoản Facebook để đăng nhập vào trang web đó, thì tài khoản của bạn vẫn được an toàn.
Do vậy, bạn cần phải quan sát kỹ nội dung trang web trước khi quyết định khai báo bất kỳ thông tin cá nhân hoặc thông tin đăng nhập các tài khoản trực tuyến, tránh trở thành nạn nhân của tin tặc.
Trong trường hợp bạn đã sử dụng tài khoản Facebook để đăng nhập vào các trang web lừa đảo, thì ngay lập tức phải thay đổi mật khẩu để đề phòng tài khoản bị tin tặc chiếm đoạt.
Trên thực tế, hình thức lừa đảo để chiếm đoạt tài khoản Facebook thông qua các trang web bình chọn trực tuyến đã xuất hiện từ cách đây rất lâu, nhưng thời gian gần đây bắt đầu "nở rộ" trở lại, khiến nhiều người tại Việt Nam vẫn mắc bẫy.
Nguyên do dẫn đến điều này một phần vì sự mất cảnh giác, nhẹ dạ cả tin của người dùng Internet tại Việt Nam, một phần vì nhiều người cả nể khi nhận được lời đề nghị nhờ giúp từ bạn bè và người thân nên không thể từ chối.
Một trang web lừa người dùng đăng nhập vào tài khoản Facebook để xem nội dung gợi sự tò mò, nhưng thực chất nhằm lấy cắp tài khoản của họ (Ảnh chụp màn hình).
Ngoài ra, trong quá trình sử dụng Facebook, bạn luôn phải cảnh giác với những bài viết có nội dung hấp dẫn, gợi sự tò mò. Đặc biệt những trang web yêu cầu người dùng phải đăng nhập vào tài khoản Facebook hoặc Google mới có thể tiếp tục xem nội dung thì bạn nên lập tức bỏ qua, bởi nhiều khả năng đây là các trang web lừa đảo để chiếm đoạt tài khoản trực tuyến của người dùng.
" alt=""/>Cảnh báo chiêu lừa chiếm tài khoản Facebook nhiều người mắc tại Việt Nam