Galaxy Fold là chiếc smartphone màn hình gập rất thú vị nhưng Samsung đã liên tục phải trì hoãn phát hành vì những vấn đề phát sinh do lỗi thiết kế.
" alt=""/>Công nghệ thứ 7: Smartphone cao cấp của Huawei gặp họa, mã độc ẩn trong ứng dụng TQBài chia sẻ của Duy Mạnh về sở thích thưởng thức món ăn Đà Nẵng, nhất là tại nhà hàng Ẩm Thực Trần ở số 11, đường Nguyễn Văn Linh |
Mới đây, bài đăng trên trang facebook cá nhân của “chàng cầu thủ trẻ xuất sắc nhất V.League 2015” Duy Mạnh về nỗi nhớ ẩm thực Đà Nẵng đã khiến cộng đồng mạng và fan thích thú. Những chia sẻ này cho thấy hotboy làng bóng Duy Mạnh thu hút fan không chỉ bởi sự dũng mãnh trên sân cỏ, mà còn bởi sự dễ thương, thân thiện, gần gũi trong cuộc sống đời thường. Anh cũng thích thưởng thức những món ngon và chia sẻ với các fan của mình.
Nhiều fan của anh thích thú like, chia sẻ và comment về chia sẻ đáng yêu này |
Có lẽ vì thế mà Duy Mạnh liên tục được cộng đồng mạng yêu mến. Fan thích thú và liên tục thả like, comment về bài chia sẻ dễ thương của chàng trung vệ của CLB Hà Nội.
Trong bài đăng của mình, Duy Mạnh chia sẻ: “Yeah... Việt Nam sắp công bố hết dịch rồi! Book vé ra Đà Nẵng ngay để tắm biển và ăn hết cái thực đơn của Ẩm thực Trần thôi! Nhớ lắm rồi!”
Duy Mạnh trong một lần đến với Ẩm Thực Trần |
Thắc mắc về nhà hàng này, cộng đồng mạng đã truy tìm chia sẻ của Duy Mạnh về những dịp đến Ẩm Thực Trần trước đây.
Hồi tháng 12/2019, Duy Mạnh cũng đã từng có bài chia sẻ khi có dịp đến thưởng thức món ngon tại nơi đây. Anh cho biết: “Mạnh vừa mới được thưởng thức món ăn này tại Đà Nẵng, quá ngon cả nhà ạ. Nếu có dịp đến Đà Nẵng nhớ đến quán Ẩm Thực Trần để thưởng thức và cảm nhận nhé!”
Bài đăng của Duy Mạnh về dịp đến Ấm Thực Trần hồi tháng 12 cũng được fan thích thú tìm kiếm và chia sẻ. |
Anh cũng không ngần ngại dí dỏm kêu gọi giảm giá cho fan của mình. Duy Mạnh càng ghi điểm trong mắt fan bởi sự quan tâm đáng yêu này.
Được biết, ẩm Thực Trần có cả hệ thống nhà hàng, không chỉ ở Đà Nẵng, mà còn có cơ sở tại Hội An. Nơi đây chuyên các món đặc sản như mỳ Quảng, bún mắm thịt quay, bánh tráng đập dân dã cho đến bánh bèo… đậm hương vị miền Trung.
Duy Mạnh thưởng thức hai món đặc sản bánh tráng cuốn thịt heo và món bún bò trứ danh của Ẩm thực Trần |
Ngoài những món đặc sản miền Trung, nhà hàng Ẩm Thực Trần còn không ngừng nghiên cứu và cho ra đời những món ăn đặc trưng được chế biến từ thịt bò như bún bò, lẩu bò nước cốt 100% nguyên chất từ nước hầm thịt heo cùng xương bò không bỏ bột ngọt… Có lẽ vì thế nên chàng trung vệ Duy Mạnh dù mới chỉ đến một lần nhưng thực sự khó quên hương vị nơi đây.
Hà Phương
" alt=""/>Duy Mạnh nhớ thương món ngon Đà NẵngĐó là quan điểm của độc giả Phạm Báchủng hộ đề xuất đánh thuế mua bán nhà đất theo thời gian sở hữu. Hiện tại, chính sách thuế thu nhập cá nhân tại Việt Nam không phân biệt theo thời gian nắm giữ bất động sản của người chuyển nhượng. Thu nhập chịu thuế từ mua bán nhà, đất được xác định là giá chuyển nhượng từng lần, với thuế suất 2%. Bộ Tài chính đề xuất có thể thực hiện thu thuế thu nhập cá nhân từ chuyển nhượng nhà đất theo thời gian nắm giữ giống như một số quốc gia.
>> 'Bàn đạp ba bước trước khi đánh thuế bất động sản thứ hai'
Đồng tình với giải pháp này, bạn đọc Dat.phamlenhận định: "Thuế này phải đánh từ lâu rồi mới đúng. Đừng sợ ảnh hưởng thị trường bất động sản hay sản xuất nào đó. Có ảnh hưởng chút khi mới bắt đầu áp dụng nhưng sau đó sẽ cân bằng. Xã hội sẽ vận động chuyển mình với những ngành kinh tế khác chứ không phải không muốn làm gì, suốt ngày đầu cơ, lướt sóng làm xã hội phát triển không ổn định".
Lấy dẫn chứng từ kinh nghiệm của nước ngoài, độc giả Lgdntienbình luận: "Việc đánh thuế này rất hợp lý. Bên New Zealand, giao dịch nhà đất năm đầu tiên bị đánh thuế 35%, từ một đến ba năm thuế 20%, từ ba đến năm năm thuế 10%, từ năm đến 10 năm thuế 5%, và trên 10 năm thuế 2%. Như vậy, chúng ta sẽ chặn hết được những người đầu cơ và lướt sóng - nguyên nhân chính làm tăng giá ảo. Chứ sở hữu nhiều bất động sản là nhu cầu, không nên đánh thuế bất động sản thứ hai, vì nó đánh mạnh vào túi tiền của người ở trọ, những người nghèo".
" alt=""/>Người vay mua đất lo 'chết cứng' vì đánh thuế theo thời gian sở hữuTheo ghi nhận của PV VietNamNet, thị trường xe máy cũ tại Hà Nội lâm vào cảnh ế ẩm chưa từng thấy, ngay cả khi đã hết tháng Ngâu.
Tại chợ xe máy cũ lớn bậc nhất Hà Nội nằm trên phố Chùa Hà (quận Cầu Giấy), lượng xe cần bán thì nhiều, còn người mua chỉ lưa thưa.
Anh Tuấn H. - chủ một cửa hàng xe máy cũ khá lớn tại đây cho biết, trước đây, trung bình mỗi tháng cửa hàng của anh bán được 10-15 chiếc, có đợt cao điểm còn có thể bán được 25-30 chiếc. Tuy nhiên trong cả tháng Ngâu vừa qua anh chỉ bán ra được đúng 2 chiếc.
Theo anh H., tâm lý kiêng kỵ trong tháng Ngâu chỉ là một phần nhỏ, quan trọng nhất là nhu cầu của người mua xe là không cao. Ngay cả khi kết thúc tháng 7 âm lịch nhưng lượng người đến xem hoặc gọi điện hỏi xe cũng không cải thiện là bao.
Ngoài ra, anh H. cho rằng, người mua xe cũ ngại làm thủ tục về biển số định danh theo quy định có hiệu lực từ 15/8.
“Xe cũ bây giờ khi bán phải thu hồi biển số, rồi lại mất thời gian đăng ký lại, ít nhất mất vài tuần. Chưa kể đa số xe máy cũ đã qua nhiều đời chủ, rất khó tìm lại chủ cũ để giải quyết giấy tờ thủ tục. Trong khi trước đây chỉ cần giấy tờ mua bán là xong", anh H. chia sẻ.
Cũng là chủ một cửa hàng kinh doanh xe máy cũ trên phố Chùa Hà, chị Minh T. cho biết, hiện trong kho của cửa hàng có khoảng 80 chiếc xe, giá rao bán từ gần 10 triệu đến hơn 40 triệu, nhưng trong đó có đến 70 chiếc không xác định được chủ cũ.
Theo chị T., với những xe không chính chủ mà qua nhiều đời chủ thì rất khó thực hiện sang tên cho chủ mới, bởi họ phải làm cam kết, không tranh chấp tài sản, không phải xe ăn trộm ăn cắp rồi còn phải nộp phạt nữa... Đủ quy trình cũng phải sau 30 ngày mới hoàn thiện. Tâm lý của người đi mua xe cũ là muốn nhanh gọn, trả tiền giao xe ngay, thế nên họ thấy e ngại với các thủ tục này.
Khách mua xe 'ngại' biển số định danh
Hoàn cảnh như của chị T., anh H. tại Chùa Hà không phải hy hữu mà hầu hết các cửa hàng, người kinh doanh xe máy cũ đều rơi vào tình trạng ế ẩm này, chưa biết bao giờ mới được cải thiện.
Theo nhiều chủ cửa hàng kinh doanh xe máy cũ, ngoài việc thất thu do giá xe giảm kịch sàn, thậm chí phải bán lỗ thì chủ các cửa hàng cũng tốn khoản tiền lớn để chi trả các loại phí như thuế phí, tiền thuê cửa hàng, bến bãi gửi xe,… do hàng lưu không bán được.
Về phía người mua, nhiều khách hàng có nhu cầu mua xe máy cũ cho biết, họ ngại mua những chiếc xe cũ đã qua nhiều đời chủ tại các chợ xe.
Với xe máy, giá trị không lớn, người dân trước đây có thói quen mua bán trao tay mà ít người đăng ký lại chính chủ. Thế nên, việc tìm được chủ cũ với nhiều chiếc xe chẳng khác nào "mò kim đáy bể".
Anh Hoàng Minh Long (Nam Từ Liêm, Hà Nội) tìm đến cửa hàng xe máy cũ với mong muốn mua cho con trai mới vào đại học một chiếc xe tay ga tầm giá khoảng hơn 20 triệu đồng.
Anh khá "kết" một chiếc Honda AirBlade mang biển số Hà Nội, có giấy tờ đầy đủ, nhưng lại không xác định được chủ cũ ở đâu. Nghĩ đến cảnh đi làm thủ tục thu hồi biển, rồi chờ đợi nhiều ngày để được cấp biển số mới, hai bố con anh Long đã phải tính toán lại.
"Xe thì cháu đang cần ngay để đi học mà phải chờ đợi rất mất thời gian, thế nên tôi đã bàn lại với cháu là với số tiền này nên mua một chiếc xe số mới để đi, vừa yên tâm về chất lượng vì là xe mới, lại mang đi đăng ký được luôn. Sau 4 năm học đại học rồi đổi xe sau cũng chưa muộn", anh Long chia sẻ.
Còn anh Vũ Văn Lâm (Hoài Đức, Hà Nội) tìm mua và chấp nhận "xuống tiền" một chiếc Honda Super Dream (Dream Việt) với giá 9 triệu đồng, nhưng lại không có ý định sang tên đổi chủ và đăng ký lại.
"Thấy trên mạng có cửa hàng rao bán với giá khá rẻ, lại đầy đủ giấy tờ nên anh tìm đến xem rồi mua luôn. Chiếc xe có mấy triệu nên chẳng cần sang tên lấy biển làm gì cho tốn kém, tôi cũng chỉ mua để lấy phương tiện đi lại, ship hàng thôi mà", thanh niên 29 tuổi này nói.
Từ 15/8, biển số ô tô, xe máy đã được cấp và quản lý theo mã định danh của chủ xe, còn gọi là biển số định danh, theo Thông tư 24/2023/TT-BCA của Bộ Công an.
Theo đó, mỗi một phương tiện xe sẽ có một biển số đi theo người được gọi là "biển số định danh". Với biển xe 5 số sẽ mặc định biển số định danh sẽ gắn với người đứng tên trên đăng ký; các biển xe 3 số hoặc 4 số không được định danh nhưng vẫn phải thu hồi khi chuyển nhượng.
Nếu mua ô tô, xe máy không chính chủ, người dân phải đến cơ quan quản lý hồ sơ xe đó để làm thủ tục thu hồi và đăng ký sang tên mình. Trường hợp cơ quan quản lý hồ sơ đồng thời là nơi đăng ký xe trước đây sẽ không phải làm thủ tục thu hồi.
Người sở hữu phải nộp giấy khai đăng ký xe, trong đó ghi rõ quá trình mua bán và cam kết chịu trách nhiệm trước pháp luật về nguồn gốc xe; nộp thêm chứng từ chuyển quyền sở hữu của chủ xe và người bán cuối cùng (nếu có), nộp lệ phí trước bạ.
Trường hợp người dùng có chứng từ chuyển quyền sở hữu xe của chủ xe và của người bán cuối cùng, trong hai ngày làm việc, cơ quan đăng ký xe ra quyết định xử phạt về hành vi không làm thủ tục thu hồi. Xử phạt xong, cơ quan công an sẽ đăng ký sang tên theo quy định.
Hoàng Hiệp
Bạn có góc nhìn (hoặc có trải nghiệm) nào về vấn đề trên? Hãy để lại bình luận bên dưới hoặc chia sẻ bài viết về Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Ô tô cũ ế ẩm, dân buôn lao đao tháng cô hồn, khách ngại chuyển biển số định danhTháng 7 âm lịch (tháng Ngâu hay còn gọi là tháng cô hồn) khiến dân buôn ô tô cũ lâm vào cảnh ế ẩm chưa từng thấy, chỉ biết "uống nước cầm hơi"." alt=""/>Xe máy cũ ế ẩm chưa từng thấy, dân buôn lo phá sản