
Cụ ông 80 tuổi là khách quen của tuyến xe buýt chị Ánh từng làm phụ xe. Mỗi khi có cô gái trẻ, mặc váy, ông thường di chuyển ra đứng cạnh, rồi bất ngờ cho tay vào vùng nhạy cảm của mình khiến họ tái mặt, hét toáng lên.Cô gái bí ẩn và chiếc hộp bỏ quên khiến phụ xe buýt ngỡ ngàng
Nhận diện hành động bệnh hoạn của những gã dê xồm trên xe buýt
Lạ lùng trồng rau trong… xe buýt
Những bóng hồng 'thép' trên xe buýt ở Thủ đô
LTS: Lâu nay, nghề phụ xe vẫn thường được dành cho giới mày râu. Tuy nhiên vài năm trở lại đây, trên các tuyến xe buýt của Thủ đô Hà Nội xuất hiện nhiều "bóng hồng" làm phụ xe. VietNamNet đã gặp gỡ những người phụ nữ đó, để lắng nghe họ chia sẻ nỗi niềm ưu tư về công việc này.
Xe buýt là phương tiện giao thông quen thuộc với người dân đang sinh sống ở Hà Nội. Mỗi ngày có hàng trăm lượt khách lên, xuống xe.
Để đảm bảo hành trình thông suốt, an toàn, bên cạnh những tài xế còn có đội ngũ phụ xe cần mẫn làm việc từ sáng sớm đến khi thành phố lên đèn.
 |
Vào giờ cao điểm, các tuyến xe buýt luôn chật kín người |
Gắn bó với nghề phụ xe buýt hơn 6 năm, chị Lê Thị Ngọc Ánh (SN 1986 - phụ xe buýt số 106, xí nghiệp xe buýt Thăng Long, Tổng công ty vận tải Hà Nội) có nhiều kỷ niệm đáng nhớ.
Chị cho biết, hiện tại xí nghiệp có khoảng 7 phụ xe là nữ, trong đó có cả những cô gái trẻ, chưa lập gia đình.
"Thời điểm tôi mới đi làm, xí nghiệp có gần 20 phụ nữ làm phụ xe nhưng lâu dần, công việc vất vả quá, nhiều người nghỉ việc. Đến bây giờ chỉ còn lại vài người", chị Ánh nhớ lại.
Theo chị chia sẻ, trong mắt nhiều người, phụ xe buýt là công việc đơn giản, chỉ bán vé, kiểm soát vé và điều phối vị trí cho người già, trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai, nhắc khách đứng tránh xa cửa khi đến điểm dừng đỗ, tránh tai nạn đáng tiếc…
Thế nhưng việc kiểm soát đó vất vả vô cùng. Nhất là vào những khung giờ cao điểm, ngày lễ, Tết... lượng người lên xe rất đông đúc. Chỉ cần sơ sẩy là khó phát hiện được ai trốn vé, ai dùng vé cũ, vé giả.
Bên cạnh đó, ở vị trí phụ xe, chị thường xuyên tiếp xúc với nhiều đối tượng khách hàng khác nhau. Nếu không ứng xử khéo léo, làm phật ý, họ sẵn sàng khiếu nại lên công ty. Khi ấy phụ xe phải mất thời gian giải trình, báo cáo, thậm chí còn bị phạt, trừ lương.
"Đối tượng khách đi xe chủ yếu là các cụ già về hưu, người dân ở nông thôn và sinh viên, học sinh... Nhiều người ở quê ra, lần đầu đi xe buýt, thấy vé có 7 nghìn đồng thì tỏ ra rất ngạc nhiên, không nghĩ vé lại rẻ như thế. Có người còn cho rằng lên xe buýt sẽ được phục vụ như xe khách chất lượng cao", chị Ánh mỉm cười khi nhắc đến những câu chuyện vui trong nghề.
 |
Chị Ánh trong giờ làm việc |
Chị kể: "Mùa hè cách đây 2 năm, một cặp vợ chồng khoảng 50 tuổi, tay xách hai ba lô quần áo lên xe. Hai bác rất chân chất, mặc bộ quần áo đã sờn chỉ.
Xe đi được một đoạn, bác gái quay sang bảo tôi: "Cô chưa phục vụ nước uống và khăn lạnh cho chúng tôi à?". Nói xong, bác giục liên hồi rồi than thở, tỏ vẻ khó chịu, trách nhân viên phụ xe chậm chạp, làm ăn tắc trách.
Sau khi được tôi và mọi người giải thích, xe buýt không phục vụ như vậy, người phụ nữ đó mới thôi cằn nhằn.
Khi xe đến gần điểm cần xuống, vị khách đó còn muốn mượn nhà xe gương soi và lược chải đầu... Những trường hợp đó không nhiều nhưng nếu mình không nhẹ nhàng giải thích, sẽ khiến họ phật ý".
Nữ phụ xe sinh năm 1986 cho biết thêm, làm nghề này hay phải đi sớm về khuya, áp lực đến từ nhiều phía như giờ giấc, khách hàng... nếu không tâm huyết, chắc chắn họ sẽ khó bám trụ.
Chị cho hay, trước khi xe lăn bánh, bao giờ mình và các đồng nghiệp đều tâm niệm một điều, đó là sự an toàn cho hành khách phải đặt lên hàng đầu.
Tuy nhiên một bộ phận khách hành thường bất hợp tác, gây gổ, không tuân theo sự điều phối của nhân viên xe buýt. Có những việc chỉ đơn giản là nhắc nhở khách nhường ghế nhưng phụ xe lại lãnh đủ.
Như lần chị bị nam thanh niên buông lời chợ búa, mạt sát ngay trên xe, chỉ vì yêu cầu nhường ghế cho người phụ nữ mang bầu.
Hôm đó, vào giờ tan tầm, xe gần như chật kín. Khi xe di chuyển qua khu vực ùn tắc, đến điểm dừng đỗ, một phụ nữ mang bầu khoảng 5, 6 tháng ì ạch bước lên xe.
Theo phản xạ và nguyên tắc nghề nghiệp, chị Ánh ra đỡ bà bầu đó vào khu vực ghế ngồi. Phải rất khó khăn, hai người mới lách được qua đám đông hành khách.
Chị nhìn quanh, không còn ghế nào trống, chủ yếu là các cụ cao tuổi và người khuyết tật. Thấy vị trí gần xe tài xế có nam thanh niên ăn mặc sành điệu, tóc nhuộm vàng, đeo tai nghe, nhắm nghiền mắt.
Nhân viên xe buýt vỗ vai, lay thanh niên đó dậy, nhắc nhở anh tạm thời nhường ghế. Không ngờ thanh niên này mở mắt ra nhìn chị đầy tức giận rồi tiếp tục ngủ, không thèm đáp lời.
Trước hành động đó, chị nhẫn nại gọi lần nữa, nhẹ nhàng phân tích quy định nhường ghế cho các đối tượng ưu tiên và hứa sẽ bố trí chỗ ngồi khác cho anh.
Lúc này, thanh niên bỗng đứng bật dậy quát nạt, quát mắng chị Ánh bằng lời lẽ tục tĩu. Anh ta nói mình đang mệt, chân đau nên không muốn nhường.
Mọi người xung quanh thấy vậy cũng bất bình, lên tiếng, chê trách cậu thanh niên ý thức kém. Bị chỉ trích, cậu ta hậm hực đứng dậy. Trước khi xuống xe, nam thanh niên còn chỉ tay vào nữ phụ xe, dọa nạt, sẽ cho chị ăn đòn.
"Phụ xe cũng chỉ làm đúng chức năng, nhiệm vụ của mình. Vì vậy chúng tôi rất mong nhận được sự chia sẻ và phối hợp tốt từ phía khách hàng để lộ trình di chuyển được an toàn, đảm bảo môi trường xe buýt văn minh, lành mạnh.
Tuy nhiên cách ứng xử như vậy của khách hàng khiến tôi cảm thấy mình bị coi thường, tổn thương", chị Ánh chua chát nói. Ngoài ra, nữ phụ xe này cho hay, chị nhiều lần phải đứng ra "giải cứu" cho phái yếu khi họ chẳng may gặp phải đối tượng biến thái, bệnh hoạn trên xe.
Trước khi chuyển sang tuyến buýt số 106, chị có thời gian dài làm trên tuyến 39, thường xuyên có rất đông sinh viên đi.
Tuyến này còn có vị khách quen là cụ ông khoảng 80 tuổi, tóc bạc phơ, tay chống gậy. Đều đặn ngày nào ông cũng lên xe, đi hết một vòng thành phố.
"Ban đầu, tôi cho rằng ông buồn chán nên đi như vậy để ra ngoài giao lưu, tiếp xúc với mọi người cho đầu óc thư giãn.
Nhưng sau đó, tôi phát hiện, ông hay nhìn lén những cô gái trẻ một cách khác lạ. Đặc biệt, thấy đối tượng phụ nữ mặc váy đầm hoặc quần đùi ngắn là người đàn ông đó ra đứng cạnh. Dù tôi nhẹ nhàng mời ra ghế ngồi nhưng ông từ chối, nói mình thích đứng cho khỏe chân.
Nếu xe toàn nam thanh niên là cụ nằng nặc đòi chỗ ngồi nhưng hễ có sinh viên, học sinh nữ là cụ ông lập tức đứng dậy, tiến lại gần, rồi thản nhiên cho tay vào vùng nhạy cảm của mình", nữ phụ xe 9x kể.
Theo chị Ánh, những cô gái thấy hành động của người này thì tái mặt, hét toáng lên. Cụ ông giật mình buông tay ra nhưng chỉ được 15 phút, ông lại tái diễn.
Để giải quyết, chị sắp xếp vị trí đứng cho họ sang chỗ khác còn mình ra đứng cạnh người khách này. Mỗi khi có mặt ông trên xe, chị Ánh thường tế nhị nhắc nhở mọi người. Đồng thời, giám sát nhất cử nhất động của vị khách lớn tuổi.
Lâu dần, biết hành vi của mình bị phát giác, cụ ông không thấy xuất hiện trên tuyến buýt đó nữa.
(Còn nữa)

Những bóng hồng 'thép' trên xe buýt ở Thủ đô
Mỗi ngày, những người phụ nữ làm nghề phụ xe buýt mướt mải trên các tuyến đường của Thủ đô. Họ cũng phải chịu những áp lực, nhọc nhằn chẳng kém các đồng nghiệp nam.
" alt="Chạm vào vùng 'nhạy cảm', vị khách 80 tuổi khiến cô gái tái mặt"/>
Chạm vào vùng 'nhạy cảm', vị khách 80 tuổi khiến cô gái tái mặt
3.513 thôn, bản, ấp đặc biệt khó khăn thuộc biên giới, vùng núi, vùng bãi ngang sẽ được Chính phủ hỗ trợ.
Đây là nội dung của Đề án hỗ trợ thôn, bản, ấp của các xã đặc biệt khó khăn khu vực biên giới, vùng núi, vùng bãi ngang ven biển và hải đảo xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững giai đoạn 2018 - 2020 được Chính phủ phê duyệt ngày 21/10/2018.
Xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vữngMục tiêu chung của Đề án nhằm góp phần hoàn thành mục tiêu phấn đấu cả nước không còn xã dưới 05 tiêu chí và trực tiếp cải thiện, nâng cao chất lượng cuộc sống vật chất, tinh thần cho người dân tại các thôn của các xã khó khăn khu vực biên giới, vùng núi, vùng bãi ngang ven biển và hải đảo.
Theo đó mục tiêu đến năm 2020, thu nhập của người dân tại các xã thuộc phạm vi Đề án tăng ít nhất từ 1,6 đến 1,8 lần so với năm 2015; tỷ lệ hộ nghèo bình quân hàng năm giảm ít nhất 5% theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020; có mô hình sản xuất, kinh doanh hiệu quả gắn với liên kết vùng nguyên liệu hoặc mô hình phát triển làng văn hóa du lịch cộng đồng, mô hình mỗi làng một sản phẩm; cơ bản hoàn thành một số công trình hạ tầng thiết yếu cấp thôn phục vụ sản xuất, sinh hoạt của người dân; 50% thôn trong phạm vi Đề án được công nhận hoàn thành tiêu chí nông thôn mới cấp thôn do UBND tỉnh ban hành.
Khung tiêu chí nông thôn mới cấp thôn thuộc phạm vi Đề án như sau: Về nhóm tiêu chí về tổ chức cộng đồng: Có Ban phát triển thôn hoạt động theo quy chế do cộng đồng bầu và được Ủy ban nhân dân xã công nhận; có quy ước, hương ước thôn, được đại đa số (khoảng 95%) người dân thông qua và cam kết thực hiện...
 |
|
Đối với nhóm tiêu chí thực hiện các hoạt động phát triển thôn: Có mô hình sản xuất, kinh doanh tập trung, hiệu quả, gắn với liên kết vùng nguyên liệu của thôn theo định hướng của Chương trình Mỗi xã một sản phẩm hoặc mô hình phát triển du lịch cộng đồng; thu nhập bình quân đầu người tăng từ 1,6 đến 1,8 lần so với năm 2015...
3.513 thôn sẽ được hỗ trợ
Đề án trên được thực hiện từ năm 2018 - 2020 trên địa bàn các thôn, xóm, bản, buôn, ấp (thôn) thuộc các xã đặc biệt khó khăn, đạt dưới 10 tiêu chí nông thôn mới (tính đến ngày 31/12/2017) khu vực biên giới, vùng núi, vùng bãi ngang ven biển và hải đảo, trong đó bao gồm các xã thuộc phạm vi của các Đề án xây dựng nông thôn mới vùng đặc thù đã được Thủ tướng Chính phủ và cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Cụ thể: Đề án “Xây dựng nông thôn mới vùng đồng bào dân tộc thiểu số, khu vực biên giới tỉnh Điện Biên, nhằm phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo an ninh, quốc phòng giai đoạn 2016 - 2020” (Quyết định số 1573/QĐ-TTg ngày 9/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ); Đề án “Xây dựng nông thôn mới trên địa bàn 27 xã khu vực biên giới tỉnh Nghệ An nhằm phát triển kinh tế - xã hội đảm bảo quốc phòng - an ninh, giai đoạn 2017 - 2020” (Quyết định số 61/QĐ-TTg ngày 12/1/2018 của Thủ tướng Chính phủ); Đề án thí điểm kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng - an ninh, gắn với xây dựng nông thôn mới các xã biên giới Việt - Trung trên địa bàn tỉnh Lào Cai, giai đoạn 2016 - 2020 (Quyết định số 1510/QĐ-UBND ngày 4/5/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai); Đề án Xây dựng nông thôn mới các xã CT229, xã còn tiềm ẩn nguy cơ mất an ninh trật tự, an toàn xã hội và các xã khó khăn tỉnh Bắc Kạn (Quyết định số 465/QĐ-TTg ngày 2/5/2018 của Thủ tướng Chính phủ).
Đề án sẽ thực hiện hỗ trợ cho khoảng 3.513 thôn, bản, ấp của 363 xã khó khăn đạt dưới 10 tiêu chí khu vực biên giới, vùng núi, vùng bãi ngang ven biển và hải đảo của 36 tỉnh, trong đó có: 564 thôn, bản, ấp thuộc 52 xã dưới 5 tiêu chí.
Hỗ trợ trực tiếp và hỗ trợ lồng ghép của Chính phủ
Các nội dung hỗ trợ trực tiếp bao gồm nhóm nội dung về phát triển sản xuất (hỗ trợ mô hình phát triển sản xuất tập trung liên kết gắn với vùng nguyên liệu phù hợp với điều kiện đặc thù của địa phương và tổ chức nhân rộng những mô hình này trên cơ sở phát triển các sản phẩm đặc trưng, là lợi thế của địa phương theo Chương trình Mỗi xã một sản phẩm, phát triển mô hình làng du lịch văn hóa cộng đồng); hỗ trợ xây dựng công trình thiết yếu nhằm nâng cao đời sống sinh hoạt của người dân ở các thôn, bản bao gồm nước sinh hoạt, cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất).
Các nội dung lồng ghép bao gồm nâng cao năng lực cộng đồng (tập huấn các kỹ năng phát triển cộng đồng cho Ban Phát triển thôn, người có uy tín trong cộng đồng, đào tạo nghề cho lao động nông thôn gắn với mô hình, yêu cầu cụ thể và phù hợp với nhu cầu của thị trường; phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội thôn (xây mới và nâng cấp một số công trình cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ phát triển sản xuất, lưu thông hàng hóa và nhu cầu sinh hoạt của người dân trong thôn như điện, đường trục thôn, bản, ấp, đường ngõ xóm, công trình về môi trường, cơ sở vật chất văn hóa thôn...).
M.M - Lan Hương
" alt="Thêm cơ chế hỗ trợ các xã đặc biệt khó khăn"/>
Thêm cơ chế hỗ trợ các xã đặc biệt khó khăn