Các nhà nghiên cứu Australia đã tìm thấy một loài cá trong một cuộc khai phá ở bờ biển Đông Úc,ạnkhôngnhìnnhầmđâungườitavừatìmthấymộtchúcákhôngcómặtởbờbiểai uehara với ngoài hình kì lạ khi không có cả mắt lẫn...mặt. Mặc dù các nhà khoa học ban đầu nghĩ rằng sinh vật sống ở biển sâu này có thể là một loài mới, tuy nhiên những nghiên cứu sâu hơn đã chỉ ra con cá này thuộc họ cá chình mouray (cusk-eel), với tên khoa học là Typhlonus naus, vốn chưa bao giờ được nhìn thấy trên vùng biển Úc kể từ cuối thế kì 19. T. nasus, giờ đây được các nhà khoa học gọi với cái tên trìu mến "cá chình không mặt," hiếm khi được nhìn thấy nhưng lại được phân bổ trong một vùng rộng lớn trải dài từ biển A-rập cho đến Hawaii. Con cá chình này lần đầu tiên được phát hiện trong con tàu huyền thoại HMS Challenger, trong cuộc viễn chinh hải dương vòng quanh thế giới đầu tiên trong lịch sử Mắt thì bói ra cũng không thấy, và miệng thì nằm tít phía dưới cơ thể, con cá thoạt trông có vẻ như không có mặt. Tuy nhiên, "cá chình không mặt" thực ra lại có mắt (dĩ nhiên rồi!) - vốn có thể thấy rõ ngay dưới da trong các con cá nhỏ hơn. Con được phát hiện lần này thì không thấy rõ, và có thể còn là cá thể T.nasus to nhất từng được biết đến theo các nhà nghiên cứu. Dưới cái đầu củ hành và cặp mũi to tổ chảng là một cái miệng rất nhỏ đầy răng nằm rất sát nhau, giúp chú cá tiêu hóa được nhiều loại giáp xác Con cá chình không mặt mới được phát hiện này được tìm thấy ở độ sâu 4000m dưới mực nước biển. Nó sống trong tầng biển khá cằn cỗi với nhiệt độ khoảng 1 độ C. Các nhà nghiên cứu Úc nói rằng họ thậm chí còn có thể tìm thấy các loài cá chình không mặt khác khi mà họ sẽ dịch chuyển lên phía Bắc nơi mà loài vật này hay được tìm thấy. Thật vậy vào năm 1951, một cuộc tìm kiếm dưới biển sâu ở Đông Kalimantan, Borneo, đã cho ra kết quả là 5 chú cá không mặt! Theo GenK |