Ảnh minh họa: TTXVN
Thiếu tá Trần Quang Chinh, Đội phó Đội CSGT số 6, Phòng CSGT Công an TP Hà Nội trả lời:
Theo quy định tại Thông tư 67/2019 của Bộ Công an quy định về nội dung công khai của Công an nhân dân trong công tác bảo đảm trật tự ATGT, kế hoạch tổng kiểm soát phương tiện giao thông, kế hoạch tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm theo chuyên đề về giao thông, kế hoạch tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm thường xuyên, gồm các nội dung cụ thể sau: Tên đơn vị; tuyến đường; các loại phương tiện và các hành vi vi phạm tiến hành kiểm soát, xử lý; thời gian thực hiện.
Dựa vào đặc điểm, tính chất và nội dung phải công khai, cơ quan công an áp dụng một, một số hoặc tất cả hình thức công khai sau: Đăng tải trên cổng thông tin điện tử; trang thông tin điện tử của cơ quan công an; đăng công báo; niêm yết tại trụ sở cơ quan công an; công khai trên phương tiện thông tin đại chúng; thông qua việc tiếp công dân; họp báo; thông cáo báo chí; hoạt động của người phát ngôn trong lực lượng Công an nhân dân theo quy định của pháp luật.
Như vậy, có thể thấy kế hoạch tuần tra, kiểm soát xử lý vi phạm theo chuyên đề phải được công khai.
Tuy nhiên, việc bạn bắt CSGT trình bản kế hoạch, chuyên đề về giao thông tại chỗ là không đúng với nguyên tắc pháp luật nêu trên. Người dân chỉ được xác minh bằng 5 nguồn với hình thức công khai như trên.
Theo Báo Giao thông
Bạn có góc nhìn (hoặc có trải nghiệm) nào về vấn đề trên? Hãy chia sẻ bài viết về Ban Ô tô xe máy theo email: otoxemay@vietnamnet.vn. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Hình thành văn hoá "từ chối rượu bia"; sẵn sàng nhường đường, giúp đỡ người đi bộ hay ưu ái cho lái mới,... là những hành vi đẹp của cánh lái xe, mang đến những gam màu sáng cho năm mới.
" alt=""/>Tài xế có được xem kế hoạch chuyên đề của CSGT?Tình hình dịch bệnh sởi tại TPHCM tính đến tuần 44 (Ảnh: SYT).
Theo Sở Y tế TPHCM, trẻ dưới 9 tháng tuổi là nhóm chưa đủ tuổi để tiêm vaccine phòng bệnh sởi theo chương trình tiêm chủng mở rộng, trong khi kháng thể từ mẹ truyền sang có thể đã sụt giảm dưới mức bảo vệ.
Từ đầu mùa dịch đến nay, số bệnh nhân dưới 9 tháng tuổi được ghi nhận là 349 trẻ, chiếm tỷ lệ 24% tổng số ca mắc (đặc biệt là ở nhóm 6-9 tháng tuổi). Ngoài ra, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thành phố (HCDC) cũng ghi nhận sự gia tăng số ca bệnh sởi mới ở nhóm 11 tuổi trở lên (282 trẻ, chiếm 20% tổng số ca mắc).
Bên cạnh đó, số ca mắc ở nhóm trẻ 1-5 tuổi cũng chưa ghi nhận có xu hướng giảm.
Trước diễn biến gia tăng số ca mắc sởi mới, UBND TPHCM đã ban hành văn bản về việc mở rộng đối tượng tiêm vaccine phòng, chống dịch sởi trên địa bàn. Theo đó, Thành phố sẽ bổ sung 2 nhóm đối tượng tiêm chủng vaccine sởi.
Phụ huynh chủ động đưa con đi tiêm vaccine sởi (Ảnh: SYT).
Thứ nhất, người trong lớp học có ca mắc sởi tại trường trung học cơ sở, trung học phổ thông. Thứ hai, người chăm sóc người suy giảm miễn dịch tại các cơ sở trợ giúp xã hội hoặc các trại cai nghiện thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội TPHCM.
Loại vaccine sử dụng là vaccine chứa thành phần sởi do ngân sách Thành phố mua hoặc do Bộ Y tế cấp.
Riêng đối với trẻ từ đủ 6 tháng đến dưới 9 tháng tuổi, Sở Y tế TPHCM đã có văn bản kiến nghị với Bộ Y tế về việc tiêm chủng sởi. Thành phố sẽ triển khai tiêm ngay khi Bộ Y tế có văn bản hướng dẫn cụ thể.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, vaccine sởi đơn giá có thể tiêm cho trẻ em từ 6 tháng tuổi đến dưới 9 tháng tuổi trong các vụ dịch, như là một biện pháp chống dịch tăng cường. Mũi vaccine này được xem như là mũi "sởi 0", sau đó trẻ vẫn tiếp tục được tiêm chủng 2 mũi sởi theo lịch của chương trình Tiêm chủng mở rộng vào lúc 9 tháng tuổi và 18 tháng tuổi.
Song song đó, Thành phố vẫn tiếp tục thực hiện chiến dịch tiêm vaccine sởi cho trẻ từ 1-10 tuổi. Ngành y tế khuyến cáo phụ huynh và người thân trong gia đình cần chủ động tiêm phòng bệnh để bảo vệ trẻ.
" alt=""/>TPHCM tăng ca mắc sởi ngoại trú, đã có 3 trường hợp tử vong từ đầu nămCẩm Tú
Inforgraphics: Ngọc Diệp
" alt=""/>[Inforgraphics]: Những điều cần biết về 3 bệnh thường lây truyền qua đường tình dụcNhưng chưa kịp gặp may mắn, anh đã bị cha mẹ chửi mắng, thậm chí suýt bị từ mặt khi phát hiện con trai duy nhất thành "thanh niên xăm trổ". Cha mẹ anh buồn phiền vì con trước đó trắng trẻo, lành lặn, giờ lại vẽ mực xanh, mực đỏ. Bà con xung quanh xem anh như "dân giang hồ", "người xã hội".
Hình xăm rồng dọc cánh tay trái đem tới phiền hà cho anh B. trong cuộc sống, công việc (Ảnh: BV).
Chưa dừng lại, anh B. cũng bị kỳ thị khi sinh hoạt, đi chợ, đi chơi, thậm chí đi đón con ở trường. Đến nỗi, con gái anh không muốn đi học vì bị các bạn tẩy chay. Anh cũng không thể xin việc trong nhà máy gần nhà, dù đúng chuyên môn vì chủ đầu tư không nhận người xăm trổ.
Hối hận vì trót dại, chàng trai muốn đi xóa hình xăm. Một thẩm mỹ viện báo giá xóa lên đến 60 triệu đồng cho riêng vùng cánh tay, gấp 6 lần phí xăm con rồng trước đó, nhưng không đảm bảo sạch mực tuyệt đối. Chưa kể anh B. từng chịu đau xóa xăm một lần, bị chiếu tia laser gây bỏng rộp, viêm da.
Gần đây, anh tới bệnh viện ở TPHCM trình bày mong muốn được xóa xăm an toàn, ít đau. Qua thăm khám, các bác sĩ tư vấn cho anh liệu trình điều trị với công nghệ laser pico. Hiện, anh B. đã hoàn thành xong lần xóa đầu tiên với nửa hình xăm trên.
Tương tự, cuộc sống của Q.K. (17 tuổi, quê Đồng Nai) cũng chịu đủ sự bất tiện khi nửa năm trước đã lén đi xăm hình hổ trên lưng để bắt chước thần tượng.
Nhưng trải qua 6 tiếng chịu đau chảy nước mắt, K. nhận lại hình con hổ xấu xí, cùng với tình trạng nhiễm trùng da trải dài từ bả vai đến thắt lưng. Lúc này, thiếu niên buộc phải nhờ bố mẹ đưa đi điều trị.
Bác sĩ thực hiện xóa xăm bằng công nghệ laser pico cho một nam thanh niên (Ảnh: BV).
Còn ông V. (63 tuổi, quê TPHCM) cũng cầu cứu bác sĩ, nhờ tìm cách xóa giúp hình quan tài và trái tim bị hai mũi tên xuyên qua, kèm tên của mối tình đầu trên bắp tay phải, vì thường xuyên bị vợ cằn nhằn, khiến gia đình bất hòa.
Xăm xong hối hận, rất phức tạp để xóa
Bác sĩ chuyên khoa 1 Quách Thị Bích Vân, chuyên khoa Da liễu - Thẩm mỹ da cho biết, số ca xóa xăm tại nơi cô làm việc có xu hướng tăng dần, hiện đã lên đến 130-150 ca/tháng, tăng khoảng 30% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, 2/3 khách là nam giới.
Đa số người đi xóa hình xăm trong độ tuổi 15-35. Những hình hay được xóa nhất là hình có kích thước lớn, xấu, cũ, vỡ nét, phai màu; hình xăm đôi, tên hoặc chân dung người yêu cũ; hình xăm ghê rợn, kỳ quái, có ý nghĩa tiêu cực; hình ở vị trí khó che chắn...
"Nguyên nhân mọi người đi xóa nhiều nhất là do hối hận, lo lắng khi hình xăm ảnh hưởng tới công việc, học tập và các mối quan hệ, hoặc không còn phù hợp với hiện tại", bác sĩ Vân nói.
Một nghiên cứu đăng trên Thư viện Y học Quốc gia Mỹ (quy mô 1.100 người lớn ở Mỹ có hình xăm tham gia) cho thấy, hơn 18% hối hận về một hoặc nhiều hình xăm của họ, và hơn 52% quan tâm đến việc xóa, che hoặc sửa lại hình xăm. Tuy nhiên, việc xóa xăm phức tạp hơn rất nhiều so với xăm hình.
Mực xăm màu đen dễ bị xóa bởi tia laser hơn các màu đỏ, xanh, vàng (Ảnh: BV).
Bác sĩ Lý Thiên Phúc, chuyên khoa Da liễu - Thẩm mỹ da phân tích, muốn xóa hình xăm nhanh chỉ có thể phẫu thuật cắt bỏ vùng da này. Đây là can thiệp y tế lớn, bắt buộc phải đến cơ sở được cấp phép, có thể phải gây mê, gây tê. Phương pháp này cũng tiềm ẩn rủi ro nhiễm trùng, sẹo xấu sau phẫu thuật.
Hiện nay, xóa xăm bằng công nghệ laser pico được đánh giá an toàn cao, khi tác động chính xác đến sắc tố mục tiêu mà ít gây tổn thương mô xung quanh, ít làm tăng sắc tố sau viêm. Song phương pháp này cần nhiều tháng, nhiều năm và chi phí điều trị tương đối cao.
Bác sĩ cũng khẳng định, rất khó để hình xăm biến mất 100% hay trở về màu da bình thường. Khả năng đáp ứng điều trị nhanh hay chậm phụ thuộc nhiều vào thành phần mực xăm, độ sâu của mực trong da, cơ địa của người bệnh.
Như trường hợp của anh K., dự kiến liệu trình xóa xăm bằng laser pico cần tối thiểu 10 lần.
Các bác sĩ khuyến cáo, khi có nhu cầu xóa xăm, người dân nên đến cơ sở y tế có chuyên khoa da liễu, để được khám trực tiếp, tư vấn liệu trình điều trị cụ thể, giảm biến chứng và đạt hiệu quả tốt nhất.
" alt=""/>"Dở khóc dở cười" vì xăm hình bố mẹ kín lưng, xăm quan tài kèm tên tình cũ