Hiệp hội Taxi Hà Nội vừa có văn bản kiến nghị gửi Bộ GTVT đề nghị sửa đổi Thông tư 70/2015/TT-BGTVT (Thông tư 70) quy định về kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện cơ giới đường bộ. Hiệp hội Taxi Hà Nội cho rằng,ệpkiếnnghịkéodàithờigianđăngkiểbang xep hang vdqg y qua quá trình thực hiện, Thông tư 70 bộc lộ một số bất cập. Về chu kỳ đăng kiểm của loại xe ô tô chở người các loại đến 9 chỗ có đăng ký kinh doanh vận tải tại Thông tư này bị rút ngắn 6 tháng so với quy định trước đó. Cụ thể là ở Thông tư 56 năm 2012 quy định chu kỳ đăng kiểm lần đầu đối với với xe không cải tạo là 24 tháng và 12 tháng với lần tiếp theo. Còn năm 2015 thì nâng lên 18 tháng với chu kỳ đầu và 6 tháng với chu kỳ tiếp theo. Hiệp hội Taxi Hà Nội cho rằng: “Quy định này bất hợp lý và gây ra sự lãng phí cũng như khó khăn cho các doanh nghiệp kinh doanh vận tải”. Theo lý giải, do trình độ khoa học công nghệ ngày càng được nâng cao. Hiện nay các nhà sản xuất ô tô tại Việt Nam (cả lắp ráp và nhập khẩu) đều quy định chính sách bảo hành đối với xe ô tô mới là 3 năm hoặc 100.000 km (tùy điều kiện nào đến trước), chính sách này tăng lên nhiều so với trước đây. Như vậy, khi chất lượng phương tiện tăng lên mà chu kỳ đăng kiểm vẫn giảm xuống là không hợp lý và đi ngược lại với xu thế phát triển thế giới. Ngoài ra, tại Nghị định 10 và Thông tư 12 về điều kiện kinh doanh vận tải cũng quy định, doanh nghiệp vận tải và người lái xe bắt buộc phải xây dựng và thực hiện quy trình đảm bảo an toàn giao thông. Quy trình được xây dựng cụ thể, chi tiết bao gồm nhiều khâu từ kiểm tra theo dõi về mặt kỹ thuật cho đến lập kế hoạch để sửa chữa, bảo dưỡng phương tiện. Đảm bảo giám sát chặt chẽ tình trạng của phương tiện từ trước – trong – sau khi đăng ký kinh doanh. “Như vậy, trong khi các doanh nghiệp phải thực hiện các điều kiện an toàn ngày càng tăng lên nhưng chu kỳ đăng kiểm phương tiện lại rút ngắn xuống là điều hết sức vô lý, chính những việc này sẽ tạo ra sự lãng phí lớn, đồng thời gây khó khăn, giảm sức cạnh tranh của các doanh nghiệp”, Hiệp hội Taxi Hà Nội nhấn mạnh. Ngoài ra, về hồ sơ đăng kiểm thì theo quy định, hồ sơ đăng kiểm chủ phương tiện phải xuất trình bao gồm bản chính giấy đăng ký xe do cơ quan có thẩm quyền cấp hoặc bản sao đăng ký xe có xác nhận của ngân hàng đang cầm giữ…Tuy nhiên, Hiệp hội Taxi Hà Nội cho rằng, thực tế hiện nay khi doanh nghiệp xuất trình bản sao đăng ký xe có xác nhận của ngân hàng đang cầm giữ thì các Trung tâm đăng kiểm đều yêu cầu phải xuất trình thêm bản sao đăng ký xe có xác nhận của công chứng, điều này cũng gây khó khăn cho doanh nghiệp. Do những sự bất hợp lý trên, phía Hiệp hội Taxi Hà Nội đã nhiều lần kiến nghị lên Bộ GTVT. Bộ cũng đã tổ chức nhiều cuộc họp với sự góp mặt của Cục Đăng kiểm Việt Nam, Bộ Tài chính, Hiệp hội vận tải ô tô Việt Nam để bàn về các nội dung này, các cuộc họp cũng đã thống nhất được nội dung điều chỉnh nhưng cho đến nay vẫn chưa có kết quả. Trong bối cảnh dịch Covid-19 đang ảnh hưởng đến nhiều doanh nghiệp vận tải, Hiệp hội Taxi Hà Nội kiến nghị Bộ GTVT điều chỉnh chu kỳ đăng kiểm đối với xe ô tô chở người đến 9 chỗ có kinh doanh vận tải lên 24 tháng với chu kỳ đầu và 12 tháng với các chu kỳ tiếp theo (tức là về đúng theo Thông tư 56 năm 2012). Hiệp hội cũng đồng thời kiến nghị giảm bớt các hồ sơ giấy tờ không cần thiết khi đăng kiểm phương tiện để giảm bớt khó khăn cho doanh nghiệp và theo đúng chủ trương cắt giảm thủ tục hành chính. Duy Vũ Công nghệ trên xe hơi sẽ là mảnh đất mới để các hãng kiếm tiềnCông nghệ sẽ là phần không thể thiếu của ngành công nghiệp ô tô, khi các hãng xe không chỉ kiếm tiền từ việc bán xe mới mà còn từ hệ thống giải trí hay cập nhật phần mềm trên xe mới là mảng miếng khổng lồ. |