Việt Nam được đánh giá là một trong những thị trường gọi xe phát triển nhanh nhất Đông Nam Á. Nền kinh tế số phát triển ngày càng mạng mẽ mang đến cơ hội lớn cho các ứng dụng.
Quy mô thị trường gọi xe có thể đạt 4 tỷ USD vào năm 2025. Google và Temasek cũng cho biết mức tăng trưởng của thị trường gọi xe có thể lên tới 40% đến năm 2025. Thị trường này thực sự là miếng bánh hấp dẫn, nhưng lại nằm phần lớn trong các doanh nghiệp ngoại.
Ba ứng dụng gọi xe phổ biến nhất hiện nay là Grab, be và Gojek chiếm gần như trọn vẹn thị trường Việt Nam.
Nghiên cứu của ABI Research cho thấy vị thế dẫn đầu của Grab ngày càng được củng cố. Grab đã hoàn thành trên 62 triệu chuyến xe trong nửa đầu 2020 và chiếm tới 74,6% thị phần. Các trung tâm đô thị lớn như Hà Nội và TP.HCM phủ kín màu áo xanh Grab.
Trong khi đó, dù vẫn đứng thứ 2 nhưng be đang bị Gojek bám đuổi quyết liệt và rút ngắn khoảng cách đáng kể với 12,4% thị phần và 12,3% thuộc về Gojek.
Trong hơn hai năm trở lại đây, hàng loạt ứng dụng gọi xe được ra mắt. Có khoảng gần 20 ứng dụng góp mặt trên thị trường, nhưng ứng dụng Việt vẫn khó lách qua khe cửa hẹp để có thể tiếp cận được với người tiêu dùng.
Sau khi FastGo khép dần lại hoạt động của mình ở thị trường gọi xe sau thời gian đầu hoat động rầm rộ, chỉ còn be group vẫn đang “đơn thương độc mã” đương đầu với các đối thủ ngoại giàu tiềm lực tài chính và công nghệ.
Ứng dụng Việt tìm cách liên minh
Ứng dụng Việt đang tìm hướng liên kết trên nền tảng chung |
Dịch Covid-19 và việc hạn chế đi lại trong bối cảnh dịch bệnh đã ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động của be khi không có nhiều mảng dịch vụ như giao nhận đồ ăn để bù lại hoạt động vận tải bị ảnh hưởng. Trong khi cả Grab và Gojek lại đang mở rộng ra mảng dịch vụ khác, đặc biệt là giao nhận đồ ăn để bù lỗ cho mảng gọi xe.
Grab gần như hoàn chỉnh và tiếp tục mở rộng hệ sinh thái dịch vụ của mình nhất là các dịch vụ ăn uống mua sắm và tài chính đang tăng trưởng mạnh mẽ.
Gojek đang phát triển hệ thống nhà hàng của mình, nhắm đến các đối tác vừa và nhỏ - một lực lượng rất lớn tại thị trường Việt Nam. Ứng dụng này cho biết có khoảng trên 80.000 đối tác nhà hàng, đồng thời đã tạo ra một nền tảng cho phép các đối tác tối ưu các nguồn lực và rút ngắn thời gian giao hàng. Ứng dụng này đang rục rịch ra mắt một số dịch vụ mới, hướng theo đúng con đường siêu ứng dụng để có thể mở rộng thị phần.
Năm 2020, một nghị định về thuế được ban hành và áp thuế dịch vụ đi xe như một hoạt động kinh doanh vận tải thay vì là một loại hình công nghệ. Điều này đã khiến 2 ứng dụng là Grab và Gojek phải tăng tỷ lệ chiết khấu với tài xế và phí người dùng lên đáng kể như một trong những nỗ lực để bảo vệ doanh thu. Đây là nguyên nhân khiến nhiều tài xế đình công vào cuối năm 2020.
Trong khi đó, be đã đăng ký hoạt động vận tải không bị ảnh hưởng nhiều bởi quy định mới. Về cơ bản "cuộc chơi" đã gần như bình đẳng.
Để cạnh tranh được với các đối thủ được hậu thuẫn mạnh về tài chính, be không đi theo mô hình siêu ứng dụng như các đối thủ nước ngoài, mà tập trung vào việc phát triển thành nền tảng mở.
Cho đến thời điểm hiện tại, be vẫn “kiên trì” với mảng dịch vụ 4 bánh. Chiến lược này được thực hiện bằng việc mở rộng chuỗi liên kết nhiều hơn với các doanh nghiệp vận tải khác, chẳng hạn như liên kết với EMDDI, Liên minh taxi việt, Lado hay Vexere.vn.
Công ty này đang đẩy mạnh liên kết với các doanh nghiệp taxi địa phương nhằm kết nối các xe taxi truyền thống lên nền tảng gọi xe công nghệ. Lãnh đạo be cho biết công ty này mở hệ sinh thái số và sẵn sàng chào đón các doanh nghiệp khác cùng hợp tác và phát triển. Cuối năm 2020, lãnh đạo be Group cho biết ứng dụng be đã được tải về hơn 10 triệu thiết bị di động và có 100.000 tài xế trên toàn quốc.
“Đây là một hướng đi khôn ngoan”, dù vậy việc cạnh tranh của be trong tương lai vẫn còn khó khăn. Khi các công ty gọi xe mở rộng sang các ngành dịch vụ khác, có thể tối ưu hóa các khoản đầu tư của họ vào cơ sở hạ tầng kỹ thuật số, đồng thời "trói chân" người tiêu dùng trong mạng lưới của mình. Điều này khiến các ứng dụng ít dịch vụ hơn có thể khó cạnh tranh và các ứng dụng mới khó có thể chen chân khi không có tiềm lực và tạo được sự khác biệt.
Duy Vũ
Grab, Gojek và be đang giữ “thế chân kiềng” ở thị trường gọi xe Việt Nam. Điều này khiến cho các ứng dụng mới của Việt Nam khó có thể chen chân, nhất là khi mảng gọi xe không còn là miếng bánh hấp dẫn.
" alt=""/>Ứng dụng gọi xe Việt tìm đường lách mình qua 'khe cửa hẹp'Chương trình Anh văn hè năm nay được ILA thiết kế độc quyền và phối hợp cùng các đối tác chuyên nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo như: Trung tâm huấn luyện Thể thao Saigon Sports Academy (SSA), Học viện Âm nhạc Soul Academy, Trường đào tạo nấu ăn - làm bánh Nhất Hương…
Bên cạnh những giờ học tiếng Anh hè với 100% giáo viên bản xứ giàu kinh nghiệm trong môi trường tương tác vừa học vừa chơi, các em còn được tham gia nhiều hoạt động ngoại khóa hấp dẫn và bổ ích.
Xem những hoạt động thú vị của chương trình Anh văn hè ILA 2016 tại: https://www.youtube.com/watch?v=O4_MVvyqrwk&feature=youtu.be
Lớp hướng dẫn Kỹ năng sinh tồn
Hoạt động này giúp trẻ khám phá thế giới xung quanh một cách an toàn, nhận biết và phòng tránh nguy hiểm trong các tình huống thường gặp trong xã hội. Đồng thời khóa học làm tăng thêm niềm yêu thích của trẻ đối với thiên nhiên và các hoạt động thể chất ngoài trời.
Phát triển thể chất toàn diện
Lần đầu tiên chuỗi 8 hoạt động thể chất được ILA phối hợp với SSA thiết kế độc quyền cho học sinh khóa hè 2016. Dưới sự hướng dẫn của huấn luyện viên thể thao quốc tế, trẻ sẽ được tham gia các bài tập thể lực, vượt chướng ngại vật, thi đấu thể thao giữa các nhóm nhằm tăng cường sự dẻo dai, nhanh nhẹn và rèn luyện kỹ năng đội nhóm.
![]() |
Lớp Cảm thụ âm nhạc
Thông qua lớp Cảm thụ âm nhạc, các bé sẽ được tiếp cận các bài học căn bản và nhạc cụ trực quan sinh động. Lớp học không chỉ giúp bổ sung kiến thức âm nhạc mà còn tăng cường khả năng giao tiếp và sự tự tin cho trẻ. Chương trình được áp dụng theo các giáo trình nổi tiếng trên thế giới được Soul Academy biên soạn riêng cho “Vương quốc trẻ thơ” của ILA.
Lớp Đầu bếp nhí
Đến với lớp Đầu bếp nhí trẻ sẽ tự tay làm được bữa ăn sáng cho cả gia đình như làm bánh Sandwiches, Cupcakes… và nấu được những món ăn phức tạp như Pizza, Pasta, Sushi, Kimbap… Hơn thế trẻ có thể trổ tài làm bartender pha chế những món nước uống thanh mát cho cả nhà. Đây thực sự là cơ hội cho trẻ được vào bếp với sự trợ giúp tận tình của các đầu bếp chuyên nghiệp và bổ sung những kiến thức dinh dưỡng cần thiết.
Đặc biệt, lễ hội mùa hè năm nay, trẻ sẽ dẫn dắt ba mẹ đến với thế giới trẻ thơ để cùng trải nghiệm một mùa hè đúng nghĩa với nhiều hoạt động thú vị như: Thử thách kiến thức về kỹ năng sinh tồn, trò chơi vượt chướng ngại vật, buổi biểu diễn “Tài năng âm nhạc nhí ILA”, gian hàng ăn uống của các “Đầu bếp nhí ILA” cùng phiên chợ Flea Market…
Phụ huynh và học sinh đăng ký khóa học Anh văn hè ILA 2016 trước 17/4 sẽ nhận được ưu đãi 4.000.000 đồng cùng ba lô và áo thun cá tính. Thông tin chi tiết chương trình tại website: http://ilavietnam.edu.vn/anh-van-he Hoặc liên hệ TP.HCM: (08) 37734499 - (08) 39731188 - (08) 62838855 Hà Nội: (04) 38436888 - (04) 32077878 - 0903754388 Hải Phòng: (031) 2299036 Đà Nẵng: (0511) 3647444 Vũng Tàu: (064) 3572347 Biên Hòa:(061) 3946466 Bình Dương:(0650) 3868088. |
Thu Hằng
" alt=""/>Chương trình hè ILA 2016: 4 hoạt động ngoại khoá độc đáoÔng Đặng Tùng Sơn - Phó Tổng giám đốc, Giám đốc Kinh doanh và Marketing của CMC Telecom cho biết: “Khi trở thành đối tác của Oracle, CMC Telecom không những khẳng định năng lực kỹ thuật đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế mà còn chứng minh được bề dày kinh nghiệm khi đã triển khai kết nối thành công tới hạ tầng Equinix tại Singapore cho các ngân hàng, tổ chức tài chính và tập đoàn thông qua OCI FastConnect. Dịch vụ OCI FastConnect lần đầu tiên được triển khai tại Việt Nam đang được khách hàng của chúng tôi đánh giá rất cao về hiệu quả, tốc độ cũng như sự ổn định”.
Ông Phong Phạm - Tổng giám đốc Điều hành Oracle Việt Nam chia sẻ: “Chúng tôi cho rằng, một kết nối mạng an toàn và ổn định là bước đệm quan trọng cho các doanh nghiệp khi chuyển đổi sang hạ tầng đám mây. Với OCI FastConnect, CMC Telecom sẽ đem đến cho các khách hàng nội địa của mình tốc độ kết nối và chi phí linh hoạt tùy theo nhu cầu riêng của từng doanh nghiệp”.
Giữ vị trí tiên phong trong lĩnh vực Cloud Express
OCI FastConnect cho phép khách hàng kết nối tới mạng đám mây ảo hóa Oracle (OCI) từ trung tâm dữ liệu của mình. Điểm nổi trội của dịch vụ kết nối trực tiếp này là tốc độ nhanh, kết nối riêng tư tới nền tảng đám mây được tích hợp đa dạng các dịch vụ như: phần mềm như một dịch vụ (SaaS), nền tảng như một dịch vụ (PaaS) và hạ tầng như một dịch vụ (IaaS).
Bên cạnh dịch vụ OCI FastConnect của Oracle, CMC Telecom vẫn tiếp tục là nhà mạng tiên phong tại Việt Nam triển khai các dịch vụ kết nối trực tiếp tới 3 Cloud lớn nhất thế giới là AWS (Direct Connect), Google (Interconnect) và Microsoft (Express Route).
Với kinh nghiệm và năng lực triển khai Cloud Express cho nhiều khách hàng lớn, sở hữu đội ngũ kỹ thuật kinh nghiệm có chứng chỉ quốc tế và khả năng hỗ trợ triển khai nhanh, CMC Telecom đang được đánh giá là một nhà cung cấp tin cậy cho nhiều đơn vị, đặc biệt là nhóm khách hàng có yêu cầu khắt khe như khối tài chính và ngân hàng.
Đại diện CMC Telecom nhấn mạnh, giải pháp kết nối OCI FastConnect sẽ giúp các doanh nghiệp giải quyết đồng thời bài toán chi phí và trải nghiệm khách hàng.
Thúy Ngà
" alt=""/>CMC Telecom tiên phong cung cấp dịch vụ kết nối trực tiếp đến Oracle CloudMáy bay hạ cánh đâm vào nhà dân, 7 người chết" alt=""/>Bí ẩn máy bay hoàng gia Qatar hạ cánh khẩn cấp tại Thụy Sĩ
|