您现在的位置是:Thời sự >>正文
Cô giáo tiểu học đi trước quy định của Bộ
Thời sự58672人已围观
简介-Thông qua “vở dặn dò” - côNguyễn Thị Minh Tâm,ôgiáotiểuhọcđitrướcquyđịnhcủaBộtrương huệ vân giáo vi...
- Thông qua “vở dặn dò” - cô Nguyễn Thị Minh Tâm,ôgiáotiểuhọcđitrướcquyđịnhcủaBộtrương huệ vân giáo viên chủ nhiệm lớp 4/7 Trường Tiểu học Lê Ngọc Hân, quận 1, TP.HCM hàng ngày hiểu được học sinh vui, buồn - để có động viên kịp thời...
Tags:
相关文章
Bắt người đàn ông xô ngã nữ sinh, cướp xe máy ở Ninh Bình
Thời sựĐối tượng Hiếu tại cơ quan công an. Ảnh CACC Người dân truy hô và đuổi theo người đàn ông. Lúc này, tổ công tác của Phòng CSGT đang làm nhiệm vụ đã điều khiển phương tiện cùng người dân truy bắt đối tượng.
Khi đến khu vực đê thuộc Cảng Việt-Nhật, đối tượng bị ngã và bị tổ công tác CSGT khống chế, bàn giao cho Công an TP Ninh Bình để điều tra, làm rõ vụ việc.
Thời điểm thực hiện hành vi cướp tài sản, đối tượng Hiếu vừa ra tù được khoảng 10 ngày.
">...
【Thời sự】
阅读更多Tiếng Anh trẻ em BingGo Leaders đạt nút vàng Youtube
Thời sựTheo cô Nguyễn Thị Thương - Giám đốc Sản phẩm của BingGo Leaders - nút vàng Youtube là “trái ngọt" của quá trình bền bỉ trong nhiều năm nghiên cứu, tuyển chọn và phát triển nội dung với mong muốn các em nhỏ được học tiếng Anh hiệu quả nhưng không kém phần thú vị thông qua những bài hát, câu chuyện, trò chơi hấp dẫn. Ngoài ra, kênh cũng cung cấp các video hướng dẫn về phát âm, ngữ pháp và từ vựng, giúp bé phát triển kỹ năng ngôn ngữ, từ đó có thể ứng dụng ngay trong cuộc sống hàng ngày.
“Thành tựu này không chỉ là niềm vinh dự, mà còn thúc đẩy động lực để BingGo Leaders tiếp tục nghiên cứu và cho ra mắt nhiều mô hình học tập tiên tiến, ứng dụng phương pháp hiện đại và cá nhân hóa để nâng cao trải nghiệm cho các bạn nhỏ trên hành trình chuyển hóa thế hệ trẻ Việt Nam”, cô Nguyễn Thị Thương nhận định.
Cảm nhận của phụ huynh khi cho con theo học tại BingGo Leaders
Tiếng Anh trẻ em BingGo Leaders luôn nỗ lực mang đến môi trường tương tác tiếng Anh liên tục bao gồm học liệu và các phương pháp giảng dạy hiệu quả như: TPR (phản xạ toàn thân), PBL (học thông qua dự án), ELC (học bằng trải nghiệm)… giúp trẻ sử dụng ngôn ngữ tự tin và trôi chảy, cũng như bước đầu rèn luyện sự sáng tạo, tính kỷ luật cùng các kỹ năng như thuyết trình, lập kế hoạch…
Trên chặng đường tiếp thu kiến thức, không chỉ trong sách vở, trẻ em còn cần môi trường thực hành để kích thích các giác quan và thúc đẩy quá trình vận dụng ngôn ngữ linh hoạt. Nhận thức được tầm quan trọng của các hoạt động thực tế, BingGo Leaders thường xuyên tổ chức nhiều sự kiện, chương trình ngoại khóa hàng tuần với mong muốn tạo nên môi trường thực hành tiếng Anh thú vị cho bé. Qua đó, con được trang bị kiến thức phong phú về văn hoá - xã hội, đồng thời, trau dồi các nhóm kỹ năng lãnh đạo then chốt, xây dựng “bệ phóng” trở thành công dân toàn cầu.
Cô Nguyễn Thị Thương chia sẻ: "Đội ngũ giáo viên tại BingGo Leaders không chỉ giúp các con sớm làm chủ tiếng Anh ngay từ những bước đi đầu tiên, mà hơn tất cả chúng tôi mong muốn giúp mỗi bé có thể tìm kiếm, khai mở tố chất, tài năng bẩm sinh của mình. Những giá trị này là động lực thúc đẩy các con tự hoàn thiện bản thân để trở thành người thành đạt trong tương lai, giúp ích cho chính con, gia đình và cộng đồng".
Bên cạnh đó, lộ trình giảng dạy tại BingGo Leaders được thiết kế chuyên biệt cho từng cấp độ theo khung Cambridge đan xen khoa học với sách giáo khoa hiện hành của Bộ Giáo dục & Đào tạo. Chương trình của trung tâm không chỉ phân cấp theo độ tuổi, mà còn được thiết kế theo hướng cá nhân hóa, đào sâu vào năng lực của trẻ. Thêm nữa, trong mỗi khóa học, con sẽ được hỗ trợ rèn luyện các kiến thức trên trường để cải thiện điểm số.
Tháng 9/2023, Tiếng Anh trẻ em BingGo Leaders đã khởi động dự án “Trao tặng 1000 balo” cho các em nhỏ tại một số trường trên địa bàn Hà Nội như: Mầm non Tuổi Hoa, Tiểu học Nghĩa Đô, Tiểu học Nghĩa Tân, Tiểu học Quan Hoa, Tiểu học An Hòa… Đơn vị còn đồng hành với nhiều cơ sở giáo dục để triển khai chương trình dành tặng những suất học bổng nhằm động viên, khen ngợi các em có thành tích xuất sắc trong năm học 2022-2023.
Tiếp nối thành công trong việc khẳng định chất lượng đào tạo chuẩn quốc tế và môi trường học tập hiện đại, Hệ thống Tiếng Anh trẻ em BingGo Leaders chào đón “ngôi nhà” mới tọa lạc tại khu vực Tầng 1, Tòa nhà N03-T7, Ngoại Giao Đoàn (Q. Bắc Từ Liêm, Hà Nội).
Lệ Thanh
">...
【Thời sự】
阅读更多Chủ nhân giải thưởng chính VinFuture tiếp tục được trao giải Nobel
Thời sựGS. Katalin Kariko và TS. Drew Weissman nhận Giải thưởng Chính VinFuture mùa đầu tiên, tháng 1/2022 Mặc dù đã được vinh danh bởi nhiều giải thưởng quốc tế lớn, Giải thưởng VinFuture vẫn có vị trí đặc biệt đối với TS. Karikó. Trong một chia sẻ vào cuối tháng 6/2023, bà nhấn mạnh tầm quan trọng của việc có những giải thưởng khoa học đến từ các quốc gia đang phát triển, đặc biệt là những giải thưởng có uy tín, vì sẽ thu hút sự chú ý không chỉ ở trong nước mà còn trên phạm vi toàn cầu.
“Điều này thể hiện tầm nhìn của những nhà sáng lập về khả năng thay đổi thế giới của các phát minh khoa học, công nghệ. VinFuture đã giúp nâng cao hình ảnh và vị thế của Việt Nam trên bản đồ khoa học quốc tế”, “mẹ đẻ” của vắc xin mRNA đánh giá.
“Mẹ đẻ” của vaccine mRNA ngừa Covid-19 khẳng định: “Từ VinFuture, các nhà khoa học thế giới đã hiểu hơn về một Việt Nam đang mạnh mẽ vươn ra quốc tế" Tầm nhìn và tầm vóc của giải thưởng VinFuture
Là một trong những chuyên gia đồng hành cùng VinFuture ngay từ khi giải thưởng được công bố năm 2020, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan - nguyên thành viên Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ, cho biết bà rất vui mừng và tự hào khi biết tin 2 chủ nhân của Giải thưởng Chính VinFuture mùa đầu tiên chiến thắng thêm giải Nobel năm 2023.
Với lịch sử lâu đời, Nobel vẫn được xem là một trong những giải thưởng cao quý nhất với giới khoa học toàn cầu. Lần này, giải Nobel Y sinh 2023 được trao cho 2 nhà khoa học trước đó đã được VinFuture trao giải cao nhất trong mùa đầu tiên, là minh chứng cho thấy VinFuture đã đặt mục tiêu rất đúng khi chọn lựa và trao giải cho những nhà khoa học có thành tựu đột phá, đóng góp vào cuộc sống của hàng triệu người trên trái đất. Điều đáng nói hơn là VinFuture đã trao giải cho GS. Kariko và TS. Weissman ngay từ năm 2021, khi Covid-19 mới được tạm khống chế trên toàn cầu và khi thế giới còn chưa đánh giá toàn diện được đóng góp mang tính thời đại của nghiên cứu này vào thời điểm đại dịch đang cam go nhất.
“Việc quyết định trao giải cho GS. Kariko và TS. Weissman cho thấy tầm nhìn của VinFuture. Đặc biệt, giải thưởng lúc đó nhận được sự đồng thuận, đánh giá cao của cộng đồng khoa học trên thế giới cũng như những người theo dõi giải thưởng. Ngay trong mùa đầu tiên, giải thưởng VinFuture đã được trao cho những nhà khoa học toàn toàn xứng đứng. Hai năm sau, Nobel tiếp tục trao giải cho 2 nhà khoa học, cho thấy, Nobel càng khẳng định sự đúng đắn của VinFuture khi chọn những nhân vật xuất sắc. Sự tiên phong của VinFuture còn cho thấy các tiêu chí đánh giá rất sát, kịp thời và thiết thực với thời đại ngày nay”, chuyên gia Phạm Chi Lan đánh giá.
Cũng theo chuyên gia Phạm Chi Lan, tính cập nhật tạo nên sự khác biệt của VinFuture so với Nobel hay các giải thưởng danh giá khác, giúp VinFuture mang đầy hơi thở cuộc sống của thế giới đương đại.
“Tính tiên phong trong cách tiếp cận, trao giải cho những nhà khoa học có đóng góp cho cuộc sống của nhân loại thể hiện sự khác biệt của VinFuture, nhất là trong bối cảnh thế giới đang phải đối mặt với rất nhiều thách thức hiện nay. Điều này có tác động cổ vũ kịp thời cộng đồng nghiên cứu khi tạo ra những phát minh, sáng chế có ý nghĩa thiết thực với cả nhân loại”, nữ chuyên gia phân tích.
Chuyên gia Phạm Chi Lan đánh giá việc trao giải cho GS. Kariko và TS. Weissman trước Nobel 2 năm cho thấy tầm nhìn và tính tiên phong của VinFuture Từ Nhật Bản, GS. Trần Văn Thọ - giáo sư danh dự tại Đại học Waseda, Tokyo, Nhật Bản, nguyên thành viên Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ cũng cho biết, ông rất vui khi một tổ chức giải thưởng của Việt Nam có khả năng lựa chọn, đánh giá và tôn vinh các công trình nghiên cứu có đóng góp to lớn cho nhân loại.
“Điều này cho thấy VinFuture đã phần nào có vai trò quan trọng trong việc đánh giá và thúc đẩy nghiên cứu trong lĩnh vực Khoa học Công nghệ toàn cầu, góp phần nâng cao vị thế Việt Nam trên thế giới”, GS. Trần Văn Thọ nhận xét.
Đồng quan điểm, TS. Nguyễn Sĩ Dũng - nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, đánh giá, cú đúp giải thưởng của công trình nghiên cứu về vắc xin mRNA ngừa Covid-19 cho thấy giá trị và tầm vóc toàn cầu của VinFuture.
“Công trình nghiên cứu của GS. Kariko và TS. Weissman từng nhiều năm không được giới khoa học quan tâm và chỉ thực sự nổi lên khi Covid-19 xuất hiện. Khi thế giới còn chưa nhìn nhận được đầy đủ về đóng góp đột phá của nghiên cứu này với nhân loại thì VinFuture đã vinh danh, điều này càng khẳng định tính tiên phong và tầm vóc của giải thưởng”, TS. Nguyễn Sĩ Dũng nhấn mạnh.
Thế Định
">...
【Thời sự】
阅读更多
热门文章
最新文章
-
Tiết Mông đeo găng tay da tuần lộc, đi tới tảng đá còn đọng tuyết cao chót vót, đọc đi đọc lại câu thơ viết trên đó mấy lần, quay đầu vui vẻ nói: "Sư tôn, chúng ta đến rồi."
Húc Ánh Phong quanh năm rơi tuyết, thuyền quyên treo cao, ánh trăng chiếu sáng hồ băng, khí lạnh thổi lên, lạnh lẽo ngưng tụ, Kim Thành trì đóng băng nhưng không phủ tuyết, như một viên ngọc lưu li, toả sáng giữa trời đất, là ngân hà ở nhân gian, nhìn thấy từ nơi xa vạn dặm, quả nhiên là tráng lệ vô cùng. Như đến nơi cuối cùng của nhân gian, phủ đầy tuyết trắng.
Sở Vãn Ninh dừng lại trước khối đá, nói: "Cầu kiếm ở Kim Thành trì, chỉ có thể vào từng người. Các ngươi ai đi trước?"
Tiết Mông nóng nảy không đợi nói mà nói: "Sư tôn, ta đi trước!"
Sở Vãn Ninh nhìn cậu, nghĩ một lát, lắc đầu: "Ngươi làm việc lỗ mãng, ta không yên tâm."
Sư Muội ở bên cười cười, nói: "Sư tôn, ta đi trước, dù sao cũng không làm tan băng được đâu."
Giữa mặt băng mênh mông, Sư Muội đi dọc qua lối đi bằng đá chỉ chứa được một người, chậm rãi đi tới cuối.
Y làm theo quy củ, ngưng tụ linh lực trên tay, sau đó cúi người, dán bàn tay đó lên mặt băng—— Linh lực của Sư Muội không ngừng truyền xuống mặt băng, từng vòng ánh sáng nhảy ra.
Mặc Nhiên nín thở đứng im, mười ngón tay vô thức siết chặt, đâm vào trong tay.
Nhưng Sư Muội thử hồi lâu, băng vẫn không hề tan. Y cười khổ phủi tay trở về, nói với Sở Vãn Ninh: "Sư tôn, xin lỗi."
"Không sao, tu thêm mấy năm lại thử."
Mặc Nhiên khẽ thở dài, hai người họ đều cảm thấy hơi mất mát, nhưng vẫn an ủi Sư Muội: "Không sao, còn cơ hội mà, lần sau ta đưa huynh tới."
Sở Vãn Ninh nói: "Nói lắm làm gì, lên đi, tới ngươi rồi."
Kiếp trước, Mặc Nhiên tới cầu kiếm, là thiếu niên khinh cuồng, có vô hạn chờ mong vào thần võ. Nhưng mà kiếp này, hắn biết có cái gì đang đợi mình, không còn gấp gáp và mong đợi nữa. Nhưng sắp gặp lại một người bạn cũ ôn nhu rồi.
Đến trước tường đá, quý gối xuống hồ băng.
Cúi lưng, tay chạm trên mặt băng.
Mặc Nhiên nhắm mắt lại.
Mạch đao không vỏ của hắn...
Thứ cùng hắn nhìn hết tận cùng của thiên nhai, nếm qua tội nghiệt hung ác đầy máu tanh của Nhân gian——
Mở mắt, Mặc Nhiên nói nhẹ với mặt hồ một câu: "Bất Quy, ta tới rồi."
Như cảm giác được chủ nhân định mệnh gọi tới, mặt băng Kim Thành trì bỗng hiện lên một bóng đen lớn, bóng đen kia ở sát mặt băng, càng ngày càng rõ, càng ngày càng tới gần.
Đột nhiên, mặt băng ngàn thước vỡ ra, Mặc Nhiên nghe thấy Tiết Mông trên bờ kinh hô, giọng từ xa vọng lại khó nghe thấy.
"Băng tan rồi!!"
Sóng đập mạnh, nước văng lên tận trời. Một con giao long đen phá băng mà ra, mỗi một miếng vảy rồng đều rộng bảy thước, nháy mắt Kim Thành trì bị sóng đập rung động, bọt nước mịt mờ, giao long lấp lánh dưới ánh trăng, thở ra một hơi.
Đồng thời, bên cạnh hồ xuất hiện một kết giới, tách nhóm Sở Vãn Ninh ra khỏi Mặc Nhiên.
Trong kết giới, một người một giao long đối diện nhau.
Mặc Nhiên nheo mắt, chắn bọt nước đầy trời lại, ngửa đầu nhìn giao long.
Chỉ thấy giao long kia ngậm trong miệng một mạch đao đen nhánh, không có vỏ, thân đao cổ xưa nhưng sắc bén, khuất thiết đồng tâm. Long giao biến mạch đao thành cỡ phàm nhân dùng được, chậm rãi hạ long thân lấp lánh, đưa đao tới trước mặt Mặc Nhiên.
Nhưng nó không lập tức ngẩng đầu, mà dùng đôi mắt vàng nghệ, nhìn nam tử chằm chằm.
Hai mắt giao long như gương đồng, phản chiếu bóng dáng Mặc Nhiên. Mặc Nhiên nín thở bất động, chờ nó lên tiếng.
Nếu không có gì khác xảy ra, tiếp theo sẽ phải xuống chân núi hái một cành hoa mai cho nó, lão giao long ung dung nhàn nhã, Mặc Nhiên lại có lợi.
Ai ngờ, đợi nửa ngày, giao long này không như kiếp trước, ban vũ khí cho hắn dễ dàng, ngược lại vảy rồng động nhẹ, đôi đồng tử vàng to lớn nâng lên, sau đó nhấc chân trước của mình, viết lên tuyết trước mặt Mặc Nhiên, hai chữ:
Phàm nhân?
Mặc Nhiên sửng sốt.
Hắn nhớ rõ, kiếp trước giao long có thể nói, sao lại thế này, giờ hóa thành kẻ câm?
Giao long câm viết xong hai chữ, nó lại phủ định ý của mình, dùng móng vuốt thô to xoá hai chữ đi, lại viết một câu khác:
Không phải, phàm nhân không có linh lực cường hãn như vậy, thế, ngươi là Thần tộc?
Mặc Nhiên: "..."
Lão long nghĩ một lát, lắc đầu, lại viết:
Không phải thần, trên người ngươi có tà khí. Ngươi là Ma tộc?
Mặc Nhiên thầm nghĩ, cái gì vớ vẩn lung tung thế! Bổn toạ chỉ trùng sinh thôi, có cái gì phải nghĩ lắm, mau đưa đao cho bổn toạ!
Lão long hình như nhìn ra hắn sốt ruột cầu đao, bỗng nâng chân đầy vảy rồng dữ tợn, lại xoá đi viết tiếp, thêm một mảng tuyết, tiếp tục viết:
Mong đừng trách. Ta thấy trên người ngươi có hai hình bóng, thật sự là hiếm gặp trên đời. Ngươi rốt cuộc là người hay ma, là thần hay quỷ?
Mặc Nhiên nhướng mày nói: "Ta đương nhiên là người. Còn phải nói sao?" Chẳng qua là người từng chết một lần thôi.
Lão long dừng một chút, viết tiếp: Một người hồn phách phân liệt như vậy. Thật sự chưa từng thấy, cũng chưa từng nghe.
Mặc Nhiên thấy nó rung đùi đắc ý cực kỳ ngu dốt, không khỏi buồn cười: "Có gì lạ, nhưng mà tiền bối, đao của ngài, làm sao mới có thể đưa cho ta?"
Lão long đánh giá hắn một lát, viết tiếp:
" alt="Truyện Husky Và Sư Tôn Mèo Trắng Của Hắn">Truyện Husky Và Sư Tôn Mèo Trắng Của Hắn
-
Soi kèo phạt góc Newcastle Jets vs Wellington Phoenix, 14h00 ngày 27/1
-
Soi kèo phạt góc Adelaide United vs Macarthur, 15h45 ngày 8/1
-
Học sinh tụ lại mua xiên que sau giờ tan học trước cổng Trường THCS Trọng Điểm, TP Hạ Long Những địa điểm tập trung nhiều quán bán đồ ăn vặt cho học sinh nhất là Trường Tiểu học Bãi Cháy (phường Bãi Cháy), Trường Tiểu học Cao Xanh (phường Cao Xanh), Trường Tiểu học Cao Thắng (phường Cao Thắng) và Trường THCS Trọng Điểm (phường Hồng Hải)...
Trong thời gian chờ phụ huynh tới đón, rất đông học sinh nối đuôi nhau mua đồ ăn vặt trước cổng trường Đơn cử, tại cổng Trường Tiểu học Bãi Cháy có khoảng 10 quán bán đồ ăn vặt, chủ yếu do người dân tận dụng mặt bằng trước cửa nhà để bán.
Một chủ cửa hàng tại đây cho biết, trong ngày sẽ có 4 lần học sinh mua đồ ăn vặt nhiều nhất là lúc trước khi vào lớp và sau khi tan học của cả hai buổi sáng và chiều. Học sinh chủ yếu mua bim bim, kẹo, nước uống đóng vào túi và đồ ăn xiên que.
Học sinh mua xúc xích, đồ ăn vặt khu vực gần cổng Trường Tiểu học Bãi Cháy Tại cổng Trường Tiểu học Cao Thắng có khoảng 7 cửa hàng bán đồ ăn vặt nằm san sát nhau. Ngoài ra, vào thời điểm tan học còn có thêm nhiều xe lưu động bán viên xiên, xúc xích chiên dầu. Học sinh đa số mua thịt bò khô, que cay và nước ngọt với giá chỉ từ 3 đến 10 nghìn đồng.
Đồ ăn được mua chủ yếu là nước ngọt đựng vào túi, que cay, thịt bò khô tẩm ướp gia vị Anh V.V.T (37 tuổi, trú phường Cao Thắng) cho biết, rất lo ngại khi thời gian gần đây đồ ăn vặt không rõ nguồn gốc, xuất xứ được bày bán tràn lan trước cổng trường. Chính vì vậy, anh luôn luôn chủ động đưa con đi học và tới trước đón con về để tránh trường hợp con la cà đi theo bạn để mua đồ ăn trước cổng trường.
"Không phải khắt khe nhưng tôi không bao giờ cho con mình tiền mua đồ ăn vặt trong lúc đi học vì đồ ăn không đảm bảo an toàn. Đây cũng là biện pháp bảo vệ con cái trước những mối nguy hại tiềm ẩn trong đồ ăn không rõ nguồn gốc", anh T. chia sẻ.
Phần đông mua đồ ăn vặt trước cổng trường là học sinh bậc tiểu học và THCS Tại Trường THCS Trọng Điểm, sau giờ tan học, rất nhiều học sinh đi từng tốp tranh thủ tạt ngay vào những quán bán đồ ăn vặt trong thời gian chờ phụ huynh tới đón. Lúc này cũng là thời gian người bán xiên que bận rộn nhất khi vừa chào mời vừa chiên lại những viên chiên đã chế biến sẵn trước đó qua chảo dầu có màu sẫm.
Học sinh mua đồ ăn vặt trước cổng Trường Tiểu học Cao Thắng Tương tự, tại TX Quảng Yên, hầu như cổng trường học nào cũng có quán bán đồ ăn vặt với đầy đủ mặt hàng. Những quán bán đồ ăn sáng như xôi, bánh mỳ sẽ bán kèm theo đồ ăn vặt mỗi khi học sinh có nhu cầu mua.
Đồ ăn vặt với bao bì sặc sỡ thu hút nhiều học sinh Nhận thấy đây là mối nguy hại ảnh hưởng đến sức khoẻ, TX Quảng Yên đã thành lập đoàn kiểm tra để kiểm tra các cơ sở kinh doanh tạp hóa tại 45 cơ sở trường học trên địa bàn.
Quá trình kiểm tra phát hiện và lập biên bản thu giữ nhiều đồ ăn vặt như kẹo, chân gà, cánh gà, bim bim, kẹo ngậm dạng tem giấy có in nhãn mác chữ nước ngoài, không rõ nguồn gốc hoặc nhãn mác không đúng quy định.
Lực lượng chức năng kiểm tra hàng loạt cơ sở bán đồ ăn trước cổng nhiều trường học ở Quảng Ninh Đáng chí ý tại cửa hàng tạp hóa D.T, tại xã Hiệp Hòa phát hiện nhiều loại kẹo bánh in chữ nước ngoài không có phiên âm tiếng Việt được bày bán. Lực lượng chức năng tiến hành thu giữ, tiêu hủy số bánh kẹo trên theo đúng quy định.
Đồng thời nhắc nhở, khuyến cáo chủ cửa hàng không bán hàng hóa không rõ nguồn gốc và thực hiện nghiêm việc buôn bán hàng hóa đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
Một số cửa hàng bán đồ ăn có chữ nước ngoài, không rõ nguồn gốc bị yêu cầu tiêu huỷ và cam kết không tái bán mặt hàng này Trước đó, tại Trường THCS thị trấn Cái Rồng, huyện Vân Đồn và Trường THCS&THPT Hoành Mô, huyện Bình Liêu có hơn 30 học sinh có các triệu chứng đau đầu, buồn nôn sau khi ăn một loại kẹo lạ có chữ nước ngoài được mua ở cổng trường.
" alt="Sau hàng loạt ca ngộ độc, đồ ăn vặt không rõ nguồn gốc vẫn 'bủa vây' cổng trường">Sau hàng loạt ca ngộ độc, đồ ăn vặt không rõ nguồn gốc vẫn 'bủa vây' cổng trường
-
Tọa đàm “Phát triển thị trường Khoa học công nghệ” nhằm tìm giải pháp thúc đẩy thị trường khoa học công nghệ Việt Nam.
Với chủ đề “Phát triển thị trường Khoa học công nghệ”, tọa đàm có sự tham dự của ông Trần An, đại diện Cục Phát triển thị trường doanh nghiệp KHCN, Bộ KH&CN; PGS.TS Tạ Hải Tùng, Viện trưởng Viện Công nghệ thông tin và truyền thông, Đại học Bách Khoa Hà Nội; ông Nguyễn Tuấn Anh, Chủ tịch Công ty Lumi Việt Nam và đại diện một số doanh nghiệp.
Chia sẻ về lý do tổ chức tọa đàm, ông Võ Đăng Thiên, Phó Tổng biên tập báo VietNamNet cho biết: KHCN có vai trò rất quan trọng tạo sự bứt phá cho xã hội. Vì thế, các nước tiên tiến đều tập trung đầu tư cho KHCN để thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển bền vững. Ở Việt Nam, KHCN giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, tạo những bước nhảy vọt cho sự phát triển. Vai trò này cũng được Đảng và Nhà nước khẳng định từ nhiều năm trước bằng nhiều nghị quyết, văn bản. Bên cạnh đó, việc đổi mới công nghệ là đòi hỏi cấp thiết trong bối cảnh hội nhập quốc tế và đặc biệt là cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 để nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp Việt Nam.
Ông Võ Đăng Thiên, Phó Tổng biên tập Báo VietNamNet Trong những năm qua có một thực tế rằng mỗi liên hệ giữa hoạt động nghiên cứu và thị trường, giữa nhà khoa học với doanh nghiệp chưa thực sự mạnh mẽ. Thực tế này khiến cả nhà khoa học, doanh nghiệp và nhà nước và người dân đều thiệt thòi, tiềm năng sẵn có không được phát huy. Nhiều sáng chế, giải pháp được nghiên cứu, nhưng gặp khó khăn về thương mại hóa.
Trước vấn đề này, Chính phủ đã nổ lực thúc đẩy kết nối giữa ba nhà gồm viện, trường - doanh nghiệp - nhà nước. Từ đó cải thiện chất lượng thị trường giao dịch, mối quan hệ cung cầu công nghệ, chuyển giao sản phẩm công nghệ mới được phát triển. Để hỗ trợ các doanh nghiệp đổi mới công nghệ, Bộ KH&CN đã có nhiều chương trình, dự án hỗ trợ nghiên cứu KHCN. Bộ cũng thúc đẩy chuỗi phát triển thị trường KHCN phải bao gồm nghiên cứu - trung gian và chuyển giao. Trong đó, chương trình 2075 được coi là yếu tố trung gian hỗ trợ thương mại hóa các nghiên cứu trong nhà trường và của nhà khoa học.
Thời gian qua, dù thị trường KHCN đã được định hình và phát triển, nhưng nguồn cung về các giải pháp, thiết bị dịch vụ công nghệ còn hạn chế. Tốc độ tăng trưởng bình quân giá trị giao dịch công nghệ chung toàn nền kinh tế là 20,9%. Trong đó, mức độ đóng góp những nghiên cứu từ viện, trường vào công nghệ chủ lực còn thấp. Nguồn cung thị trường KHCN chưa cao do những công trình nghiên cứu tại các trường được trải qua nhiều bước sàng lọc trước khi xem xét tới khả năng thương mại. Bởi có một số nghiên cứu dù có kết quả nghiệm thu tốt nhưng chưa sẵn sàng chuyển giao và có đủ điều kiện, yếu tố thị trường để doanh nghiệp, thị trường đón nhận.
Theo kết quả khảo sát đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp thuộc dự án FIRST-NASATI thực hiện mới đây, có tới gần 85% doanh nghiệp tự tiến hành hoạt động nghiên cứu phát triển để có được các sản phẩm mới, chỉ có gần 14% doanh nghiệp đã phối hợp với đơn vị bên ngoài triển khai nghiên cứu đổi mới sản phẩm.
"Trên tinh thần đó, báo VietNamNet tổ chức tọa đàm “Phát triển thị trường Khoa học công nghệ” với sự tham gia của đại diện các cơ quan quản lý, viện nghiên cứu và doanh nghiệp để giải đáp thông tin chính sách của Nhà nước về thị trường KHCN; những thành tựu, kinh nghiệm mà doanh nghiệp và cơ quan nghiên cứu đã đạt được trong quá trình phát triển thị trường KHCN. Đây cũng là một trong những động lực và là đích đến của KHCN nước nhà, thương mại hóa và đưa các sản phẩm ra đời sống, phục vụ phát triển đất nước, phục vụ đời sống nhân dân, cũng là tự phát triển bản thân và khẳng định mình”, Phó Tổng Biên tập Võ Đăng Thiên cho biết.
Thưa ông, Bộ KHCN đã đưa ra chương trình 2075 được coi là yếu tố trung gian hỗ trợ thương mại hóa các nghiên cứu trong nhà trường và của nhà khoa học. Vậy chương trình này hoạt động đã đem lại kết quả ra sao thưa ông?
Ông Trần An, Cục Phát triển thị trường doanh nghiệp KHCN: Chương trình phát triển thị trường KH và CN đến năm 2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 2075/QĐ-TTg ngày 8-11-2013 và bắt đầu triển khai từ năm 2015, Chương trình đã đạt được một số kết quả như sau:
Tổ chức trung gian có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của thị trường khoa học và công nghệ vì vậy thông qua Dự án “Xây dựng hệ thống liên kết các sàn giao dịch công nghệ và thiết bị trực tuyến vùng duyên hải Bắc Bộ nhằm thúc đẩy thị trường công nghệ tại Việt Nam” đã góp phần kết nối 05 sàn giao dịch công nghệ của 05 tỉnh/thành Hải Phòng, Quảng Ninh, Nam Định, Thái Bình, Ninh Bình ứng dụng CNTT trong việc kết nối mua bán công nghệ, đẩy mạnh quá trình thương mại hóa kết quả nghiên cứu, tài sản trí tuệ.
Ông Trần An, Cục Phát triển thị trường doanh nghiệp KHCN (Bộ KHCN) Đối với tài sản trí tuệ giai đoạn 2016-2020, đã có hơn 25 sản phẩm được đăng ký quyền sở hữu trí tuệ, đặc biệt từ dự án thương mại hóa kết quả nghiên cứu, tài sản trí tuệ của Chương trình, đã góp phần nhằm làm tăng số lượng sản phẩm công nghệ được đăng ký quyền sở hữu trí tuệ và tạo động lực gia tăng giá trị giao dịch mua bán tài sản trí tuệ bao gồm (giải pháp, quy trình, bí quyết công nghệ).
Hàng năm, Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức các sự kiện về xúc tiến chuyển giao công nghệ, thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, tài sản trí tuệ; phát triển thị trường và doanh nghiệp khoa học và công nghệ; Chợ chợ công nghệ và thiết bị; Trình trình diễn kết nối cung - cầu công nghệ; ngày hội khởi nghiệp công nghệ và các sự kiện về đổi mới sáng tạo; triển lãm sáng chế, triển lãm sản phẩm khoa học và công nghệ tiềm năng thương mại hóa ở trong nước và nước ngoài. Các sự kiện này tổ chức hàng năm quy mô vùng, quốc gia và quốc tế đã thúc đẩy hoạt động giao dịch công nghệ và thiết bị, tạo được hiệu ứng tích cực đối với thị trường KH&CN.
Có một thực trạng là việc liên kết giữa nghiên cứu và thị trường, giữa nhà khoa học và doanh nghiệp vẫn còn hạn chế. Vậy chúng ta đã có những giải pháp gì để giải quyết bài toán này?
Ông Trần An: Việc thúc đẩy liên kết và chuyển giao công nghệ giữa viện, trường với doanh nghiệp vẫn là một bài toán khó. Chỉ 5,7% doanh nghiệp được hỏi cho biết tìm đến viện, trường khi có nhu cầu ứng dụng đổi mới công nghệ và nâng cao chất lượng sản phẩm. Vì vậy cần tập trung hoàn thiện thể chế chính sách để phát triển thị trường khoa học và công nghệ trong bối cảnh mới; phát triển các tổ chức trung gian của thị trường khoa học và công nghệ. Bên cạnh đó, chú trọng phát triển hạ tầng quốc gia của thị trường khoa học và công nghệ; thúc đẩy phát triển nhu cầu về hàng hóa khoa học và công nghệ, nâng cao năng lực hấp thụ, tiếp thu, làm chủ và áp dụng công nghệ tại các doanh nghiệp; thúc đẩy phát triển nguồn cung hàng hóa khoa học và công nghệ trên thị trường khoa học và công nghệ; tăng cường các hoạt động xúc tiến thị trường khoa học và công nghệ; đẩy mạnh việc xã hội hóa các sự kiện thúc đẩy kết nối cung - cầu công nghệ với sự tham gia của khu vực tư nhân…
Tôi muốn đặt câu hỏi cho ông Tạ Hải Tùng, Viện trưởng Viện Công nghệ thông tin và truyền thông (Đại học Bách Khoa HN). Theo đánh giá của ông thì các mô hình mà nhà nước hỗ trợ cho việc nghiên cứu KHCN và thương mại nó ra sao?
PGS.TS Tạ Hải Tùng: Để hoạt động thương mại hóa kết quả nghiên cứu trở nên hiệu quả thì có mấy vấn đề. Một là: ta phải có kết quả nghiên cứu tốt, có thể giải quyết được bài toán thị trường. Hai là đôi khi chúng ta nghĩ mọi nghiên cứu phải đi đến thị trường ngay song thực ra nghiên cứu có nhiều sứ mệnh. Nếu nghiên cứu cơ bản, nó để phát triển tri thức, các nhà khoa học luôn phải làm để đóng góp cho kho tàng tri thức nhân loại, ngoài ra các nhà khoa học còn có thêm nhiệm vụ đào tạo. Nghiên cứu cơ bản đóng góp rất tốt cho tri thức và đào tạo, nếu đi tới thị trường cần quá trình dài.
Về nghiên cứu ứng dụng, phải định hướng thị trường. Chúng ta mong muốn từ một đề tài ra thẳng thị trường, các nước cũng không làm được điều đó.
Do đó, đầu tiên, chúng ta phải xác định rõ vai trò và sứ mệnh của nghiên cứu khoa học. Thứ hai, chất lượng chúng ta không thể nào chuyển giao và doanh nghiệp không tìm đến nếu chất lượng không đáp ứng được.
Khi có quản lý tốt rồi mới nghĩ tới sự hỗ trợ của bước đi ra thị trường. Nhà nước nên đầu tư mạnh hơn nữa cho nghiên cứu vì bao giờ cũng thế, lượng đổi chất sẽ đổi đặc biệt trong bối cảnh chất lượng còn tương đối thấp. Tuy nhiên, hiện tại, làn sóng các bạn trẻ trở về nước, cung cấp đủ kinh phí họ làm nghiên cứu để từ đó ra sản phẩm… Cần trợ lực hơn nữa để có thể bùng nổ.
Ông Tạ Hải Tùng, Viện trưởng Viện Công nghệ thông tin và truyền thông (Đại học Bách Khoa HN) Chương trình sẽ tốt hơn nếu doanh nghiệp đặt hàng cho các nhà khoa học. Vấn đề đến từ hai phía nhưng chúng ta có vẻ đang tập trung vào phía đưa nghiên cứu từ ngăn tủ ra thị trường. Vấn đề ngược lại là từ doanh nghiệp đến nhà khoa học, tôi kỳ hơn vào chiều này.
Các chương trình hỗ trợ chỉ có thể đến điểm bùng nổ nếu kết quả đủ tốt. Hai bên không có gì để gặp nhau, nếu ép gặp cũng khó. Nếu sản phẩm đủ tốt, thị trường có nhiều quỹ, doanh nghiệp, tập đoàn, cá nhân sẵn sàng bỏ tiền vào làm.
Thưa ông, tại Viện Công nghệ thông tin và truyền thông của ông có gặp phải khó khăn nào khi nghiên cứu và thương mại hóa các sản phâm công nghệ?
PGS.TS Tạ Hải Tùng: Chúng tôi có nhiều sản phẩm đưa ra thị trường nhưng quy mô còn hạn chế. 3 năm gần đây, tình hình khởi sắc hơn nhiều vì đầu tư của nhà nước gửi anh em đi học nước ngoài, nhiều người trở về.
Trình độ phát triển cũng có sự thay đổi về bản chất, chúng ta dần nhận ra câu chuyện nền công nghiệp chỉ dựa vào gia công không còn nhiều dư địa phát triển, do đó phải đầu tư nghiên cứu khoa học. Khi đầu tư chắc chắn sẽ có thành quả. Khi có kết quả tốt, lại có câu chuyện các bạn tự tìm tòi đưa sản phẩm đến thị trường.
Chúng tôi chưa có dự án nào dựa vào hệ thống hỗ trợ của nhà nước mà đa phần các bạn tự triển khai. Ví dụ, các bạn đi thi các giải thưởng như Nhân tài Đất Việt, sau đó các bạn đi gặp quỹ đầu tư hoặc quỹ hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, lập nhóm để startup hoặc spinoff. Tôi thấy có 4, 5 nhóm như vậy và họ có sản phẩm độc đáo.
Cái hay là để một doanh nghiệp đầu tư cho R&D để nuôi được 5 tiến sĩ từ nước ngoài về như vậy, mỗi tháng phải bỏ ra tối thiểu 1 tỷ, 1 năm chưa ra được gì mất khoảng 12 tỷ. Song, chỉ mất khoảng 2 tỷ nếu hợp tác với các trường. Đó là vì anh đến, nhìn kết quả của họ có phù hợp với bài toàn hay không, anh đặt hàng chỉnh sửa cho phù hợp. Tôi cho rằng việc doanh nghiệp tìm đến trường đã xảy ra chính vì nhu cầu tự thân của doanh nghiệp, chi phí đỡ tốn kém hơn.
Cuối cùng vẫn là câu chuyện chất lượng nghiên cứu, đầu bài, mọi thứ phát triển hơn sẽ bảo đảm.
Tôi được biết Viện CNTT - TT có được nhận nguồn vốn đầu tư cho nghiên cứu khoa học các quỹ trong đó có Vingroup. Ông có so sánh gì từ việc hỗ trợ của các tổ chức này và nguồn vốn của nhà nước?
PGS.TS Tạ Hải Tùng: Tôi về nước năm 2011 có gần 10 năm làm KHCN trong nước, đã nhìn thấy sự thay đổi ấn tượng trong 10 năm nay. Trước đây 10 năm, ở trong trường, hồi đó đi dạy mới có thu nhập. Để apply một đề tài nhà nước chắc 2-3 năm mới được 1 đề tài, khi được phê duyệt cũng hết vấn đề nóng. Các bạn trẻ khả năng tiếp cận đề tài nhà nước gần như không có.
Gần đây, chúng tôi thấy sự tiếp cận mạnh và nhanh chóng của các quỹ, tập đoàn nước ngoài như Samsung, IBM, Naver… họ có cách tiếp cận rất hiện đại. Để xin một đề tài của nhà nước, từ lúc đề xuất đến lúc ký hợp đồng mất khoảng 1 tới 1,5 năm. Nếu apply đề tài từ quỹ của Vingroup chỉ mất 3,4 tháng để ký hợp đồng tài trợ… Cách tiếp cận từ lúc nộp hồ sơ, xét duyệt, ký hợp đồng, hỗ trợ… rất hiệu quả.
Nhà khoa học chỉ chuyên tâm nghiên cứu thay vì phải làm nhiều câu chuyện liên quan tới quản lý, dự án, đề tài, giải ngân và thủ tục hành chính khác. Đang có xu hướng trong đơn vị là bỏ qua nguồn kinh phí của nhà nước vì quá phức tạp và bất cập, chỉ tập trung vào quỹ nước ngoài và tập đoàn trong nước. Tôi nghĩ rằng đây là xu hướng hay và cơ quan quản lý sẽ phải nhìn lại cách đánh giá, vận hành chương trình của mình nếu không các nhóm nghiên cứu trẻ, năng động sẽ dồn hết sang quỹ nước ngoài.
Theo ông, Nhà nước nên làm gì trong việc hỗ trợ đề tài khoa học trước bối cảnh như vậy?
PGS.TS Tạ Hải Tùng: Câu chuyện tự chủ đại học, nhiều người cho rằng cái gì cũng nên xã hội hóa, dựa vào nguồn nước ngoài, doanh nghiệp tư nhân. Song, khi tìm hiểu, kể cả ở Mỹ, nguồn đầu tư cho nghiên cứu khoa học nhiều nhất vẫn là từ nhà nước. Riêng đối với trường đại học, thống kê của họ cho thấy nhà tài trợ lớn nhất là nhà nước. Vì có những nghiên cứu không ra sản phẩm trực tiếp, các quỹ tập đoàn sẽ không tài trợ, họ chỉ tài trợ cho dự án nào gắn bó chặt chẽ với hoạt động sản xuất, kinh doanh của họ. Còn nhà nước vẫn phải làm vai trò nghiên cứu khoa học cơ bản, mang tính chất định hướng, dự báo, kể cả không "hot". Do vậy, nhà nước không thể nào bỏ qua việc tài trợ.
Nhưng chúng ta phải thay đổi hệ thống đánh giá, xét duyệt, vận hành quy trình để các quỹ mang tính chất dài hơi hơn, hiệu quả hơn. Ví dụ, để một nhà khoa học đề xuất đề tài, họ phải đề xuất chủ đề nghiên cứu, lại có hội đồng xét duyệt chủ đề ấy rồi mang đi đấu thầu. Như vậy là không đúng vì chưa chắc người đề xuất đề tài ấy được thực hiện dự án đó. Nhà nước đã lấy cái đó làm đầu bài của nhà nước.
Tại sao không kết hợp hai cái làm một là đề xuất luôn chủ đề nghiên cứu và đề xuất luôn tôi sẽ làm dự án đó. Quy trình ấy nhiều năm nay vẫn tồn tại. Chính vì năng lực ra đầu bài không tốt nên huy động các nhà khoa học ra đầu bài. Đáng lẽ người ra đầu bài thực hiện luôn lại dùng nó để đi đấu thầu, tôi thấy chưa hợp lý. Tôi đề nghị nên thay đổi.
Ngoài ra, nhà nước cố gắng bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, khi nhà khoa học chuyển giao lo ngại nhất là mất quyền sở hữu trí tuệ. Họ sẽ phải đi đăng ký bằng sáng chế nhưng hiện tại do số lượng chuyên gia xét duỵet chưa được nhiều, thời gian lâu. Thời gian sau xảy ra tranh chấp, nên có hệ thống hỗ trợ họ.
Thêm nữa, làm thế nào để câu chuyện sử dụng hàng Make in Vietnam thực chất hơn thì doanh nghiệp tìm đến nhà khoa học nhiều hơn.
Tôi muốn đặt câu hỏi cho ông Nguyễn Tuấn Anh, Chủ tịch Công ty Lumi Việt Nam - một công ty chuyên về thiết bị chiếu sáng thông minh. Khi phát triển các sản phẩm công nghệ của mình Lumi có tiếp cận được có được tiếp cận các nguồn lực từ phía nhà nước như vốn đầu tư, cơ chế hỗ trợ khoa học công nghệ… hay không?
Ông Nguyễn Tuấn Anh: Lumi ra đời từ năm 2012 tự lực là chủ yếu, Bộ KH&CN cũng có một số hỗ trợ như về sản phẩm đưa ra thị trường, hỗ trợ quảng bá ở các hội chợ triển lãm trong và ngoài nước. Lumi đánh giá sự hỗ trợ này khá là thiết thực.
Ngoài ra việc đăng ký sở hữu trí tuệ, kiểu dáng công nghệ, Lumi cũng có sự hỗ trợ từ Viện Sáng chế. Chúng tôi cũng được hỗ trợ bảo hộ sở hữu trí tuệ để đảm bảo không có xung đột với nước ngoài.
Năm nay, Lumi còn được chứng nhận doanh nghiệp KH&CN, đây là vinh dự rất lớn để Lumi có nguồn lực tốt hơn đầu tư mạnh cho nghiên cứu & phát triển (R&D).
Ông Nguyễn Tuấn Anh, Chủ tịch Công ty Lumi Việt Nam Vậy ông đánh giá sản phẩm ra thị trường hiện gặp vấn đề gì?
Ông Nguyễn Tuấn Anh: Chúng tôi gặp nhiều khó khăn ở chỗ ý tưởng này có chưa, có xung đột về mặt sở hữu trí tuệ hay không. Chúng tôi đánh giá phải có thông tin về việc này nếu không sẽ rất rủi ro cho doanh nghiệp.
Bởi khi dành nhiều công sức cho sản phẩm, các nguồn lực khác sẽ bị hạn chế. Bộ KH&CN có thể hỗ trợ được nhưng một sản phẩm công nghệ phải đủ nhanh để ra thị trường (thông thường 6 tháng đến 1 năm), mất 2-3 năm xin tài trợ là quá muộn. Ngoài ra, Bộ có thể hỗ trợ doanh nghiệp mang sản phẩm công nghệ ra nước ngoài, được lắng nghe, phản hồi cải tiến đáp ứng nhu cầu thị trường. Đây là những khó khăn mà chúng tôi đánh giá Nhà nước có một phần hỗ trợ được.
Cụ thể Nhà nước phải hỗ trợ như thế nào, thưa ông?
Ông Nguyễn Tuấn Anh: Về phần công nghệ lõi sâu, các nhà trường và Viện nghiên cứu nắm khá sâu, Lumi hay các doanh nghiệp dành thời gian nghiên cứu là rất khó khăn do bị hạn chế về nguồn lực và thời gian. Việc giúp Lumi kết nối các Viện, đứng vai trò doanh nghiệp như Lumi cần gì, hỗ trợ nguồn lực nghiên cứu sâu. Đây là những việc mà viện nhà trường nghiên cứu có thể làm được để kết nối.
Để một sản phẩm thương mại hóa ra thị trường, về mặt phần cứng, ví dụ như khuôn, chi phí là rất cao. Vì thế rất mong Bộ KH&CN có phương pháp giúp doanh nghiệp đưa sản phẩm ra thị trường nhanh nhất.
Ngoài ra, hỗ trợ doanh nghiệp chứng thực đây là sản phẩm công nghệ Make in Vietnam, từ đó tạo được niềm tin cho người tiêu dùng.
Ngoài ra Bộ KH&CN tổ chức các sự kiện truyền thông online/offline giúp doanh nghiệp mở rộng thị trường, kết nối các đối tác và doanh nghiệp nước ngoài.
Hỗ trợ đánh giá về tiêu chuẩn, chất lượng sản phẩm, bởi các thị trường nước ngoài như Mỹ, Nhật Hàn không quá quan tâm về thuế mà phải đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng, những việc này doanh nghiệp như Lumi không nắm đầy đủ. Đây là việc mà các Viện nghiên cứu tư vấn đầu mối có thể hỗ trợ được doanh nghiệp khi đưa sản phẩm ra thị trường nước ngoài.
Mục đích cuối cùng là hỗ trợ để tạo ra thành quả tốt nhất, sản phẩm bán được ra thị trường thì tất mọi người hỗ trợ trong các khâu đều được hưởng lợi.
Tôi quay trở lại câu hỏi với đại diện Cục Phát triển thị trường doanh nghiệp KHCN, với các đề xuất của các doanh nghiệp và viện nghiên cứu như trên thì Bộ KHCN hiện nay có thể hỗ trợ được thế nào để có thể thúc đẩy việc thúc đẩy thương mại hóa sản phẩm.
Ông Trần An: Về phía Bộ Khoa học và Công nghệ tiếp tục triển khai chương trình phát triển thị trường khoa học công nghệ đến năm 2030 với mục tiêu chính: Tiếp tục triển khai bên cung bên cầu để chuyển hóa kết quả nghiên cứu thành sản phẩm. Chúng tôi sẽ tiếp tục rà soát kiện toàn chính sách có liên quan về thị trường KHCN để có sự đồng bộ thống nhất khi triển khai. Bên cạnh đó, sẽ phát triển các công cụ hỗ trợ phát triển công nghệ trong đó tập trung các tổ chức trung gian với vai trò kết nối bên cung bên cầu không chỉ chương trình 2075 và một số chương trình khác như 592, 68, đặc biệt quan tâm đến hỗ trợ thương mại hóa kết quả nghiên cứu, tài sản trí tuệ. Thực tế bản thân các doanh nghiệp đã chủ động tham gia hoạt động KH&CN nhưng cũng có hạn chế khi chưa có bộ phận nghiên cứu chuyên ngiệp. Vì vậy doanh nghiệp gặp nhiều rào cản khi tham gia các chương trình KHCN theo quy định pháp luật. Vì vậy chưa tiếp cận được nên nhiều sự hỗ trợ của nhà nước.
Trong thời gian tới, trọng tâm của chương trình là: Tiếp tục thúc đẩy tăng giá trị giao dịch trên thị trường KHCN từ kết quả nghiên cứu, tài sản trí tuệ; Kết nối thị trường khoa học và công nghệ Việt Nam với thuế giới, thúc đẩy tính sẵn sàng chuyển giao của công nghệ Việt Nam ra nước ngoài, vào thực tiễn; Gia tăng sự tham gia của các hiệp hội ngành nghề đặc biệt là nhóm ngành có giá trị cao có đóng góp cao cho nên kinh tế.
Thưa ông Nguyễn Tuấn Anh, ở góc độ doanh nghiệp, ông đánh giá chính sách mà Bộ KHCN đưa ra hiện nay như thế nào?
Ông Nguyễn Tuấn Anh: Cần phải đưa ra chính sách rất nhanh bởi công nghệ rất dễ lạc hậu, đứng vai trò Bộ KH&CN cần giúp giải quyết vấn đề thực sự nhanh và hiệu quả, ví dụ như trình đề án cần rút xuống một quý để các nhà khoa học như Lumi nộp dự án. Nếu để 6-7 tháng thì mọi thứ đã thay đổi, thành sản phẩm mới mất rồi.
Vậy Lumi cũng đã được công nhận là doanh nghiệp khoa học công nghệ, điều này sẽ tác động như thế nào đến công ty thưa ông?
Ông Nguyễn Tuấn Anh: Lumi được nhận hỗ trợ về thuế rất lớn, ví dụ có lợi nhuận không phải nộp lại nhiều. Nhờ đó Lumi có thể đầu tư lại cho nghiên cứu & phát triển (R&D) hay hợp tác với trường hay Viện nghiên cứu, giúp Lumi tiếp cận nhanh và đi nhanh với sản phẩm công nghệ. Giải pháp mới cung cấp cho khách hàng, sản phẩm công nghệ phải đưa ra kịp thời đến khách hàng, nếu không chậm chân sẽ bị loại bỏ khỏi thị trường.
Tôi làm việc tại một Bộ ở Hà Nội, tôi thấy trong cơ quan tôi có rất nhiều đề tài khoa học nghên cứu nhận tiền xong thì cất ngăn kéo. Vậy Bộ KHCN có biện pháp gì để giải quyết vấn đề này? ( Độc giả Nguyễn Nam – Hà Nội)
Ông Trần An, Cục Phát triển thị trường doanh nghiệp KHCN: Chính phủ đã ban hành Nghị định 70/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018 quy định việc quản lý, sử dụng tài sản được hình thành thông qua việc triển khai thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng vốn nhà nước. Nghị định đã quy định phương án xử lý tài sản sau khi nghiệm thu nhiệm vụ khoa học và công nghệ. Vì vậy, các kết quả sau khi kết thúc nhiệm vụ mà phải có phương án xử lý nhất định như tiếp tục nghiên cứu, phát triển công nghệ, sản phẩm công nghệ, ứng dụng, thương mại hóa.
Ông Trần An, Cục Phát triển thị trường doanh nghiệp KHCN. Tôi là một nhà khoa học độc lập và sính sống tại Việt Nam, vậy tôi có thể tiếp cận với nguồn kinh phí hỗ trợ nghiên cứu KHCN hay không, nếu có thì làm cách nào? (Độc giả Bình Minh – TP.HCM)
Ông Trần An, Cục Phát triển thị trường doanh nghiệp KHCN: Luật Khoa học và Công nghệ năm 2013 đã quy định chính sách khuyến khích cá nhân hoạt động khoa học và công nghệ. Bên cạnh đó, Đảng và Nhà nước đã ban hành các chương trình, đề án hỗ trợ trực tiếp hoặc gián tiếp cá nhân tham gia hoạt động khoa học và công nghệ.
Độc giả quan tâm đến vấn đề này xin gửi câu hỏi theo địa chỉ toasoan@ictnews.vn
Nhóm PV
" alt="Tọa đàm “Phát triển thị trường Khoa học công nghệ”">Tọa đàm “Phát triển thị trường Khoa học công nghệ”
-
Hiệu trưởng Trường PTDTBT Tiểu học Hoàng Thu Phố 1 giải trình với đoàn kiểm tra vào sáng 17/12. Ảnh: T.L Theo nguồn tin trên: "Tại buổi làm việc với đoàn kiểm tra, Hiệu trưởng nhà trường đã đọc báo cáo giải trình, trong đó, nhấn mạnh việc thông tin phản ánh của báo chí là có căn cứ. Sau khi hiệu trưởng thừa nhận nội dung phản ánh của báo chí, đây là căn cứ để UBND huyện ra quyết định tạm đình chỉ 15 ngày kể từ 17/12".
Cụ thể, tại quyết định số 302 ngày 17/12 do Chủ tịch UBND huyện Bắc Hà Đinh Văn Đăng ký nêu rõ: Tạm đình chỉ công tác đối với Hiệu trưởng Trường PTDTBT Tiểu học Hoàng Thu Phố 1 để phục vụ công tác xác minh thông tin "bất thường suất ăn bán trú". Trong thời gian này, ông Ngô Xuân Dung - Phó Hiệu trưởng nhà trường, sẽ phụ trách, chỉ đạo hoạt động của trường.
"Ông Trần Ngọc Hà có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan liên quan để xác minh, làm rõ những nội dung liên quan", quyết định 302 nêu rõ.
Đoàn kiểm tra của UBND huyện làm việc với nhà trường. Ảnh: T.L Trước đó, báo chí phản ánh việc về khẩu phần ăn tại Trường PTDTBT Tiểu học Hoàng Thu Phố 1 mỗi em được ăn một gói mì tôm 1 quả trứng nhưng thực tế nhà trường chỉ cho 11 em ăn chung 2 gói mì. Trường có tổng số 174 học sinh bán trú hưởng chế độ ăn sáng này. Ngoài ra, thực phẩm dùng để chế biến cho các em học sinh cũng kém chất lượng.
Sau sự việc trên, Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai cũng chỉ đạo Sở GD-ĐT chủ trì, phối hợp với UBND các huyện, thị xã, thành phố tiến hành rà soát việc tổ chức các bữa ăn cho học sinh bán trú, nội trú và việc thực hiện các chế độ chính sách khác đối với học sinh tại các cơ sở giáo dục thuộc phạm vi quản lý.
Theo nghị định 81 của Chính phủ, nhà nước hỗ trợ tiền bán trú hàng tháng với học sinh ở xã, thôn đặc biệt khó khăn, mức hỗ trợ bằng 40% lương cơ sở, tương đương 720.000 đồng. Ngoài tiền ăn, học sinh còn được hỗ trợ tiền nhà ở và 15 kg gạo một tháng." alt="Giải trình của hiệu trưởng vụ 11 học sinh ăn 2 gói mì tôm chan cơm">Giải trình của hiệu trưởng vụ 11 học sinh ăn 2 gói mì tôm chan cơm