Bí ẩn cái chết của nhà thơ Chile từng thắng giải Nobel Văn học
Cho đến nay,íẩncáichếtcủanhàthơChiletừngthắnggiảiNobelVănhọlisa cuộc điều tra kéo dài hơn một thập kỷ về những nghi vấn xoay quanh cái chết của ông Neruda, người nổi tiếng về các bài thơ tình và từng thắng giải Nobel Văn học năm 1971, vẫn chưa đi đến kết luận.
Các chuyên gia pháp y ở Canada, Đan Mạch và những nơi khác đã nghiên cứu hài cốt của nhà thơ nhằm xác định nguyên nhân cái chết của ông, nhưng không thể đưa ra câu trả lời dứt khoát. Trong khi đó, Manuel Araya, cựu tài xế kiêm trợ lý riêng của Neruda và cũng là người đầu tiên đưa ra cáo buộc nhà thơ bị ám sát, đã qua đời vào tháng 6 năm nay, khi nghi vấn vẫn chưa được làm rõ.
“Chúng tôi cần sự minh bạch. Bóng đang ở phía thẩm phán phụ trách điều tra vụ án. Tất cả chúng tôi đang chờ bà ấy đưa ra tuyên bố”, Rodolfo Reyes, cháu trai của nhà thơ Neruda phát biểu trong cuộc phỏng vấn mới đây với đài BBC.
Theo các thông tin chính thống, ông Neruda qua đời vào ngày 23/9/1973, thọ 69 tuổi, chỉ 12 ngày sau cuộc đảo chính quân sự đưa Tướng Pinochet lên cầm quyền ở Chile lúc đó. Neruda mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt và giấy chứng tử viết ông mất vì "suy kiệt do ung thư".
Tuy nhiên, vào năm 2011, Araya, người đã làm việc cho Neruda vào năm cuối đời, tuyên bố nhà thơ đã bị nhân viên an ninh của chế độ độc tài Pinochet tiêm thuốc độc tại bệnh viện Santa María ở thủ đô Santiago, để ngăn ông đến Mexico sống lưu vong và lãnh đạo phe đối lập chống chế độ Pinochet. Thực tế, ông Neruda là bạn thân của Salvador Allende, Tổng thống bị lật đổ trong cuộc đảo chính của Tướng Pinochet.
Nhằm làm sáng tỏ cáo buộc của Araya, nhà chức trách Chile đã cho khai quật hài cốt của Neruda vào năm 2013 để các chuyên gia pháp y nghiên cứu.
Một nhóm chuyên gia do các nhà khoa học thuộc Đại học McMaster (Toronto, Canada) và Đại học Copenhagen (Đan Mạch) dẫn đầu đã kết luận, nhà thơ Chile không mất vì ung thư. Song, họ không thể xác định ông tử vong vì nguyên nhân gì. Do đó, nhà chức trách đã ra lệnh tiến hành nhiều cuộc kiểm tra hơn.
Hồi tháng 2 năm nay, nhóm chuyên gia công bố một báo cáo khác, tiết lộ họ đã phát hiện dấu vết của vi khuẩn clostridium botulinum ở một trong những chiếc răng của Neruda.
“Clostridium botulinum là một trong những chất độc nguy hiểm nhất mà nhân loại từng biết đến. Nó đã được sử dụng làm vũ khí sinh học ở một số quốc gia”, nhóm điều tra viết. Song, họ cảnh báo không có bằng chứng chắc chắn nào phản ánh clostridium botulinum đã giết chết Neruda, "cũng như không có bằng chứng nào cho thấy nó được cố ý sử dụng để làm như vậy".
Báo cáo của các nhà khoa học hiện đã trình lên cơ quan tư pháp của Chile xem xét. Paola Plaza, thẩm phán thụ lý vụ án, dự kiến sẽ đưa ra quan điểm về cuộc điều tra, mặc dù hiện vẫn chưa rõ thời điểm cho động thái đó. Bà Plaza có thể ra lệnh điều tra thêm nhằm tìm ra sự thật.
Vụ việc đã gây chia rẽ người Chile và gia đình Neruda. Trong khi Rodolfo Reyes tin chú của mình đã bị sát hại, một người cháu khác - Bernardo Reyes lại mô tả toàn bộ cuộc điều tra là "thảm hại", căn cứ vào tin giả. Quỹ Neruda, cơ quan quản lý tài sản của nhà thơ, quả quyết ông đã qua đời vì nguyên nhân tự nhiên.
Matilde Urrutia, người vợ góa đã sống lâu hơn Neruda 12 năm, chưa bao giờ cáo buộc ông bị sát hại. Tuy nhiên, lúc sinh thời, bà Urrutia từng bày tỏ bản thân không ngờ chồng mình sẽ ra đi nhanh như vậy. Các bác sĩ đã nói với bà rằng, ông Neruda có thể sống thêm ít nhất 6 năm nữa.
Bà Urrutia tin, ông Neruda chết vì trái tim tan vỡ sau khi chứng kiến cuộc đảo chính phá hủy mọi thứ ông ủng hộ về mặt chính trị.
Các công tố viên đã thẩm vấn hàng chục bác sĩ, y tá, nhà ngoại giao và chính trị gia, cũng như các bạn của Neruda, những người đã gặp ông trong những ngày cuối đời.
Một vài số trong đó mô tả ông bị bệnh nặng. Aída Figueroa, bạn thân của nhà thơ đã ở bên ông tại bệnh viện trong giờ phút lâm chung, kể lúc đó, ông cảm thấy rõ Neruda sắp lìa trần vì tình trạng sức khỏe yếu.
Trong khi, những người khác không chắc chắn lắm về điều đó. Gonzalo Martínez Corbalá, Đại sứ Mexico tại Chile đã gặp nhà thơ một ngày trước khi ông qua đời, khai với các điều tra viên rằng: “Tôi đã trò chuyện với ông Neruda về việc chuẩn bị cho chuyến đi sắp tới đến Mexico. Rõ ràng, việc ra đi khiến ông ấy tổn thương, nhưng ông ấy cũng hiểu vai trò của mình ở nước ngoài. Tôi không thấy bất cứ điều gì ở Neruda ám chỉ ông ấy đang đau đớn, không thể nói hoặc tự vệ... Ông ấy đang không hấp hối, chứ đừng nói đến hôn mê”.
Nhiều người từng đặt câu hỏi tại sao cựu trợ lý Araya phải mất gần 40 năm mới đưa ra cáo buộc mưu sát. Ông Araya lý giải, trong 17 năm dưới chế độ độc tài, việc đưa ra cáo buộc như vậy là quá nguy hiểm. Sau đó, vào những thập niên 1990 - 2000, ông đã cố gắng thuyết phục báo chí Chile đưa tin về câu chuyện của mình, nhưng bản thân “thực sự không biết phải giải quyết vấn đề này như thế nào và dù sao thì cũng không ai muốn lắng nghe cả".
Trong một cuộc phỏng vấn hồi tháng 5 năm nay, chỉ vài tuần trước khi qua đời, ông Araya đã lặp lại cáo buộc của mình. “Nhà thơ Neruda đã bị ám sát. Tôi đã nói điều đó ngay từ phút giây đầu tiên và tôi sẽ nói điều đó cho đến ngày tôi chết”, ông Araya nhấn mạnh.
>> Đọc thêm tin thế giới trên báo VietNamNet
Vụ ám sát Thái tử Áo-Hung làm thay đổi lịch sử nhân loại
Vụ ám sát Thái tử Áo-Hung Franz Ferdinand được coi là vụ ám sát tồi tệ nhất trong lịch sử, bởi vụ việc là nguyên nhân làm bùng nổ Thế chiến I.-
Những thách thức ngành giao thông phải đối mặt trong cách mạng công nghiệp 4.0Dàn xe Mercedes[LMHT] Rekkles phá mốc 1000 điểm hạ gục tại LCS Châu ÂuLời bài hát 'Cô gái m52' chế thành lời khuyên chọn trường Đại học Quốc giaMei cực chất trong trailer nhá hàng chào Tết Nguyên Đán của OverwatchMàn selfie 'thách thức thần chết' của Oleg Sherstyachenko khiến người xem kinh ngạcDanh sách học sinh đạt giải tại vòng thi chung kết ViOlympic năm học 2017Cách kích hoạt chế độ xác thực hai yếu tố cho mọi tài khoản trực tuyếnThanh toán bằng QR Code có cơ hội bùng nổ trong năm 2018?[CS:GO] SK đánh bại FaZe để đăng quang tại ESC Season 3 Finals
下一篇:Nâng cao năng lực đội ngũ chuyên trách ứng cứu sự cố, bảo đảm ATTT
- ·Nữ thu ngân rút dao đối mặt tên cướp
- ·Xử phạt, tịch thu tên miền của Bitcoin Việt Nam
- ·iPrice nhận được 4 triệu USD vốn đầu tư mới, nguồn góp cao nhất từ LINE Ventures
- ·Dấu ấn Chung kết Quốc gia Crossfire Legends 2017 Season 1
- ·Năm 2016 vừa qua, Đột Kích có những sự kiện nào nổi bật?
- ·Chắc bạn không biết đôi khi Wi
- ·Thời của smartphone giá nghìn USD
- ·Hướng dẫn cách huỷ 4G Viettel các gói khác nhau
- ·Nguy cơ từ đồ chơi người lớn thông minh
- ·Honda City 2017 xuất hiện, Toyota Vios giảm giá gần 80 triệu đồng
- ·Huấn luyện chó chẩn đoán ung thư ở người
- ·Chiếc LG G7+ ThinQ đầu tiên về VN: màn “tai thỏ”, giá 19 triệu đồng
- ·Sendo.vn sẽ ứng dụng trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn vào Online Friday 2017
- ·Một cuộc hội thảo ở Trung Quốc đã tiết lộ thêm một vài thông tin về iPhone 8
- ·Xử lý thế nào sau khi xe bị ngập nước?
- ·Hướng dẫn cách huỷ 4G Viettel các gói khác nhau
- ·Black Friday: Lưu lượng truy cập đến các website mua sắm tăng vọt
- ·Tru Tiên 3D có gì để “khoe” với game thủ Việt?
- ·Thu thập dữ liệu mộ liệt sĩ: Ứng dụng công nghệ mới thiết thực
- ·Trung Quốc sẽ ban hành “tiêu chuẩn” blockchain vào năm 2019
- ·Apple sẽ trình làng 3 máy tính bảng mới trong năm 2017
- ·VNG kết nối tri thức Việt tại Silicon Valley
- ·Làm quen với 'chàng Hiệp sĩ bóng đêm' Porsche 911 Turbo S 2016 độ 700 mã lực
- ·Cận cảnh iPad Pro 2017 đầu tiên về VN, giá 28 triệu
- ·Little Nightmares
- ·'Thử thách Cá voi xanh' là gì mà khiến cư dân mạng thấy ghê rợn?
- ·Những câu nói Lạc Trôi nhất của các vị tướng Liên Minh Huyền Thoại
- ·Các startup, sinh viên công nghệ có cơ hội tham gia công cuộc xây dựng smartcity của TP.HCM
- ·Ngân hàng và Blockchain: Cách tiếp cận chờ và xem hay FOMO?
- ·4 bước đơn giản để 'biến mất' trên Internet
- ·Công cụ chuyển đổi nhanh tiếng Việt thành 'Tiếq Việt'
- ·Dùng 'cửa hậu', Facebook có thể truy cập mọi tài khoản người dùng
- ·Liên đoàn Bóng đá Bồ Đào Nha tổ chức giải đấu FIFA eSports
- ·Galaxy Book 10.6: Tablet 2
- ·Hơn 500 công nhân Amazon đình công để được nhận thêm lương vào ngày Black Friday
- ·10 clip 'nóng': 'Quái thú khổng lồ' nuốt chửng dê bị tóm sống