Trong phiên điều trần hôm 12/4, Thẩm phán Kevin Castel cho hay ông Griffith biết rõ việc đến Triều Tiên là phạm pháp song vẫn tiếp tục với hi vọng trở thành “một anh hùng tiền mã hóa được ngưỡng mộ và tán dương vì chống lại các lệnh trừng phạt của chính phủ”.
Ông Griffith thừa nhận hành động của mình là sai trái trong buổi tuyên án. Việc bắt giữ khiến ông mất việc tại Ethereum Foundation, làm tiêu tan sự nghiệp và khiến gia đình hổ thẹn.
“Tôi đã nhận được bài học của mình”, ông nói.
Công tố viên liên bang yêu cầu án tù từ 63 tới 78 tháng và khoản phạt tối đa 1 triệu USD. Tuy nhiên, luật sư của ông Griffith đề nghị mức án 2 năm trong tù, xét tới thời gian bị giam giữ trong điều kiện khắc nghiệt tại trung tâm tạm giam Brooklyn trước khi bị kết án và ông bị rối loạn nhân cách. Luật sư mô tả ông là một nhà khoa học xuất sắc, người gần như bị ám ảnh với Triều Tiên và tự nhận mình đang hoạt động vì hòa bình.
Tuy nhiên, Thẩm phán Castel vẫn tuyên 63 tháng tù do cần răn đe những người khác, sau khi xem xét các tình tiết giảm nhẹ. Ông Griffith phải nộp phạt 100.000 USD.
Ethereum Foundation là tổ chức phi lợi nhuận, thành lập với mục tiêu hỗ trợ nền tảng tiền ảo Ethereum. Vitalik Buterin - đồng sáng lập Ethereum, một người bạn của Griffith - tuyên bố trên Twitter rằng ông Griffith đến Triều Tiên mà không có sự trợ giúp từ tổ chức và nhiều người đã khuyên ngăn.
Mỹ và Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc cố gắng kiềm chế nỗ lực xây dựng chương trình vũ khí hạt nhân của Triều Tiên thông qua các lệnh cấm vận nghiêm khắc, bao gồm cấm vận thương mại, tài chính và vũ khí. Theo công tố viên, năm 2018, ông Griffith bắt đầu kế hoạch phát triển hạ tầng tiền ảo tại Triều Tiên. Dù Bộ Ngoại giao Mỹ cảnh báo không không được đến nước này, ông vẫn đến Bình Nhưỡng vào tháng 4/2019 để tham dự một hội thảo tiền ảo và blockchain.
Trong quân phục Triều Tiên, ông Griffith nói về cách né lệnh cấm vận cho khoảng 100 khán giả. Bức ảnh chụp bài thuyết trình cho thấy ông đang minh họa trên bảng cách gửi tiền ảo bằng mạng Ethereum. Cụm từ “không có lệnh cấm vận” và hình vẽ mặt cười được viết bên cạnh hình minh họa.
Ngoài ra, ông còn quảng cáo các dịch vụ tài chính liên quan tới blockchain cho người tham dự hội thảo và tư vấn cho công dân Triều Tiên cách chuyển các tài sản tiền mã hóa. Công tố viên liên bang đã bắt giữ ông tại Los Angeles vào tháng 11/2019.
Ông Buterin và một số đồng nghiệp cũ của ông Griffith tại Ethereum Foundation đã viết thư cho Thẩm phán Castel để xin khoan hồng cho bạn mình.
Du Lam (Theo WSJ)
Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái vừa có ý kiến chỉ đạo các bộ: Tài chính, Tư pháp, TT&TT và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đối với việc xây dựng khung pháp lý về tài sản ảo, tiền ảo.
" alt=""/>Chuyên gia tiền ảo đi tù vì chuyến đi tới Triều TiênTheo tờ báo có trụ sở ở Tây Ban Nha, cuộc bỏ phiếu đã kết thúc và Vinicius được cho đã vượt qua ứng viên nặng ký bậc nhất Rodri. Nếu điều này là sự thật, Vinicius sẽ trở thành cầu thủ Brazil đầu tiên nhận danh hiệu cá nhân cao quý này, kể từ Kaka năm 2007.
Năm 2018, tôi hay thức đêm câu cá, sinh hoạt không điều độ nên bị mất ngủ, cuộc sống đảo lộn. Tôi đến khám một bác sĩ nổi tiếng ở Hà Nội. Sau gần 30 phút trò chuyện, anh chẩn đoán tôi bị rối loạn lo âu, trầm cảm và kê thuốc liệu trình uống sáu tháng.
Thời gian đầu uống thuốc, tôi ăn ngủ ngon, tăng cân. Đến khoảng tháng thứ tư, tôi thấy bản thân không còn nhạy bén, cảm xúc thô cứng nên xin bác sĩ dừng thuốc. Dừng thuốc, tôi mới biết mình đã trở thành "con nghiện" lúc nào không hay. Chỉ hai viên thuốc an thần nhỏ như cúc áo nhưng thiếu nó tôi mất ngủ, kéo theo trào ngược dạ dày, huyết áp có lúc tụt xuống còn 58-80 mmHg.
Triệu chứng cai thuốc rất khó chịu, tôi bỏ rồi uống, uống rồi bỏ như cái vòng luẩn quẩn. Không muốn lệ thuộc nên đầu năm 2019, tôi quyết tâm bỏ thuốc an thần. Tôi dành thời gian ngồi thiền, chơi các môn thể thao. Nhưng sau nửa năm cố gắng, sức khỏe và tinh thần tôi ngày càng sa sút. Tôi đi khám lại bác sĩ trước đây thì được anh khuyên nhập viện để điều trị. Điều trị nội trú gần hai tuần ở một bệnh viện, tôi xin ra viện. Các bác sĩ nói tôi phải uống thuốc an thần cả đời.
Cuối năm 2020, cô bạn Hải An gửi cho tôi bài viết của một hành giả Phật giáo. Nội dung bài viết hàm ý: kỳ vọng là mong muốn, bắt sự việc nào đó phải xảy ra theo ý mình, kỳ vọng tất yếu sẽ sinh ra đau khổ. Tôi bừng tỉnh nhận ra mình đã sai. Trước đây, chỉ vì muốn thoát khỏi cơn trầm cảm, không chấp nhận việc mất ngủ mà tôi đã hành xác như con thiêu thân. Chính tâm lý "phải thế này, phải thế kia" đã làm bệnh của tôi nặng thêm.
Hiểu vấn đề, tôi bắt đầu thay đổi thái độ sống. Phóng sinh thay cho câu cá, yêu thương thay cho sân hận; tăng dần khả năng chấp nhận, chấp nhận cả những suy nghĩ tiêu cực nhưng quyết tâm không phản ứng tiêu cực ra bên ngoài, không làm tổn thương người bên cạnh. Nửa năm sau, sức khỏe và tinh thần tôi trở lại bình thường.
Theo ICD-10 (Phiên bản thứ 10 của Phân loại thống kê quốc tế về các bệnh tật và vấn đề sức khỏe liên quan của Tổ chức Y tế Thế giới), trầm cảm có những triệu chứng như: buồn rầu, giảm sự quan tâm thích thú, mệt mỏi, mất tự tin vào bản thân, bi quan, giảm sự tập trung chú ý, có cảm giác vô dụng hoặc tội lỗi, có ý tưởng và hành vi tự sát, rối loạn giấc ngủ, ăn uống không ngon miệng.
Với các triệu chứng như trên, có lẽ trong đời ai cũng từng có lần bị trầm cảm, ở các mức độ khác nhau.
Chị họ tôi, được bác sĩ chẩn đoán trầm cảm và kê thuốc cho uống. Nghe nữ bệnh nhân bên cạnh hỏi về triệu chứng rụng tóc khi dùng thuốc, chị sợ quá về nhà không dám uống. Về sau, chị thấy đã may mắn không nghe lời bác sĩ. Tự mình thay đổi cách sống, các biểu hiện trầm cảm của chị dần biến mất.
Phong ở Hải Phòng, 15 năm trước, cũng được chẩn đoán trầm cảm như chị tôi. Phong đang bị tiểu đường, dạ dày do tác dụng phụ của thuốc gây ra nhưng cậu vẫn chưa thể ngưng thuốc vì hội chứng "nghiện thuốc". Tôi hỏi Phong nếu được lựa chọn lại thì ngày đó có uống thuốc trầm cảm hay không. Phong dứt khoát là không.
Tôi không phủ nhận vai trò của thuốc trầm cảm vì thuốc có thể không tác dụng với người này nhưng đáp ứng với người khác. Vấn đề là các bác sĩ tâm thần liệu có lạm dụng kê thuốc an thần cho người bệnh hay không? Vì ngay tại các nước có nền y tế phát triển như Nhật Bản, Mỹ thì số người tự tử vì trầm cảm vẫn rất cao. Thuốc trầm cảm gây tác dụng phụ, tình trạng lệ thuộc vào thuốc. Sẽ là con dao hai lưỡi nếu bác sĩ lạm dụng kê thuốc an thần cho người bệnh trong khi họ có thể đáp ứng các liệu pháp điều trị khác an toàn hơn.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ước tính có khoảng 340 triệu người trên thế giới mắc trầm cảm và ít nhất 15% dân số có biểu hiện trầm cảm rõ rệt ở một giai đoạn nào đó trong cuộc sống. Năm 2000, trầm cảm đứng thứ tư trong 15 bệnh gây gánh nặng bệnh tật toàn cầu, dự đoán năm 2030 sẽ lên vị trí thứ nhất.
Bác sĩ tâm thần, chuyên gia tâm lý là những người cần tìm đến để ngăn chặn kịp thời các hành vi dại dột, thiếu kiểm soát. Nhưng người bệnh cũng phải nỗ lực tự thân nhìn sâu vào nội tâm, tiến đến thay đổi nhận thức, hành vi của chính mình. Hiểu vấn đề gặp phải, chấp nhận sống chung và từng bước khiến nó tan biến bằng việc thay đổi bản thân là cách hỗ trợ hiệu quả cho điều trị trầm cảm.
Sau nhiều lần cố gắng vượt qua trầm cảm bất thành, tôi và Hải An không còn chống lại các triệu chứng của bệnh. Nỗ lực chống lại sẽ gia tăng căng thẳng và mất năng lượng, trực tiếp làm biểu hiện của bệnh "phình to". Thay vào đó, chúng tôi chấp nhận, nỗ lực thay đổi bản thân, cho đến lúc nào đó, trầm cảm tự rời bỏ chúng tôi.
"Điều bạn chống lại sẽ ở lại, điều bạn chấp nhận sẽ tan biến", câu nói của học giả người Ba Tư Rumi thật thấm thía không chỉ trong các vấn đề tinh thần mà với cả cuộc sống. Với chúng tôi, trầm cảm là một sự cố lớn trong đời nhưng cũng là động lực, là cơ hội tuyệt vời để sống ý nghĩa.
Bùi Võ
" alt=""/>Thuốc trầm cảm