Chỉ số đánh giá chuyển đổi số (DTI) tỉnh Bình Dương có chuyển biến tích cực.Tiếp đó, việc chính thức "khai tử" sổ tạm trú, sổ hộ khẩu trong tất cả các dịch vụ thủ tục hành chính từ ngày 01/01/2023 đánh dấu thêm một cột mốc quan trọng trong công tác quản lý hành chính của Bình Dương cũng như các tỉnh, thành cả nước. Theo đó, việc quản lý cư trú (thường trú, tạm trú) chuyển từ phương thức thủ công bằng sổ giấy sang phương thức quản lý hiện đại bằng công nghệ thông tin; cụ thể là quản lý cư trú bằng việc sử dụng mã số định danh cá nhân để truy cập, cập nhật, điều chỉnh trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Thông tin về nơi thường trú, nơi tạm trú của mỗi công dân đều là trường thông tin dữ liệu số được cập nhật, điều chỉnh trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; cơ quan, tổ chức và công dân có thể khai thác, sử dụng để phục vụ giao dịch dân sự, giải quyết các thủ tục hành chính…
Với hai lĩnh vực về cấp CCCD và số lượng tài khoản định danh điện tử (ĐDĐT) kích hoạt thành công, Bình Dương xếp thứ 3 toàn quốc. Theo đó, toàn tỉnh đã cấp 1.919.976/1.972.053 CCCD, đạt 97,36%. Đồng thời thu nhận 607.725/1.005.735 hồ sơ ĐDĐT mức 2, đạt 60,43%. Theo thống kê của Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, tính đến ngày 16/3/2023 tổng số hồ sơ ĐDĐT được phê duyệt là 556.290 hồ sơ; 172.986/1.005.735 tài khoản đã kích hoạt, đạt 17,2%.
Đến nay, tỉnh Bình Dương đã triển khai 1.290/1.290 DVC trực tuyến, đạt 100%; 139.525 tài khoản được tạo trên Cổng DVC Quốc gia, Cổng DVC tỉnh với 587.155 hồ sơ nộp trực tuyến. Về chỉ số giải quyết đúng hạn trên Cổng DVC, Bình Dương đạt 18,8/20 điểm. Chỉ số đánh giá mức độ hài lòng của người dân và doanh nghiệp, Bình Dương có điểm trung bình đạt 17/18 điểm.
Tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi số theo hướng thực chất, bền vững
Theo Kế hoạch chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh Bình Dương năm 2023, tỉnh sẽ tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi số theo hướng thực chất, bền vững, ưu tiên nguồn lực để đạt các chỉ tiêu quan trọng thuộc các chương trình, chiến lược về phát triển Chính quyền số, kinh tế số và xã hội số.
Đối với phát triển Chính quyền số, nâng cao hiệu quả, hiệu lực hoạt động, phấn đấu 100% sở, ban, ngành, địa phương ban hành danh mục cơ sở dữ liệu thuộc phạm vi quản lý và có kế hoạch, lộ trình cụ thể để xây dựng, triển khai các cơ sở dữ liệu trong danh mục; ban hành kế hoạch về dữ liệu mở, bao gồm danh mục dữ liệu mở, kế hoạch công bố dữ liệu mở của cơ quan nhà nước thuộc phạm vi quản lý và mức độ tối thiểu cần đạt được trong từng giai đoạn của kế hoạch; cung cấp lần đầu dữ liệu mở theo kế hoạch; cung cấp dịch vụ chia sẻ dữ liệu trên nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu (LGSP); ban hành kế hoạch triển khai nền tảng phân tích, xử lý dữ liệu tổng hợp cấp tỉnh, có ứng dụng trí tuệ nhân tạo để tối ưu hóa hoạt động.
Đồng thời, trên 30% sở, ban, ngành, địa phương triển khai chức năng kho dữ liệu điện tử của tổ chức, cá nhân trên hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp tỉnh để người dân, doanh nghiệp chỉ phải cung cấp thông tin một lần cho cơ quan nhà nước khi thực hiện dịch vụ công trực tuyến và triển khai trợ lý ảo phục vụ hoạt động của cán bộ, công chức, viên chức, phục vụ người dân và triển khai kết nối với hệ thống thông tin của đối tượng quản lý để thu thập dữ liệu trực tuyến phục vụ công tác quản lý nhà nước theo quy định của pháp luật; hình thành Kho dữ liệu dùng chung được kết nối với cơ sở dữ liệu quốc gia và cung cấp dữ liệu mở của cơ quan nhà nước của tỉnh để phục vụ phát triển chính quyền số, phục vụ người dân và phát triển kinh tế - xã hội;
Bên cạnh đó, 100% thủ tục hành chính đủ điều kiện theo quy định của pháp luật được cung cấp dưới hình thức dịch vụ công trực tuyến toàn trình; 40% dịch vụ công trực tuyến toàn trình được tích hợp, cung cấp trên Cổng Dịch vụ công Quốc gia; 30% thanh toán trực tuyến trên Cổng Dịch vụ công Quốc gia trên tổng số giao dịch thanh toán của dịch vụ công; 60% thủ tục hành chính có yêu cầu nghĩa vụ tài chính được thanh toán trực tuyến trên Cổng Dịch vụ công Quốc gia; trên 10% hoạt động kiểm tra hành chính định kỳ của cơ quan quản lý nhà nước đối với đối tượng quản lý được thực hiện thông qua môi trường số và hệ thống thông tin của cơ quan quản lý; trên 50% cán bộ, công chức, viên chức được tập huấn, bồi dưỡng, phổ cập kỹ năng số cơ bản…
Đối với phát triển hạ tầng số, kinh tế số và xã hội số, Bình Dương phấn đấu 90% tỷ lệ dân số tưởng thành có điện thoại thông minh; 100% tỷ lệ dân số được phủ sóng bởi mạng di động; tỷ trọng giá trị tăng thêm của kinh tế số trong GRDP đạt 16%; tỷ trọng thương mại điện tử trong tổng mức bán lẻ đạt 8,5%; tổ chức triển khai kế hoạch hành động thúc đẩy chuyển đổi số, thanh toán không dùng tiền mặt trong các cơ sở giáo dục, y tế thuộc phạm vi quản lý; hầu hết các doanh nghiệp nhỏ và vừa được tiếp cận các nền tảng chuyển đổi số, 30% doanh nghiệp nhỏ và vừa dùng thử một số ứng dụng của các nền tảng chuyển đổi số;
Bên cạnh đó, tỷ lệ thuê bao điện thoại di động sử dụng điện thoại thông minh trên 80%; tỷ lệ hộ gia đình có đường Internet cáp quang băng rộng trên 85%; tỷ lệ dân số trưởng thành có tài khoản định danh điện tử trên 30%; tỷ lệ dân số trưởng thành trở lên có chữ ký số cá nhân trên 20%; tỷ lệ dân số trưởng thành sử dụng nền tảng hỗ trợ tư vấn khám chữa bệnh từ xa trên 30%; tỷ lệ dân số có hồ sơ sức khỏe điện tử trên 80%, trong đó, có 80% người dân đã được cấp CCCD gắn chíp, tài khoản VNeID thực hiện khám chữa bệnh bằng CCCD gắn chíp; phấn đấu đạt trên 7.000 doanh nghiệp nhỏ và vừa được hỗ trợ sử dụng nền tảng số phục vụ chuyển đổi số trong doanh nghiệp (SMEdx)…
Cửu Long
" alt="Đẩy mạnh CDS, Bình Dương ưu tiên nguồn lực để đạt các chỉ tiêu quan trọng" width="90" height="59"/>