- Chúng em vẫn yêu nhau và đã có quan hệ. Một tháng gần đây em thấy anh có dấu hiệu rất lạ. Anh lạnh lùng,ótquanhệcùngngườikhámc fc hờ hững với em.
TIN BÀI KHÁC:
Yêu em, anh yêu cả nghề báo- Chúng em vẫn yêu nhau và đã có quan hệ. Một tháng gần đây em thấy anh có dấu hiệu rất lạ. Anh lạnhmc fcmc fc、、
- Chúng em vẫn yêu nhau và đã có quan hệ. Một tháng gần đây em thấy anh có dấu hiệu rất lạ. Anh lạnh lùng,ótquanhệcùngngườikhámc fc hờ hững với em.
TIN BÀI KHÁC:
Yêu em, anh yêu cả nghề báo1.本站遵循行业规范,任何转载的稿件都会明确标注作者和来源;2.本站的原创文章,请转载时务必注明文章作者和来源,不尊重原创的行为我们将追究责任;3.作者投稿可能会经我们编辑修改或补充。
Cách xem trực tiếp lễ nhậm chức của ông Donald Trump
2025-01-23 11:57
Huy không thể ngờ chuyến đi đó lại trở thành định mệnh của cuộc đời. (Ảnh: Toàn Vũ).
Cả ngày nay, Huy đi lại lầm lũi trong phòng không nói với ai câu gì. Cứ mỗi lần Huy nhìn thấy ba bức di ảnh của bố mẹ và em gái mình trên bàn thờ là một lần Huy bật khóc. Đến giờ phút này, cậu bé 16 tuổi vẫn không hiểu được chuyện gì đã xảy ra khi chuyến đi gia đình 5 người, nay chỉ có hai người trở về.
Đằng sau lớp khẩu trang đã che nửa khuôn mặt, Huy cố nói chậm để giọng mình nghe không mếu máo nhưng đôi mắt đỏ hoe của em không thể nào giấu được nỗi buồn. Huy bảo: "Chỉ một đợt sóng đi qua mà tỉnh dậy thấy không còn ai bên cạnh mình".
Theo lời kể của em, chuyến ca nô di chuyển từ Cù Lao Chàm đến Cửa Đại (Hội An, Đà Nẵng) kéo dài gần 30 phút, trong lúc ca nô chạy trên biển, mọi người vẫn rôm rả trò chuyện với nhau và còn gọi điện video về khoe với ông bà ở nhà.
Không khí tang thương bao trùm gia đình các nạn nhân. (Ảnh: Toàn Vũ). |
Lúc chỉ còn khoảng 5 phút nữa ca nô sẽ cập bến, bất ngờ có một cơn sóng ập đến, sóng đập vào mạn thuyền khiến cả chiếc ca nô lật úp, lúc đó Huy đang ngồi cạnh em trai mình bất ngờ không kịp trở tay. Mọi thứ diễn ra quá nhanh chỉ trong khoảng 10 giây.
Khi bị lật xuống biển, Huy gần như không nghĩ được gì mà chỉ vùng vẫy theo bản năng của người biết bơi. Sau khoảng 1 tiếng dưới biển, Huy được cứu lên bờ và ngất lịm đi.
Nhưng khoảnh khắc hoảng sợ nhất không phải là lúc chiếc ca nô bị lật mà là lúc Huy tỉnh dậy trên giường bệnh và nhận tin bố mẹ và em gái đã tử nạn.
"Em không biết chuyện gì đã xảy ra, không giải thích được vì sao bố mẹ và em gái mình lại mất, chỉ sau 10 giây em không còn một ai cả." - Huy bật khóc thành tiếng.
Hiện tại, Huy và em trai đang ở nhà ông bà nội trong tình trạng sức khỏe bình thường nhưng tâm lý vẫn còn nhiều bất ổn, chưa thể vượt qua được cú sốc mất người thân. Gia đình không dám để hai anh em Huy nhìn thấy di ảnh ở phòng khách.
"Nó khóc quằn quại cả buổi sáng nay từ lúc vừa mới về nhà đã khóc, không ăn gì, ai hỏi cũng không nói gì, mãi đến chiều tối mới đi lại được. Cháu Huy rất nghe lời và bện bố mẹ, không biết đến khi nào mới có thể nguôi ngoai được" - Chị Ngô Hiền, người thân trong gia đình cho biết.
Bên ngoài cổng gia đình nạn nhân, hàng xóm, người thân tập trung đến chia buồn. (Ảnh: Toàn Vũ). |
Bên ngoài cổng, ông nội Huy vững vàng hơn khi có thể bình tĩnh lo toan công việc gia đình, nhưng đôi mắt cũng đã đỏ hoe và sưng húp. Chia sẻ với phóng viên, ông C. cho biết, mấy anh em trong gia đình rủ nhau mua vé đi chơi lâu rồi nhưng do dịch bệnh Covid-19 nên hoãn tới giờ mới đi được.
"Năm nay có đợt đi nên kéo nhau đi, ban đầu bảo đi Đà Nẵng nhưng không biết thế nào lại đi Hội An. Chúng nó đi từ hôm thứ 5, đáng lẽ bình thường là chiều nay về đây. Gia đình tôi có 2 vợ chồng con trai với đứa cháu chưa được 3 tuổi đi hết rồi", ông C. đau đớn nói.
Theo ông C. trong lúc đang di chuyển trên ca nô, con dâu ông vẫn gọi điện về để bà nội nói chuyện với các cháu và khoe ông bà cảnh trong đó đẹp lắm. Bà vẫn còn mải miết xem ảnh các cháu, ông C. nhận tin từ chiều 26/2 nhưng mãi đến sáng hôm sau mới dám nói cho bà biết.
Bà khóc đến xé lòng rồi được người thân, hàng xóm dìu lên phòng. Đi tới đâu là khóc tới đấy, bà nói nhìn đâu cũng thấy hình bóng con cháu mình.
Hiện tại, cả gia đình ông C. vẫn từng giây, từng phút ngóng tin về cháu gái 2 tuổi vẫn đang mất tích trên biển. Qua đêm nay, thi thể của con trai con dâu ông sẽ được gửi về trước, dự kiến khoảng 9 - 11 giờ ngày 28/9 sẽ về tới nhà ở Đông Anh, Hà Nội.
Ông C. đưa mắt vào trong buồng nhìn đứa cháu trai ngồi thẫn thờ mà thấy lòng như thắt lại: "Từ nay Huy sẽ phải cố gắng thêm nhiều phần và phải sống thay cho phần đời của bố mẹ và em gái mình."
Như Dân trí đã thông tin, khoảng 13h chiều 26/2, một chiếc ca nô mang tên Phương Đông (chưa rõ số hiệu, người điều khiển) chở khoảng 39 người, trong đó có 36 hành khách, từ đảo Cù Lao Chàm về đất liền thuộc TP Hội An, tỉnh Quảng Nam.
Khi vào gần đến bờ thuộc khu vực biển Cửa Đại, chiếc ca nô bất ngờ lật úp khiến toàn bộ hành khách rơi xuống biển. Ngay sau đó, lực lượng chức năng tỉnh Quảng Nam đã khẩn trương triển khai công tác tìm kiếm nạn nhân.
Tuy nhiên, đến tối 26/2, tất cả các phương tiện đã ngừng tìm kiếm nạn nhân mất tích vì trời quá tối và lạnh, khu vực ca nô gặp nạn thời tiết xấu, sóng to, gió lớn.
Hậu quả, đã có 13 nạn nhân tử vong, 4 người mất tích trong vụ việc này. Trong đó tại xã Nam Hồng (huyện Đông Anh, Hà Nội) có 6 người tử vong, 2 người mất tích.
Ông Nguyễn Tiến Dương - Chủ tịch UBND xã Nam Hồng (huyện Đông Anh, Hà Nội) cho biết, những người gặp nạn đều thuộc 3 gia đình có quan hệ thông gia với nhau. Những gia đình này đang tổ chức chuyến đi du lịch vào Hội An thì gặp nạn. Đoàn có 14 người đi thì 6 người thoát nạn, 6 người tử vong; hiện còn 2 cháu nhỏ vẫn đang mất tích.
UBND huyện Đông Anh đã quyết định hỗ trợ gia đình các nạn nhân, phối hợp với gia đình lo công tác hậu sự. Ngoài ra, UBND xã Nam Hồng hỗ trợ gia đình các nạn nhân tử vong mỗi người 5 triệu đồng.
Theo Dân trí
Lực lượng cứu hộ cứu nạn đã vớt được 35 người, trong đó có 13 người tử vong, cứu được 22 người, hiện đang tiếp tục tìm kiếm 4 người còn mất tích.
" width="175" height="115" alt="Lời kể đẫm nước mắt của cậu bé được cứu sống trong vụ chìm ca nô ở Hội An" />Lời kể đẫm nước mắt của cậu bé được cứu sống trong vụ chìm ca nô ở Hội An
2025-01-23 11:52
Phần 2 phim bị cấm chiếu qua ải kiểm duyệt
2025-01-23 10:43
Đại lý yêu cầu Honda không xóa sổ các mẫu sedan
2025-01-23 10:21
Những ngày đầu năm mới 2022, chị Nguyễn Thanh Vân (32 tuổi, quê ở Yên Bái) cùng người chồng ngoại quốc ngồi ôn lại chuyện tình yêu. Chị nhận ra có quá nhiều kỷ niệm dễ thương của cả hai đã bị quên lãng.
"Tôi cứ trách ông râu xồm là dân IT khô khan, không lãng mạn. Nhưng hôm nay, sau khi ngồi trả lời từng câu hỏi, ôn lại từng ngày tháng kỉ niệm, tôi mới nhận ra chồng rất tâm lý, ngọt ngào.
Lần đầu tiên anh đưa tôi đi nước ngoài, chị gái sợ tôi bị lừa nên gọi điện cả chục cuộc. Anh cũng sẵn sàng ăn tất cả những món tôi chọn. Mỗi lần tôi hỏi anh muốn ăn gì, câu trả lời luôn luôn là "em chọn nhé"", chị Vân tâm sự.
Sáu năm trôi qua, dù đôi lúc không tránh khỏi những cãi vã nhưng tình cảm của chị Vân và anh Jonathan vẫn đẹp, vẹn nguyên như lúc mới yêu. Họ biết nhau năm 2015, khi Jonathan Poltak Samosir (31 tuổi, kỹ sư công nghệ, đến Hà Nội theo lời mời của một người bạn) đăng tin lên mạng xã hội tìm người dạy tiếng Việt, còn Thanh Vân (32 tuổi) cần học tiếng Anh để bắt đầu công việc mới làm freelancer.
Thời điểm ấy, Vân là mẹ đơn thân không có công việc ổn định. Cô vừa xin nghỉ làm trình dược viên ở Hà Nội vì sức khỏe không đủ đáp ứng các chuyến đi xa. Thậm chí, người phụ nữ đến từ Mù Cang Chải lúc đó còn đang điều trị chứng trầm cảm vì "biến cố" gia đình.
Đọc được tin Jonathan đăng tải, Vân thích thú vì nghĩ sắp được học tiếng Anh miễn phí. Cô mạnh dạn gửi tin nhắn, nhận dạy tiếng Việt cho Jonathan. Ngược lại, anh sẽ đảm nhiệm việc dạy tiếng Anh cho cô.
Buổi gặp đầu tiên với chàng trai ngoại quốc ở một quán cà phê, Vân mặc áo trắng, váy xòe màu đen và đi giày thể thao, trông trẻ trung hơn tuổi. Còn Jonathan xuất hiện với gương mặt thư sinh, mái tóc dài bồng bềnh lãng tử. Ngồi đối diện nhau, Vân có thể cảm nhận được thứ nước hoa có mùi đặc trưng của gỗ, khiến cô nhớ về những ngày thơ ấu theo mẹ lấy củi trong rừng.
Suốt buổi trò chuyện, cặp đôi phải nhờ tới sự hỗ trợ của google dịch vì Vân không biết tiếng Anh. Họ kể cho nhau nghe về nơi mình sinh ra, lý do học ngôn ngữ mới. Vân cũng không quên dạy anh vài câu tiếng Việt đơn giản, bày tỏ thành ý muốn trau dồi khả năng ngoại ngữ của mình.
Rời quán cà phê, Vân mời Jonathan đi ăn trưa ở quán bún chả gần nhà mà cô yêu thích. Tới đó, quán đã hết bàn nên cô đưa chàng trai Úc về nhà và bảo anh đứng đợi mình đi mua đồ ăn. "Do tiếng Anh của mình chưa tốt nên Jonathan hiểu lầm, tưởng mình bỏ bạn ấy lại con hẻm nhỏ và đi gọi đồng đội tới cướp hay làm gì đó. Bạn ấy hoang mang quá nên đã nhắn tin cho người quen để cầu cứu", cô gái Việt nhớ lại "sự cố" buổi gặp mặt đầu tiên.
Những lần gặp gỡ và trò chuyện nhiều hơn về sau khiến cặp đôi càng có thêm thiện cảm. Tuy ấn tượng với anh chàng ngoại quốc kém một tuổi nhưng Thanh Vân không dám nghĩ xa. Là mẹ đơn thân, có con trai 6 tuổi, cô tự giữ khoảng cách với Jonathan vì thấy mình không xứng. Ngược lại, Jonathan đã trúng "tiếng sét" ái tình với cô gái Việt ngay từ lần gặp đầu tiên.
Chuyện tình của mẹ đơn thân Việt và chàng trai Úc kém tuổi
Đầu năm 2016, trong chuyến đi Mộc Châu, Jonathan ngỏ lời yêu với Thanh Vân. Cô chỉ cười, không đáp lại và chẳng hề nghĩ rằng đây chính là sự khởi đầu, thay đổi số phận của mình.
Nửa tháng sau, cả hai cùng tham gia một chuyến từ thiện tại Mường Tè (Lai Châu). Thanh Vân kể cho Jonathan nghe đủ thứ chuyện trong đời mà cô được nếm trải. Cô sinh ra đã vắng bóng bố, một mình mẹ nuôi ba chị em trưởng thành, chưa học xong đã lấy chồng rồi bước vào hành trình "bỉm sữa" khi mới ở tuổi đôi mươi.
Nhưng cuộc sống hôn nhân chưa kéo dài được bao lâu thì Vân và chồng ly hôn. Vì chuyện này mà mẹ cô buồn bã, sinh bệnh. Suốt thời gian mẹ nằm liệt giường vì tai biến, Thanh Vân luôn áy náy, tự trách bản thân mình.
Nghe chuyện, Jonathan ôm chầm lấy Vân, nhẹ nhàng lau những giọt nước mắt lăn dài trên má cô gái. Chờ Vân bình tĩnh lại, anh từ từ kể cho cô nghe chuyện gia đình không hoàn hảo của mình.
"Việc em có mặt trong cuộc đời này đã rất tuyệt vời rồi nên đừng cho phép bản thân mình phải tổn thương vì bất cứ ai hay điều gì cả. Em xứng đáng có được hạnh phúc của riêng mình", Jonathan an ủi.
Cảm nhận được những lời chân thành, Vân như gỡ bỏ được "nút thắt" trong lòng. Cô bỏ qua hết mặc cảm, tự tin nắm tay Jonathan và họ chính thức thành đôi ở mảnh đất Tây Bắc.
Suốt thời gian hẹn hò, cả hai vẫn nỗ lực giúp đỡ đối phương trau dồi khả năng ngoại ngữ. Ngoài thời gian làm việc, Vân và Jonathan tranh thủ gặp nhau lúc rảnh rỗi. Họ cùng đi dạo phố, ăn vặt lề đường, nói đủ thứ chuyện để luyện tiếng. Khoảng 3 tháng, Jonathan đã cơ bản giao tiếp được bằng tiếng Việt với Vân. Ngược lại, cô cũng không cần dùng nhiều phần mềm dịch để nói chuyện với bạn trai kém tuổi.
Khi Jonathan hỏi bản thân có việc gì chưa từng làm, Vân thành thật trả lời rằng cô chưa từng đi máy bay, chưa từng ăn pizza hay mỳ Ý. Cuộc sống khó khăn cũng khiến cô gái quê Yên Bái chưa từng dám ăn một que kem giá hơn 10.000 đồng. Ngay tối đó, Jonathan đưa Vân đến một nhà hàng gần hồ Tây để thưởng thức pizza, giá bằng cả nửa tháng tiền trọ của bạn gái. Những cuộc hẹn về sau, anh còn dẫn Vân đi ăn mỳ Ý hay cả món kem cá Hàn Quốc nổi tiếng.
Điều khiến Jonathan trân trọng nhất ở bạn gái chính là sự chân thành. Vân chẳng mè nheo hay đòi hỏi quà cáp. Mỗi tối, nếu rảnh rỗi, cô sẽ đi chợ, tự vào bếp nấu những món ngon quê nhà thay vì ăn ngoài hàng để tiết kiệm chi phí và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
Thời gian Jonathan chuẩn bị hết hạn visa, cặp đôi dự định đặt vé sang Indonesia để thăm bố mẹ anh. Không may, bệnh tình mẹ Vân trở nặng. Cô vội trở về quê nhà, còn Jonathan một mình "xuất ngoại".
Khi mẹ qua đời, Vân suy sụp vì mất đi điểm tựa. Cô muốn bắt đầu cuộc sống mới nên quyết định chuyển tới Đà Nẵng sinh sống và lập nghiệp. "Lý do duy nhất giữ chân mình ở lại miền Bắc là vì có mẹ già. Nhưng khi mẹ mất, mình cảm thấy cả thế giới của mình không còn nữa nên đã quyết định rời đi. Sau đó, mình tiếp nhận việc kinh doanh với một người bạn nên cũng không còn thời gian để làm công việc cũ", chị Vân tâm sự.
Trở lại Việt Nam sau những ngày xa cách khi cô gái mất mẹ, Jonathan cũng nghỉ việc, chuyển tới thành phố bên sông Hàn để ở gần người yêu. Qua 49 ngày của mẹ Vân, Jonathan muốn thực hiện lời hứa đưa bạn gái đi máy bay và ra nước ngoài nên đặt vé để cả hai tới đảo Koh Chang (Thái Lan) nghỉ dưỡng.
Vì bạn gái, chàng trai Úc không ngần ngại làm mọi thứ. Anh cũng từ bỏ ý định quay lại Đài Loan học tiếp tiếng Trung như dự tính trước đó. Hàng ngày, chàng kỹ sư công nghệ chăm chỉ học tiếng Việt để hòa hợp cuộc sống xa nhà. Hiện, anh có thể giao tiếp trôi chảy với bạn gái bằng tiếng Việt.
Suốt 4 năm, dù ngày mưa hay nắng, Jonathan vẫn đều đặn đưa đón Vân đi làm. Những ngày cô làm trễ, chàng trai Úc lại mua hai ổ bánh mì rồi chở bạn gái lên Sơn Trà, vừa ăn, vừa ngắm đèn thuyền đánh cá.
Hôn nhân hạnh phúc vượt mọi rào cản về văn hóa, tuổi tác
Giữa năm 2020, Thanh Vân và Jonathan hoàn tất thủ tục đăng ký kết hôn, chính thức "về chung một nhà" sau nửa thập kỷ gắn bó. Điều khiến cô gái nghèo đến từ Yên Bái thấy hạnh phúc nhất chính là người chồng kém tuổi rất hòa hợp với con trai riêng. Tuy không sống cùng con nhưng mỗi khi Vân đón con về, Jonathan sẽ thay vợ chăm sóc bé. Cả hai sẽ trò chuyện, chơi game vui vẻ với nhau.
"Lúc mới quen Jonathan, mình thấy tự ti vì lớn tuổi hơn, lại đã có con và không giỏi giang bằng những cô gái trẻ khác. Nhưng anh ấy rất thấu hiểu và kiên nhẫn với mình. Anh lắng nghe mọi lo lắng, băn khoăn trong lòng mình và luôn khẳng định rằng bản thân không quan tâm đến tuổi tác cũng như quá khứ.
Jonathan đã chứng minh điều đó bằng việc dù thấy hoàn cảnh gia đình mình ở quê nhà, thấy bản thân mình không hoàn hảo nhưng vẫn muốn ở bên mình thay vì lựa chọn những thứ khác tốt đẹp hơn. Chính điều đó làm cho mình cảm thấy bản thân đã chọn đúng người", chị Vân chia sẻ động lực tiến tới hôn nhân với bạn trai ngoại quốc.
Trong cuộc sống hàng ngày, Jonathan thường có cách quan tâm đặc biệt. Nếu thấy vợ đi làm về mệt mỏi, anh chủ động nói cả hai ra ngoài ăn. Vốn là người gọn gàng, thích sự đơn giản nhưng chàng trai Úc vẫn chiều chuộng, đáp ứng sở thích của vợ. Cả hai chưa có nhà riêng, phòng trọ diện tích còn khiêm tốn nhưng anh đồng ý để vợ nuôi hai con mèo hay sắm những đồ đạc bản thân yêu thích.
Nói về người chồng ngoại quốc kém tuổi, chị Vân cảm thấy rất biết ơn vì anh đã lựa chọn ở lại Việt Nam và cố gắng để hòa nhập được với văn hóa của người Việt. Từ việc nhỏ nhất như cách xưng hô với những người thân trong gia đình, Jonathan đều nghiêm túc học hỏi. Chị Vân cũng thường nấu những món ăn Việt để anh hiểu hơn về ẩm thực, văn hóa và con người ở "quê hương thứ hai". Đến giờ, món Việt duy nhất mà chàng trai Úc chưa dám ăn thử chính là trứng vịt lộn.
Những dịp lễ, Tết hay ngày đặc biệt, Jonathan cũng không quên tặng vợ các món quà nhỏ, chất chứa tấm chân tình. Kỷ niệm 6 năm yêu nhau, chị Vân bật cười khi thấy chồng mang về bó cúc vàng tươi chỉ vì vợ từng nói thích loài hoa có màu vàng đẹp mắt. Những lần cả hai cãi vã, chàng trai Úc kiên nhẫn nghe vợ phàn nàn mà không hề sập cửa bỏ đi.
Nhiều lần, chị bật cười khi thấy chồng cầm về bó hoa cúc vàng để tặng vợ nhân ngày kỉ niệm chỉ vì chị từng nói thích loài hoa có màu vàng tươi. Đôi lúc cãi lộn hay mâu thuẫn, anh luôn kiên nhẫn nghe vợ phàn nàn mà không hề sập cửa bỏ đi.
"Mỗi lần cả hai có mâu thuẫn vì những khác biệt văn hóa lẫn ngôn ngữ, mình đều tự hỏi lại bản thân rằng mình có đang thực sự hạnh phúc không? Rồi mình nhận ra, suốt gần 7 năm yêu nhau, kết hôn và chung sống với nhau, điều mà mình nhận được mỗi ngày chính là những nụ hôn chào ngày mới, những cái hôn tạm biệt, những cái ôm khi mình tức giận.
Sự kiên nhẫn mà anh ấy dành cho mình,… tất cả những điều đó đều khiến mình hạnh phúc. Mình thầm cảm ơn cuộc đời đã mang đến cho mình một người đàn ông yêu cả những điều không hoàn hảo mà mình có", người phụ nữ quê Yên Bái trải lòng.
"Cảm ơn ông râu xồm - người đã thay đổi bản thân mình, đã cùng mình đi hết những tháng ngày "điên khùng" của tuổi trẻ. Anh đã cho mình một cuộc đời thứ hai mà mình chưa từng nghĩ sẽ có ngày bản thân được sống một cách an nhiên như vậy", chị chia sẻ thêm.
Mùa covid thứ hai, cặp vợ Việt chồng Tây chuyển về Hội An sinh sống sau khi cửa hàng ở Đà Nẵng ngừng kinh doanh vì dịch bệnh. Cả hai thuê một căn nhà nhỏ ở làng rau Trà Quế, có khoảng sân đủ để chị Vân thỏa thích trồng xương rồng, tạo bầu không gian yên tĩnh cho chồng làm việc. Đây cũng là căn nhà thuê thứ 10 trong gần 7 năm yêu nhau của đôi vợ chồng son.
Tương lai gần, chị Vân và chồng dự tính xây một căn nhà nhỏ rồi đón con trai vào Hội An. Họ cũng sẽ đến thăm bố mẹ chồng ở Úc. Cặp vợ chồng hiện chưa có kế hoạch sinh con nhưng sẽ nghĩ đến việc "lên chức" khi cả hai đều sẵn sàng. Bởi họ mong muốn có sự chuẩn bị kỹ càng và mang lại những điều tốt nhất cho một đứa trẻ.
Theo Dân Trí
Thời gian đầu gặp Ross Carter, Tiên không nghĩ đến chuyện yêu đương do khoảng cách tuổi tác của cả hai khá lớn.
" alt="Chuyện tình của mẹ đơn thân ở Yên Bái với chàng IT Úc kém tuổi" width="90" height="59"/>Chuyện tình của mẹ đơn thân ở Yên Bái với chàng IT Úc kém tuổi