Vâng, ngủ vùi không trực tiếp giết chết bạn – nhưng nó đang được xem xét là một triệu chứng cho những vấn đề sức khỏe tiềm ẩn và nguy hiểm.
Các nhà nghiên cứu đề nghị mọi người nên chú ý nếu họ ngủ quá nhiều. Cắt giảm giấc ngủ xuống mức tiêu chuẩn, từ 7-8 tiếng mỗi đêm, có thể giảm đáng kể các nguy cơ sức khỏe.
Nghiên cứu đăng trên tạp chí Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ.
"Phát hiện của chúng tôi có ý nghĩa quan trọng cho các bác sĩ lâm sàng, họ nên cân nhắc và tìm hiểu nhiều hơn về thời gian và chất lượng giấc ngủ của bệnh nhân trong quá trình khám", Chun Shing Kwok, một trong số đồng tác giả nghiên cứu nói.
"Nếu tìm thấy dấu hiệu ngủ quá mức, đặc biệt là kéo dài trên 8 giờ hoặc lâu hơn, bác sĩ nên xem xét sàng lọc các yếu tố nguy cơ tim mạch và ngưng thở khi ngủ, một chứng rối loạn giấc ngủ nghiêm trọng xảy ra khi hơi thở của bệnh nhân bị gián đoạn trong giấc ngủ".
Nói cách khác, nếu các bác sĩ tìm thấy bệnh nhân của họ đang dành nhiều thời gian ngủ, đó có thể là một dấu hiệu đáng xem xét - đặc biệt nếu giấc ngủ khiến bệnh nhân mệt mỏi và tỉnh dậy không sảng khoái.
Các kết luận được rút ra sau khi các nhà khoa học phân tích 74 nghiên cứu trước đây, ghi lại thời gian và chất lượng giấc ngủ của tình nguyện viên, cũng như nguy cơ tử vong và sức khỏe tim mạch của họ. Tổng cộng, các nghiên cứu này bao phủ một mẫu hơn 3 triệu người.
Họ phát hiện ra rằng nhưng người ngủ trung bình 10 giờ mỗi đêm có nguy cơ tử vong sớm cao hơn 30% so với những người ngủ 7 giờ.
Trung bình 10 giờ ngủ cũng tương đương với mức tăng 56% nguy cơ tử vong do đột quỵ và 49% nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch. Trong khi đó, chất lượng giấc ngủ kém có liên quan đến tỷ lệ mắc bệnh mạch vành cao hơn 44%.
Mặc dù vậy, ngay cả một nghiên cứu xem xét khối lượng mẫu khổng lồ, lên đến 3 triệu người, vẫn có những hạn chế. Thói quen ngủ được tình nguyện viên tự báo cáo, vì vậy có thể không hoàn toàn chính xác.
Ngoài ra, nghiên cứu có thể bỏ sót các điều kiện cơ bản về thể chất hoặc tinh thần không được ghi lại trong các nghiên cứu, nhưng ảnh hưởng đến giấc ngủ hoặc các nguy cơ bệnh tật, tử vong.
Bởi vậy, các nhà nghiên cứu không thể kết luận chắc chắn rằng ngủ hơn 8 tiếng mỗi ngày sẽ khiến bạn tăng nguy cơ tử vong sớm. Bây giờ, nó chỉ là một dấu hiệu cảnh báo tiềm năng mà các bác sĩ và chúng ta nên để ý.
Cuối cùng, có rất nhiều yếu tố khác nhau ảnh hưởng đến giấc ngủ của bạn - từ giờ làm việc công sở cho đến những bận bịu trong cuộc sống gia đình. Khoa học vẫn đang cố gắng khám phá những tác động của những điều đó tới giấc ngủ và sức khỏe của chúng ta.
Trong khi chờ đợi, hãy thử ngủ đủ giấc, từ 7-8 tiếng mỗi đêm (mặc dù tất nhiên, nó phụ thuộc vào độ tuổi của bạn). Và nếu bạn cảm thấy đôi khi mình cần phải ngủ nướng thêm vào cuối tuần, nghiên cứu khoa học nói rằng nó cũng có thể tốt.
"Ngủ ảnh hưởng đến tất cả mọi người", Kwok nói. "Thời gian và chất lượng giấc ngủ của chúng ta là thứ rất phức tạp". Nhưng có một nguyên tắc chung, hãy cảm nhận xem giấc ngủ có đang khiến bạn thấy được nạp lại năng lượng và sảng khoái khi thức dậy hay không.
Nếu không, hãy điều chỉnh lại nó. Đừng quên một chế độ ăn uống và tập thể dục lành mạnh: Giấc ngủ, dinh dưỡng và hoạt động thể chất là chiếc kiềng 3 chân cho sức khỏe của bạn.
Theo GenK
" alt=""/>Ngủ nhiều hơn 8 tiếng mỗi đêm có thể là dấu hiệu cảnh báo tử vong sớmChia sẻ trước giới truyền thông tối qua, đại diện Bale - ông Jonathan Barnett xác nhận:"Gareth vẫn luôn yêu quý Spurs. Chúng tôi đang tích cực đàm phán. Đây chính là nơi thân chủ tôi muốn thi đấu nhất."
Bảy năm trước, Gareth Bale rời London để gia nhập đội bóng Hoàng gia với mức phí kỷ lục 86 triệu bảng. Tuy nhiên, giờ anh bị coi là người thừa ở sân Bernabeu.
Mới đây, Gareth Bale đã lên tiếng mời gọi các đội bóng Anh giải thoát cho anh khỏi địa ngục Madrid. MU cũng quan tâm đến cầu thủ chạy cánh 31 tuổi này, dù vẫn ưu tiên Jadon Sancho.
Tuy nhiên, chủ tịch Spurs - Daniel Levy sẵn sàng giang tay đón người con cũ trở lại nên đã tức tốc thương thảo với Real về trường hợp Gareth Bale.
Bản thân Jose Mourinho cũng đang cần một ngôi sao để giải phóng sức ép ghi bàn cho Harry Kane. Trận mở màn Ngoại hạng vừa qua, Tottenham phơi áo 0-1 trước Everton ngay trên sân nhà.
Mourinho cũng muốn có Reguilon |
Hàng công Spurs thi đấu thiếu sáng tạo và sự gắn kết. Thế nên, sự xuất hiện của Bale có thể mang tính bước ngoặt, giúp đoàn quân Mourinho thi đấu khởi sắc hơn.
Ngoài Bale, Tottenham cũng qua mặt MU để giành lấy chữ ký hậu vệ cánh trái đầy tiềm năng Sergio Reguilon.
Quỷ đỏ đã thống nhất mức phí 23 triệu bảng với Real Madrid nhưng từ chối để đối tác cài điều khoản mua lại trong tương lai.
Spurs lập tức nhảy vào gửi lời đề nghị tương tự nhưng cho phép đội bóng Hoàng gia quyền ưu tiên mua lại. Thế nên, họ đang tiến rất gần đến chữ ký Sergio Reguilon.
* An Nhi
" alt=""/>Mourinho 'phá' MU, bốc cả Bale lẫn Reguilon về TottenhamTrong giai đoạn từ năm 1999-2017, Quy chế Tuyển sinh quy định có 4 khu vực ưu tiên: khu vực 1, khu vực 2-NT, khu vực 2 và khu vực 3.
Trong đó, từ năm 1999-2003, mức chênh lệch giữa hai khu vực kế tiếp là 1 điểm.
Từ năm 2004-2017, mức chênh lệch giữa hai khu vực kế tiếp giảm xuống còn 0,5 điểm.
Có một khoảng thời gian, từ năm 2012-2017, các thí sinh tại khu vực Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ được xét điểm trúng tuyển thấp hơn điểm chuẩn 1 điểm.
Mức chênh lệch điểm ưu tiên dựa trên thời gian thí sinh học và tốt nghiệp THPT, trên nguyên tắc học ở khu vực nào lâu hơn thì hưởng mức điểm chênh lệch khu vực đó.
Đến năm năm 2018, sau gần 15 năm duy trì ổn định chính sách ưu tiên khu vực, Bộ GD-ĐT lần thứ hai quyết định giảm 50% mức điểm ưu tiên.
Cụ thể là mức chênh lệch giữa hai khu vực kế tiếp thì giảm từ 0,5 điểm theo quy chế các năm trước xuống chỉ còn mức 0,25 điểm.
Như vậy, với thí sinh khu vực 1 vốn được cộng điểm ưu tiên khu vực cao nhất cũng chỉ được hưởng tối đa điểm ưu tiên khu vực là 0,75 điểm.
Bộ GD-ĐT cũng quyết định bỏ quy định chính sách ưu tiên riêng đối với học sinh ở các địa phương khu vực Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ.
Những con số giật mình
Sở dĩ Bộ GD-ĐT một lần nữa đi đến quyết định giảm điểm ưu tiên khu vực vào năm 2018 bởi một năm trước đó, trong kỳ tuyển sinh năm 2017, hiện tượng thí sinh được cộng điểm ưu tiên áp đảo trong danh sách trúng tuyển của các trường đại học “hot” nhất như Y Dược, Bách khoa, Ngoại thương đã dấy lên một cuộc tranh luận sôi nối.
Câu chuyện của 2 thí sinh khu vực 3 (thành phố) có điểm thi là 29,25 và 29,35 nhưng vẫn trượt 2 trường Y khoa lớn nhất của cả nước vì thua ở tiêu chí phụ và không được cộng điểm ưu tiên khiến những người làm công tác tuyển sinh phải ngồi nhìn nhận lại vấn đề này.
Thống kê của Bộ GD-ĐT cho thấy có 82-83% thí sinh hưởng chế độ ưu tiên khu vực. Ở một số ngành, trường như công an, quân đội, Y Dược..., kết quả của các thí sinh khác biệt hẳn so với điểm số chưa cộng ưu tiên.
Trường đại học luôn có điểm trúng tuyển trong nhóm đầu của cả nước là ĐH Y Hà Nội đưa ra một thống kê “giật mình”: Năm 2016, chỉ có 99 thí sinh đỗ vào trường mà không có điểm cộng (ưu tiên, khuyến khích), chiếm khoảng 8%.
Năm 2017, số thí sinh đỗ vào ĐH Y Hà Nội mà không có điểm ưu tiên (đối tượng và khu vực) là 105 thí sinh, chiếm 8,9%.
Nếu không tính 6 thí sinh có điểm cộng khuyến khích (không phải ưu tiên) thì tổng số thí sinh đỗ vào ĐH Y bằng điểm thi cũng chỉ 99 thí sinh, chiếm 8,4%.
Số thí sinh khu vực 3 trúng vào trường ĐH Y Hà Nội năm 2017 là 110 em. Trong đó có 5 em có điểm ưu tiên đối tượng.
Nếu chỉ tính riêng ngành Y đa khoa (cơ sở Hà Nội), chỉ có 24 thí sinh thuộc khu vực 3 (không được cộng điểm ưu tiên khu vực) đỗ vào ngành này của Y Hà Nội năm đó (chiếm 5%). 452 thí sinh còn lại thuộc các khu vực khác (được cộng điểm ưu tiên).
21 thí sinh không được cộng cả điểm ưu tiên khu vực lẫn ưu tiên đối tượng chỉ chiếm 4,4% trong tổng số 476 thí sinh trúng tuyển ngành Y đa khoa năm 2017.
Nếu tính theo điểm thi, trong tổng số 476 thí sinh trúng tuyển ngành Y đa khoa, chỉ có 84 thí sinh có tổng điểm 3 môn thi đạt từ mức điểm chuẩn 29,25 trở lên.
Như vậy, 392 thí sinh còn lại trúng tuyển nhờ điểm ưu tiên, khuyến khích, chiếm 82,4%.
Cùng năm 2017, trong 404 thí sinh đỗ vào ngành Y đa khoa - Trường ĐH Y Dược TP.HCM chỉ có 26 thí sinh không được cộng bất kỳ điểm ưu tiên nào, là những thí sinh thuộc khu vực 3.
Có 6 thí sinh có 3 môn thi đều đạt điểm 10. Nhưng nhờ cộng điểm ưu tiên, có 115 thí sinh có tổng điểm xét tuyển trên 30.
Thí sinh có điểm xét tuyển cao nhất là 32 - ngoài được 3 điểm 10, em được cộng 2 điểm ưu tiên.
Chỉ 84 thí sinh có tổng điểm 3 môn thi từ 29,25 trở lên. Điều đó có nghĩa nếu không có điểm ưu tiên, 320 thí sinh (tỷ lệ 79,2%) sẽ không trúng tuyển vào ngành Y đa khoa của trường.
Trong số 404 thí sinh có 370 thí sinh được công điểm ưu tiên khu vực, 43 thí sinh được cộng ưu tiên đối tượng, 39 thí sinh được cộng cả ưu tiên khu vực cả ưu tiên đối tượng.
Có 22 thí sinh được cộng mức ưu tiên cao nhất là 3,5 điểm.
Trong kỳ tuyển sinh năm 2015, một thí sinh nếu chỉ tính điểm thi thì là Thủ khoa ĐH Y Hà Nội có điểm số 10-10-9,75, tổng điểm 29,75 nhưng liên tục nằm ngoài top 30 của chuyên ngành dự tuyển, dưới nhiều thí sinh được cộng điểm (nhóm thí sinh có điểm lên tới 30,5-31-32,5 trong thang điểm 30)….
Và mới đây, khi điểm chuẩn đại học 2021 bùng nổ, không khó để nhận thấy một số ngành học có điểm chuẩn lên tới trên 30 điểm, một số ngành học hot như Khoa học Máy tính, Trí tuệ nhân tạo... của ĐH Bách khoa Hà Nội chỉ rất hiếm hoi có một vài sinh viên người Hà Nội.
Giảm điểm ưu tiên nhưng nên có ngoại lệ
Nhìn lại quá trình thực hiện chính sách ưu tiên khu vực từ trước đến nay, với dự kiến của Bộ GD-ĐT trong kỳ tuyển sinh năm 2022 không cộng điểm ưu tiên cho thí sinh thi lại, PGS.TS Trần Trung Kiên, Trưởng phòng Tuyển sinh, Trường ĐH Bách khoa Hà Nội đề xuất, Bộ nên xem xét lại một số trường hợp ngoại lệ.
Theo ông Kiên, có những thí sinh vì điều kiện, hoàn cảnh gia đình khó khăn khăn trong năm tốt nghiệp hoặc vì một số lý do bất khả kháng không thể tham gia xét tuyển đại học, giờ đây, sau 1 – 2 năm đã ổn định hơn và mong muốn thi lại, cần được áp dụng cộng điểm ưu tiên khu vực.
Ông Kiên cho rằng đây là những đối tượng cần phải được động viên và khuyến khích. Đặc biệt, nếu những thí sinh này đăng ký vào các ngành học “hot”, đôi khi, chỉ 0,25 – 0,75 điểm cũng sẽ tạo ra ranh giới trượt – đỗ. Nếu không được cộng điểm, điều này sẽ gây thiệt thòi cho các em.
Tuy nhiên, đối với những thí sinh đã tham gia thi tốt nghiệp THPT vào những năm trước, đã sử dụng quyền cộng điểm ưu tiên, theo ông Kiên, có thể bỏ việc cộng điểm cho những đối tượng này. Lý do là bởi, điểm ưu tiên khu vực vốn dĩ là sự ưu tiên cho những đối tượng khó khăn trong điều kiện tiếp cận và hưởng thụ giáo dục.
Những thí sinh tự do có nhiều lợi thế hơn so với các em thi lần đầu, chưa kể có những bạn tuy hộ khẩu thuộc vùng ưu tiên, nhưng đã chuyển tới những nơi có điều kiện tốt hơn để ôn thi. Từ đó, khó khăn cũng đã giảm đi.
Đồng quan điểm, PGS.TS Nguyễn Thanh Chương, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Giao thông Vận tải cho rằng, chủ trương của Bộ GD-ĐT mong muốn tạo ra sự bình đẳng trong điều kiện học tập giữa các nhóm thí sinh. Đối với thí sinh tự do vốn có ưu thế về thời gian và kinh nghiệm thi cử hơn những bạn thi lần đầu. Do đó, việc bỏ cộng điểm ưu tiên cho đối tượng này là hợp lý.
Tuy nhiên, theo ông Chương, quy định này cũng nên cân nhắc tới những trường hợp đặc biệt, ví dụ thí sinh năm trước do ốm đau, bệnh tật, không thể dự thi, những trường hợp này có thể xếp vào diện thi lần đầu, vẫn nên được áp dụng chính sách ưu tiên để tránh thiệt thòi cho các em. Việc bỏ cộng điểm ưu tiên khu vực có thể áp dụng cho những trường hợp thi từ lần thứ 2 trở lên.
Trong khi đó, TS Lê Viết Khuyến, Phó Chủ tịch Hiệp hội các trường Đại học, Cao đẳng Việt Nam, cho rằng, nên giữ quy định cộng điểm ưu tiên cho tất cả các đối tượng, dù là thí sinh dự thi tốt nghiệp năm nay hay thi trong các năm trước.
“Chuyện cộng điểm ưu tiên khu vực vốn mang ý nghĩa khuyến khích, hỗ trợ các thí sinh vùng nông thôn, có điều kiện học tập khó khăn hơn thành thị. Chỉ nên bỏ điểm ưu tiên khi đã đảm bảo được sự bình đẳng, công bằng giữa các vùng miền, khu vực. Nhưng tại Việt Nam, sự thụ hưởng từ phúc lợi xã hội còn chưa đồng đều, do vậy vẫn cần phải có những sự ưu tiên như thế.
Đối với thí sinh tự do, dù thi lại nhưng hoàn cảnh của các em vẫn không thay đổi, vẫn học ở khu vực ưu tiên và phải chịu nhiều thiệt thòi, tại sao lại có sự phân biệt và loại các em ra như vậy?
Chưa kể, có những thí sinh phải vất vả kiếm sống, do không đủ tiền đi học nên phải chấp nhận ở nhà. Sau một thời gian, đời sống được cải thiện, họ mới có cơ hội được tiếp tục đi học. Với những đối tượng này vẫn nên được ưu tiên, khuyến khích”, TS Lê Viết Khuyến nói.
Phương Chi - Thúy Nga
Nếu bạn không có kế hoạch ở lại một địa điểm quá lâu và trong nhiều năm thì thuê một ngôi nhà là lý tưởng hơn. Khi mua một ngôi nhà, có nghĩa bạn sẽ chịu nhiều ràng buộc và cam kết hơn.
Theo chuyên gia tài chính, với những người không thể ở cố định trong 5 năm thì tốt hơn là nên đi thuê nhà |
Chuyên gia tài chính Manisha Thakor và Sharon Kedar cho rằng, nếu xác định mua nhà, bạn nên sống ở đó ít nhất 5 năm. Đây là khoảng thời gian đủ cho giá nhà tăng và có thể bán để trang trải các chi phí ban đầu bỏ ra để mua. Với những người không thể ở trong 5 năm thì tốt hơn là nên đi thuê. Quá trình thuê nhà giúp bạn có sự lựa chọn phù hợp mong muốn trong tương lai.
Không lo giá trị căn nhà giảm, hay bị lỗ
Chuyện giá nhà tăng hay giảm là bình thường, nhưng không phải lúc nào cũng do ngôi nhà đó mà có thể bị ảnh hưởng bởi xung quanh. Ví dụ các khu vực xung quanh có thể tăng lên hay giảm xuống về giá trị nhà hoặc có trường học hay không ở gần ngôi nhà bạn cũng có tác động nhất định về mức giá.
Đây là những điều cần phải cân nhắc khi mua và chủ nhà sẽ phải chịu những ảnh hưởng đó. Còn với người thuê sẽ không lo những tác động này, có rất nhiều địa điểm cho thuê, thay vì chọn nơi có giá cao thì thể chuyển tới nơi có giá phù hợp hơn.
Không phải lo tiết kiệm một khoản tiền lớn
Để sở hữu một ngôi nhà, nhiều gia đình đã phải tiết kiệm trong nhiều năm để trả tất cả hoặc trả trước một khoản nhất định từ 20-30%. Tuy nhiên, nếu bạn sống ở các thành phố lớn với giá nhà cao thì chuyện tiết kiệm cũng không dễ dàng, có thể mất 10-15 năm hoặc lâu hơn mới có thể đủ. Với người thuê, dù phải đặt cọc nhưng số tiền này chắc chắn vẫn ít hơn đáng kể so với khoản trả trước khi mua.
Nhiều gia đình đã phải tiết kiệm trong nhiều năm để trả tất cả hoặc trả trước một khoản nhất định từ 20-30% để mua nhà sau đó là các chi phí bảo trì, sửa chữa hàng năm |
Không phải lo các chi phí bảo trì
Sở hữu một căn nhà cũng có nghĩa phải chịu trách nhiệm với căn nhà đó. Thay các thứ đồ hư hỏng, làm lại mái nhà, hay sửa các vết nứt trần phòng khách tốn khá nhiều tiền. Chủ nhà cũng phải chuẩn bị một khoản tiền để sửa lại không gian bên trong nếu mua nhà. Còn với người thuê, không cần lo về khoản tiền bảo trì này, nếu như có bất kỳ vấn đề gì hư hỏng chủ nhà thường đứng ra sửa chữa để đảm bảo chỗ ở thoải mái cho người thuê.
Các chi phí ít hơn
Mặc dù các căn nhà có thể khác nhau về diện tích, tuy nhiên nhà riêng thường lớn hơn các căn nhà cho thuê. Do đó, gia chủ sẽ tốn kém hơn chi phí điện, nước do phải dùng nhiều thiết bị gia dụng hơn. Trong khi, nhà cho thuê đa số có diện tích nhỏ, ít đồ gia dụng như các gia đình cho nên không mấy tốn kém về điện, nước.
Nếu thuê một căn nhà đắt tiền, bạn có thể được dùng nhiều tiện nghi, thậm chí ở các chung cư cao cấp còn có bể bơi, phòng tập gym cho cư dân. Trong trường hợp bạn mua nhà, nếu muốn dùng các tiện nghi này có thể phải chi hàng ngàn USD để trang bị.
Diệu Linh (Theo Business, Invest)
Khi xây hay cải cạo nhà có những chi tiết thiết kế, những món đồ gia chủ nên cân nhắc trước khi quyết định sử dụng. Có thể chỉ sau thời gian ngắn những chi tiết đó sẽ trở thành gánh nặng khiến ngôi nhà khó rao bán hơn.
" alt=""/>Nên mua hay thuê nhà