Từ chạy bộ cho vui đến 50km finisher

  发布时间:2025-04-02 13:13:29   作者:玩站小弟   我要评论
gia vang pnj hom naygia vang pnj hom nay、、。
Chị Huyền Trang trên đường chạy VJM 2024 ngày 19/10. Ảnh: NVCC

相关文章

  • Nam công nhân qua đời sau khi liên tục tăng ca được bồi thường 1,4 tỷ đồng - 1

    Cái chết của nam công nhân có tên A Bảo gây phẫn nộ trong dư luận Trung Quốc (Ảnh minh họa: SCMP).

    Tháng 2/2023, A Bảo ký hợp đồng lao động với một công ty xây dựng và được nhận vào làm thợ sơn. Hợp đồng này kéo dài tới tháng 1 năm nay. Sau khi ký hợp đồng, A Bảo được điều động tới làm tại một công trình ở thành phố Chu San, tỉnh Chiết Giang.

    Từ tháng 2 tới tháng 5/2023, A Bảo liên tục tăng ca và chỉ chỉ xin nghỉ một ngày vào 6/4/2023.

    Đến ngày 25/5/2023, A Bảo xin nghỉ ốm. Ngày 28/5, tình trạng của A Bảo nhanh chóng chuyển biến xấu, anh được đồng nghiệp đưa tới bệnh viện cấp cứu. Lúc này, A Bảo đã bị viêm phổi nặng và suy hô hấp cấp. Đến ngày 1/6, A Bảo qua đời.

    Sau sự việc bi kịch, gia đình A Bảo đã đệ đơn kiện công ty tuyển dụng anh vì cho rằng công ty này đã hành xử vô trách nhiệm đối với sức khỏe nhân viên.

    Phía công ty tuyển dụng A Bảo cho rằng lượng công việc mà họ giao cho anh trong giờ làm việc là phù hợp. Việc A Bảo nhận làm thêm giờ, làm tăng ca là do anh tự nguyện. Phía công ty cũng cho rằng cái chết của A Bảo là do những vấn đề sức khỏe đã tồn tại từ trước.

    Dù vậy, tòa án kết luận rằng việc công ty đồng ý cho A Bảo làm việc 104 ngày liên tiếp chỉ nghỉ... một ngày là động thái vi phạm luật lao động.

    Theo kết luận của tòa án, chính động thái vi phạm của công ty là một yếu tố quan trọng khiến sức khỏe A Bảo suy sụp, dẫn tới cái chết của nam công nhân. Tòa yêu cầu công ty bồi thường cho gia đình A Bảo 400.000 tệ (tương đương gần 1,4 tỷ đồng).

    Công ty tuyển dụng A Bảo đã đệ đơn kháng cáo lên cấp cao hơn. Trong tháng 8 vừa qua, Tòa án nhân dân trung cấp thành phố Chu San đã quyết định giữ nguyên phán quyết mà tòa án cấp địa phương đưa ra trước đó. Phía công ty bắt buộc phải bồi thường cho gia đình A Bảo.

    Vụ việc này gợi nhớ lại một sự việc tương tự xảy ra hồi tháng 8/2019 đối với một nam công nhân có tên Châu Bân, anh làm thợ sơn cho một công ty ở tỉnh Giang Tô, Trung Quốc. Châu Bân đã đột ngột qua đời trên đường từ nơi làm việc về nhà. Trước đó, anh đã làm việc cả tháng 7/2019 mà không nghỉ một ngày nào, thời gian làm việc tăng ca của Châu Bân trong tháng 7 lên tới... 130 giờ.

    Gia đình Châu Bân đã kiện công ty tuyển dụng anh ra tòa. Tòa án kết luận rằng đơn vị tuyển dụng có trách nhiệm trong cái chết của Châu Bân và yêu cầu công ty này bồi thường cho gia đình nam công nhân số tiền 360.000 tệ (tương đương 1,2 tỷ đồng).

    '/>
  • Hội chứng sợ tắt máy khiến nữ nhân viên văn phòng òa khóc giữa đêm - 1

    Không ít nhân viên văn phòng mệt mỏi vì chiếc điện thoại phải mang theo bên người 24/24 (Ảnh minh họa: HuffPost).

    "Đó dường như là một thói quen, vì tôi luôn lo sợ rằng sẽ bỏ lỡ một tin tức quan trọng nào đó từ sếp hoặc đồng nghiệp của mình. Không thể buông điện thoại khiến tôi trở nên ám ảnh, sợ hãi và lúc nào cũng bất an nghĩ "một điều gì đó nguy hiểm sắp xảy ra", Thanh nói.

    Phương Thanh cho hay cô đã làm việc hơn 2 năm tại một công ty truyền thông. Vì tính chất công việc, Thanh phải luôn cập nhật thông tin từ nhiều nguồn khác nhau để xử lý kịp thời.

    Trước đây, cô từng bỏ lỡ một tin nhắn quan trọng của cấp trên, không xử lý kịp thời vấn đề phát sinh dẫn đến thiệt hại cho dự án. Từ đó, cô gái dần trở nên cảnh giác rồi mắc chứng "sợ tắt máy" lúc nào chẳng hay.

    "Mỗi ngày, theo nguyên tắc chỉ làm việc 8 tiếng ở cơ quan nhưng thực tế tôi phải xử lý công việc từ 7h đến 23h mới thật sự có thể buông. Nhiều lúc, nỗi lo lắng, bất an canh cánh khiến tôi chợt tỉnh giấc lúc 2-3h sáng. Theo thói quen, cứ mở mắt là tôi chộp ngay lấy chiếc điện thoại, kiểm tra tin nhắn. Khi đang chạy xe, tôi lúc nào cũng có cảm giác điện thoại đang rung nên cứ phải liên tục sờ chạm, kiểm tra túi quần túi áo.

    Thậm chí, đôi lúc không hiểu sao, trong giờ nghỉ tôi vẫn mở laptop, đăng nhập vào hệ thống của công ty không để làm gì. Lúc đó tôi mới bần thần khi nhận ra mình đã làm những thứ đó trong vô thức", Thanh bộc bạch.

    Hội chứng sợ tắt máy khiến nữ nhân viên văn phòng òa khóc giữa đêm - 2

    Tính chất công việc cần cập nhật xu hướng, tin tức mọi lúc đã gây ra nỗi ám ảnh vô hình với nhiều nhân viên văn phòng (Ảnh minh họa: AI).

    Tâm lý và hành động bất thường này từng khiến cô gái rơi vào trầm cảm, hoang mang trong thời gian dài. Thanh bộc bạch, mỗi sáng thức dậy, nỗi lo lắng đã ập tới khiến cô thấy như đang ngộp thở, bức bối, nhiều lần phải tự vả vào mặt mình cho bừng tỉnh. Không ít lần, Thanh giật mình tỉnh giấc lúc nửa đêm rồi bật khóc, cảm giác quá bất an, áp lực.

    Không những vậy, phải tiếp xúc với màn hình máy tính, điện thoại hầu như cả ngày, đôi mắt Thanh lúc nào cũng lờ đờ, mệt mỏi. Guồng quay công việc còn khiến cô thường để quá bữa, lỡ bữa... khiến cho các bệnh về tiêu hóa không hẹn mà cùng kéo tới.

    Xấu hổ vì thông báo tin nhắn

    Là một nhân viên văn phòng trong lĩnh vực F&B (hành chính nhân sự tổng hợp) hơn 1 năm, Vân Anh (23 tuổi) cho hay cô cũng mắc chứng "sợ kết nối" chỉ sau vài tháng đi làm.

    "Tôi làm 8 tiếng/ngày, mỗi khi kết thúc ca làm thì phải báo cáo tiến độ công việc cho quản lý. Hôm nào chưa làm xong thì mặc định phải mang việc về nhà làm tiếp", Vân Anh nói.

    Chỉ là nhân viên bình thường nhưng Vân Anh được thêm vào cả chục nhóm chat công việc. Hằng ngày, mỗi nhóm chat đều có rất nhiều thông báo chẳng hạn như chương trình khuyến mãi, cách khắc phục rủi ro khi khách hàng phàn nàn hoặc đơn giản là lời nhắc nhở đến một nhân viên nào đó.

    Hội chứng sợ tắt máy khiến nữ nhân viên văn phòng òa khóc giữa đêm - 3

    Không chịu được nỗi ám ảnh tin nhắn công việc suốt ngày, nhiều nhân viên áp lực tới bật khóc (Ảnh minh họa: AI).

    "Nhiều lúc mệt mỏi, về nhà tưởng được nghỉ ngơi rồi nhưng tin nhắn công việc vẫn dồn dập. Tưởng tượng thử tắt điện thoại một ngày rồi mở lại, hậu quả hẳn khó đoán, theo hướng ảnh hưởng xấu đến công việc rất nhiều", cô gái thở dài.

    Tiếp xúc với màn hình laptop, điện thoại nhiều giờ, nhiều ngày tháng liên tục, Vân Anh cũng phát hoảng khi đôi mắt cận 8 đi-ốp tiếp tục tệ hơn.

    Phương Thanh thú nhận cô chẳng những không thể lơ điện thoại trong 1 giờ nên chuyện tắt máy, ngắt kết nối cả ngày càng không được xảy ra.

    "Ba mẹ hỏi tôi sao chọn nghề gì mà lạ quá, không lúc nào rời điện thoại hết. Mỗi buổi đi chơi, bạn bè tôi đều châm chọc rằng "mỗi lần điện thoại Thanh hết pin, tắt nguồn, mở lên là y như rằng thông báo tin nhắn dội đến như… súng liên thanh". Điều đó khiến tôi cảm thấy rất ngại ngùng và dần trở nên xa cách với những người xung quanh", Thanh bộc bạch.

    Đến lúc nhận ra sự nghiêm trọng của vấn đề, để thoát khỏi những ảnh hưởng tiêu cực từ chiếc điện thoại, cả hai cô gái cho hay đang cố giảm thời gian sử dụng laptop, điện thoại. Những buổi tối cuối tuần, các nữ nhân viên văn phòng quyết chuyển điện thoại sang chế độ máy bay hoặc nhờ người thân cất giữ giúp thiết bị để có thêm thời gian chăm sóc bản thân.

    Theo trang CNBC, bài khảo sát với 8.500 người ở 11 quốc gia của Priority Pass cho thấy, cứ 3 người thì 1 người cảm thấy khó thoát khỏi cuộc sống hằng ngày kể cả đang trong kỳ nghỉ.

    1/4 trong số họ kiểm tra điện thoại cứ sau 30 phút hoặc ít hơn, kể cả khi họ đi nghỉ mát, cao hơn 10% so với mức trung bình toàn cầu.

    Phần lớn những người trả lời khảo sát cho hay họ phải đối mặt với áp lực thường xuyên phải kết nối. Trong đó, có đến 73% số người bày tỏ lo lắng về cảm giác thiếu vắng tin nhắn nếu họ không kiểm tra điện thoại liên tục.

    Theo dữ liệu của công ty tư vấn Kepios, hơn một nửa người trên thế giới đang sử dụng mạng xã hội. Phần lớn, những người trưởng thành thường kiểm tra ít nhất một nền tảng mỗi ngày và điều này có thể gây nghiện.

    Khoảng 51% Gen Z (những người ở độ tuổi 18-27) thừa nhận đã kiểm tra tin nhắn công việc ngay cả khi đi du lịch.

    '/>
  • Công nhân tuồn sản phẩm ra ngoài, doanh nghiệp thiệt hại hàng trăm triệu - 1

    Ông Mai Thiên Ân, Trưởng phòng sản xuất, Công ty TNHH Intel Products (Ảnh: Sơn Nguyễn).

    Qua thực tế lao động tại doanh nghiệp, ông Mai Thiên Ân nhận thấy vẫn còn trường hợp không tuân thủ các quy định về an toàn, vệ sinh lao động gây ra các chấn thương, thậm chí tử vong.

    Diễn đàn "Nâng cao năng suất lao động quốc gia năm 2024" diễn ra dưới sự chủ trì của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, các Bộ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng; Bộ trưởng Giáo dục - Đào tạo Nguyễn Kim Sơn; Chủ nhiệm UB Xã hội của Quốc hội Nguyễn Thúy Anh; Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Nguyễn Đình Khang...

    Trong khuôn khổ diễn đàn có nội dung các lãnh đạo đối thoại với công nhân lao động.

    '/>
  • Hầu hết vũ khí của Nga được sản xuất trong nước - 1

    Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Nga Dmitry Medvedev (Ảnh: Reuters).

    Trong một cuộc phỏng vấn với kênh truyền hình Al Arabiya, khi được hỏi liệu Nga có tiếp nhận vũ khí từ các quốc gia khác hay không, ví dụ như Trung Quốc, Triều Tiên hay Iran, Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Nga Dmitry Medvedev đã nhấn mạnh: Nga tự sản xuất hầu hết vũ khí để sử dụng.

    "Trong tình hình hiện tại khi toàn bộ khối NATO đang đối đầu với Nga, khi thực tế là chúng ta không chỉ đang trong tình trạng chiến tranh hỗn hợp mà sau những sự kiện nổi tiếng, thực sự là một cuộc chiến tranh trực tiếp với NATO, thì phần lớn vũ khí và thiết bị quân sự được sản xuất ở trong nước", ông Medvedev nêu rõ.

    Mặc dù vậy, theo ông, Nga hiện vẫn duy trì hợp tác với một số quốc gia. "Đồng thời, tất nhiên, chúng tôi đang hợp tác với nhiều quốc gia", ông nói thêm.

    Ông lưu ý rằng "phần lớn các thiết bị quân sự, vũ khí, thiết bị đặc biệt, phương tiện hủy diệt, tên lửa và đạn pháo đều được sản xuất tại Nga".

    '/>

最新评论