- Alô! Xin hỏi đây có phải là số điện thoại của bác … không ạ? Cháu là thành viên thuộc đội truy vết của thành phố Thuận An.- Dạ đúng số rồi anh, nhưng mẹ em đã qua đời ngày hôm qua vì Covid-19 anh ạ!
Cuộc gọi truy vết F0 từ đầu tuần trước khiến tôi trăn trở đến tận bây giờ.
Hơn một tháng làm nhiệm vụ truy vết ở thành phố Thuận An, tỉnh Bình Dương, nhóm chúng tôi đã thực hiện hơn 4.000 cuộc gọi cho các F0 để thực hiện nhiệm vụ. Mỗi cuộc trò chuyện đôi khi không chỉ dừng lại ở những câu hỏi - đáp về yếu tố dịch tễ đơn thuần, mà còn là câu chuyện rất "đời" của chính các "F".
Tiến vào tâm dịch
Trưa 6/7, tôi cùng hơn 300 bạn học và các thầy cô, trong lực lượng của trường Đại học Y Hà Nội chi viện miền Nam, đặt chân xuống Sân bay Tân Sơn Nhất.
 |
Đoàn sinh viên và cán bộ Đại học Y Hà Nội chi viện các "điểm nóng". |
Trên chuyến xe đi từ TPHCM về Bình Dương, ấn tượng lớn nhất lúc đó là sự thay đổi gần như 180 độ của nơi này so với những hình ảnh mà tôi còn nhớ trong chuyến đi đúng một năm về trước. Sự nhộn nhịp, phồn hoa bị thay thế bằng những con đường vắng hoe, cánh cửa đóng chặt của các hàng quán và tiếng còi xe cấp cứu.
Khung cảnh ảm đạm này cũng cảnh báo chúng tôi về một cuộc chiến không dễ dàng ở trước mắt.
 |
Chuyến xe đưa lực lượng chi viện Đại học Y Hà Nội tiến về Bình Dương. |
Đẩy "KPI" lên gấp 3 lần để chạy đua với Covid-19
Tôi cùng 27 bạn sinh viên khác trong đoàn được phân công vào tổ truy vết các F0.
Nhóm chúng tôi làm việc tại một trụ sở UBND phường. Căn phòng có sức chứa tối đa hơn 20 người, không bật điều hòa, cửa sổ mở thoáng, ngồi giãn cách, thường xuyên lau mặt bàn bằng cồn để đảm bảo môi trường sạch khuẩn.
 |
Nơi lực lượng truy vết làm việc là một phòng họp trong trụ sở UBND phường. |
Một ngày làm việc bắt đầu bằng những cuộc gọi đến số máy của người có trong danh sách dương tính với SARS-CoV-2 từ lô mẫu xét nghiệm vừa chạy hôm trước.
Để tránh ồn ào, chúng tôi tách nhau ra để gọi điện, tìm mọi vị trí, người ra ban công, người ngồi hiên nhà, bất cứ chỗ nào miễn có nơi kê sổ để ghi chép.
Khai thác thông tin về tình trạng sức khỏe của F0 và những người liên quan; lịch trình di chuyển, tiếp xúc; lập cầu nối 2 chiều giữa F0 và lực lượng chức năng địa phương nếu họ có nhu cầu cần được giải quyết; cùng những vấn đề chuyên môn khác nếu cần là mục tiêu mà chúng tôi cần đạt được trong mỗi cuộc gọi.
 |
Sau khi có kết quả xét nghiệm SARS-CoV-2, danh sách các bệnh nhân dương tính sẽ được chuyển lên lực lượng truy vết (Ảnh minh họa). |
Từ những thông tin này, chúng tôi sẽ lập báo cáo dịch tễ của F0 và lên phương án xuống cộng đồng để truy vết ngay trong ngày nếu cần.
Thời gian đầu, mỗi ngày Bình Dương ghi nhận khoảng 50 - 100 ca, còn ở thời điểm hiện tại, con số này đã ở mức trên 1.000 thậm chí có ngày trên 2.000 - 3.000 ca bệnh được ghi nhận. Điều này đồng nghĩa với việc khối lượng công việc của chúng tôi cũng tăng lên rất nhiều.
Từ 10 F0/người/ngày, đến nay chúng tôi đang đặt "KPI" cao gấp 3 lần để đuổi kịp diễn biến dịch bệnh.
 |
Số F0 liên tục gia tăng kéo theo áp lực của lực lượng truy vết (Ảnh minh họa). |
Là sinh viên ngành Bác sĩ đa khoa, truy vết F0 không phải là thế mạnh của tôi. Song, những khóa tập huấn thường kì của nhà trường cho lực lượng dự bị chống dịch, cũng giúp tôi đủ tự tin về năng lực chuyên môn. Tuy nhiên, khó khăn đôi khi lại phát sinh từ chính những điều mà tôi không hề nghĩ đến trước khi bước vào cuộc chiến thực sự.
Cuộc trò chuyện đặc biệt với các "F"
Một đặc điểm chung của hầu hết các bệnh nhân hay người nhà của họ, mà tôi cảm nhận được qua những cuộc gọi, chính là tâm lý lo sợ và thậm chí là hoảng loạn.
Từ thực tế này, tổ truy vết vẫn thường xuyên trao đổi chuyên môn với nhau để tìm ra cách khai thác thông tin để ít ảnh hưởng tâm lý các bệnh nhân nhất.
 |
Minh Hải là trưởng nhóm truy vết của đoàn sinh viên Đại học Y Hà Nội hỗ trợ thành phố Thuận An, Bình Dương. |
Có trường hợp con là F0 nhưng số điện thoại được cung cấp cho lực lượng truy vết lại là của bố, mẹ và đang không ở cùng con. Biết được tin con dương tính SARS-CoV-2, họ đều rất hoảng hốt. Liên tiếp những câu hỏi về tình hình, sức khỏe từ phía đầu dây bên kia, bởi có lẽ với họ lúc này, chúng tôi là kênh thông tin duy nhất về con mình. Tiếc rằng, chúng tôi cũng là người đang đi tìm lời giải cho những câu hỏi đó.
Một cuộc gọi khác đến người đàn ông đã ngoài 30 tuổi. Sau khi được thông báo có kết quả dương tính SARS-CoV-2, câu hỏi đầu tiên của anh ta không phải là về tình trạng của mình, mà là cô con gái đã có triệu chứng sốt 2 ngày nay.
Nhiều người sợ cách ly tập trung hơn cả Covid-19, thế nên việc đầu dây bên kia tắt máy hay giả vờ báo nhầm số ngay sau khi chúng tôi giới thiệu là lực lượng truy vết là chuyện xảy ra như cơm bữa.
"Các em gọi thế này chị biết mình là F0 rồi. Nhưng chị sợ người thân của mình phải vào khu cách ly, sinh hoạt, ăn uống không hợp và nhỡ đâu có nguy cơ lây nhiễm chéo, nên chị sẽ không trả lời câu hỏi của em", một F0 từng "bất hợp tác" với chúng tôi theo cách đặc biệt như vậy. Và dĩ nhiên, đây là tình huống không hề có trong "sách vở".
Cũng đã không dưới 10 lần, khi cuộc gọi truy vết được thực hiện thì bệnh nhân đã nằm trong phòng Hồi sức cấp cứu và thậm chí có người đã trút hơi thở cuối cùng từ trước đó. Gác máy sau mỗi cuộc gọi như vậy, tôi lại suy nghĩ về sự nguy hiểm của Covid-19 và trách nhiệm đi trước diễn biến dịch của lực lượng trên tuyến đầu chúng tôi.
Sức nặng của số "1"
Những cuộc trò chuyện với "F" không chỉ gói gọn trên điện thoại. Tất cả mọi ngày, chúng tôi đều có một danh sách dài những trường hợp cần truy vết cộng đồng.
Đặc điểm của Bình Dương là nhiều khu công nghiệp. Do đó, địa bàn chúng tôi xuống truy vết cộng đồng thường là các khu nhà trọ công nhân nằm san sát nhau.
 |
Tổ truy vết trên đường đến điểm truy vết cộng đồng. |
Những trường hợp cần tìm gặp để điều tra dịch tễ chủ yếu là gia đình, đồng nghiệp hay hàng xóm của bệnh nhân. Trong các cuộc truy vết cộng đồng, lo lắng không phải là tâm lý của riêng các "F", mà cả của chính nhân viên y tế, khi mỗi cuộc đối thoại đều tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm.
Điều quan trọng nhất và cũng là thử thách lớn nhất khi truy vết cộng đồng là phải xác định được người mình vừa điều tra là F1 hay F2. Có trường hợp một người phụ nữ là vợ sống cùng nhà với F0. Theo logic thông thường, người này chắc chắn sẽ là F1.
Thế nhưng kết quả điều tra lại cho thấy, người chồng đã cách ly tại công ty từ cách đây 10 ngày, nghĩa là khả năng nguồn lây của F0 không liên quan đến gia đình. Do đó, chúng tôi phải tự đặt ra câu hỏi cho chính mình trong mọi tình huống.
 |
Trong các cuộc truy vết cộng đồng, lo lắng không phải là tâm lý của riêng các "F", mà cả của chính nhân viên y tế, khi mỗi cuộc đối thoại đều tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm (Ảnh minh họa). |
Thời gian đầu, F1 phải đi cách ly tập trung, F2 cách ly tại nhà. Do vậy, chỉ khác một con số đã là sự thay đổi rất lớn, đặc biệt là khi những trường hợp được điều tra là trẻ em hay người già.
Chính vì vậy, trước khi đặt bút kết luận, chúng tôi phải rất cẩn trọng. Ngoài bám thật sát hướng dẫn chuẩn của Bộ Y tế, nếu có bất kì điểm gì chưa chắc chắn, chúng tôi sẽ phải xin ý kiến của lực lượng y tế địa phương hoặc nếu cần là tham vấn các thầy, chuyên gia dịch tễ của Đại học Y Hà Nội.
Tôi còn nhớ như in về một trường hợp cụ bà 70 tuổi, tôi trực tiếp điều tra truy vết và xác định là F1. Chỉ 15 phút sau, con gái của bà gọi cho tôi vừa nói vừa nấc nghẹn: "Em xem kỹ lại kết quả giúp chị. Mẹ chị chừng này tuổi rồi, sợ bà vào khu cách ly nhỡ may…".
Thế nên, với chúng tôi, đưa ra một quyết định chính xác không chỉ là nhiệm vụ chuyên môn mà còn là trách nhiệm với xã hội.
Nguyễn Ngọc Minh Hải, 23 tuổi, quê Quảng Ninh là sinh viên chuyên ngành Bác sĩ Đa khoa, Đại học Y Hà Nội. Ngày 6/7, Minh Hải cùng hơn 300 sinh viên và cán bộ Đại học Y Hà Nội "nam tiến" để chi viện cho các điểm nóng về dịch. |
Theo Dân Trí

Đội truy vết F0 ở TP.HCM: 'Nhiều cuộc gọi làm chúng tôi rơi nước mắt'
Bên cạnh khó khăn khi thực hiện hàng nghìn cuộc gọi mỗi ngày, các thành viên đội truy vết F0 ở TP.HCM còn kể nhiều câu chuyện cảm động của những con người phía bên kia đầu dây.
" alt="Lực lượng truy vết kể lại những cuộc trò chuyện đặc biệt với F0, F1..."/>
Lực lượng truy vết kể lại những cuộc trò chuyện đặc biệt với F0, F1...
Trong những ngày giãn cách xã hội, việc mua thực phẩm gì vừa dinh dưỡng, vừa tiện lợi, ngon và vừa túi tiền của gia đình là một “bài toán” làm các chị, các mẹ phải suy nghĩ hàng ngày. Bình thường, bữa ăn với nguyên liệu tươi là lựa chọn số 1, tuy nhiên việc hạn chế ra đường khi không thực sự cần thiết như hiện nay, thì mọi người thường ưu tiên lựa chọn thực phẩm đông lạnh để ăn dần trong tuần.Trong đó, thịt gà là thực phẩm được nhiều người lựa chọn bởi nhiều nạc, giàu chất đạm và các vitamin và là một trong những nguồn protein lành mạnh cho người tiêu dùng. Đặc biệt, thịt gà Mỹ là thực phẩm có tính ứng dụng đa dạng, thích hợp nấu nhiều món khác nhau.
Mỹ là quốc gia hàng đầu thế giới về sản xuất thịt gia cầm. Tất cả các sản phẩm thịt gia cầm của Mỹ, kể cả sản phẩm gà mà Helen Le sử dụng để nấu món cà ri gà Mỹ và gà Mỹ nướng muối ớt đều được kiểm soát chặt chẽ bởi USDA (Bộ Nông Nghiệp Mỹ), đảm bảo chất lượng và dinh dưỡng sản phẩm trước khi xuất khẩu đi khắp thế giới, trong đó có Việt Nam.
 |
|
Thơm “nức mũi” với món cà ri gà Mỹ
Theo công thức của Helen Le, để chuẩn bị cho món cà ri gà Mỹ, người nấu cần chuẩn bị: 500 đùi gà; 400g khoai lang; 200g cà rốt; 150g cà chua; 1 củ hành tây; Hành baro; Tỏi; 50g bơ; Nước cốt dừa; Bột cà ri; Muối, đường, tiêu; Bánh mì để ăn kèm.
Bước vào công đoạn sơ chế, người nấu dùng gừng rửa khử mùi đùi gà, để ráo nước, khứa vài đường cho thấm gia vị. Tiếp đến, ướp đùi gà với muối tiêu, hạt nêm và bột cà ri để 1 - 2 tiếng.
Trong thời gian đợi thịt ngấm gia vị, người nấu có thể lột vỏ rửa sạch khoai lang, cà rốt, cà chua, hành baro, hành tây và cắt thành miếng vừa ăn.
Tiếp theo, phi thơm tỏi với 50g bơ, cho hành tây vào xào chín, cho tiếp cà chua, bột cà ri, muối, ít đường, thêm nước nấu cho mềm rồi đem hỗn hợp này xay nhuyễn.
Sau khi hoàn thành phần sốt, phi thơm tỏi với dầu ăn, cho đùi gà vào xào săn rồi cho hết hỗn hợp vừa nhuyễn vào và đun lửa nhỏ cho thấm gia vị. Sau đó thêm nước lọc vào gà đun tới khi nước sôi, tiếp tục cho cà rốt, khoai lang đã cắt miếng vừa ăn vào đun đến khi mềm là được. Cuối cùng, thêm nước cốt dừa, hành baro và cho món ăn ra đĩa.
Sự kết hợp giữa mùi vị đặc trưng của cà ri cùng thịt gà mềm ngọt, mọng nước, đây sẽ món ăn thơm ngon phù hợp để dùng kèm với bánh mì hoặc cơm nóng.
Vừa lạ vừa quen với món gà Mỹ nướng muối ớt
Công thức món gà Mỹ nướngg muối ớt của Helen Le bao gồm: 1 đùi gà góc tư; Sả; Tỏi; Ớt; Muối hột; Tôm khô ngâm nở; Ớt bột; Tương ớt; Dầu điều; Nước mắm; Bột ngọt; Mật ong; Rau răm; Dưa leo
Để chuẩn bị phần gia vị, người nấu xay nhuyễn sả, tỏi, ớt, tôm khô và muối hột; sau đó nêm thêm tương ớt, dầu điều, nước mắm, mật ong và bột ngọt và trộn tất cả lại với nhau thành 1 hỗn hợp gia vị đặc sánh.
Gà góc tư cần rửa sạch và lau khô, sau đó chà hỗn hợp gia vị lên đùi gà và ướp trong 3 - 4 tiếng hoặc qua đêm cho đùi thật thấm gia vị. Đặc biệt, người nấu nên lưu ý để lại 1 phần hỗn hợp cho công đoạn cuối.
Sau khi thịt gà đã thấm kỹ gia vị, bọc đùi gà trong giấy bạc rồi bỏ vào nồi chiên không dầu nướng trong 20 - 30 phút. Cuối cùng, tháo giấy bạc, quét qua 1 lớp nước ướp rồi rắc đều ớt bột lên đùi gà, nướng tiếp 15 phút ở 150 độ cho đùi gà xém vàng.
Vị ngọt béo của thịt gà Mỹ nướng kết hợp cùng hương vị hấp dẫn của gia vị muối ớt sẽ mang lại một sức hút khó cưỡng, vừa quen thuộc vừa mới lạ.
Ngọc Minh
" alt="Nấu món ngon từ gà Mỹ cùng youtuber nổi tiếng Việt Nam"/>
Nấu món ngon từ gà Mỹ cùng youtuber nổi tiếng Việt Nam
Chị Phạm Thị Thái (quê ở thị trấn Lục Nam, tỉnh Bắc Giang) hiện đang sinh sống tại quận Bình Tân, TP.HCM.Tháng 8/2020, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, công việc bị đình trệ, chị Thái có nhiều thời gian rảnh rỗi ở nhà nên quyết định tận dụng sân thượng làm vườn trồng rau.
Sân thượng có chiều dài 6m, diện tích khoảng 20m2. Gia chủ đầu tư khoảng chục triệu đồng mua đất, phân bón và 50 chậu nhựa về làm vườn rau xanh, cung cấp thực phẩm sạch cho gia đình.
Để tiết kiệm diện tích và trồng được nhiều loại rau khác nhau, chị Thái sắp xếp chậu thành nhiều tầng, bố trí hợp lý từ thấp lên cao, đảm bảo rau có đủ không gian và nhận được lượng ánh sáng cần thiết.
Gia chủ ưu tiên trồng các giống rau ngắn ngày, cho thu hoạch liên tục, vừa thích hợp với điều kiện thời tiết, vừa hạn chế được sâu bệnh.
Trong vườn hiện có rau muống, rau cải, mồng tơi, rau dền, xà lách... và một số cây gia vị như rau mùi, hành lá, sả.
Giàn thân leo được làm ở trên cao vừa giúp che nắng cho các loài cây bên dưới, vừa cung cấp thực phẩm đa dạng cho gia đình.
Ngoài ra, chủ nhân khu vườn còn trồng cây ăn trái như ổi, táo và vài loại hoa như hoa giấy, bằng lăng, lộc vừng để tô điểm cảnh quan.
Vì làm vườn theo hướng hữu cơ nên chị Thái không sử dụng thuốc hay phân bón hóa học để rau sạch, đảm bảo an toàn cho sức khỏe của gia đình.
Vườn ở trên cao, rau trái được trồng theo mùa nên gia chủ không phải chăm sóc quá vất vả, kỳ công. Những ngày trời nắng nóng, chị chú ý tưới nước đầy đủ, cung cấp độ ẩm cần thiết để rau trái phát triển xanh tốt.
Từ khi có khu vườn sum suê trên sân thượng, gia đình chị Thái luôn chủ động được nguồn thực phẩm sạch, thoải mái cải thiện bữa ăn hàng ngày. Khi thành phố thực hiện giãn cách xã hội, chị cũng không phải lo lắng về vấn đề mua rau trái để sử dụng.
Với các loại rau trồng tại nhà, người phụ nữ quê Bắc Giang có thể chế biến nhiều món ăn ngon, giúp vơi bớt nỗi nhớ nhà và cha mẹ luôn thường trực trong lòng.
Chị Thái làm món dưa cải muối "đưa cơm" quen thuộc của người miền Bắc để vơi bớt nỗi nhớ hương vị quê nhà.
Không chỉ cung cấp rau trái sạch, khu vườn còn trở thành góc thư giãn lý tưởng để gia chủ và các thành viên xua tan mệt mỏi, cải thiện tâm trạng.
"Do ảnh hưởng của dịch bệnh mà công việc mình phải tạm dừng. Nhưng nhờ làm vườn mà mình thấy cuộc sống bớt buồn chán và tẻ nhạt hơn. Mình cũng coi việc chăm sóc rau trái như một thú vui mùa dịch để giải tỏa tinh thần, có thêm năng lượng tích cực để vượt qua giai đoạn đầy căng thẳng này", chị Thái bày tỏ.
Theo Dân Trí

Nữ đầu bếp 'mát tay' biến 2,5m2 thành vườn xanh mát giữa phố thị
Yêu thích làm vườn và mong muốn tạo không gian thư giãn cho gia đình, chị Chang Nguyễn đã tận dụng khoảng đất nhỏ để biến thành vườn xanh mướt, ngập rau xanh và hoa thơm giữa lòng Hà Nội.
" alt="Chi gần chục triệu đồng, mẹ đảm ở TP.HCM làm vườn sum suê trên sân thượng"/>
Chi gần chục triệu đồng, mẹ đảm ở TP.HCM làm vườn sum suê trên sân thượng
Các tin liên quan Mẹ chồng muốn "tống cổ" con dâu Tây ra khỏi nhà
Giật mình nghe nàng dâu xa xả nói xấu mẹ chồng
4 chiêu hóa giải 'hỗn chiến' mẹ chồng - nàng dâu
Thẳng tay tát vợ vì tội "nói xấu" mẹ chồng
Mẹ chồng con dâu không nên ở chung
Vợ chồng tôi sống với nhau được gần 2 năm. Chúng tôi vẫn đang lên kế hoạchchuyện con cái để chuyên tâm vào phát triển sự nghiệp. Bề ngoài, ai nhìn cũngtấm tắc khen tôi may mắn khi lấy chồng khá giả, chồng hiền, mẹ chồng tâm lý. Thếnhưng có ở trong chăn mới biết chăn có rận.
Khi mới yêu nhau, tôi rất hay được nghe những lời nói, câu chuyện của anh ấy kểvề mẹ. Tôi cảm thấy anh yêu mẹ mình nhiều lắm. Và bà cũng rất đáng để cho contrai yêu thương thật.
Nghe nói, sau khi sinh anh ra đời, bố anh đã bỏ rơi mẹ con anh và đi theo tiếnggọi của tình yêu mới. Bỏ mặc những lời ong tiếng ve, lời tán tỉnh của người đànông khác, mẹ chồng tôi quyết ở vậy nuôi con trai mình khôn lớn. Bà khác hoàntoàn với những người đàn bà khác, bà vẫn cho phép anh gặp bố mỗi lúc anh muốn.
 |
Dường như mẹ chồng tôi đang sợ con dâu “chiếm” mất con trai của bà? |
Cứ thế, dù chưa làm dâu nhà anh nhưng mẹ chồng tôi đã xuất hiện đều đặn với mậtđồ dày đặc trong những câu chuyện của anh khiến tôi còn thấy cảm động, đồng cảm,xen chút ngưỡng mộ khi đối diện với bà. Lúc đó, tôi nghĩ thật đơn giản: chỉ cầnmình biết điều, yêu thương bà chắc chắn bà sẽ yêu thương lại. Thêm vào đó, bàlại vô cùng hiền từ, dịu dàng thì chắc chắn bà cũng sẽ thương tôi như con thôi.
Trước khi cưới, tôi có đến nhà và dự tiệc sinh nhật của anh. Hôm đó tất cả mọithứ đều tuyệt vời ấm cúng cho tới khi tôi tặng quà cho anh. Đó là một cái áo sơmi màu hồng nhạt rất đơn giản mà nhẹ nhàng mà anh bảo thích.
Cầm trên tay món quà bạn gái tặng, anh tỏ vẻ thích món quà này lắm. Nhưng khi mẹanh giật lấy, rồi nhận xét: “Mặc cái áo này ái lắm con ơi!” thì anh có vẻ cũngủng hộ.
Có lẽ vì thế, đó là lần duy nhất tôi thấy cái áo đó xuất hiện trước mặt mình.Chẳng bao giờ tôi thấy anh mặc. Đến khi cưới nhau về, tôi mới thấy nó trở thànhgiẻ lau chân của mẹ anh.
Khi yêu, anh chẳng bao giờ chịu đi chơi tối quá 30 phút vì “sợ mẹ ở nhà buồn”.Anh chẳng bao giờ chịu ăn ở ngoài với lý do “đã quen ăn cơm mẹ nấu”. Tôi rủ anhđi mua sắm cùng, anh cũng từ chối bởi “anh quen để mẹ chọn”… Ngốc thật, thế màngày đó, tôi ngu muội không nhận ra anh đích thị là một thằng đàn ông bám váymẹ?
Ngược lại, lúc đó trong mắt tôi anh là một người đàn ông hiền lành, đến con giáncũng chẳng dám giết, chỉ xua tay đuổi đi. Anh lại học rất giỏi, lớp anh là lớpcử nhân tài năng và chỉ có một mình anh được học bổng đi Mỹ. Tại đây, chúng tôiquen và yêu nhau. Tôi hiểu, với mẹ chồng, anh là của báu, là vật vô giá với bà.
Sau ngày về nước vài tháng, chúng tôi đã tổ chức đám cưới. Đêm tân hôn, khi cảhai sắp tắt đèn đi ngủ thì bỗng nghe tiếng mẹ anh khóc thút thít ngoài phòngkhách.
Anh lo lắng phóng ra như bay. Thì ra, mẹ anh cảm động vì con trai của mẹ hôm nayđã chính thức trưởng thành và trở thành người đàn ông thực sự sau gần 30 năm mẹnuôi không lớn. Tôi cười xòa, ôi đúng là mẹ tình cảm quá! Kết quả hôm đó, mẹchồng nằm giữa hai vợ chồng tôi.
Đến đêm hôm sau, khi đèn vừa tắt, mẹ chồng tôi lại xông vào phòng đòi mắc màncho “đỡ muỗi”. Mắc màn xong bà ở lại bật ti vi xem chương trình quan họ cả tốirồi ngủ quên lúc nào không hay trong phòng con dâu mới cưới. Chồng tôi lại rachỉ thị: “Em ngủ với mẹ, anh ra phòng khách vậy”.
Những ngày sau, lúc thì bà bảo “mẹ sợ ma, mẹ ngủ với”, lúc thì bà lại bảo ngườikhó chịu. Bà chỉ yên tâm lên giường đi ngủ khi con dâu và con trai bà đã saygiấc. Đến nỗi, ngày đó, vợ chồng tôi còn nhiều lần phải hẹn hò nhau ra nhà nghỉbuổi trưa để hâm nóng tình cảm vợ chồng.
Dù giấu kín nhưng chẳng hiểu sao điều này vẫn đến tai mẹ chồng. Bà tỏ thái độbực mình, cáu kỉnh với con dâu và bảo tôi làm khổ chồng: “Con đừng hành nónhiều, phải để nó có sức mà tính chuyện làm ăn chứ? Làm vợ mà chẳng tinh ý gìcả”.
 |
Tôi đang vô cùng mệt mỏi và không biết phải làm sao. |
Đến lúc này tôi mới bắt đầu cảm thấy mẹ chồng không “gà tơ” như tôi nghĩ. Dườngnhư bà đang sợ con dâu “chiếm” mất anh con trai của bà. Đúng, anh giỏi giang,ngoài xã hội anh có địa vị làm Thạc sĩ này nọ nhưng khi về tới nhà, anh như concún con sà vào lòng mẹ, để mẹ ôm ấp vỗ về.
Hàng ngày, khi thấy hai con đi làm về là bà lại lục tục ra lấy cốc nước cam mát,cùng khăn mặt ấm lau cho con trai. Đôi khi tôi thấy sống trong gia đình chồng,tôi thật lạc lõng.
Mâu thuẫn mẹ chồng và tôi lên tới đỉnh điểm khi bà gợi ý sẽ cầm hộ tiền lươngcủa hai đứa. Thu nhập của chúng tôi cũng tương đối, khoảng 70 triệu/tháng. Vớitôi, tiền nong cần sòng phẳng, tôi không phải là người ki bo nên mỗi tháng chúngtôi biếu mẹ ít nhất 10 triệu ngoài tiền ăn để bà tiêu pha. Bên cạnh đó, là mộtngười phụ nữ, tôi cũng có nhu cầu tiết kiệm tiền cho tương lai.
Khi nghe mẹ nói vậy, chồng tôi hùa vào: “Đúng rồi, từ tháng sau em đưa cho mẹnhé, mẹ mà giữ thì ngon lành rồi”.
Tôi chỉ cười không nói không rằng. Sau bữa ăn ở phòng riêng của hai vợ chồng,tôi có nói thẳng với chồng nhưng anh cự nự: “Là một gia đình rồi, em còn tínhtoán nỗi gì? Em không tin mẹ ư?”.
Dù anh nói gì tôi vẫn quyết định mọi thứ sẽ mãi mãi như cũ. Tiền của hai vợchồng ngoài ăn uống, biếu mẹ thì cả hai cần có khoản riêng cho con cái sau này.Khi mẹ biết điều đó, mẹ khó chịu với tôi ra mặt, nói bóng gió cả ngày.
Tôi đang vô cùng mệt mỏi và không biết phải làm sao. Có lúc tôi nghĩ tới giảipháp ra ở riêng. Nhưng vừa mở miệng đến hai chữ này, anh chồng tôi đã giãy nảylên: "Cái gì? Em điên à?".
Thi thoảng, tôi cũng cố gắng tâm sự ngọt nhạt với mẹ để hai mẹ con có thể hiểunhau hơn nhưng bà lúc nào cũng lo tôi làm khổ con trai bà. Có lúc bực mình quá,tôi có xin mẹ: "Hãy để chúng con có không gian sống riêng" thì bà trợn mắt lênbảo: "Nó là con trai mẹ, mẹ có quyền!".
Thực sự dù mới kết hôn gần 2 năm nhưng tôi cũng đang nghĩ đến phương án ly hôn.Tôi chắc chắn chồng tôi không thay đổi, mẹ chồng tôi cũng không thay đổi thì tôisẽ phải là người phải thay đổi.
(Theo Afamily)
" alt="Cứ tắt đèn là mẹ chồng lại xông vào phòng"/>
Cứ tắt đèn là mẹ chồng lại xông vào phòng

- Sợ hãi, hoảng loạn, và ám ảnh là những điều mà cô gái đã phải trải qua trong suốt 12 năm quasau khi bị chính bác ruột của mình làm trò đồi bại."Yêu râu xanh" là bác ruột
Cho đến tân bây giờ, chị Nguyễn Thị Thanh Hà, chuyên viên tư vấn tâm lý, tổng đài 1088 vẫn còn nhớ như in cái cuộc điện thoại dài đến cả tiếng đồng hồ với những tiếng nấc nghẹn của một cô gái vừa bước sang tuổi đôi mươi nhưng đã có tới 12 năm sống trong sợ hãi, hoảng loạn vì nỗi ám ảnh bị bác ruột xâm hại.
“12 năm ấy, cô bé sống câm lặng, giữ kín chuyện của mình, không tâm sự với bất cứ ai trong gia đình, kể cả với mẹ là người thân thương gần gũi nhất. Tuy nhiên, trước thềm kỳ thi đại học, áp lực thi cử, cộng thêm với việc hàng ngày ra vào phải gặp lại người từng xâm hại mình đã khiến cô bé vô cùng căng thẳng. Vì thế, cuối cùng cô bé mới quyết định kể lại bí mật của mình với chuyên gia tâm lý” – chị Hà kể lại.
 |
Ảnh minh họa. |
Theo lời kể của M (tên cô gái), năm đó, M vừa kết thúc năm học lớp 3, lại nhận được giấy khen cùng với danh hiệu học sinh giỏi nên M được bố mẹ thưởng cho kỳ nghỉ hè ở thành phố cùng ông bà ngoại và gia đình bác cả.
Mới ở với ông bà ngoại được 1 tuần thì đã có chuyện xảy ra. Trong lúc cả nhà đi vắng, chỉ còn 2 bác cháu ở nhà, em đang mải mê với đống đồ chơi của 2 anh con trai bác cả thì bất ngờ bác xuất hiện, bế em vào giường rồi giở trò đồi bại. Làm xong bác nói: “Cấm mày không được nói cho ai biết, nói ra tao cắt cổ hết cả nhà mày”. Thế là, tuy rất đau đớn, nhưng lại sợ lời đe dọa của bác nên khi ông bà ngoại về em cũng chỉ biết im lặng và chịu đựng sợ hãi một mình.
Sau đó, em nằng nặc đòi về với bố mẹ, nhưng ông bà không đồng ý, đã vậy, ông bà còn giận dỗi vì nghĩ em không thương ông bà nên mới không muốn ở với ông bà. Không còn cách nào khác, em đành phải cố gắng chịu đựng và sống hết một kỳ nghỉ hè trong ngôi nhà có một tên quỷ” – M nói.
Nỗi ám ảnh đeo đẳng cả một cuộc đời?
“Suốt 2 tháng hè ấy, tổng cộng, "con quỷ râu xanh" đó đã 5 lần làm chuyện đồi bại với em, cộng thêm nhiều đêm hắn còn mò vào giường để sờ soạng em nữa” – cô bé tên M kể.
"Mỗi lần như thế là mỗi lần em đau khổ, sợ hãi, thậm chí là hoảng loạn, nhưng em lại không biết phải làm thế nào, bởi lúc đó, em chỉ là một đứa trẻ lớp 3, sợ nói ra hoặc có sự phản kháng gì thì hắn sẽ cắt cổ cả nhà em, bố mẹ em, và cả em trai em nữa.
Vì thế, ngay cả khi đã rời khỏi nhà ông bà ngoại sau kỳ nghỉ hè, em quyết định giữ bí mật, và không kể lại cho bất cứ ai biết chuyện này, kể cả bố mẹ em. Tuy nhiên, nếu tên quỷ ấy là một người không máu mủ ruột thịt với em, có lẽ em đã có thể nguôi ngoai được phần nào để sống một cuộc sống thanh thản hơn và ít ám ảnh hơn. Đằng này, hắn là bác ruột, lại sống cùng ông bà ngoại, nên mỗi lần đến thăm ông bà, em lại đụng phải hắn ta, và lại hận, lại ám ảnh, hoảng loạn, rồi đêm về lại gặp ác mộng. Vì vậy, để tìm được bình yên trong cuộc sống của mình, em đã lấy đủ mọi lý do để tránh gặp lại "tên yêu râu xanh" đó.
Nhưng rồi, cuộc sống lại tiếp diễn những sự bất ngờ và cả bất công với em. Năm em bắt đầu lên lớp 12 thì gia đình em có chuyện, bố mẹ em chia tay nhau, mỗi người dắt theo một đứa con và đi về một ngả.
Em đành phải theo mẹ về lại nhà ông bà ngoại để sống tạm. Thế là, hàng ngày ra vào đụng mặt tên ác quỷ càng khiến em không thể quên được chuyện cũ nên không thể học hành gì được. Và năm đó, em trượt đại học, trong khi anh con trai nhà hắn đỗ. Vậy là hắn lại càng có cớ để lên mặt dậy dỗ em khiến em càng trở nên căm ghét và thù hận.
Sau đó, em quyết định đóng chặt cửa trong phòng để ôn thi tiếp đại học năm thứ 2. Gần đến ngày thi rồi mà tâm trạng em vẫn rối bời, hoảng loạn. Em chỉ muốn nói ra bí mật này để nhẹ lòng hơn, và để mọi người hiểu được những gì em đã phải trải qua suốt 12 năm qua. Tuy nhiên, ông bà em già yếu rồi, mẹ em thì lại vừa trải qua cú sốc với ba, đến giờ vẫn chưa lấy lại được tinh thần. Nếu biết thêm chuyện của em, chắc chắn mẹ sẽ gục ngã mất. Nhưng không lẽ, em cứ phải chịu đựng nỗi ám ảnh này cho đến suốt cả cuộc đời ?” – M. nói trong tiếng khóc nấc nghẹn.
Minh Anh(ghi)
" alt="Ám ảnh tận cùng của người cháu bị bác ruột xâm hại"/>
Ám ảnh tận cùng của người cháu bị bác ruột xâm hại