Bố Thạnh là bộ đội. Sau giải phóng, ông đưa vợ con rời Hà Nội đến Lâm Đồng xây dựng vùng kinh tế mới. ‘Tuổi thơ của tôi gắn liền với những buổi chiều đi câu cá và hái nấm để giúp bố mẹ cải thiện bữa cơm gia đình’, Thạnh kể.
Dù điều kiện kinh tế không khá giả nhưng bố mẹ Thạnh luôn tạo điều kiện cho các con đi học đầy đủ. ‘Bố mẹ dạy anh em tôi, nếu muốn vươn lên thì nhất định phải học và học nhiều hơn. Anh em tôi đã luôn phấn đấu để bố mẹ vui’, Thạnh nói.
Tuy nhiên, con đường học hành của Thạnh có một chút gập ghềnh khi anh rời quê Lâm Đồng đến Sài Gòn học đại học.
‘Tôi chọn học ngành công nghệ thông tin mà chưa từng tiếp xúc với nó. Máy tính cá nhân không có. Những ngày mới nhập học, tôi rất bỡ ngỡ’, Thạnh kể. Sau đó, anh nghĩ, có thể điểm xuất phát mình thấp nhất, nhưng mỗi ngày kiên trì một chút anh sẽ không phải là người cuối cùng về đích.
![]() |
Thạnh cho biết, trước khi học đại học, anh không biết gì về công nghệ. |
Thạnh quyết tâm trở thành sinh viên có thành tích tốt, săn học bổng bằng những nỗ lực của chính mình. ‘Bố mẹ phải nuôi cả mình và anh trai học đại học nên rất khó khăn. Mình muốn tự lập và tự mua chiếc máy tính bằng tiền làm thêm’, Thạnh kể.
Giờ lên lớp, Thạnh chăm chỉ đọc sách, tận dụng thời gian tìm tòi, học thực hành ở máy tính của nhà trường để tiết kiệm. Thời gian rảnh, anh đi làm gia sư, phục vụ ở các quán ăn, nhà hàng rồi đi bán hàng kiếm tiền trang trải cuộc sống sinh viên.
Đến năm thứ hai đại học, Thạnh tự mua được máy tính.
Thạnh cũng nỗ lực rất nhiều trong việc học tiếng Anh. Vì không có điều kiện học ở trung tâm, Thạnh tự học ngữ pháp và viết. Phần luyện nói, anh cùng một vài người bạn thành lập câu lạc bộ tiếng Anh miễn phí để cả nhóm vừa có cơ hội tham gia nói chuyện tiếng Anh với người nước ngoài vừa có cơ hội tham gia làm tình nguyện cùng họ. ‘Đó là cách học tiếng Anh của mình, vừa miễn phí, lại vừa ‘thực chiến’’, Thạnh hài hước.
Nhờ những nỗ lực của mình, từ một chàng trai miền núi, mù mờ về công nghệ thông tin, Thạnh đã cho vào bộ sưu tập của mình học bổng trị giá $10,000 của hãng viễn thông Hàn Quốc SKT và là một trong những sinh viên được tốt nghiệp trước thời hạn.
![]() |
Với những nỗ lực của mình, anh đã săn được học bổng, trở thành sinh viên giỏi về ngành công nghệ thông tin. |
‘Để học nâng cao về công nghệ, tôi nghĩ, phải đi du học. Tôi may mắn nhận được học bổng cao học của trường Đại học Soongsil, Hàn Quốc, và Đại học Paris, Pháp. Tôi chọn trường Soongsil vì nghĩ mình có duyên’, Thạnh nói.
Thành công nhờ có vợ ở phía sau
Lúc mới đến xứ sở kim chi, Thạnh đã gặp phải những khó khăn về nghiên cứu do ngành học cao học khác với ngành học đại học. Nhưng nhờ kiên trì học hỏi và tìm tòi khám phá, anh đã vượt qua những khó khăn ban đầu.
Tốt nghiệp cao học, Thạnh được các trường đại học trong nước mời về giảng dạy, nhưng anh quyết định ở lại Hàn Quốc để tiếp tục con đường nghiên cứu. ‘Một phần trong quyết định ấy là vì gia đình. Vợ tôi cũng làm tiến sĩ ở Hàn. Thế mạnh của cô ấy là tiếng Hàn. Sau khi làm tiến sĩ xong, cô ấy ở nhà sinh và chăm sóc em bé, gác lại nhiều ước mơ và dự định. Vợ đã hy sinh cho gia đình như vậy, tôi là chồng nên phải nỗ lực nhiều hơn’, Tiến sĩ Thạnh chia sẻ.
![]() |
Hiện, vợ chồng Tiến sĩ Thạnh đang sống tại Hàn Quốc. Thời gian tới, khi hai vợ chồng hoàn thành xong các dự định thì sẽ cân nhắc việc về nước. |
Anh cho biết, khi còn làm nghiên cứu sinh, anh tham gia tối ưu tìm kiếm với Amazon để mang lại thu nhập. Còn bây giờ, anh là ‘nhân viên’ cho công ty của vợ. Tuy nhiên, dù làm công việc gì, mục tiêu Thạnh hướng đến vẫn là giáo dục.
Hiện, Thạnh đang nghiên cứu về Internet vạn vật và các thế hệ mạng tương lai. Song song đó, anh cùng vợ tham gia nhiều dự án chính phủ Hàn Quốc tài trợ đào tạo cho các bộ ngành, các trường đại học, chương trình hỗ trợ đào tạo cho thanh niên thất nghiệp; các giải pháp số hóa giúp giải quyết những vấn đề cụ thể của Việt Nam từ ô nhiễm môi trường tới giáo dục và quản lý…
![]() |
Tiến sĩ Thạnh cho biết, thành công của anh hôm nay là nhờ có sự hỗ trợ lớn của vợ phía sau. |
Thạnh cũng cho biết, vì hai vợ chồng cùng làm nghiên cứu nên cũng có những khó khăn. Nhiều hôm tới hạn làm dự án, con ốm, hai vợ chồng phải làm tới đêm, rồi cùng nhau thức trông con.
‘May mắn, vợ chồng mình cùng đồng lòng và có sự giúp sức của bố mẹ hai bên. Tuy nhiên, hiện mọi khó khăn đã lùi lại, gia đình mình đang có cuộc sống ổn định ở Hàn Quốc. Em bé thứ hai vừa tròn một tuổi. Thành công của mình hôm nay là nhờ có bàn tay của vợ phía sau. Thời gian tới, mình muốn dành thời gian nhiều hơn để vợ phát huy thế mạnh bản thân và làm các dự định của cô ấy’, Thạnh nói, giọng biết ơn.
Thông qua câu chuyện của mình, Thạnh muốn nhắn với các bạn trẻ rằng, đừng tự giới hạn bản thân dù điểm xuất phát của bạn có thể thấp, hãy cứ kiên trì và ham học hỏi từng ngày, mọi việc sẽ thay đổi dù sớm hay muộn.
‘Tương lai của mình do chính những việc mình làm ngày hôm nay quyết định. Everything is difficult before it is easy, so just do it - Mọi thứ đều khó trước khi chúng trở nên dễ dàng, vì thế cứ bắt tay vào làm rồi mọi thứ sẽ trở nên dễ dàng hơn’.
Hai năm sau, đứa con trai đầu lòng ra đời cũng là lúc mẹ bệnh nặng, phải nằm một chỗ. Em loay hoay vừa việc trường vừa việc nhà. Được một thời gian ngắn, không ai chăm sóc bà, em phải nghỉ dạy, mở quán buôn bán lặt vặt trước nhà. Cuộc sống khó khăn hơn khi con gái ra đời. Một nách hai con, em vừa buôn bán, vừa trồng rau, vừa chăm mẹ ốm. Em bắt đầu một ngày từ bốn giờ sáng, ra vườn tưới rau, cắt rau, sắp vào giỏ cho người ta đến lấy. Sáu giờ, em quay vào nhà dọn dẹp, lau rửa cho bà rồi cho các con ăn sáng. Xong đâu đó, khi các con đến trường, em mở cửa quán.
Một ngày của em không có một phút ngơi tay, vừa bón cho bà miếng nước xong, là chạy vội ra quán bán cho khách cục xà bông, cái trứng, củ hành; lại quay vào đảo nồi cơm vừa chín hay bỏ rau vào nồi canh, rồi lại chăm sóc, tắm rửa cho bà … Tối xong công việc, em vừa ngồi bà bóp tay, bóp chân, xoay trở cho bà vừa chỉ bảo các con học. Mọi việc được em sắp xếp đâu ra đó, gọn gàng, hợp lý. Không đêm nào em ngủ được trọn giấc. Bà rên khẽ một tiếng là đã có em bên cạnh, bà mất ngủ em cũng mất ngủ theo. Nhờ có em chăm sóc chu đáo nên trông bà luôn hồng hào, tươi tắn và sạch sẽ.
Những ngày chủ nhật có dịp về nhà, anh cũng chỉ phụ được em việc tưới vườn rau hay đánh lại luống cho thẳng hàng. Hàng xóm láng giềng nếu không biết, nhìn vào cứ nghĩ em là con gái, anh là con rể. Bạn bè của mẹ đến nhà chơi đều khen mẹ có được con dâu còn hơn con gái. Những lúc ấy, mẹ nhìn em chan chứa yêu thương: “Con gái của tôi đó chớ!”.
Một năm, hai năm rồi mười năm lặng lẽ trôi qua lúc nào không hay. Bằng ấy công việc nhưng tần suất làm việc tăng thêm khi bệnh bà ngày một trở nặng. Bà khó tính hơn, kêu một tiếng, em chưa kịp đến là bà giận, khóc, trách em bỏ bà một mình. Các con càng lớn cần phải có tiền để ăn học, lương bộ đội của anh chỉ là phụ vào thuốc thang cho bà, tiền học cho con. Mười năm em không biết một cái áo đẹp. Tối mặt từ nhà ra ngõ, con đường em đi xa lắm là chỉ đến trường họp phụ huynh cho con hay đến nhà thầy cô giáo. Thế nhưng, chưa lúc nào thấy em nhăn nhó hay có một tiếng than van.
Ngày con trai nhận giấy báo vào đại học, bà nhắm mắt xuôi tay. Mười tám năm đã quen với nhịp điệu làm việc như vậy, giờ không còn bà, em lại thấy hẫng. Những lần điện thọai ra đảo cho anh em đều nói: “Bà đi rồi, con trai đi học xa, nhà vắng quá. Nhiều đêm không ngủ được, em có cảm giác như vẫn có tiếng bà gọi khẽ: Má thằng Tâm ơi, cho bà miếng nước”. Anh nghe mà nghẹn ngào thương em.
Hai mươi mốt năm làm vợ, mười tám năm tối mặt lo cho mẹ chồng, giờ em mới được thảnh thơi đôi chút. Thế nhưng, những lúc rảnh rỗi, ngồi buồn em lại nói: “Hồi còn bà có người tâm sự tỉ tê, hay nói chuyện, bà mất đi nhà sao vắng quá!”.
Ôi, em đúng là con gái của mẹ tôi.
Theo PNO
" alt=""/>Cảm động chuyện con dâu 18 năm chăm mẹ chồng bệnh nặng![]() |
Hệ thống robot Da Vinci cho phépphẫu thuật viên ngồi thoải mải tại bàn điều khiển để điều chỉnh các cánh tayrobot có khớp nối với độ phóng đại gấp 10 lần và tầm nhìn 3 chiều.
Bác sỹ có thể thấy rõ từng dây thần kinh, từng phần cơ nên nguy cơ làm tổn hạidây thần kinh khi phẫu thuật ít hơn hẳn. Các thao tác do robot thực hiện chínhxác đến từng phần trăm milimet giúp bệnh nhân đỡ mất máu hơn so với phẫu thuậthở (<200ml). Thời gian phẫu thuật cũng giảm còn 2-4h.
Bên cạnh đó, người bệnh chỉ cần nằm viện 3-4 ngày, đặt ống xông trong khoảng 1tuần, không còn lo tiểu mất tự chủ, liệt dương và tỉ lệ ung thư di căn cũng giảmhẳn.
Phẫu thuật robot ngay tại Singapore
Hiện nay, phẫu thuật bằng robot được các nước phương Tây sử dụng rộng rãi nhưngtại các nước châu Á, vẫn chỉ một số bệnh viện mới có robot. Lý do là chi phí chomột máy mổ robot rất cao, khoảng 2,4 triệu USD, đội ngũ bác sỹ cũng cần được đàotạo chuyên môn cao để sử dụng máy.
Từ 2005, Tập đoàn y tế Parkway sử dụng robot vào phẫu thuật tại bệnh viện MountElizabeth Novena. Đây cũng là trung tâm y khoa tư nhân duy nhất ở Singapore áp dụngphương pháp hiện đại này. Cho đến nay, đã có hơn 800 ca phẫu thuật robot cắt bỏtiền liệt tuyến được thực hiện. Kết quả, không có bệnh nhân nào cần phải truyềnmáu, không có trường hợp nào ảnh hưởng tới trực tràng và không có ca nào phảichuyển sang mổ mở. Tỉ lệ nhịn tiểu đạt được 94%.
![]() |
Theo bác sỹ Chin Chong Min -Chuyên gia tư vấn cao cấp về đường tiết niệu, Chuyên gia về ung thư, tiểu khôngtự chủ và robot phẫu thuật - Bệnh viện Mount Elizabeth Novena: Mỗi năm ở Singapore có2000 ca mắc mới trong tổng số 4 triệu dân cả nước. 80% các ca bệnh được pháthiện sớm và có tới 90% bệnh nhân chọn phẫu thuật robot.
Tại Parkway, quá trình phẫu thuật mất khoảng 2-3 giờ, thời gian bệnh nhân phảinằm viện là 3-4 ngày với chi phí khoảng 28-30.000 USD (ở Mỹ là 50.000 USD). Saumổ 1 tuần, người bệnh cần quay lại bệnh viện để bác sĩ lấy ống dẫn tiểu ra. Lúcnày bệnh nhân đã có thể tiểu lại bình thường. Người bệnh phải kiêng quan hệ tìnhdục khoảng 1 tháng và sau khoảng 1 năm thì chức năng cương cứng của dương vậtđược phục hồi, bác sĩ Chin cho biết thêm.
Khám chữa bệnh tại Singapore:
Xin liên hệ để biết thêm chi tiết: |