
Từ đầu năm 2020, những thông tin về sự hợp nhất giữa Grab và Gojek liên tục xuất hiện. Cứ mỗi lần cập nhật, lại có thêm nguồn tin khẳng định về bước tiến mà 2 công ty này đạt được trong đàm phán.
Mới đây nhất, Bloomberg đưa tin Grab và Gojek đã vượt qua được những quan điểm khác biệt, thống nhất nhiều hạng mục đàm phán để có thể tiến tới một thỏa thuận hợp nhất. Với 2 “siêu kỳ lân” công nghệ đều có trụ sở tại Đông Nam Á, đây có thể trở thành thương vụ công nghệ lớn nhất khu vực.
Kỳ phùng địch thủ tại Đông Nam Á
Theo Bloomberg, những ý tưởng về việc sáp nhập Grab với Gojek được đề xuất sau chuyến đi Indonesia của ông Son Masayoshi, CEO và nhà sáng lập của SoftBank vào tháng 1. Tại đây, ông đã hứa hẹn sẽ tiếp tục đầu tư vào đất nước đông dân nhất khu vực.
Với dân số vào khoảng 274 triệu người, Indonesia là một thị trường quá lớn và hấp dẫn. Đây cũng là “sân nhà” của Gojek, nơi công ty này ra đời 10 năm trước.
Sức hấp dẫn của Indonesia cũng khiến cho Grab, có trụ sở tại Singapore, không muốn bỏ qua. Theo thống kê của Financial Times năm 2019, Gojek hoạt động ở 207 thành phố Đông Nam Á, trong đó có 203 thành phố thuộc Indonesia. Con số tương ứng của Grab là 339 và 224.
 |
Grab và Gojek là những đối thủ cạnh tranh khốc liệt trong thị trường gọi xe, giao đồ ăn lẫn tài chính số tại Indonesia. Ảnh: Bloomberg. |
“Hiện nay chẳng có ai hoàn toàn trên cơ. Không tính Indonesia thì Grab đang có lợi thế, nhưng ở Indonesia Gojek vẫn là người nắm cuộc chơi, và thị trường có thể thành độc quyền kép”, Neeu Laungani, Giám đốc đầu tư lĩnh vực công nghệ tại châu Á của Deutsche Bank nhận xét.
Quy mô thị trường quá lớn vừa hứa hẹn khả năng tăng trưởng, vừa yêu cầu nguồn lực khổng lồ.
Bắt đầu từ lĩnh vực gọi xe, Grab lẫn Gojek đều đã mở rộng ra các mảng kinh doanh khác như giao đồ ăn, thanh toán điện tử hay quản lý tài sản. Việc mở rộng nhanh chóng để đạt tầm vóc đủ lớn khiến 2 công ty phải liên tục đầu tư. Lợi nhuận vì thế trở thành mục tiêu rất khó đạt được trong thời gian ngắn.
"Các thế lực đứng sau muốn những điều mà Grab hay Gojek không thể kiểm soát được", Financial Times dẫn lời một nhà đầu tư của Grab.
Năm 2018, CEO Gojek khi đó là Nadiem Makarim trả lời Reuters rằng công ty này kỳ vọng có lợi nhuận “sau vài năm nữa”. Tới tháng 11 vừa qua, đồng CEO Andre Soelistyo của Gojek tiết lộ công ty này đã có lợi nhuận hoạt động ở 4 mảng kinh doanh chính, và đang tìm sự cân bằng giữa gọi vốn và tự đầu tư.
Trong khi đó, trả lời CNBC vào năm 2019, CEO Grab Anthony Tan tiết lộ công ty này sẽ chỉ IPO khi toàn bộ mảng kinh doanh đã có lợi nhuận. Tuy nhiên, ông Tan không nêu cụ thể thời điểm mà Grab dự kiến đạt được điều đó.
Áp lực từ những nhà đầu tư tên tuổi
Những tên tuổi đứng sau 2 siêu kỳ lân công nghệ đều là công ty lớn. Danh sách nhà đầu tư của Gojek có Tencent và Google, trong khi Grab được SoftBank và Microsoft đổ vốn. Sau nhiều vòng đầu tư, Grab được định giá 14 tỷ USD, còn con số của Gojek là 10 tỷ USD.
Sức ép từ những gã khổng lồ đứng phía sau có thể là lực đẩy chính khiến Grab, Gojek đến gần nhau.
 |
CEO SoftBank Son Masayoshi đã ủng hộ việc sáp nhập 2 công ty sau khi thăm Indonesia đầu năm nay. Ảnh: Phủ tổng thống Indonesia. |
“Các thế lực đứng sau muốn những điều mà Grab hay Gojek không thể kiểm soát được. Chúng ta đang nói đến những nhà đầu tư dài hạn với quyền lực lớn ở cả 2 công ty, và tất cả đều muốn dừng đốt tiền hoặc tìm đường rút mang lại lợi nhuận cho khoản đầu tư của mình”, Financial Times dẫn lời một nhà đầu tư của Grab.
Tư duy này có thể thấy rõ nhất ở SoftBank, ông lớn về đầu tư trong lĩnh vực công nghệ. Thất bại với WeWork năm 2019 khiến cho công ty của Son Masayoshi trở nên cẩn thận hơn với những startup vẫn đang cần “đốt tiền” để phát triển.
Đại dịch Covid-19 càng khiến cho những công ty trở nên thận trọng hơn trong những khoản chi để mở rộng thị trường.
Trước đó, ông Son từng tin rằng thị trường gọi xe sẽ chỉ có thế độc quyền, nơi công ty có nhiều tiền nhất sẽ thống lĩnh. Tuy nhiên, sau khi chứng kiến sự cạnh tranh bền bỉ của Gojek, đặc biệt là tại Indonesia, có lẽ nhà đầu tư Nhật Bản đã nghĩ lại.
Việc sáp nhập sẽ giúp cho 2 công ty có thể tập trung nguồn lực để tăng tốc, hướng tới mục tiêu đạt lợi nhuận. Các nhà phân tích cho rằng liên danh của Grab, Gojek sẽ có giá trị lớn gấp nhiều lần tổng định giá của 2 công ty hiện tại.
Kết thúc "cuộc chiến taxi"
Grab, Gojek cũng đang có một đối thủ chung đáng gờm: Sea. Công ty có trụ sở tại Singapore này đã tiến vào thị trường Indonesia năm 2018 với ví điện tử ShopeePay. Theo thống kê của công ty Ipsos vào tháng 10, ShopeePay là ví điện tử được chuộng nhất tại Indonesia, với tỷ lệ người dùng cao hơn 2 giải pháp của Grab (OVO) và Gojek (GoPay).
Chỉ trong năm 2020, giá trị cổ phiếu của Sea đã tăng gần 3 lần, giúp công ty này được định giá tới hơn 87 tỷ USD. Lĩnh vực game và thương mại điện tử là những trụ cột giúp công ty này tự tin mở rộng vào mảng thanh toán trực tuyến.
Khó khăn từ thị trường, sức ép từ nhà đầu tư và áp lực từ đối thủ lớn khiến cho thương vụ sáp nhập Grab, Gojek trở nên khả thi hơn. Những yếu tố cản trở vụ mua bán là sự phản đối của những quản lý cấp cao của 2 công ty, cũng như sự vướng mắc về pháp lý với các quy định về độc quyền.
Tuy nhiên, yếu tố thứ hai có thể không gây trở ngại quá lớn đối với một thương vụ trị giá hàng chục tỷ USD. Sau thương vụ Grab mua lại hoạt động của Uber vào năm 2018, cả 2 công ty chỉ bị phạt 9,7 triệu USD.
 |
Anthony Tan, nhà đồng sáng lập Grab có thể trở thành CEO của liên danh mới. Ảnh: Bloomberg. |
Nhà sáng lập Nadiem Makarim của GoJek và Anthony Tan của Grab từng học chung khóa MBA tại Harvard năm 2011. Hai nhân vật này sau đó đã trở thành những đối thủ lớn của nhau, với 2 siêu kỳ lân của Đông Nam Á.
Giờ đây Makarim đã trở thành Bộ trưởng Giáo dục và Văn hóa của Indonesia. Người bạn học cũ của ông, Anthony Tan, có thể trở thành CEO của liên danh mới, hợp nhất ước mơ của cả 2.
Năm 2016, tờ báo nội bộ của trường kinh doanh Harvard từng điểm lại cuộc đối đầu giữa Gojek và Grab trong bài viết có tựa đề "Cuộc chiến taxi ở Jakarta". Gọi xe hiện nay không còn là lĩnh vực quan trọng duy nhất của cả 2 công ty. Sáp nhập là một lựa chọn hợp lý, giúp cho họ tiến đến tương lai với những lĩnh vực hứa hẹn khác như thanh toán điện tử cùng những đối thủ mới.
(Theo Zing)

Grab và Gojek đang chốt điều khoản để sáp nhập
Thương vụ sáp nhập giữa Grab và Gojek nếu xảy ra sẽ có tác động mạnh tới thị trường dịch vụ gọi xe tại Việt Nam nói riêng và các quốc gia Đông Nam Á nói chung.
" alt="Lý do Grab, Gojek cần về một nhà"/>
Lý do Grab, Gojek cần về một nhà
 không sở hữu smartphone. Thay vì lướt TikTok hay Instagram, cô sử dụng điện thoại cơ bản để gọi điện, nhắn tin SMS. Chúng tương tự các mẫu di động ra mắt vào thập niên 1990 và 2000.</p><p>West quyết định từ bỏ smartphone cách đây 2 năm. Khi tìm mua điện thoại trong một cửa hàng đồ cũ, cô bị thu hút bởi chiếc điện thoại )
"Cho đến khi mua điện thoại 'cục gạch', tôi chưa nhận ra smartphone đã chiếm lấy cuộc sống như thế nào... Tôi hoàn toàn hạnh phúc với 'cục gạch' ấy. Nó không giới hạn nhiều thứ. Tôi chắc chắn có thể chủ động hơn trong cuộc sống", West chia sẻ với BBC.
 |
Nokia 3310 (2017) được xem là thiết bị khởi động trào lưu quay về điện thoại cơ bản. Ảnh: Ars Technica. |
Nhiều người quan tâm đến điện thoại cơ bản
Điện thoại cơ bản được nhiều người quan tâm hơn trong thời gian gần đây. Theo dữ liệu của công ty phần mềm SEMrush, lượng tìm kiếm trên Google về điện thoại "cục gạch" đã tăng 89% trong 3 năm, từ 2018 đến 2021.
Tuy không có số liệu cụ thể, hãng nghiên cứu Counterpoint Research từng dự báo doanh số điện thoại cơ bản có thể đạt 1 tỷ chiếc trong năm 2021, tăng 2,5 lần so với mức 400 triệu chiếc vào năm 2019.
Theo số liệu từ Gartner, có 1,4 tỷ smartphone được bán trên toàn cầu vào năm 2021. Trong khi đó, nghiên cứu của Deloitte cho thấy cứ 10 người dùng di động tại Anh, một người sở hữu điện thoại "cục gạch".
Ernest Doku, chuyên gia về điện thoại từ website so sánh giá Uswitch cho rằng điện thoại "cục gạch" đang hồi sinh nhờ tính thời trang, xuất hiện trong các video trên TikTok và mang đến cảm giác hoài cổ.
"Nhiều người trong chúng ta sở hữu điện thoại 'cục gạch' đầu tiên nên có cảm giác hoài cổ khi nhìn những chiếc di động cơ bản", Doku chia sẻ. Ông nhận định việc HMD Global ra mắt Nokia 3310 phiên bản mới vào năm 2017 đã mở ra trào lưu "hồi sinh" điện thoại cơ bản.
 |
Robin West sử dụng điện thoại "cục gạch" thay vì smartphone như bạn bè đồng trang lứa. Ảnh: BBC. |
Tuy không thể cạnh tranh với smartphone về chức năng hay sức mạnh, điện thoại "cục gạch" được ưa chuộng nhờ tuổi thọ pin và độ bền cao.
5 năm trước, nhà tâm lý học Przemek Olejniczak sống tại Lodz (Ba Lan) chuyển từ smartphone sang Nokia 3310 do muốn thời lượng pin lâu hơn. Tuy nhiên, anh đã nhận ra nhiều lợi ích khác.
"Trước đây, tôi luôn dán mắt vào điện thoại để xem mọi thứ có thể, bao gồm duyệt Facebook, đọc tin tức hoặc những thứ lẽ ra không cần biết. Giờ đây, tôi có nhiều thời gian hơn cho bản thân và gia đình. Lợi ích lớn khác là tôi không bị nghiện nhấn like, chia sẻ, bình luận hay nói về cuộc sống của mình với người khác. Bây giờ tôi có nhiều sự riêng tư hơn", Olejniczak chia sẻ.
Tuy nhận ra nhiều lợi ích, Olejniczak thừa nhận phải thay đổi một số thói quen thường ngày. "Trước đây tôi tham khảo mọi thứ, như trạm xe bus hay nhà hàng bằng smartphone khi ra ngoài. Nhưng bây giờ tôi phải làm điều đó trước ở nhà, rồi cũng quen thôi", Olejniczak chia sẻ.
Điện thoại "cục gạch" giúp cuộc sống đơn giản hơn
Light Phone là startup sản xuất điện thoại cơ bản tại New York (Mỹ). Bên cạnh gọi điện và nhắn tin, sản phẩm của công ty còn hỗ trợ nghe nhạc, đài podcast và kết nối với tai nghe Bluetooth. Ngoài những tính năng trên, Light Phone không hỗ trợ lướt mạng xã hội, duyệt web, email hay những tính năng thông minh quen thuộc.
Trong năm 2021, doanh số của Light Phone tăng 150% so với 2020, mặc cho giá bán của thiết bị từ 99 USD, đắt hơn so với nhiều mẫu điện thoại cơ bản khác.
 |
Chỉ hỗ trợ những tính năng cơ bản, tuy nhiên doanh số của Light Phone trong năm 2021 tăng 150% so với 2020. Ảnh: Digital Trends. |
Kaiwei Tang, đồng sáng lập Light Phone cho biết ý tưởng ban đầu là tạo ra thiết bị để sử dụng như điện thoại phụ, dành cho những người muốn tạm xa smartphone vào cuối tuần. Tuy nhiên giờ đây, một nửa khách hàng sử dụng Light Phone như điện thoại chính.
"Nếu người ngoài hành tinh đến Trái Đất, họ sẽ nghĩ điện thoại di động là thứ siêu việt, đang kiểm soát con người. Điều đó không dừng lại mà sẽ tồi tệ hơn. Người dùng dần nhận ra vấn đề và chúng tôi đang cung cấp giải pháp thay thế", Tang cho biết. Điều bất ngờ là những khách hàng của Light Phone đa số mới 25-35 tuổi, trẻ hơn dự đoán của Tang.
Giáo sư Sandra Wachter, chuyên gia công nghệ, nhà nghiên cứu về trí tuệ nhân tạo tại Đại học Oxford (Anh) cho rằng không ngạc nhiên khi nhiều người tìm mua điện thoại di động đơn giản.
"Có thể cho rằng gọi điện, nhắn tin bây giờ chỉ là tính năng phụ của smartphone. Tác dụng chính của chúng là giải trí, đọc tin tức, dẫn đường, nhật ký, từ điển và ví tiền", Wachter chia sẻ.
Bà cho biết smartphone luôn muốn "thu hút sự chú ý" bằng những thông báo và cập nhật liên tục. Chúng có thể khiến người dùng căng thẳng, choáng ngợp, thậm chí bị kích động.
 |
Nhiều người mua điện thoại cơ bản để tìm về cuộc sống đơn giản hơn. Ảnh: Shutterstock. |
Theo Giáo sư Wachter, một số người muốn tìm về các công nghệ đơn giản bằng cách mua điện thoại cơ bản. "Chúng giúp họ có thêm thời gian hoàn thành các nhiệm vụ, mục đích khác nhau, thậm chí giúp con người bình tĩnh lại. Các nghiên cứu đã chỉ ra quá nhiều lựa chọn có thể gây bất hạnh và kích động", Wachter cho biết.
Trở lại London, Robin West nhận nhiều câu hỏi liên quan đến điện thoại từ người khác. "Họ nghĩ rằng tôi chỉ dùng điện thoại cơ bản trong thời gian ngắn, hỏi những câu như 'Khi nào mua smartphone?', 'Tuần này sẽ lên đời điện thoại thông minh chứ?'", West cho biết.
(Theo Zing)

Nokia 220 4G: Nokia lại tiếp tục ra mắt điện thoại "cục gạch"
ictnews Nokia tiếp tục cho ra mắt một sản phẩm điện thoại mới, nhưng lần này là một chiếc điện thoại với bàn phím kiểu cũ chứ không phải là một chiếc smartphone.
" alt="Những người dùng điện thoại 'cục gạch' ở năm 2022"/>
Những người dùng điện thoại 'cục gạch' ở năm 2022