Cô gái nhà nghèo, mồ côi mẹ trở thành tiến sĩ Đại học Harvard
Chu Phương sinh năm 1992,ôgáinhànghèomồcôimẹtrởthànhtiếnsĩĐạihọtin the gioi xuất thân trong một gia đình nông thôn nghèo ở Từ Châu, tỉnh Giang Châu, Trung Quốc. Cô mô côi mẹ từ năm 3 tuổi. Do không vượt qua cú sốc vợ mất, nên bố Chu Phương đã bỏ nhà đi, để lại cô cho ông bà ngoại nuôi.
Vượt qua nghịch cảnh
6 tuổi, Chu Phương mới đi học mẫu giáo. Những năm đầu cấp 1, Chu Phương thường bị điểm thấp. Lúc đó, bà ngoại đã mời những bạn cùng lớp có thành tích học tốt đến nhà hướng dẫn, học cùng Chu Phương. Đến năm lớp 3, điểm số của cô dẫn đầu lớp, thậm chí có kỳ còn đứng đầu trường.
Mỗi ngày, ông bà ngoại cho Chu Phương 50 xu tiêu vặt. Thay vì ăn quà, cô tích cóp tiền để mua sách. Nhờ việc đọc nhiều sách nên Chu Phương có kiến thức sâu rộng. Cô tham dự kỳ thi Olympic Toán, sáng tác Văn học khi còn là học sinh tiểu học và giành được giải thưởng.
"Mất mát lớn nhất của tôi là mất cả bố lẫn mẹ. Nhưng chính việc đọc sách đã giúp tôi bước vào thế giới mới - thế giới của tri thức, khiến tôi quên đi buồn phiền", cô tâm sự.

Lên cấp 2, Chu Phương học trên thành phố. Dù được nhà trường trao học bổng miễn phí, nhưng chi phí ăn ở tại thành phố đối với gia đình cô cũng khó khăn. Gia cảnh ngặt nghèo, nhưng ông bà ngoại vẫn quyết định để cô lên thành phố học tập.
Bi kịch ập đến
Trước vài ngày khai giảng lên cấp 2, Chu Phương cảm thấy chóng mặt, mệt mỏi. Cô đi khám, bác sĩ chẩn đoán bị thiếu máu, mắt lồi hơn so với người bình thường nên phải nhập viện phẫu thuật.
Nhưng Chu Phương từ chối làm phẫu thuật vì gia đình không tiền đủ chi trả. Để nuôi cô ăn học, ông bà ngoại đã ngoài 60 tuổi nhưng vẫn phải lao động vất vả.

Trong 3 năm cấp 2, Chu Phương đạt được thành tích học tập tốt. Thi lên cấp 3, Chu Phương đạt hơn 60 điểm, đứng thứ 2 thành phố. Do đó, cô được nhận vào lớp thực nghiệm của trường.
Về sau, bệnh thiếu máu của Chu Phương càng nặng, khiến cô bị mất tập trung, hay ngủ gật trong lớp. Sự ảnh hưởng về thể chất khiến Chu Phương suy nghĩ tiêu cực. Cô nghĩ đến việc bỏ cuộc, không muốn học tập và cho rằng: "Đỗ đại học cũng không có tiền đóng, ra trường cũng không có tiền xin việc".
Đến kỳ thi đại học (Cao khảo), Chu Phương không ôn luyện, nên bị trượt. Lúc này, cô mới cảm thấy hối hận. Khi được mọi người khuyên tập trung ôn thi lại, cô cho biết: "Tại sao tôi phải làm lại một lần nữa, trong khi người khác chỉ làm một lần".
Trong một lần tham gia tình nguyện, Chu Phương biết đến ngành Y khoa của một trường cao đẳng cấp học bổng cho sinh viên. Cô tham gia xét tuyển, may mắn có cơ hội trúng vào trường.
Sau khi tìm hiểu kiến thức Y học, cô đã biết cách tự điều trị bệnh thiếu máu cho mình. Lúc này, Chu Phương nhận ra ý nghĩa của ngành y là chữa bệnh cứu người. Nhờ đó, cô khao khát học lên bác sĩ với mong muốn cứu sống được nhiều bệnh nhân.
Chu Phương mất 2 năm để liên thông từ cao đẳng lên đại học. Cô vừa đi học vừa đi làm để có tiền trang trải học phí.
![]() | ![]() |
Lần thứ 2, Chu Phương rơi vào tuyệt vọng là khi cô nhận ra không thể trở thành bác sĩ phẫu thuật do thị lực kém. Lấy lại tinh thần, cô rẽ hướng sang học nội khoa. Lần này, Chu Phương chăm chỉ ôn thi đại học. Kết quả, trong kỳ thi đại học năm 2017, Chu Phương đỗ vào ngành Y của Đại học Đông Nam.
Sau khi vào Đại học Đông Nam, Chu Phương gặp được những giảng viên tâm huyết, nhiệt tình. Dưới sự hỗ trợ của các giảng viên, cô được xuất bản một số bài trên tạp chí khoa học SCI, nhận bằng sáng chế cấp quốc gia... Không chỉ hoàn thành chương trình đại học, cô còn tốt nghiệp thạc sĩ loại xuất sắc.
Tiến sĩ Đại học Harvard
Sau khi có bằng thạc sĩ, Chu Phương đăng ký chương trình liên kết đào tạo tiến sĩ ở Đại học Harvard. Để vượt qua vòng sơ tuyển, cô phải viết thư gửi đến Mayi Clinic – tập đoàn Y khoa hàng đầu thế giới, trả lời phỏng vấn bằng tiếng Anh nhiều vòng.
Trong hơn 1 tháng, cô liên tục tham gia nhiều cuộc phỏng vấn khác nhau. Cuối cùng, Chu Phương nhận được giấy báo nhập học hệ tiến sĩ của Đại học Harvard.
![]() | ![]() |

Ở tuổi 30, Chu Phương vẫn chăm chỉ học tập. Cô tập trung nghiên cứu về cách điều trị bệnh bạch cầu dòng tủy cấp tính cùng nhiều căn bệnh khác.
Để có được thành quả này, Chu Phương biết ơn ông bà ngoại đã hy sinh để nuôi dạy cô khôn lớn. Ông bà ngoại Chu Phương không có phương pháp giáo dục khoa học nhưng đã thành công đào tạo cô từ một đứa trẻ nghèo khó đến trở thành nghiên cứu sinh tại Đại học Harvard.
Theo Sina, Sohu

Thực tập tại công ty công nghệ, nam sinh sở hữu mức lương 134 triệu/tháng
Nam sinh Jervis Chan (25 tuổi, người Singapore) chia sẻ mức lương khi làm thực tập sinh mảng kỹ thuật tại Meta đạt 5.700 USD/tháng (134 triệu đồng).(责任编辑:Kinh doanh)
Thiếu hồ sơ vẫn được chuyển mục đích sử dụng đất
Tại cuộc họp về tình hình kinh tế - xã hội 10 tháng đầu năm diễn ra vào ngày 3/11/2020, ông Nguyễn Thành Phong – Chủ tịch UBND TP.HCM đã thông tin về những sai phạm trong quản lý đất đai tại huyện Hóc Môn.
Theo Chủ tịch UBND TP.HCM, sau khi thanh tra, một số hồ sơ phải chuyển sang cơ quan cảnh sát điều tra xử lý. Để xảy ra sự việc này là do công tác quản lý đất đai yếu kém, ảnh hưởng đến quyền lợi của người dân.
Sai phạm trong công tác quản lý đất đai tại huyện Hóc Môn từng được Thanh tra TP.HCM chỉ ra trong kết luận thanh tra về việc chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất ở, giai đoạn từ năm 2015 đến tháng 7/2016.
Trong năm 2015 và 2016, UBND huyện Hóc Môn tiếp nhận 5.802 hồ sơ chuyển mục đích sang đất ở, giải quyết được 4.921 hồ sơ, với tổng diện tích 289ha. Trong đó, 1.392 hồ sơ chuyển mục đích sử dụng đất ở có diện tích đất lớn hơn 500m2.
Sai phạm trong việc cho phép chuyển mục đích sử dụng đất ở tại huyện Hóc Môn đã được chuyển cơ quan cảnh sát điều tra. Thanh tra TP.HCM đã chọn 100 hồ sơ có diện tích chuyển mục đích sử dụng đất ở lớn nhất trong 1.392 hồ sơ chuyển mục đích sử dụng đất có diện tích lớn hơn 500m2 đến 6.658m2.
Về thủ tục cho phép chuyển mục đích sử dụng đất ở, chỉ có 11 hồ sơ hợp lệ. Nhiều trường hợp có đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất nhưng không ghi thời gian. 71 trường hợp thiếu thành phần hồ sơ, như: Không có biên bản xác minh thực địa, không có văn bản thẩm định nhu cầu sử dụng đất, biên bản xác minh nhu cầu sử dụng đất không có chữ ký…
Theo Thanh tra TP.HCM, số liệu thực tế chuyển mục đích sử dụng đất sang đất ở theo báo cáo của Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Hóc Môn cho đoàn thanh tra có sự chênh lệch rất lớn so với số liệu kế hoạch sử dụng đất hàng năm. Điều này dẫn đến việc phê duyệt kế hoạch sử dụng đất không đảm bảo tính chính xác.
Cho tách thửa đất trái quy định
Sau khi được chuyển mục đích sử dụng đất ở, một số chủ đất đã tiến hành tách thửa đất, chuyển nhượng. Mặc dù các thửa đất không đảm bảo hạ tầng kỹ thuật theo quy hoạch và quy định kết nối hạ tầng hiện hữu, thế nhưng cơ quan chức năng huyện Hóc Môn vẫn cho phép tách thửa.
Như trường hợp của bà P.T.N.S, khu đất tách thửa nhưng tiếp giáp với đường chưa được phê duyệt lộ giới. Bà T.T.N được tách thửa khu đất tiếp giáp với đường bờ kênh hay 3 cá nhân khác được tách thửa đất tiếp giáp đường chưa phê duyệt lộ giới, được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và giấy phép xây dựng.
Thanh tra TP.HCM cho rằng, việc UBND huyện Hóc Môn cho phép chuyển mục đích sử dụng sang đất ở với diện tích lớn hơn 500m2 không xuất phát từ nhu cầu thực sự về nhà ở. Chủ yếu một số cá nhân thu gom đất nông nghiệp sau đó chuyển mục đích sử dụng sang đất ở rồi phân lô bán nền, xây dựng nhà xưởng – nhà kho…
Một số trường hợp khu đất tách thửa không đảm bảo hạ tầng kỹ thuật như chưa có hạ tầng, chỉ giới xây dựng, bề rộng mặt tiền tối thiểu… vẫn được cấp giấy phép xây dựng. Có tình trạng xin phép xây dựng nhà ở riêng lẻ với diện tích lớn trong khu quy hoạch đất ở nhưng thực tế lại sử dụng làm nhà kho, xưởng, văn phòng.
Với những sai phạm nói trên, Chủ tịch UBND TP.HCM đã giao Chủ tịch UBND huyện Hóc Môn phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường rà soát gần 1.300 trường hợp được giải quyết chuyển mục đích sử dụng từ đất nông nghiệp sang đất ở và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Một số vụ việc có dấu hiệu sai phạm đã chuyển cơ quan cảnh sát điều tra Công an TP.HCM để xử lý như Chủ tịch UBND TP.HCM thông tin.
Không xác định được nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất
Kiểm tra thực địa 165 hồ sơ chuyển mục đích sử dụng đất ở (gồm 100 hồ sơ thanh tra) tại huyện Hóc Môn, Thanh tra TP.HCM cho biết: Có 112 trường hợp đất bỏ trống, không tiến hành xây dựng; 9 trường hợp đã tách thành nhiều thửa nhỏ và xây dựng nhà ở; 20 trường hợp đã xây dựng công trình vừa để ở vừa kết hợp sản xuất, kinh doanh, kho, xưởng...
Để xác định nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất, đoàn thanh tra chỉ tiếp xúc được 10/48 chủ đất được mời làm việc. Tất cả 10 trường hợp này đều không xác định được nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất ở, xây dựng nhà để ở.
Trong đó, 7 trường hợp chuyển nhượng cho người khác; 2 trường hợp để đất trống và trường hợp còn lại xây dựng nhà kho, xưởng. " alt="Công an TP.HCM điều tra vụ chuyển mục đích sử dụng đất trái quy định" />Khám phá những ngôi nhà kỳ lạ mà bạn không tin rằng nó tồn tại
Trong khi đa số chúng ta thích một ngôi nhà kiểu truyền thống thì một số người lại rất sáng tạo trong việc thiết kế ngôi nhà của họ với những ý tưởng ‘điên rồ’ khiến chúng ta không thể tưởng tượng nổi là nó tồn tại trên thế giới.
" alt="Biến hầm chứa tên lửa hạt nhân thành hầm trú ẩn thảm họa, dịch bệnh" />
- ·Wyndham Soleil Danang giới thiệu tòa tháp Ethereal 50 tầng
- ·Nhận định, soi kèo Ukraine vs Georgia, 01h45 ngày 12/10: Cửa trên thất thế
- ·Kháng cáo thành công, Hà Nội FC thoát treo sân ở trận gặp TP HCM
- ·Hé lộ bất ngờ về nguồn gốc ra đời của phim Hạ cánh nơi anh
- ·Nóng trên đường: Hai cô gái trẻ với tình huống đi chơi Tết nhớ đời
- ·Nhận định Quảng Nam vs Viettel 17h00, 27/04 (V
- ·Thanh Hóa cầu cứu bầu Đệ trước trận gặp HAGL
- ·Nhận định Hải Phòng vs Bình Dương 17h00, 26/04 (V
- ·Cách thức rút tiền Ngân hàng Đông Á của ông Trần Phương Bình và đồng phạm
- ·Những vai diễn ấn tượng của cố NSND Hoàng Dũng trước khi qua đời
Sống ngày nào lo lắng ngày đó
Ngay trung tâm sầm uất TP.HCM, chung cư Nguyễn Công Trứ , P.Cầu Ông Lãnh, Q.1 được xây dựng từ trước năm 1975. Xây dựng trên khu đất có diện tích đất chỉ 268m2, đây là nơi sinh sống của 28 hộ gia đình.
Có tuổi thọ hơn 40 năm, hệ thống kỹ thuật của chung cư Nguyễn Công Trứ hiện đã quá xuống cấp, nhiều hạng mục hư hỏng nặng, môi trường vệ sinh ẩm thấp khiến cho chất lượng cuộc sống của những cư dân tại đây không được đảm bảo, tâm trạng bất an.
Hàng lang chung cư Nguyễn Công Trứ, Q.1. Sống tại căn hộ 25, tầng 2 chung cư Nguyễn Công Trứ mấy chục năm qua, bà Trần Thị Mỹ Lệ cho hay, cơ sở vật chất của toà nhà đã xuống cấp nghiêm trọng, đặc biệt mảng tường ngoài ban công có nhiều vết nứt hiện rõ.
“Thỉnh thoảng, nằm trong nhà nghe cái rầm chạy ra thì thấy trần nhà rơi xuống, nhất là những khi trời mưa, không ai dám ra ban công vì sợ sập lúc nào không hay. Còn bình thường chỉ dám ra phơi đồ rồi chạy vội vào, sống ngày nào lo lắng ngày đó”, bà Lệ nói.
Bê tông bị bong tróc, lộ lõi thép tại chung cư Nguyễn Công Trứ. Men theo dãy hành lang tối với đồ đạc để lộn xộn hai bên, PV VietNamNetgặp ông Nguyễn Hoàng Hùng, cư dân tại tầng 4 chung cư. Ông Hùng chia sẻ, hiện tại trong chung cư có nhiều trường hợp 1 căn hộ 30-40 m2 có tới 2-3 gia đình sống chung. Đáng nói, có những gia đình sống trong phòng trước đây là nhà vệ sinh, sau đó cải tạo lại thành phòng để ở, chật chội, bí bách vô cùng.
Đây là căn phòng của một hộ gia đình được cải tạo từ nhà vệ sinh. “Mỗi khi trời mưa, mùi hôi thối bốc lên rất kinh khủng. Mặc dù sống ngay trung tâm thành phố hiện đại thế nhưng điều kiện sống của các cư dân nơi đây rất tệ”,bà Tài Thị Hiệp, cư dân tại tầng 1 chung cư Nguyễn Công Trứ cho biết thêm về trình trạng xuống cấp của chung cư.
Căn hộ chưa đầy 40m2 này tại chung cư Nguyễn Công Trứ, Q.1 là nơi sinh sống của 2 gia đình. Lối đi chung cư Nguyễn Công Trứ, Q.1 được ngăn ra, là nơi sinh sống của hai người vô gia cư. Tương tự, cũng nằm ngay trung tâm Q.1, chung cư Lê Thị Riêng hiện đang trong tình trạng xuống cấp khiến các cư dân tại đây bất an.
Chỉ vào các bức tường đầy rong rêu và loang lổ các vết thấm nước, cư dân ở đây cho hay tình trạng này đã xảy ra nhiều năm nhưng đến nay vẫn chưa được khắc phục, lối lên xuống cầu thang lúc nào cũng có nước dột, phải lau liên tục.
Bức tường chi chít vết thấm và nứt tại chung cư Lê Thị Riêng, Q.1. Ông Vũ Đức Minh Phú, cư dân ở tầng 2 chung cư Lê Thị Riêng cho hay, hệ thống điện của chung cư không đảm bảo ở mức cơ bản. Lối đi ở tầng trệt luôn trong tình trạng tối om, có căn hộ không có ánh sáng tự nhiên, phải bật đèn 24/24. Tường bị thấm nước lâu ngày, gõ tay vào nghe tiếng lộp cộp không biết đổ sập lúc nào?
Di dời chậm trễ, không đồng nhất
Là chung cư được xác định cấp D, tức nguy hiểm cần di dời khẩn cấp nhằm đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản cho cư dân, tuy nhiên chung cư Trúc Giang nằm trên đường Lê Văn Linh, Q.4 mới chỉ di dời được khoảng 10/100 hộ dân.
Cầm quyết định phê duyệt bố trí tạm cư tại địa chỉ mới, bà Thành mừng rỡ cho biết, cuối cùng gia đình bà cũng được chuyển đến chỗ ở mới. Nhiều năm qua, gia đình bà Thành phải sống trong nơm nớp, lo sợ toà nhà sập. Ngoài ra, tình trạng rỉ nước, bốc mùi hôi thối do rò rỉ đường ống thoát nước ảnh hướng đến sức khoẻ.
Theo một số hộ dân khác ở chung cư Trúc Giang, trong thời gian chờ cải tạo chung cư, họ đã đăng ký tạm cư nhưng vẫn chưa được giải quyết. Vì không có điều kiện thuê nhà nên những hộ dân vẫn phải tiếp tục cuộc sống trong chung cư xuống cấp này.
Dù đã xuống cấp nghiêm trọng, tại chung cư Trúc Giang vẫn còn nhiều hộ dân chưa được bố trí tạm cư. Tính đến năm 2016, trên địa bàn TP.HCM có 474 chung cư cũ được xây dựng trước năm 1975. Phần lớn những chung cư này đã xuống cấp, hư hỏng. Không được bảo trì, sửa chữa nên ảnh hướng đến kết cấu chịu lực công trình, không đảm bảo an toàn.
Theo UBND TP.HCM, tình trạng pháp lý sở hữu căn hộ tại những chung cư này phức tạp, vừa có sở hữu riêng của tư nhân, sở hữu nhà nước cho thuê, lấn chiếm, chuyển nhượng sang tay bất hợp pháp. Hầu hết các hộ dân trong chung cư đều là người có thu nhập thấp.
Giai đoạn 2016 – 2019, TP.HCM đã tháo dỡ 9 chung cư cũ (3 chung cư cấp D) và sửa chữa, cải tạo 116 chung cư. Tổng cộng đã cải tạo, sửa chữa hoặc đã tháo dỡ chuẩn bị khởi công 125/237 chung cư, đạt tỷ lệ 52,74% so với mục tiêu giai đoạn 2016 – 2020.
Năm nay, TP.HCM phấn đấu hoàn tất cải tạo hoặc tháo dỡ đầu tư xây mới 114 chung cư. Trong đó, hoàn tất di dời tại 9 chung cư cấp D để tháo dỡ đầu tư xây mới, đảm bảo hoàn thành kế hoạch đề ra.
Mặc dù UBND TP.HCM đã có cơ chế, giải pháp như ban hành tiêu chí điều chỉnh tăng chỉ tiêu quy hoạch kiến trúc tại chung cư cũ và phân cấp cho UBND quận thực hiện các thủ tục đầu tư xây dựng, tuy nhiên vẫn còn một số khó khăn.
Những chung cư có kết quả kiểm định không phải cấp D nhưng đã xuống cấp cần tháo dỡ để xây mới, theo quy định có 2 phương án giải quyết, đó là phải có 100% chủ sở hữu đồng ý tháo dỡ, xây dựng mới hoặc triển khai như một dự án đầu tư xây dựng thông thường theo phương thức chỉnh trang đô thị.
Trong khi phương án 1 rất khó đạt được thì phương án 2 lại mất nhiều thời gian để nhận được sự đồng thuận của người dân trong khâu bồi thường, giải phóng mặt bằng.
Ngoài bất cập trong việc bố trí quỹ nhà tạm cư tại khu vực có chung cư cũ, vướng mắc khác là UBND TP.HCM không kêu gọi được nhà đầu tư xây mới chung cư cũ. Bởi phần lớn chung cư cấp D có diện tích đất nhỏ (dưới 1.000m2), nếu xây mới thì quy mô công trình mới không đủ để bố trí tái định cư tại chỗ và thu hồi vốn.
Giải pháp là cần phải mở rộng ranh, trong đó nếu kế cận các khu đất công sản thì có thể thực hiện. Tuy nhiên, theo UBND TP.HCM, trình tự thủ tục để sử dụng, giải phóng mặt bằng các khu đất công là rất lâu.
Mưa lớn, dân chung cư cũng tát nước như ở nhà phố
Sống trên các tầng cao nhà chung cư nhưng nhiều hộ dân vẫn phải vất vả tát nước ra khỏi căn hộ khi trời mưa lớn. Chuyện lạ này xảy ra tại chung cư Tecco Town Bình Tân, quận Bình Tân, TP.HCM.
" alt="Sống trong nhà vệ sinh, lối đi ở chung cư ‘chờ sập’ ngay trung tâm TP.HCM" />Đối tượng Tình tại cơ quan công an. Ảnh CACC Tuy nhiên, khi giăng dây điện Tình đã không làm biển, đèn cảnh báo, cũng không thông báo cho các hộ dân có ruộng xung quanh và chính quyền địa phương biết việc mình giăng dây điện.
Sau khi làm xong, Tình cũng không trông coi mà về nhà ngủ.
Đến khoảng 6h30' ngày 10/3, Tình rút nguồn điện rồi ra thăm ruộng lúa thì phát hiện anh N.M.C. (SN 1992) và anh N.V.C. (SN 2000), đều ở thôn Phượng Đoài, xã trường Trung, huyện Nông Cống tử vong do bị điện giật.
Biết mình gây ra hậu quả nghiêm trọng, Tình đã đến Công an xã Trường Trung đầu thú.
" alt="Người đàn ông ở Thanh Hóa căng dây điện bẫy chuột làm chết 2 người" />
- ·Lý do Grab, Gojek cần về một nhà
- ·Những câu thoại kinh điển của NSND Hoàng Dũng trong 'Người phán xử'
- ·Soi kèo phạt góc Nottingham vs Southampton, 02h00 ngày 9/5
- ·MC Danh Tùng mất ngủ để 'tìm cách' ác và nham hiểm hơn
- ·BlackBerry bắt tay Amazon phát triển nền tảng phần mềm ôtô thông minh
- ·Nhận định Sài Gòn vs Đà Nẵng 19h00, 28/04 (V
- ·Văn Toàn muốn sớm được tỏa sáng dưới thời HLV Lee Tae
- ·'Minari': Phim Hàn gây bão mùa giải 2021 ra rạp Việt
- ·Khỉ đột tuổi teen ở Mỹ nghiện smartphone
- ·HLV Hà Nội nói về ngày ra mắt thủ môn Bùi Tiến Dũng