Công an Q.12, TP.HCM đã vừa bàn giao nghi can Nguyễn Văn Phong (SN 1995, quê Đắk Lắk) cho phòng Cảnh sát hình sự, Công an TP.HCM để mở rộng điều tra, xử lý theo thẩm quyền về hành vi “giết người” và “cướp tài sản”. Bước đầu Phong khai báo là hung thủ sát hại vị khách mua dâm đồng giới cách đây hơn nửa tháng tại 1 căn nhà trên địa bàn Q.12.
![]() |
Hiện trường vụ gã trai bao giết vị khách quen để cướp tài sản |
Theo thông tin điều tra ban đầu, ông L.P.L (SN 1980), hành nghề cho vay tiền, sống 1 mình tại căn nhà ở đường An Phú Đông 03, P.An Phú Đông, Q.12.
Khoảng 10h sáng 22/2, hàng xóm nghe nhiều tiếng kêu la thất thanh từ nhà ông L nên chạy qua tìm hiểu. Ngay cổng nhà ông L, những người hàng xóm phát hiện 1 nam thanh niên trẻ lái xe gắn máy vội vã rời nhà với dáng vẻ khả nghi. Người dân chạy vào trong nhà kiểm tra thì phát hiện ông L đã tử vong trong phòng ngủ với nhiều thương tích nặng ở vùng đầu, hiện trường có nhiều vết máu.
Khi vào cuộc điều tra, công an ghi nhận ông L bị sát hại và bị cướp 1 số tài sản như: xe gắn máy hiệu Wave, ĐTDĐ…Công an cũng nhận định, hung thủ có thể là người quen.
Bằng các biện pháp nghiệp vụ điều tra, truy xét, mới đây Công an Q.12 đã bắt giữ nghi can Nguyễn Văn Phong tại 1 địa điểm ở TX.Bến Cát, tỉnh Bình Dương.
Khai báo ban đầu của Phong và điều tra của cơ quan công an xác định, ông L là người đồng tính và là khách hàng quen của Phong.
Vì cần tiền tiêu xài, đêm 21/2 Phong gọi điện cho ông L đến cầu vượt Bình Phước, Q.Thủ Đức để đón Phong về nhà “vui vẻ” đồng giới. Trong đêm, Phong ngủ lại nhà ông L.
Gần 10h sáng 22/2, Phong thức dậy trước và có ý định trộm chiếc điện thoại của ông L. Tuy nhiên đúng lúc ông L thức giấc nên ý định của Phong không thành công.
Phong xuống bếp lấy 1 chiếc búa rồi quay lên phòng ngủ, dùng làm hung khí đập vào đầu ông L cho đến khi ông này tử vong. Sau đó Phong lấy xe gắn máy, ĐTDĐ của nạn nhân tẩu thoát khỏi hiện trường.
Được biết, Phong từng có 1 tiền án về tội “trộm cắp tài sản” và hành nghề mại dâm nam chuyên nghiệp. Sau khi gây án, Phong di chuyển nhiều nơi để lẩn trốn và cách đây 2 ngày bị các trinh sát Công an Q.12 bắt tại 1 quán cà phê tại TX.Bến Cát, tỉnh Bình Dương.
Linh An
" alt=""/>Tin nóng 24h: Bắt gã trai bao giết vị khách đồng tính để cướp tài sản
PGS.TS Triệu Triều Dương, Viện trưởng Viện Phẫu thuật tiêu hóa cho biết, khi đến viện, tình trạng trĩ của bệnh nhân rất nặng, chẩn đoán trĩ hỗn hợp độ 4.
“Vùng hoại tử ở hậu môn đã lan tới cơ hậu môn và tầng sinh môn. Các bác sĩ đã phải cắt lọc búi trĩ hoại tử, làm hậu môn nhân tạo đại tràng sigma, sau đó tiếp tục điều trị ngâm rửa để chờ phẫu thuật những lần tiếp theo”, PGS Dương thông tin.
Theo PGS Dương, bệnh nhân sẽ còn cần phẫu thuật thêm nhiều lần nữa mới có hy vọng cải thiện một phần chức năng tự chủ của hậu môn. Di chứng rất nặng nề sau điều trị là nguy cơ bị hẹp hậu môn, rối loạn chức năng hậu môn do tổn thương cơ thắt hậu môn và có thể phải tạo hình cơ thắt hậu môn bằng cơ thon.
Sau phẫu thuật, chị Khanh chia sẻ, bản thân thấy rất ân hận. Dù đã được cắt lọc vùng hoại tử nhưng chị vẫn đau rất nhiều, đau cả khi nằm lẫn khi ngồi dậy.
![]() |
Ngoài cắt lọc búi trĩ hoại tử, bác sĩ cũng đã phải cắt bỏ vùng hậu môn của bệnh nhân |
PGS Dương cho biết, những bệnh nhân trĩ thường kèm theo các bệnh lý vùng hậu môn trực tràng như sa sàn chậu, rò hậu môn, áp xe hậu môn, nứt kẽ hậu môn, u trực tràng, sa niêm mạc trực tràng, sa sinh dục, táo bón, són tiểu… Do đó, bệnh nhân cần được khám tỉ mỉ, tổng thể bởi các bác sĩ chuyên khoa để có một phương án điều trị tốt nhất.
“Người dân tuyệt đối không áp dụng các phương pháp không rõ nguồn gốc, thiếu cơ sở khoa học, nguy cơ để lại các biến chứng hết sức nặng nề”, PGS Dương khuyến cáo.
Để chữa trĩ, hiện có rất nhiều phương pháp như thắt trĩ bằng vòng cao su, khâu treo triệt mạch trĩ, cắt trí bằng các dụng cụ dao hàn mạch, dao siêu âm, laser, phẫu thuật cắt trĩ Longo…
Sau phẫu thuật, bệnh nhân được hướng dẫn chi tiết chế độ ăn uống, luyện tập vùng sàn chậu và theo dõi định kỳ kết hợp với bổ trợ bằng thuốc mới hy vọng khỏi bệnh.
Thúy Hạnh
Do môi trường làm việc căng thẳng, chế độ sinh hoạt đảo lộn nên người thành thị mắc trĩ nhiều hơn nông thôn và có xu hướng ngày càng trẻ hoá.
" alt=""/>Cô gái bị hoại tử hậu môn sau bôi thuốc chữa trĩCăn hộ sang trọng rộng hơn 300 m2 trị giá 10 triệu USD tại thành phố New York, Mỹmà nữ diễn viên Nicole Kidman và chồng mua vào năm 2010 có một thang máy dành riêng cho xe hơi. Ảnh:FlashFrame Productions
![]() |
Căn biệt thựở thành phố Miami, bang Florida của DJ Khaled được trang bị hàng loạt tiện ích cao cấp, sang trọng như đèn chùm dát vàng, rạp phim trong nhà, haybến đỗ du thuyền. Trong đó, nổi bật nhất là một chiếc tủ khổng lồ trưng bày khoảng 500 đôi giày của nghệ sĩ này. Ảnh:Sotheby. |
![]() |
![]() |
Tỷ phú Bill Gates và vợ hiện sống tại căn biệt thự 127 triệu USD ở thành phố Medina, bang Washington. Bên trong biệt thự có một căn phòng chỉ dành riêng cho trò bật nhảy trên những tấm bạt nhún. Ảnh: Business Insider. |
![]() |
Người mẫu Paris Hilton chi đến 325.000 USD để xây một ngôi nhà mang phong cách Tây Ban Nha dành riêng cho chú chó của mình. Ngôi nhà này nằm trong khuôn viên biệt thự của nữ ngôi sao ở thành phố Los Angeles, bang California. Ảnh: Paris Hilton. |
![]() |
Cựu ngôi sao bóng rổ Mỹ Shaquille O'Nealsở hữu biệt thự rộng gần3.000 m2 ở thành phố Orlando, bang Florida, và nhiều nội thấttrong đómang kích cỡ khổng lồ. Đặc biệt nhất là chiếc giường ngủ rộng lớn có bề ngang lên đến hơn 9 m. Ảnh: Realtor. |
![]() |
Nam diễn viên John Travolta sở hữu một sân bay riêng ngay trước khuôn viên căn biệt thự của mìnhở thành phố Ocala, bang Florida. Ảnh: AP. |
![]() |
Căn nhà phố rộng gần 510 m2 ở thành phố New York của nữ ca sĩ Taylor Swift được trang bị một hồ bơi sang trọng ngay dưới tầng hầm. |
![]() |
Nữ danh ca Celine Dion từng sở hữu một căn biệt thự rộng hơn 1.800 m2 ở đảo Jupiter, bang Florida. Tiện ích nổi bật nhất ở đây là một công viên nước độc đáo nằm tại sân sau của biệt thự. Ảnh: Curbed Miami. |
![]() |
Tay golf huyền thoại Tiger Woods cũng sở hữu một căn biệt thự rộng lớn nằm trên đảo Jupiter. Ông cho xây dựng một sân golf 4 lỗ ngay trong khuôn viên của mình. Ảnh: Jeff Realty. |
Theo Zing
Lachlan Murdoch, con trai của ông trùm truyền thông Rupert Murdoch, vừa mua căn biệt thự đắt nhất bang California, Mỹ với giá 150 triệu USD. Ngôi nhà này có tên là Chartwell.
" alt=""/>Những tiện nghi sang chảnh trong biệt thự của các tỷ phú, ngôi saoĐây là hình ảnh ca ghép thận đầu tiên của bệnh nhi Nhật Trúc ở bệnh viện cách đây 15 năm.
"Kiến trúc sư xây dựng" bộ Luật cứu sống hàng ngàn người
Giáo sư Trần Đông A đã gần 80 tuổi, ông chính là chuyên gia tham vấn và là 'kiến trúc sư' viết nên Luật “Hiến, lấy, ghép mô và bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác” (năm 2006). Bộ luật đã mở ra cơ hội cho hàng người mắc bệnh lý mạn tính về tim, thận, gan đang nhận “án tử” từng ngày được ghép tạng tiếp tục sự sống. Kể từ khi có bộ luật trên, ngành y như được cởi trói, ghép tạng phát triển mạnh mẽ đã cứu sống hàng ngàn bệnh nhân Việt.
Song, qua hai nhiệm kì làm đại biểu Quốc hội khóa XI, XII, GS. Đông A vẫn đang đấu tranh để sửa đổi, bổ sung bộ Luật “Hiến, lấy, ghép mô và bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác” hoàn chỉnh và đi kịp thời đại. Một mảnh đất vẫn còn bỏ ngỏ dù ngành ghép tạng Việt Nam đã đi một bước dài gần 30 năm, song ghép tạng ở trẻ em vẫn “ì ạch”.
Vị giáo sư già ngồi cầm cuốn sổ ghi chép đã úa màu, ông nhìn từng dữ liệu của ca ghép thận 30 năm trước tại Pháp hồi tưởng, đôi lúc lại tỏ vẻ tiếc nuối. Đôi mắt giáo sư long lanh tay run run và ông nói với chúng tôi đầy khát khao: “Kể từ sau ca mổ ở Pháp trở về nước, tôi ước mơ một ngày nào đó, Luật chúng ta cho phép được lấy tạng từ bệnh nhi chết não để ghép cho những bệnh nhi đang bị suy thận, suy tim, gan…Nếu làm được điều này coi như những đứa trẻ suy gan, thận mắc tim bẩm sinh tìm được ánh sáng cuối đường hầm”.
Giáo sư Đông A tham gia ca với vai trò cố vấn ca mổ ghép thận
Theo Giáo sư Trần Đông A, Điều 5 của Luật “Hiến, lấy, ghép mô và bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác” ghi rõ: Cấm trẻ em dưới 18 tuổi không được hiến tạng. Điều này là hoàn toàn phù hợp bởi lấy tạng của trẻ em sẽ ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của trẻ.
Tuy nhiên Luật đã “bỏ quên đối tượng trẻ em có thể hiến tạng, đó là trẻ bị chết não. Sự cứng nhắc này đã vô tình làm khan hiếm nguồn tạng hiến tặng cho các bệnh nhi đang chết mòn vì đang chờ nguồn tạng ghép. Thực tế ở các nước phát triển, Luật của họ cho phép lấy tạng của trẻ chết não để ghép cho các trẻ khác.
Cụ thể tại Mỹ, mỗi năm có khoảng 3.000 ca ghép tạng và họ luôn ưu tiên cho trẻ em. Ngoài ý nghĩa nhân văn thì Giáo sư Trần Đông A chia sẻ, việc lấy tạng của trẻ em để ghép cho trẻ em thuận lợi hơn nhiều so với việc lấy tạng của người lớn để ghép cho trẻ em.
Giáo sư Đông A đã từng gửi rất nhiều học trò sang Pháp để học về ghép tạng ở nhi
Nếu một ca ghép thận từ người cho là người lớn để ghép cho trẻ em trung bình mất 12 giờ đồng hồ, trong khi nếu lấy tạng của trẻ em để ghép thì chỉ mất 6 giờ. Cùng với đó là nguy cơ thải ghép, các biến chứng sau ghép khi sử dụng tạng của người lớn để ghép cho trẻ em cũng lớn hơn rất nhiều, thậm chí có nguy cơ phù phổi cấp, suy tim, nổ đường dẫn tiểu qua thận…. Việc lấy tạng của trẻ chết não không những không vi phạm đạo đức mà còn an toàn, mang ý nghĩa nhân văn hơn.
Những em bé đang chết mòn vì khan hiếm nguồn tạng
Ngày nào cũng vậy, mờ sáng Phòng chạy thận nhân tạo, khoa -Thận- Nội tiết, Bệnh viện Nhi Đồng 2 TP.HCM tấp nập bởi nhiều bệnh nhi và người nhà chờ đến lượt chạy thận. Hiện, đơn vị đang thực hiện chạy thận nhân tạo cho 40 bệnh nhi suy thận mạn giai đoạn cuối. Có bệnh nhi đã phải chạy thận 6-7 năm nay, có trẻ vừa chạy được vài tháng.
Cô bé Tô Thị Lụa (14 tuổi, quê Cà Mau) gây gò, ốm yếu đã trở thành bệnh nhi có hộ khẩu thường trú thuộc dạng lâu nhất của khoa. Mỗi tuần 3 lần vào sáng, em cùng mẹ bắt xe buýt từ Thủ Đức lên viện chạy thận ròng suốt 4 tiếng. Lụa đã có 6 năm chạy thận ở đây. “Đã 6 cái Tết rồi hai mẹ con đều ở bệnh viện chạy thận, cả hai sống nhờ tình thương các nhà hảo tâm và không biết bao giờ chuỗi ngày này chấm dứt”, mẹ Lụa vừa nói tay vừa gạt nước mắt.
Cùng cảnh ngộ Lụa, em Lê Diễm Kiều (14 tuổi, quê Lâm Đồng) chạy thận ở Nhi đồng 2 được 7 năm. Diễm cùng bà ngoại tá túc hành lang bệnh viện, lấy vỉa hè là nhà suốt 4 năm để bám trụ chạy thận, may 3 năm trở lại đây có 1 mái ấm cưu mạng nên phần nào đỡ vất vả.
Chung số phận hai bệnh nhi trên, hàng chục em bé khác cũng đang cầm cự từng ngày ở khoa Thận – Nội tiết, sự sống các em giờ mong manh như ngọn đèn trước gió.
Giáo sư gặp lại 2 bệnh nhi ghép thận cách đây 15 năm do chính giáo sư và các chuyên gia Pháp, Bỉ thực hiện ca ghép
Bác sỹ Hoàng Ngọc Quý, Trưởng đơn vị Thận nhân tạo, Khoa Thận - Nội tiết cho biết, suy thận mạn là bệnh mạn tính, quá trình điều trị chạy thận phải thực hiện lâu dài và liên tục. Cũng như người lớn, các bệnh nhi được lọc máu thường xuyên mỗi tuần 3 lần, mỗi lần kéo dài 4 giờ đồng hồ, bên cạnh đó là chế độ thuốc và dinh dưỡng hợp lý. Song, việc chạy thận nhân tạo chỉ để duy trì sự sống cho trẻ, muốn giải quyết triệt để vấn đề trẻ phải được ghép thận.
Thế nhưng thực tế hiện nay, nguồn thận được hiến tặng vô cùng hiếm, 18 ca được ghép thận ở BV Nhi đồng 3 đa số chủ yếu từ nguồn hiến tặng từ bố, mẹ hoặc người thân trong gia đình. Có những gia đình muốn hiến thận để ghép cho con cháu mình nhưng rất tiếc là không tương thích hoặc một số người có bệnh lý về gan, thận nên chúng tôi buộc phải từ chối.
Giáo sư Trần Đông A cho biết thêm, hiện có hàng trăm trẻ mắc bệnh lý teo đường mật bẩm sinh, số phận cũng giống như các trẻ suy thận, các em cũng chỉ có cách ghép gan mới hy vọng tiếp tục sống. Hiện, trung bình mỗi tuần, BV Nhi đồng 2 tiến hành 3 - 4 ca phẫu thuật kasai cho bệnh nhi mắc teo đường mật bẩm sinh. Tuy nhiên, phẫu thuật kasai chỉ là giải pháp tạm thời, cứu trẻ khỏi tử vong trong vòng 9-15 tháng, về lâu dài cần phải ghép gan.
Dù gần ở tuổi 80 song giáo sư vẫn tham gia cố vấn hội chẩn nhiều ca phẫu thuật khó ở BV Nhi đồng 2, TP.HCM
Lối mở cho ngành ghép tạng, Luật cần cởi trói
Nguồn tạng khan hiếm, cùng các quy định pháp luật chưa phù hợp đã đẩy bệnh nhi đi vào cửa tử trước khi chờ nhận được tạng hiến.
Sau 30 năm đưa kĩ thuật ghép tạng nhi về Việt Nam, GS.Trần Đông A chỉ ra nguyên nhân khan hiếm nguồn tạng cho bệnh nhi do một phần chính sách. Mới đây, để cởi trói sự ì ạch của ghép tạng nhi, 3 bệnh viện lớn tại Thành phố Hồ Chí Minh gồm: Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Nhi đồng 2, Bệnh viện Thống Nhất đã ký kết Đề án Thực hiện mạng lưới điều phối liên viện về hiến và ghép tạng nhân đạo.
Theo đó, khi có nguồn tạng hiến từ người chết não tại 2 bệnh viện Chợ Rẫy và Thống Nhất sẽ ưu tiên hàng đầu cho các bệnh nhi đang chờ ghép tại Bệnh viện Nhi đồng 2. Giáo sư Trần Đông A đánh giá, đây là tín hiệu vui, là lối ra tạm thời cho ghép tạng trẻ em, song về lâu dài vẫn cần sự sửa đổi của Luật để tăng thêm nguồn tạng ghép, mang lại sự sống cho các bệnh nhi đang “sống mòn” trong các bệnh viện trên cả nước.
2 nhiệm kì làm Đại Biểu Quốc Hội, giáo sư trăn trở về dự luật Hiến ghép tạng vẫn còn bỏ trống vấn đề ghép tạng ở nhi, ông luôn muốn sửa đổi bổ sung luật để gỡ rào cản giúp nhiều bệnh nhi được có cơ hội sống khi được nhận tạng hiến
Hiệu quả, từ Đề án trên có hiệu nghiệm ngay tức thời, ngày 12/12/2018 bệnh nhi Đ.V.H (nam, sinh năm 2003, ở Lâm Đồng) bị suy thận mạn giai đoạn cuối, được một bệnh nhân chết não đang ở BV Việt Đức (Hà Nội) hiến tặng quả thận. Sau hành trình hơn 1500 km, quả thận được ghép thành công cho bệnh nhi tại BV Nhi đồng 2. Đây là khoảnh khắc đánh dấu bước ngoặt cho ngành ghép tạng Việt Nam, bệnh nhi đầu tiên nhân tạng từ một người chết não hiến tặng.
Nguồn tạng được hiến tặng từ người chết não cho bệnh nhi sẽ là lối ra đang bế tắc về luật, song về khoa học vẫn mang tính nguy cơ, vấn đề thải ghép.
“Sắp tới các chuyên gia, các trung tâm ghép tạng trên cả nước cần phải ngồi lại, kiến nghị sửa đổi, bổ sung luật để mở một cánh cửa sống cho hàng ngàn bệnh nhi đang “lay lắt” điều trị trong các bệnh viện”, giáo sư Đông A kiến nghị.
Giáo sư Trần Ngọc Sinh, Phó chủ tịch, kiêm Tổng thư kí Hội ghép tạng Việt Nam cho biết, mong muốn của GS Đông A cũng là mong muốn của các chuyên gia ghép tạng đầu ngành Việt Nam. Với sự giúp đỡ của các chuyên gia quốc tế được WHO cử đến, họ cũng mong muốn phát triển ghép tạng nhi được phát triển, chỉ có vậy mới mới chạm đến tận cùng của sự nhân văn trong lĩnh vực ghép tạng. Những chuyên gia ghép tạng đến từ Úc, Ấn Độ, Bỉ đang sẵn sang chuyển giao và đào tạo cho bác sĩ Việt Nam làm chủ kĩ thuật ghép tạng ở nhi. Hiện, có nhiều cuộc họp bàn thảo, lấy ý kiến sửa đổi bổ sung để Vụ pháp chế và Cục khám chữa bệnh trình dự thảo luật Hiến ghép mô tạng mới để để Quốc Hội thông qua. Dự báo còn lâu, song không thể không làm khi các bệnh nhi suy tạng vẫn đang ngóng lòng thêm cơ hội sống. TS.BS Dư Thị Ngọc Thu, Trưởng đơn vị điều phối ghép các bộ phận cơ thể người Chợ Rẫy cho rằng, lộ trình còn dài và còn nhiều vướng mắc chưa được tháo gỡ khi mới chỉ lấy được ý kiến các trung tâm ghép, ngoài ra dự thảo còn phải hỏi thêm y bác sĩ, dư luận xã hội… Để bản dự thảo đưa ra sửa đổi chắc vẫn còn lâu mới được Bộ y tế trình Quốc Hội. Riêng lĩnh vực ghép tạng nhi, BS Thu đóng góp về mặt chuyên môn thì trẻ em không thể nhận tạng người lớn vì khó mà tương thích khi ghép chon hi sẽ xảy ra nhiều vấn đề thải ghép. Chỉ có cách tốt nhất là bệnh nhi cho nhi. Song, hiện luật không quy định và chưa đưa vào điều khoản hiến tạng cho người dưới 18 tuổi. Vấn đề này, chuyên gia Thu cũng nhấn mạnh, còn nhiều vấn đề cân nhắc việc hiến tạng ở trẻ dưới 18 tuổi. Bởi, chỉ nên hiến tạng ở nhi khi bệnh nhi rơi vào trường hợp chết não. Nếu chúng ta hiến tạng sống ở nhi có thể xảy ra tình trạng lạm dụng hiến tạng nhi, hậu quả sẽ ảnh hưởng đến đời sống người trẻ. Vì vậy, sắp tới còn cần phải hỏi thêm chuyên gia thần kinh ở nhi về quy trình đánh giá chết não ở nhi thế nào mới có thể đưa vào dự thảo trình cơ quan chức năng thông qua. Song, cá nhân bác sĩ Thu, người gắn bó với ghép tạng Việt Nam lâu cũng rất nóng lòng để có một dự thảo hoàn chỉnh thông qua tạo một hành lang pháp lý cho bác sĩ thực hiện nhiều ca ghép tạng nhi cứu sống những bệnh nhi đang suy tạng. |
Phan Nhơn
- Khi nỗi đau mất con chưa nguôi, gia đình ông Thụ lại đối mặt với nỗi đau khác dữ dội không kém từ những người cùng làng, xã, người ta bảo ông bán tạng con nhận hơn 1 tỉ đồng.
" alt=""/>Vị giáo sư 30 năm đau đáu với ước nguyện cứu hàng ngàn bệnh nhi hiểm nghèo