Ông Tedros sinh năm 1965 tại Asmara, nơi trở thành thủ đô của Eritrea sau khi tách khỏi Ethiopia năm 1991. Ông giành được học vị tiến sĩ trong lĩnh vực sức khỏe công cộng vào năm 2000. Quan chức này từng chia sẻ với tạp chí Time hồi năm ngoái rằng, một trong những sự kiện tác động mạnh mẽ, thôi thúc ông theo đuổi ngành y là cái chết của em trai khi mới 4 tuổi, nghi ngờ là do bệnh sởi gây ra.
Ông Tedros từng giữ chức Bộ trưởng Y tế Ethiopia (2005 - 2012), nổi tiếng với thành tích giúp giảm mạnh số ca tử vong vì bệnh lao, sốt rét và AIDS tại quốc gia châu Phi này, trước khi trở thành Ngoại trưởng Ethiopia (2012 - 2016).
Trước khi được bầu làm Tổng giám đốc WHO vào tháng 5/2017, ông Tedros từng đảm trách ghế Chủ tịch Quỹ Toàn cầu và Chủ tịch Hiệp hội Đối tác đẩy lùi Sốt rét toàn cầu (RBM), được ghi nhận có công thu hút "kinh phí kỷ lục" cho những tổ chức này cũng như khởi xướng Kế hoạch Hành động phòng ngừa bệnh sốt rét toàn cầu, giúp mở rộng phạm vi hoạt động của RBM từ châu Phi sang châu Á, cũng như khu vực Mỹ Latin.
Theo BBC, những người quen biết thường mô tả ông Tedros là người “duyên dáng” và “khiêm tốn”. Ngay tại buổi họp báo đầu tiên trên cương vị lãnh đạo WHO, ông Tedros đã gây thiện cảm với các phóng viên bằng sự tươi tỉnh, cách trò chuyện cởi mở với giọng nói nhỏ nhẹ, rất khác với người tiền nhiệm Margaret Chan. Tuy nhiên, phía sau vẻ ngoài đó là một người đàn ông rất quyết đoán.
Tính tới thời điểm hiện tại của nhiệm kỳ 5 năm lãnh đạo WHO, ông Tedros đã phải đối mặt với 2 dịch bệnh khiến cơ quan này tuyên bố tình trạng y tế khẩn cấp toàn cầu là Ebola và Covid-19. Thực tế, ông đang phải đương đầu với vô số áp lực khi dư luận quan tâm đến từng câu, từng chữ trong các cuộc họp báo do ông chủ trì tại trụ sở của WHO ở Geneva, Thụy Sỹ cũng như thông tin về số ca nhiễm cũng như tử vong vì virus corona chủng mới.
Là người đứng mũi chịu sào, trách nhiệm của Tổng giám đốc WHO hiện nay là phải giám sát hoạt động của cơ quan 24 giờ mỗi ngày, điều phối nhân viên, triển khai thiết bị y tế và thuốc men, thảo luận hàng ngày với các quốc gia bị ảnh hưởng hoặc có nguy cơ lây nhiễm Covid-19 và cung cấp thông tin đáng tin cậy cho dư luận đang mong mỏi câu trả lời về tình hình dịch bệnh.
Tuy nhiên, ngoài áp lực từ khối lượng công việc đồ sộ, ông Tedros còn phải vật lộn chống chọi với búa rìu dư luận liên quan đến cuộc chiến chống Covid-19 do WHO dẫn đầu. Các học giả cũng như chính phủ một số nước thành viên Liên Hợp Quốc, đặc biệt là Mỹ cáo buộc ông Tedros và WHO chậm trễ trong việc công bố Covid-19 là đại dịch toàn cầu; thiên vị và bao che cho Trung Quốc khiến các nước không hiểu đúng mức độ đe dọa của virus corona chủng mới, do đó không áp dụng các biện pháp mạnh tay từ sớm để ngăn chặn thảm họa.
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 14/4 thậm chí tuyên bố sẽ tạm ngưng chu cấp tài chính cho WHO trong 60 - 90 ngày để thẩm tra phản ứng của cơ quan này trước đại dịch Covid-19. Mỹ hiện là nước đóng góp nhiều nhất cho tổ chức y tế lớn nhất hành tinh, tới 500 triệu USD/năm, chiếm khoảng 15% ngân sách hoạt động của WHO và gấp khoảng 10 lần đóng góp của Trung Quốc cho tổ chức này.
Nhiều lãnh đạo thế giới lên tiếng bày tỏ sự tiếc nuối cũng như phản đối quyết định gây sốc của ông Trump. Họ cảnh báo, việc Chính phủ Mỹ đột ngột cắt tài trợ cho cơ quan do ông Tedros đứng đầu có thể đe dọa những nỗ lực kiểm soát đại dịch Covid-19, đặc biệt tại những quốc gia kém phát triển hơn và làm tổn hại đến các lợi ích quốc gia của chính nước Mỹ.
Phát biểu tại cuộc họp báo tại Geneva hôm 15/4, ông Tedros cho biết bản thân "rất tiếc" về quyết định của chính quyền Trump, đồng thời bày tỏ hy vọng WHO có thể duy trì quan hệ với Mỹ, "người bạn hào phóng, lâu năm" của cơ quan. Ông Tedros nhấn mạnh, vai trò của WHO không chỉ dừng lại ở cuộc chiến chống Covid-19, mà giữa vai trò thiết yếu trong nhiều cuộc chiến chống các bệnh dịch khác của nhân loại.
Tổng giám đốc WHO thừa nhận tất cả đã "nhận các bài học". Theo ông, các nước thành viên WHO và các tổ chức độc lập có thể đánh giá lại cách đối phó với đại dịch, nhưng hiện chưa phải là thời điểm thích hợp. Lặp lại lời Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres kêu gọi quốc tế đoàn kết cùng dập dịch, ông Tedros quả quyết "khi thế giới chia rẽ, virus sẽ thừa cơ hội khai thác các lỗ hổng để tấn công".
Tuấn Anh
" alt=""/>Chân dung vị tổng giám đốc WHO gây tranh cãi trong cuộc chiến chống đại dịch CovidNằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, Bắc Ninh dẫn đầu về kim ngạch xuất khẩu của vùng giai đoạn 2016 - 2018 với 90,5 tỷ USD, chiếm 48,22% toàn vùng. Nhiều tập đoàn quốc tế đặt nhà máy, trụ sở tại Bắc Ninh cùng lực lượng lao động chất lượng cao kéo theo nhu cầu về nhà ở tại đây tăng lên. Thu nhập bình quân của Bắc Ninh hiện nay đạt xấp xỉ 6000 USD (gấp 2,3 lần cả nước).
Bắc Ninh là địa phương nằm trong top đầu cả nước về nhiều chỉ tiêu kinh tế. (Nguồn: Thành ủy Bắc Ninh) |
Quỹ đất rộng, nguồn FDI lớn, tập trung nhiều doanh nghiệp nước ngoài, Bắc Ninh đã và đang thu hút được nhiều ông lớn BĐS với hàng loạt dự án bất động sản cao cấp góp phần làm thay đổi diện mạo địa phương. Trong đó, Dabaco Group là thương hiệu nhận được niềm tin lớn nhất từ người dân Bắc Ninh.
Hiện nay Dabaco có nhiều hệ thống siêu thị Dabaco Mart và đang triển khai các dự án bất động sản tầm cỡ tại Bắc Ninh. Có thể kể đến các dự án quy mô lớn như: Khu CN Quế Võ III, dự án chung cư cao cấp Lotus Central, Dabaco Lạc Vệ, Dabaco Vạn An.
Nhận thấy tiềm năng bất động sản lớn của Bắc Ninh, CenLand và Dabaco Group đã hợp tác phát triển dự án khu nhà ở Lạc Vệ rộng 6,3 ha. Trong thời gian tới, hai đơn vị này sẽ tiếp tục bắt tay hợp tác phát triển dự án khu nhà ở thị trấn Hồ rộng 9 ha và chung cư Dabaco Huyền Quang.
CenLand cũng là đơn vị độc quyền được chủ đầu tư Dabaco “chọn mặt gửi vàng” tiếp tục phân phối dự án chung cư cao cấp Lotus Central. Tọa lạc tại trục đường thần đạo Lý Thái Tổ, thành phố Bắc Ninh, Lotus Central được chủ đầu tư “đo ni đóng giày” tới từng chi tiết.
Dự án Lotus Central tọa lạc tại trục đường thần đạo Lý Thái Tổ. |
Dự án gồm 1 tầng hầm và 15 tầng nổi, cung cấp ra thị trường 288 căn hộ cao cấp. Hệ thống tiện ích của Lotus Central đạt tiêu chuẩn 5 sao với các tiện ích như: Bể bơi, trung tâm thương mại, trường mầm non, câu lạc bộ khiêu vũ, yoga,…
Bên cạnh đó, do nằm gần sát với công viên Hoa Sen, Lotus Central có khoảng không gian xanh thoáng mát từ ngoại khu tới nội khu, giúp khách hàng tận hưởng những khoảng không xanh mát, vui vẻ bên gia đình và người thân.
CenLand - thương hiệu uy tín
Hơn 17 năm kinh nghiệm và sự am hiểu thị trường, CenLand đã có những chiến lược “đúng” và “trúng” để tỏa sáng trên thị trường bất động sản, trở thành cầu nối tin cậy cho chủ đầu tư và khách hàng.
Đối với chủ đầu tư, CenLand luôn cam kết đồng hành để phân phối tới những sản phẩm bất động sản cuối cùng. Trên cương vị là đơn vị tư vấn, bán hàng, CenLand am hiểu tâm lý khách hàng, từ đó tư vấn và đưa ra những chiến lược tiếp thị phù hợp cho chủ đầu tư.
Đối với khách hàng, CenLand luôn mang tới những sản phẩm bất động sản chất lượng nhất đi kèm với dịch vụ tận tâm, chuyên nghiệp. Các sản phẩm mà CenLand phân phối đều là những bất động sản tiềm năng, phù hợp cho cả đối tượng ở thực và khách đầu tư. Mỗi một dự án, căn hộ đến tay người mua đều đảm bảo các yếu tố về mặt pháp lý, các tiêu chuẩn về xây dựng, tiện ích hiện đại. Về các sản phẩm đầu tư đảm bảo tính thanh khoản cao, giúp khách hàng đầu tư sinh lời hiệu quả.
Dabaco Group và CenLand ký kết hợp tác chiến lược. |
Với bề dày kinh nghiệm và những lợi ích mang tới chủ đầu tư và khách hàng, CenLand trở thành đơn vị phân phối được nhiều chủ đầu tư lớn lựa chọn. Hiện nay, CenLand đang là đơn vị phân phối độc quyền nhiều dự án trên khắp cả nước như: Hoa Tiên Paradise - Xuân Thành Golf and Resot (Hà Tĩnh), Golden Hills (Đà Nẵng), Six Miles Coast Resort (Huế), Euro River Tower, King Palace (Hà Nội)…
Tại miền Bắc, CenLand không chỉ tập trung vào các thành phố lớn mà có xu hướng “xê dịch” tới các địa phương phụ cận thủ đô, trong đó Bắc Ninh là thị trường CenLand đã rất thành công với các dự án như khu đô thị Vườn Sen, Dabaco Lạc Vệ… Trong thời gian tới, khi dự án chung cư cao cấp Lotus Central được chính thức chào bán, CenLand hứa hẹn sẽ mang đến một sản phẩm bất động sản cao cấp, đáp ứng mọi yêu cầu khắt khe nhất của khách hàng.
Trước nguồn hàng phong phú, tiềm năng tại Bắc Ninh như hiện nay, đòi hỏi cần có một đơn vị phân phối uy tín và chuyên nghiệp để đưa các sản phẩm bất động sản tới tay khách hàng. Công ty Cổ phần Bất động sản Thế Kỷ - CenLand hiện đang là đơn vị phân phối uy tín hàng đầu được cả chủ đầu tư và khách hành tin tưởng lựa chọn.
Lotus Central - Tâm điểm tinh hoa Chủ đầu tư: Dabaco Group Đơn vị phân phối: Công ty Cổ phần Bất động sản Thế Kỷ - CenLand Địa chỉ: Đường Lý Thái Tổ, Thành phố Bắc Ninh Website: https://cenhomes.vn/danh-sach-du-an-bat-dong-san?k=lotus+central Hotline: 0388.79.5555 |
Lệ Thanh
" alt=""/>CenLand ‘phủ sóng’ thị trường bất động sản Bắc NinhCụ thể, theo Quyết định 328 ngày 19/3/2021 của Bộ trưởng Bộ TT&TT, ông Trần Văn Sơn được bổ nhiệm lại giữ chức vụ Hiệu trưởng trường Cao đẳng Công nghiệp In, Bộ TT&TT.
Tại các Quyết định 362, 363 được ban hành ngày 25/3, Bộ trưởng Bộ TT&TT quyết định bổ nhiệm lại 2 Phó Cục trưởng Cục Tin học hóa là các ông Nguyễn Hữu Hạnh và Nguyễn Phú Tiến.
Cũng được ký ban hành ngày 25/3, Quyết định 364 của Bộ trưởng Bộ TT&TT bổ nhiệm lại có thời hạn ông Phạm Quang Hiếu giữ chức vụ Phó Giám đốc Trung tâm Chứng thực điện tử quốc gia, Bộ TT&TT.
Cùng với các quyết định bổ nhiệm lại cán bộ, Bộ trưởng Bộ TT&TT đã ra quyết định điều động, bổ nhiệm bà Trần Thị Quốc Hiền, Phó Cục trưởng Cục Thông tin cơ sở giữ chức vụ Phó Cục trưởng Cục Tin học hóa, Bộ TT&TT. Quyết định điều động, bổ nhiệm bà Hiền có hiệu lực từ ngày 19/3/2021.
Thứ trưởng Nguyễn Huy Dũng trao quyết định của Bộ trưởng Bộ TT&TT điều động, bổ nhiệm và bổ nhiệm lại cho các cán bộ. |
Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Nguyễn Huy Dũng chúc mừng 4 cán bộ được Ban cán sự, Ban lãnh đạo Bộ tin tưởng bổ nhiệm lại và Phó Cục trưởng Cục Thông tin cơ sở Trần Thị Quốc Hiền được điều động, bổ nhiệm làm Phó Cục trưởng Cục Tin học hóa.
Nhấn mạnh yêu cầu của Ban cán sự Đảng Bộ TT&TT đặt ra cho những cán bộ lãnh đạo các cơ quan, đơn vị trong nhiệm kỳ mới là rất lớn, Thứ trưởng mong muốn và tin tưởng rằng các cán bộ được điều động, bổ nhiệm và bổ nhiệm lại lần này sẽ hoàn thành tốt nhiệm vụ, cùng Bộ TT&TT dẫn dắt được công cuộc chuyển đổi số của đất nước, đặc biệt là trong năm 2021 - năm chúng ta đẩy mạnh hành động về chuyển đổi số.
Thứ trưởng Nguyễn Huy Dũng cũng lưu ý về hướng phát triển, yêu cầu của Ban cán sự Đảng đối với từng cán bộ được điều động, bổ nhiệm và bổ nhiệm lại của các đơn vị.
Với việc bà Trần Thị Quốc Hiền được điều động, bổ nhiệm vào vị trí Phó Cục trưởng Cục Tin học hóa, Ban lãnh đạo Cục Tin học hóa hiện có 1 Phó Cục trưởng phụ trách là ông Đỗ Công Anh và 4 Phó Cục trưởng gồm các ông, bà: Nguyễn Trọng Đường, Nguyễn Phú Tiến, Nguyễn Hữu Hạnh và Trần Thị Quốc Hiền.
Bà Trần Thị Quốc Hiền sinh năm 1979, tốt nghiệp Cử nhân Kinh tế đối ngoại của Đại học Ngoại Thương, đã có 9 năm công tác tại Đài Truyền hình Việt Nam (VTV), 6 năm công tác tại Văn phòng Bộ TT&TT, 5 năm giữ cương vị lãnh đạo cấp Vụ, Cục và tương đương, là Phó Chánh văn phòng Bộ TT&TT trước khi được giao trọng trách Phó Cục trưởng Cục Thông tin cơ sở.
Tân Phó Cục trưởng Cục Tin học hóa Trần Thị Quốc Hiền sẽ được phân công phụ trách lĩnh vực tuyên truyền về chuyển đổi số và một số lĩnh vực chuyển đổi số của Cục Tin học hóa. Bà Hiền còn được phân công công tác tham mưu, tư vấn trực tiếp cho lãnh đạo Bộ TT&TT về công tác tuyên truyền nói chung của các đơn vị trong khối Công nghệ số.
Theo Thứ trưởng Nguyễn Huy Dũng, mặc dù Cục Tin học hóa không thiếu nguồn cán bộ làm lãnh đạo, song Ban cán sự Đảng Bộ TT&TT vẫn tìm kiến nhân sự mới là bởi Cục Tin học hóa cần đổi mới mạnh mẽ về cách nghĩ, cách làm, tổ chức bộ máy. “Vì vậy việc điều động, bổ nhiệm đồng chí Trần Thị Quốc Hiền thể hiện sự thay đổi trong Ban lãnh đạo Cục Tin học hóa. Tới đây, Cục Tin học hóa, từ lãnh đạo Cục đến các phòng sẽ còn phải tiếp tục có sự thay đổi mới đáp ứng được yêu cầu công việc”, Thứ trưởng cho hay.
Nhấn mạnh Cục Tin học hóa đang phải gánh vác một trọng trách rất lớn của đất nước, của Bộ TT&TT là chuyển đổi số, Thứ trưởng cũng chỉ rõ: “Chuyển đổi số là cái mới, cần cách nghĩ và cách làm mới. Và vì vậy, cần có những con người mới”.
M.T
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tập trung nguồn lực nâng tỷ lệ cung cấp dịch vụ công trực tuyến (DVCTT) mức 3, 4 và tích hợp cung cấp trên Cổng Dịch vụ công Quốc gia bảo đảm hoàn thành chỉ tiêu Chính phủ giao.
" alt=""/>Bộ TT&TT điều động, bổ nhiệm và bổ nhiệm lại cán bộ 3 đơn vị