Đáng chú ý, lượng xe bán tháng 3 đã tăng 17% so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó doanh số bán hàng của xe lắp ráp trong nước tăng 34% trong khi xe nhập khẩu tăng 17% so với cùng kì năm ngoái.
Nếu tính thêm doanh số của TC Group (bán 7.069 xe Hyundai) và Vinfast (bán 3.471 xe), tổng lượng bán xe của thị trường tháng 3 sẽ là 47.502 xe, tăng 68,9% so với tháng 2 trước đó (bán 28.129 xe).
Sức mua của thị trường ô tô tháng 3 vừa qua cũng là cao nhất từ trước đến nay, đánh giá đúng tình trạng “sốt” xe đang diễn ra. Rất nhiều mẫu xe nhập khẩu của các hãng Toyota, Ford và xe lắp ráp Hyundai, Kia ở trạng thái không sẵn hàng, buộc khách hàng chờ đợi từ 3 đến 6 tháng, cá biệt có một số mẫu lên tới cả năm mà không có gì chắc chắn.
Từ việc thiếu xe giao khách, nhiều đại lý đã tranh thủ “bán bia kèm lạc” hoặc thậm chí không cần “lạc” mà tuyên bố bán “chênh” từ hàng chục tới cả trăm triệu đồng, nếu khách muốn lấy xe sớm. Điển hình như các mẫu xe mới ra mắt là Hyundai Tucson, SantaFe, Toyota Raize, Ford Explore...
Mặc dù thị trường đang diễn ra ở khía cạnh “méo mó” nhưng cũng nhờ vậy mà những mẫu xe vốn bán chậm đã được hưởng “sái” từ các đối thủ đang khan xe. Điển hình như mẫu Mitsubishi Outlander bất ngờ bán được tới 701 xe trong tháng 3, trong khi các tháng trước đó chỉ bán trên dưới 100 xe. Hay Honda City vọt lên 1.744, tiếp tục duy trì doanh số tốt nhờ các mẫu xe tương đương giá như Toyota Raize, Kia Sonet thiếu xe giao khách.
Dựa trên kết quả bán hàng từ VAMA và hai nhà phân phối TC Group, Vinfast, bức tranh thị trường ô tô tháng 3 hết sức sáng sủa với ngôi vị thương hiệu xe du lịch dẫn đầu tiếp tục là Toyota (bán 7.977 xe), vị trí số 2 thuộc về Hyundai với 7.069 xe. Kia đứng ở vị trí số 3 là 6.238 xe, vị trí số 4 là Mitsubishi với 3.675 xe và Honda ở vị trí số 4 với 3.604 xe.
Dự báo thị trường ô tô Việt Nam sẽ tiếp tục có 2 tháng cao điểm mua xe là tháng 4 và 5 tới đây nhờ dư âm của chính sách giảm 50% lệ phí trước bạ cho xe lắp ráp trong nước sẽ kết thúc vào ngày cuối cùng tháng 5/2022. Bên cạnh đó, tình hình thị trường khan nguồn cung xe chắc chắn sẽ góp phần tạo nên sức mua tăng trưởng mạnh mẽ, bất chấp nhiều khách hàng tuyên bố không chịu thỏa hiệp mua xe bị “chênh” thêm tiền.
Đình Quý
Bạn có góc nhìn (hoặc có trải nghiệm) nào về vấn đề trên? Hãy chia sẻ bài viết về Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
" alt=""/>Ô tô Việt bán đắt hàng kỷ lục dù giá xe tăng vù vùSáng nay, TAND tỉnh Nghệ An đã đưa ra xét xử sơ thẩm vụ án “Chồng tưới xăng đốt vợ con”. Bị cáo là Trần Văn Giang (26 tuổi, trú tại xã Nam Thanh, huyện Nam Đàn, Nghệ An).
Bị cáo tại tòa. |
Theo cáo trạng, vào khoảng 18h40 ngày 27/7/2015, sau khi đi uống rượu về nhà ở xóm 5B, xã Nam Thanh (huyện Nam Đàn), Giang cãi nhau với vợ. Do không làm chủ được, Giang đã dùng xăng tưới vào vợ là chị Nguyễn Thị Oanh Đàm (22 tuổi) và con trai Trần Văn Đoàn (9 tháng tuổi) rồi châm lửa đốt.
Nghe tiếng kêu cứu của chị Đàm, nhiều người hàng xóm chạy sang. Mặc dù được đưa đi cấp cứu nhưng bé Đoàn tử vong ngay sau đó. Riêng chị Đàm cũng tử vong sau 3 ngày nhập viện.
Tại phiên tòa, Giang tỏ ra ân hận về hành vi của mình và cho rằng, thần kinh lúc uống rượu bia không ổn định, không kiềm chế được hành vi và gây hậu quả nghiêm trọng với vợ con.
Theo kết quả giám định của Viện Pháp Y Quốc gia, trước khi phạm tội và thời điểm giám định pháp y, Giang có biểu hiện rối loạn nhân cách và hành vi do sử dụng bia rượu.
Sau khi xem xét, HĐXX tuyên phạt Trần Văn Giang 20 năm tù về tội “Giết người”.
Văn Bình
Nước về ĐBSCL không phải do Trung Quốc xả đập" alt=""/>Nhậu say bị phàn nàn, tưới xăng đốt chết vợ conNgay cả đối với nhà ở xã hội, hiện diễn ra thực trạng người có nhu cầu không thể mua do thủ tục phức tạp và tình trạng đầu cơ, chênh giá rất lớn giữa giá bán chủ đầu tư đăng ký với Nhà nước và giá bán thực tế.
Cơ quan này đề nghị Chính phủ thanh tra toàn diện công tác phát triển nhà ở xã hội những năm qua để có giải pháp hiệu quả; nghiên cứu có biện pháp mạnh đối với vi phạm chính sách pháp luật về nhà ở xã hội.
Cùng với quá trình tăng giá đột biến của căn hộ chung cư, giá đất nền tại các quận nội thành và ven đô Hà Nội đã có dấu hiệu tăng nhanh trở lại, nhất là đối với các huyện có thông tin lên quận.
Đặc biệt, loạt phiên đấu giá tại các huyện ven Hà Nội gây xôn xao thị trường. Một số cuộc thu hút hàng nghìn hồ sơ tham dự, gấp hơn chục lần số lô đất được bán ra và trúng đấu giá cũng gấp hàng chục lần giá khởi điểm. Tuy nhiên, diễn ra tình trạng “bỏ cọc” sau khi trúng đấu giá tác động tiêu cực đến mặt bằng giá và thị trường nhà ở.
Tình trạng lũng đoạn, thổi giá, tạo sóng, đầu cơ đất đai đẩy giá đất lên cao khiến cho việc mua bán hầu như chỉ diễn ra trong giới đầu cơ. Có ý kiến cho rằng, ở nhiều vùng ngoại thành của các thành phố lớn, tỷ lệ lấp đầy sau “phân lô, bán nền” chỉ là 5%; nghĩa là sau nhiều năm thực hiện phân lô, bán nền 100 lô đất, chỉ có 5 lô được sử dụng (xây nhà), còn 95 lô còn lại bỏ hoang, gây lãng phí nguồn lực xã hội.
Vấn đề tồn kho bất động sản dở dang cũng rất đáng được quan tâm khi hàng nghìn căn nhà bị bỏ hoang hàng chục năm qua với tổng giá trị rất lớn; nhiều khu đô mới tỷ lệ số căn hộ được sử dụng thấp. Trong khi đó, người có nhu cầu mua nhà ở, đất ở thực sự đang phải trả một khoản tiền lớn cho giới đầu cơ.
Đây là những vấn đề có thể để lại hậu quả xấu đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Vì vậy, có ý kiến cho rằng, đã đến lúc cần xác định đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt của xã hội, thay vì là hàng hóa mua đi bán lại kiếm lời; từ đó có các giải pháp hữu hiệu giải quyết triệt để thực trạng nêu trên.
" alt=""/>Phân lô bán nền 100 lô thì 95% là bỏ hoang?