Theo yêu cầu của Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM (HoSE), Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu An Giang (Angimex - mã chứng khoán: AGM) đã có công văn gửi cơ quan quản lý công bố thông tin về việc giá cổ phiếu AGM tăng trần 5 phiên liên tiếp từ ngày 10/9 đến 16/9.
Tại văn bản trên Angimex cho hay, hiện nay, theo tình hình thị trường, xuất khẩu gạo của Việt Nam vẫn thuận lợi do nhu cầu nhập khẩu từ các khách hàng truyền thống tăng lên. Tuy nhiên, việc Ấn Độ đang xem xét nới lỏng chính sách xuất khẩu gạo đang được xem là yếu tố có thể khiến thị trường xuất khẩu gạo cuối năm 2024 có nhiều biến động.
Diễn biến giá AGM trong một tháng qua (Nguồn: Tradingview).
Bên cạnh đó, công ty cho rằng, siêu bão Yagi đã gây thiệt hại nặng cho các loại cây trồng chủ lực như lúa, ngô tại các tỉnh miền Bắc. "Nguy cơ thiếu hụt lương thực dẫn đến biến động tăng giá trong nước có thể đã làm gia tăng kỳ vọng của nhà đầu tư", theo Angimex.
Công ty cũng khẳng định, giá cổ phiếu AGM tăng trần 5 phiên liên tiếp do cung cầu trên thị trường chứng khoán. Các quyết định giao dịch của nhà đầu tư đối với cổ phiếu AGM nằm ngoài tầm kiểm soát của công ty. Công ty không có sự tác động nào đến giá giao dịch của cổ phiếu AGM trên thị trường chứng khoán.
Trước đó, HoSE cho biết, qua công tác giám sát giao dịch cổ phiếu AGM, HoSE nhận thấy giá cổ phiếu tăng trần 5 phiên liên tiếp từ ngày 10/9 đến ngày 16/9. Căn cứ, Thông tư 96/2020 của Bộ Tài chính và công văn của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) tháng 5/2022, HoSE đề nghị AGM thực hiện công bố thông tin theo quy định.
Trên thị trường chứng khoán phiên 17/9, cổ phiếu AGM tiếp tục "cháy hàng". Mã này tăng trần lên 4.230 đồng/cổ phiếu, khớp lệnh đạt 143.000 đơn vị trong khi dư mua giá trần 496.400 đơn vị, ghi nhận phiên thứ 6 liên tiếp mã này tăng trần. Trên thị trường chứng khoán, các mã cổ phiếu dưới 10.000 đồng được nhà đầu tư gọi là cổ phiếu "trà đá".
Tính trong 6 phiên tăng trần vừa qua, thị giá AGM đã tăng tổng cộng 48,42%. Đáng nói là AGM đang thuộc diện bị kiểm soát do lỗ lũy kế vượt quá vốn điều lệ thực góp.
Theo báo cáo bán niên soát xét, tại ngày 30/6, Angimex có lỗ lũy kế 264,3 tỷ đồng. Trong khi đó, vốn điều lệ của công ty là 182 tỷ đồng.
Angimex từng được mệnh danh là "vua gạo" và nằm trong hệ sinh thái Louis Holdings của ông Đỗ Thành Nhân, người đã bị bắt vì tội thao túng thị trường chứng khoán.
" alt=""/>Một cổ phiếu "trà đá" tăng gần 50% trong 6 phiên liên tục do bão Yagi?Tổng công ty đang duy trì tất cả các phương án đóng kết mạch vòng trung thế, vận hành hiệu quả 100% trạm biến áp 110kV theo mô hình không người trực, điều khiển từ xa, 100% lưới điện trung thế có chức năng Mini SCADA (hệ thống giám sát điều khiển và thu thập dữ liệu) và triển khai chức năng vận hành tự động cho 100% lưới điện trung thế công cộng. Tỷ lệ thao tác từ xa lưới điện thành công trên 99%.
Kết quả thực hiện các chỉ số về độ tin cậy cung cấp điện của lưới điện phân phối trong 10 tháng cho thấy SAIFI (số lần mất điện bình quân của khách hàng) là 0,22 lần; SAIDI (thời gian mất điện bình quân của khách hàng) là 18,75 phút.
Trong 10 tháng, tổng công ty đã tiết kiệm 622,35 triệu kWh, hoàn tất ký cam kết tiết kiệm điện theo Chỉ thị 20 với 1.882 khách hàng lớn (tiêu thụ điện từ 1 triệu kWh/năm trở lên).
Sản lượng cấp điện tháng 10 của EVNHCMC đạt gần 2.605 triệu kWh (Ảnh: EVNHCMC).
Ngoài tiếp tục thực hiện Chỉ thị 20, EVNHCMC cho biết sẽ phối hợp với các sở, ban ngành để nâng cao nhận thức và hành động của các tổ chức, doanh nghiệp, hộ gia đình về sử dụng điện tiết kiệm hiệu quả. Tổng công ty cũng đã có kiến nghị với UBND TPHCM và Sở Công Thương các giải pháp cấp bách nhằm tăng cường tiết kiệm điện trong cao điểm mùa khô năm 2024.
" alt=""/>Sản lượng cấp điện tháng 10 của EVNHCMC đạt gần 2.605 triệu kWh