Ngoại Hạng Anh

'Hệ thống nhặt rác biển thông minh' của sinh viên Đà Nẵng

字号+ 作者:NEWS 来源:Kinh doanh 2025-03-29 21:59:08 我要评论(0)

Hệ thống nhặt rác biển này do Lê Trường Lâm cùng 3 bạn khác là Trương Lê Lợi (Khoa Cơ khí),ệthốngnhặbảng xếp hạng bóng đá vô địch quốc gia việt nambảng xếp hạng bóng đá vô địch quốc gia việt nam、、

Hệ thống nhặt rác biển này do Lê Trường Lâm cùng 3 bạn khác là Trương Lê Lợi (Khoa Cơ khí),ệthốngnhặtrácbiểnthôngminhcủasinhviênĐàNẵbảng xếp hạng bóng đá vô địch quốc gia việt nam Trịnh Thanh Phú (Khoa Công nghệ thông tin), Nguyễn Hưng Thịnh (Khoa Điện) và giảng viên hướng dẫn TS. Nguyễn Thị Anh Thư (Khoa Công nghệ tiên tiến) của Trường ĐH Bách khoa - ĐH Đà Nẵng thực hiện.

{ keywords}
 
{ keywords}
Quá trình tạo ra sản phẩm

Máy có kích thước vừa phải, với chiều dài 140 cm, rộng 60 cm, cao 45 cm, khối lượng 50kg. Máy có phần băng chuyền vớt rác, cơ cấu phân loại rác tái chế và không tái chế được, khối cảm biến dùng để đo các thông số chất lượng nước" - Lâm giải thích các bộ phận của máy.

Bên cạnh đó, có những bộ phận đặc biệt được cậu sinh viên này nêu ra như: Raspberry + camera (sử dụng để nhận diện và xác định vị trí của rác thải nhựa), App giám sát (định vị phạm vi hoạt động của máy, nhận thông số từ khối cảm biến).

{ keywords}
Hệ thống nhặt rác biển thông minh được hoàn thành

Máy hoạt động trên một điều hướng nhất định. Khi khởi động, máy sẽ xác định và định vị rác thải trên bề mặt nước qua hệ thống camera.

Tiếp theo, máy sẽ tự động điều hướng di chuyển để tiếp cận đến vật thể. Khi khoảng cách đã đủ gần, máy kích hoạt động cơ quay băng chuyền để vớt rác và đưa rác vào khu vực phân loại.

Sau đó rác được tập trung và phân loại thành 2 nhóm: Rác tái chế được và rác không tái chế được.

Đồng thời, khối cảm biến sẽ đo các thông số của nước tại vị trí hiện tại và cập nhật đến ứng dụng giám sát. Quy trình này lặp lại liên tục cho đến khi máy không còn nhận diện thấy rác nữa.

“Máy được nạp nhiên liệu bằng bình ắc quy. Bên cạnh đó, hệ thống sẽ tự động nhờ các tính năng thông minh được thiết kế sẵn mà không cần phụ thuộc quá nhiều vào con người” - Lâm chia sẻ thêm phần tự động của máy.

Phần thưởng xứng đáng cho ý tưởng độc đáo

Với dự án “Hệ thống nhặt rác biển thông minh”, nhóm sinh viên này vừa đoạt giải “Trình bày xuất sắc nhất” tại Cuộc thi Đổi mới sáng tạo kỹ thuật eProjects 2020, tổ chức tại TP.HCM. Đây là một trong 3 giải thưởng cao nhất của cuộc thi.

{ keywords}
Nhóm thuyết trình tại TP.HCM

Chia sẻ về dự án, nhóm trưởng tâm sự: “Cả nhóm đã trải qua nhiều vướng mắc trong quá trình sản xuất. Đặc biệt, là quá trình thử nghiệm rất khó khăn vì mô hình khá lớn dẫn tới bất tiện khi vận chuyển. Hơn nữa, ảnh hưởng của dịch Covid-19 khiến thời điểm bắt đầu khá trễ”.

{ keywords}
Nhóm nhận giải thưởng “Trình bày xuất sắc nhất” tại cuộc thi

Tiến sĩ Nguyễn Thị Anh Thư - giảng viên hướng dẫn dự án - cho biết “Ý nghĩa thực tiễn của sản phẩm là thu gom rác tự động góp phần làm trong sạch môi trường nước, tiết kiệm năng lượng và phân loại rác. Ngoài ra, đây còn là sản phẩm của sự kết hợp kiến thức, kỹ năng của các sinh viên đến từ nhiều ngành khác nhau. Các em thực hiện dự án với sự đam mê và sáng tạo, biết vận dụng thế mạnh về kiến thức của ngành và kết hợp lại với nhau để tạo ra sản phẩm. Đó chính là đặc trưng của tính liên ngành trong mô hình dạy học qua dự án”.

Được biết, trong thời gian tới, nhóm sẽ tiếp tục phối hợp với các chuyên gia để hoàn thiện và đưa sản phẩm ra ứng dụng thực tế.

Công Sáng

Học sinh Hà Nội tái chế lõi ngô, bán 34 tấn trong 2 tháng

Học sinh Hà Nội tái chế lõi ngô, bán 34 tấn trong 2 tháng

Từ lõi ngô bỏ đi, nhóm 7 học sinh tuổi từ 13-16 ở Hà Nội đã tái chế thành sản phẩm hữu ích phục vụ cho trồng trọt, chăn nuôi, thậm chí xuất khẩu.

1.本站遵循行业规范,任何转载的稿件都会明确标注作者和来源;2.本站的原创文章,请转载时务必注明文章作者和来源,不尊重原创的行为我们将追究责任;3.作者投稿可能会经我们编辑修改或补充。

相关文章
网友点评
精彩导读
BĐS hạng sang phải nâng tầm hạnh phúc khách hàng

- Là người có kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực thiết kế, theo ông, một dự án sang trọng được định nghĩa như thế nào?

Sản phẩm BĐS hạng sang không đơn thuần được định nghĩa bằng các tiêu chí, công thức cụ thể hay những hạng mục bàn giao được quan sát bằng mắt thường. Sự sang trọng phải được cảm nhận bằng tất cả các giác quan, chứ không chỉ dừng lại ở thị giác. Yếu tố sang trọng toát lên trong từng chi tiết nhỏ của thiết kế, không chỉ đem lại sự thoải mái, an toàn mà còn độc đáo. Sự sang trọng cũng đến từ mùi hương thoang thoảng trong không gian sống với hương vị tinh tế vừa đủ. Suy cho cùng, đích đến cuối cùng của sự sang trọng trong một dự án BĐS vẫn là phải nâng tầm hạnh phúc của khách hàng.

{keywords}
 

- Được biết, trước khi đến Việt Nam, ông đã có 10 năm kinh nghiệm làm việc tại Dubai. Ông đánh giá như thế nào về BĐS hạng sang ở Dubai và Việt Nam?

Tại Dubai, phân khúc BĐS hạng sang có thời gian phát triển sớm hơn và hiện đạt đến mức độ bão hòa. Cũng bởi vậy, các chủ đầu tư tại đây có sự cạnh tranh gay gắt bằng việc không ngừng nâng tầm mức độ sang trọng của sản phẩm để thu hút sự chú ý của khách hàng nhiều hơn.

Còn ở Việt Nam, BĐS hạng sang còn rộng đất sáng tạo vì chưa được khai thác nhiều, đồng thời thị trường cũng có những nguồn lực tốt để phân khúc này phát triển nhanh chóng. Chúng tôi dự đoán, BĐS sang trọng ở Việt Nam sẽ sớm bắt kịp các tiêu chuẩn quốc tế và sánh ngang với những thành phố lớn trên thế giới.

Masterise Homes đem khác biệt đến dự án

- Là giám đốc khối thiết kế của Masterise Homes, ông có thể chia sẻ, Masterise Homes theo đuổi triết lý nào trong thiết kế sản phẩm BĐS sang trọng?

Trong quá trình thiết kế dự án, yếu tố độc đáo và dễ nhận biết được Masterise Homes đặt lên hàng đầu. Đồng thời, chúng tôi không ngừng điều chỉnh cũng như phát triển bản sắc riêng đó, để trở thành đơn vị dẫn đầu trong thiết kế BĐS với việc tạo dựng được phong cách, cá tính riêng.

Triết lý thiết kế của Masterise Homes dù trong bối cảnh nào cũng đều xoay quanh nhu cầu của khách hàng. Masterise Homes định vị trở thành nhà phát triển BĐS lấy khách hàng làm trọng tâm. Bởi vậy, trong quá trình kiến tạo các dự án, chúng tôi luôn tìm cách gia tăng giá trị cho sản phẩm, nâng tầm phong cách sống cho người mua nhà, làm sao tạo cho cư dân cảm thấy tiện lợi hơn mà vẫn duy trì được những chuẩn mực sống chất lượng cao.

Masterise Homes cũng phân loại thiết kế theo từng phân khúc sản phẩm để tạo sự khác biệt. Đồng thời, ở mỗi dự án Masterise Homes đưa ra các phương án thiết kế riêng, để mỗi sản phẩm là độc đáo và duy nhất. Thiết kế phải tận dụng cả lợi thế vị trí dự án đồng thời phù hợp với định vị thị trường mà Masterise Homes muốn hướng tới.

{keywords}
 

- Vì sao Masterise Homes hướng đến những tiêu chuẩn quốc tế? Và tiêu chuẩn đó tạo nên khác biệt gì so với các dự án cùng phân khúc tại Việt Nam?

Như tôi đã nói, chúng tôi tin rằng, thị trường BĐS hạng sang tại Việt Nam đang có nhu cầu lớn. Vì thế, Masterise Homes đã đưa các tiêu chuẩn quốc tế vào từng dự án, đặt tâm huyết vào mỗi sản phẩm và kiểm soát để bản thiết kế đó được thực thi một cách tối ưu.

Với Masterise Homes, tiêu chuẩn quốc tế không phải là một khẩu hiệu để chúng tôi tự nâng cao sản phẩm. Việc xác lập các giá trị mới theo tiêu chuẩn quốc tế có nghĩa là chúng tôi đem về thị trường Việt Nam các nguyên tắc xây dựng theo tiêu chuẩn tốt nhất thế giới. Điều đó cũng đồng nghĩa, Masterise Homes sẽ đem đến những nguyên tắc thiết kế đã được thử nghiệm thành công trên thế giới, ứng dụng cho các sản phẩm tại Việt Nam, để tạo nên các giá trị khác biệt.

{keywords}
 

- Để đưa các tiêu chuẩn thiết kế quốc tế về Việt Nam, chiến lược Masterise Homes là gì, thưa ông?

Để thực hiện chiến lược đó, chúng tôi quy tụ đội ngũ nhân sự chuyên nghiệp, đến từ nhiều quốc gia khác nhau và cũng có nhiều kinh nghiệm khác nhau. Đó cũng chính là cầu nối giúp chúng tôi đánh giá và cân bằng sao cho phù hợp khi đem tiêu chuẩn thiết kế thế giới về thị trường Việt Nam.

Với lợi thế lớn về nguồn lực con người, cộng với việc hợp tác với những công ty hàng đầu về thiết kế trên thế giới, sản phẩm của Masterise Homes là kết quả của một quá trình thiết kế chỉn chu, để mang lại những sản phẩm mà trước đó chưa từng xuất hiện trước đó tại thị trường Việt Nam.

Đối tác thiết kế cũng được Masterise Homes chọn lựa cẩn thận, dựa trên một danh sách dài về các tiêu chí và quy trình thẩm định nội bộ khắt khe. Chúng tôi liên tục tìm kiếm các chuyên gia tư vấn có trình độ cao, mang lại sự tinh tế trong thiết kế, đồng thời cũng phải có thành tựu đã được chứng minh ở các dự án đẳng cấp quốc tế.

{keywords}
 

- Người châu Á luôn muốn đan xen yếu tố phong thuỷ trong thiết kế nhà ở. Masterise Homes sẽ áp dụng yếu tố phong thủy khi phát triển dự án ra sao thưa ông?

Sự kết hợp hài hòa giữa thiết kế tiêu chuẩn quốc tế và phong tục của người Việt Nam để tạo nên một cách sống thuận tiện là một trong những nhiệm vụ quan trọng của chúng tôi. Phong thủy là cách phối hợp sao cho những nguồn năng lượng trong môi trường sống sẽ giúp cá nhân mỗi người thấy tốt hơn. Trong quá trình phát triển dự án, Masterise Homes luôn xem phong thủy là một khía cạnh không thể thiếu, bổ sung cho thiết kế và làm cho thiết kế mang đậm giá trị nghệ thuật và được cộng đồng lựa chọn.

Ngân Quỳnh (Thực hiện)

" alt="Bất động sản hạng sang phải nâng tầm hạnh phúc của khách hàng" width="90" height="59"/>

Bất động sản hạng sang phải nâng tầm hạnh phúc của khách hàng

Ngày 18/5/2018, Bộ TT&TT tổ chức tọa đàm Xây dựng quy tắc ứng xử trên mạng xã hội vì một môi trường lành mạnh tại Việt Nam. Hiện nay, mạng xã hội là một trong những xu hướng truyền thông phát triển nhanh nhất trên thế giới. Riêng tại Việt Nam, với dân số đông (đứng thứ 14 trên thế giới với xấp xỉ 93,6 triệu dân), trong đó tỉ lệ đô thị hóa là 31%, trong những năm gần đây, Internet nói chung, mạng xã hội nói riêng đã thực sự bùng nổ.

Theo báo cáo mới nhất năm 2018 của tổ chức We are Social, số người sử dụng mạng xã hội tại Việt Nam đạt khoảng 55 triệu người (chiếm tỉ lệ 57% dân số), trong đó lượng người sử dụng mạng xã hội qua điện thoại di động là 50 triệu người. Thời lượng sử dụng Internet và mạng xã hội trong 1 ngày của người sử dụng Việt Nam đạt tương ứng khoảng 7 giờ và 2,5 giờ. Facebook và YouTube là những trang được sử dụng nhiều nhất, với tỷ lệ là 61% và 59%.

Bên cạnh những mặt tích cực không thể phủ nhận trong đời sống xã hội hiện đại, mạng xã hội cũng có những mặt trái. Ở Việt Nam, mạng xã hội phát triển với các tính năng hỗ trợ chia sẻ, kết nối thông tin nhanh khiến cho hành vi nói xấu, bôi nhọ hay tin giả xuất hiện tràn lan trên mạng xã hội phổ biến như Facebook, Twitter, YouTube. Rất nhiều thông tin nói xấu, bôi nhọ, phỉ báng gây tổn hại nghiêm trọng uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân, gây tổn hại về kinh tế, thương hiệu doanh nghiệp Việt Nam và gây hoài nghi, hoang mang trong dư luận xã hội. Thực tế các hành vi này vẫn tồn tại trong cuộc sống dưới nhiều hình thức khác nhau, tuy nhiên nhờ các tính năng thông minh của các mạng xã hội như Facebook, YouTube mà tình trạng này trở nên phổ biến hơn. Theo khảo sát của Chương trình nghiên cứu Internet và Xã hội (VPIS) cho thấy, các trường hợp phát ngôn gây thù ghét của người sử dụng mạng xã hội tại Việt Nam thể hiện tập trung: Nói xấu, phỉ báng (61,7%); vu khống, bịa đặt thông tin (46,6%); kỳ thị dân tộc (37,01%); kỳ thị giới tính (29,03%); kỳ thị khuyết tật (21,76%); kỳ thị tôn giáo (15,09%)…

Các hành vi này thực tế đã được điều chỉnh ở rất nhiều các văn bản khác như Hiến pháp, Luật Dân sự, Luật Hình sự, Luật Cạnh tranh, Luật Thương mại điện tử, Luật Quảng cáo, Luật Công nghệ thông tin, Luật Viễn thông, Luật An toàn thông tin và các văn bản hướng dẫn. Chế tài xử phạt cũng tương đối đầy đủ và thực tế trong thời gian qua, đã có nhiều trường hợp cá nhân bị xử lý vì các hành vi này. Tuy nhiên, số lượng vụ việc được xử lý theo pháp luật còn rất hạn chế so với thực tế vi phạm, hơn nữa kể cả khi đã bị xử lý thì người bị hại cũng phải chịu các tổn thất nặng nề về mặt vật chất, tinh thần. Vì vậy, Bộ Thông tin và Truyền thông nhận thấy bên cạnh việc điều chỉnh bằng hệ thống các quy định pháp luật thì rất cần phải có một khuôn khổ thể chế “mềm” dựa trên nguyên tắc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân tham gia, tạo sự đồng thuận của cộng đồng mạng cùng chung tay xây dựng một môi trường xã hội lành mạnh, tích cực, đem lại lợi ích cho cộng đồng. Việc xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử trên mạng xã hội, với nội dung cốt lõi là những chuẩn mực đạo đức về hành vi, ứng xử trên mạng xã hội là rất cần thiết với bối cảnh hiện nay.

" alt="'Quy tắc ứng xử trên mạng xã hội' được đặt lên bàn nghị sự" width="90" height="59"/>

'Quy tắc ứng xử trên mạng xã hội' được đặt lên bàn nghị sự

Phải nói ngay rằng bản chất các ông lớn của ngành thương mại điện tử (TMĐT) như Alibaba, Amazon, eBay, Lazada, Jomashop,... không phải là bên bán hàng họ trực tiếp sản xuất ra, mà thực chất họ chỉ là bên trung gian cho thuê gian hàng và thu phí của người bán, mức phí này được tính dựa trên việc vận hành hệ thống logistic cũng như quy mô/khả năng kết nối giữa bên bán hàng và người mua hàng.

Nói dễ hiểu hơn, hầu hết mô hình các công ty TMĐT sẽ giống như một ban quản lý chợ, cung cấp các gian hàng cho thuê và thu phí người bán. Trong khi đó người mua và người bán phải tự chịu trách nhiệm về thương hiệu, chất lượng, xuất xứ và giá cả của hàng hóa. Tuy nhiên, cũng như việc một cái chợ mà để lọt nhiều gian hàng bán hàng nhập lậu, hàng nhái, kém chất lượng và người dân cũng hay rỉ tai nhau "đừng mua hàng ở chợ đó", thì chợ online cũng sẽ "mang tiếng" nếu để tình trạng hàng kém chất lượng tràn lan, ảnh hưởng tới chính uy tín của website.

Với các nhu cầu và tiêu chí khác nhau, dần dần các công ty TMĐT phát triển theo ba mô hình/nhóm hoạt động, bao gồm:

1. Công ty TMĐT đứng ra gom hàng và trực tiếp bán hàng (Amazon, Tiki,... có hình thức này)

2. Cho nhà sản xuất/phân phối ký gửi kho hàng (Amazon, Leflair, Lazada, Tiki, Jomashop,..)

3. Cho phép bên bán hàng (công ty hoặc cá nhân) mở gian hàng và đăng bán trực tiếp (Alibaba và Shopee chỉ có loại hình này, Lazada có loại hình này)

Qua mô hình trên có thể thấy chỉ có mô hình đầu tiên (số 1) là công ty TMĐT có thể kiểm soát gần như hoàn toàn chất lượng hàng hóa đầu vào, qua đó đảm bảo được chất lượng hàng hóa đầu ra (bán cho khách hàng). Tuy nhiên, mô hình này đòi hỏi doanh nghiệp phải có ngân sách lớn, lượng khách hàng lớn (để tiêu thụ sản phẩm, tránh tồn kho), kho bãi lớn và nhân lực dồi dào. Nhược điểm của mô hình này là sẽ hạn chế về sự đa dạng hàng hóa, do vậy ít có doanh nghiệp hoạt động 100% theo mô hình này. Đó cũng là lý do bạn sẽ thấy hàng hóa/mẫu mã sản phẩm ở Tiki thường không phong phú bằng Lazada hay Shopee, Adayroi...

Còn mô hình thứ 2 không thực sự đảm bảo như mô hình đầu tiên nhưng nhưng vẫn có sự giám sát của doanh nghiệp TMĐT do họ là đơn vị nhập và lưu kho, chưa kể do tính chất hợp tác (thường là dài hạn) giữa bên bán và sàn TMĐT nên thường có độ uy tín khá cao. Mô hình này được nhiều sàn TMĐT lựa chọn do không phải bỏ vốn ban đầu để gom hàng và cũng không lo tồn kho như mô hình đầu tiên. Amazon là đơn vị hoạt động theo mô hình thứ (1) và thứ (2) nên hàng hóa có sự đảm bảo tốt hơn những gì mà Alibaba hay Lazada đang cung cấp.

Trong khi đó, mô hình thứ 3 là mô hình tốn ít chi phí vận hành nhất cho các sàn TMĐT do họ chỉ đứng ra cho thuê gian hàng để bên bán hàng đứng ra trực tiếp bán cho người mua, không tốn bất cứ chi phí nào về kho bãi/lưu kho, kiểm soát đầu vào. Lúc này sàn TMĐT chỉ đứng vai trò trung gian và vận hành logistic, qua đó thu phí từ bên bán hàng. Tuy nhiên, mô hình này bộc lộ rõ điểm yếu lớn nhất là không kiểm soát được độ uy tín cũng như chất lượng hàng hóa đầu vào và đầu ra của bên bán. 

Hàng nhái bày bán tràn lan trên Lazada trước dịp khuyến mãi (ảnh chụp màn hình ngày 8/5/2018) 

Nhìn ra thế giới, không ít báo chí trong và ngoài nước coi Alibaba (hiện là công ty mẹ của Lazada Vietnam) như là một chợ hàng giả lớn nhất thế giới và CEO Jack Ma là "trùm bán hàng giả". Thực ra điều này cũng không quá sai nhưng liệu đây là do bản chất của hình thức chợ bán hàng online này hay là vấn đề của chính doanh nghiệp? 

Lazada đang hoạt động theo mô hình thứ (2) và thứ (3), tức là ký gửi và cho thuê gian hàng, nên về một góc độ nào đó . Họ đóng vai trò sàn giao dịch TMĐT, đứng ra làm trung gian cho bên bán và bên mua (B2C). Nói cách khác, Lazada không phải là thủ phạm trực tiếp trong việc bán hàng giả, hàng nhái hay hàng thiếu chất lượng.

Có mô hình tương tự với Lazada, vào tháng 5/2016, Alibaba đã bị tổ chức chống hàng giả quốc tế IACC khai trừ vì "nỗ lực chống hàng giả của họ chưa đủ lớn", buộc Alibaba sau đó phải tăng cường kiểm soát các gian bán hàng hiệu trên chợ của mình, yêu cầu người bán phải chứng minh xuất xứ hàng hóa. 

Như vậy, không thể phủ nhận trách nhiệm của Lazada và các trang TMĐT trong vấn đề hàng giả, hàng nhái. Có thể nói, trách nhiệm chính xác của Lazada trong các vụ việc hàng giả như VnReview đã đề cập chính là , nói theo quy phạm là họ có "nỗ lực chưa đủ lớn để chống hàng giả bày bán trên chợ Lazada", chứ không phải họ bán hàng giả. Đó là thứ mà người mua cần phân biệt khi có tranh chấp thương mại xảy ra.

Chỉ có bán hàng lưu kho mới giúp Lazada kiểm soát được chất lượng hàng hóa

Có thể nói, số lượng các cửa hàng cũng như người bán trên Lazada ngày càng đông, cộng với thói quen kinh doanh chộp giật của không ít người Việt sẽ càng gây khó khăn cho nỗ lực chống hàng nhái hàng giả của các chợ TMĐT như Lazada, Shopee hay Adayroi. Trừ khi họ hoạt động theo mô hình lưu kho như Tiki, nhưng cái giá phải trả là sự đa dạng về mẫu mã và chủng loại hàng hóa - thứ làm nên thành công của Lazada.

Do vậy, có thể nói việc chống hàng giả hàng nhái trên các trang TMĐT là vô cùng khó khăn. Bản thân chống hàng giả tại các chợ/siêu thị vật lý đã khó, việc này ở các chợ TMĐT trực tuyến càng khó khăn gấp bội khi lượng hàng hóa, số lượng gian hàng và chủng loại mặt hàng không dừng ở mức con số hàng ngàn. Điều này đòi hỏi các nhà quản lý cũng như bản thân các sàn TMĐT phải sớm đưa ra các công cụ/điều khoản hiệu quả và chặt chẽ hơn.

Không thể phủ nhận bản thân Lazada đã có những nỗ lực nhất định khi tung ra công cụ phản hồi/đánh giá với cửa hàng, nhưng có vẻ như công cụ này không thực sự hiệu quả và bản thân việc "cởi mở" thu nạp các gian hàng đã phần nào làm giảm khả năng kiểm soát chất lượng gian hàng của họ. Do hạn chế về nhân sự và quản lý, nên hầu hết các phản ứng/xử lý của Lazada hiện nay mới chỉ dừng ở việc "sự đã rồi", tức là sau khi có phản hồi họ mới tạm đóng băng gian hàng/mặt hàng như vụ việc vừa phản hồi với VnReview, thay vì chủ động truy lùng các gian hàng giả. Có lẽ đã đến lúc đưa ra các công cụ quản lý tự động sử dụng trí thông minh nhân tạo để hỗ trợ yếu tố con người trong việc kiểm soát các gian hàng trên chợ TMĐT.

Tuy vậy, ngoài Lazada thì yếu tố con người và bản thân các nhà bán hàng trên sàn TMĐT này đóng vai trò quan trọng. Bởi chính họ là những người có trách nhiệm trực tiếp với khách hàng của mình. Chính các hành động vô trách nhiệm để kiếm lợi bất chấp uy tín của họ đã gián tiếp làm suy giảm niềm tin vào các hoạt động TMĐT tại Việt Nam, cũng như sàn giao dịch mà họ đang tham gia bày bán. Nói cách khác, trong khi tìm cách lừa đảo người mua thì chính các nhà bán hàng đã tự làm khó mình, tự kìm hãm sự phát triển của thanh toán online cũng như TMĐT ở trong nước.

" alt="Vì sao khó chống triệt để hàng giả, hàng nhái trên Lazada?" width="90" height="59"/>

Vì sao khó chống triệt để hàng giả, hàng nhái trên Lazada?

{keywords}Sự kết hợp giữa livestream và thương mại điện tử đang là một xu hướng mới trong nền kinh tế số. 

Mỗi ngày, tại Việt Nam hiện có khoảng 70.000 - 80.000 phiên livestream bán hàng. Phần lớn các phiên livestream này diễn ra trên nền tảng mạng xã hội Facebook. Một phần nhỏ trong số đó (khoảng 2.000 - 3.000 phiên) diễn ra trên các nền tảng điện tử như Shopee Live, Tike Live, Lazada, Sendo,... 

Theo ông Phạm Ngọc Duy Liêm - Co-Founder GoStream (một đơn vị cung cấp nền tảng livestream chuyên nghiệp tại Việt Nam), từ đầu năm tới nay, do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, lượng người làm livestream tại Việt Nam đã tăng trưởng vượt bậc. 

Nếu chỉ tính trên nền tảng GoStream, trong đại dịch Covid-19, lượng người livestream tại đây đã tăng gấp đôi so với khoảng thời gian trước đó. Lượng người livestream tại Việt Nam được dự đoán sẽ còn tiếp tục tăng trưởng trong thời gian tới, đặc biệt với tình hình diễn biến phức tạp của đại dịch. 

{keywords}
Ông Phạm Ngọc Duy Liêm - Co-Founder GoStream.

Chia sẻ về thu nhập của những người làm livestream, ông Phạm Ngọc Duy Liêm cho biết, tại Quảng Châu (Trung Quốc), một hot streamer cỡ trung có thể kiếm được khoảng 700 triệu/tháng nhờ bán hàng qua mạng. 

Mức sống cơ bản tại thành phố này gấp khoảng 2 lần so với Việt Nam. Điều này cũng có nghĩa, nếu tính theo mức thu nhập tại Việt Nam, một hot streamer có thể kiếm được khoảng 350 triệu/tháng. 

Nỗ lực chuyên nghiệp hóa nghề livestream

Đánh giá về nền kinh tế livestream tại Việt Nam, ông Nguyễn Hòa Bình - CEO tập đoàn Nexttech cho rằng, các streamer Việt Nam đang làm công việc của mình một cách tự phát, theo trào lưu và thiếu sự chuẩn bị bài bản. Công nghệ livestream ở Việt Nam cũng vẫn còn yếu, phần nhiều phụ thuộc vào Facebook. 

“Đa phần các streamer Việt Nam vẫn mặc đồ ở nhà khi livestream trên mạng. Tác phong của họ luộm thuộm, thiên về thô tục và chiêu trò. Trong khi đó, kỹ năng giao tiếp của các streamer Việt không được đánh giá cao, nhiều người không có thói quen tương tác.”, ông Bình nói. 

{keywords}
"Shark" Bình cho rằng các streamer Việt Nam đang làm công việc của mình một cách tự phát, theo trào lưu và thiếu sự chuẩn bị bài bản.

Theo ông Bình, điểm quan trọng khiến livestream khó trở thành một ngành nghề kinh tế tại Việt Nam bởi các sản phẩm được rao bán hiện nay phần lớn là những món đồ rẻ tiền, chất lượng kém. Điều này dễ gây ra tâm lý lệch lạc, phòng hờ trong suy nghĩ của khách hàng. 

Bên cạnh đó, việc các đối tượng xấu, các “giang hồ mạng" thường xuyên sử dụng livestream như một kênh tương tác khiến mô hình này có thể biến tướng, thậm chí chết yểu, tương tự như bán hàng đa cấp. 

Để phát triển cộng đồng streamer, theo ông Bình, cần có những streamer tốt, được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp. Đây cũng là lý do mà Học viện Livestream Next On vừa được đơn vị này thành lập. Sự xuất hiện của mô hình này được kỳ vọng sẽ góp phần vào việc chuyên nghiệp hóa nghề livestream tại Việt Nam. 

Theo vị chuyên gia này, Việt Nam hoàn toàn có cơ hội để phát triển nền kinh tế livestream giống như những gì Trung Quốc đã làm. Đây là con đường để tạo ra nguồn thu nhập cao và  bền vững bằng chất xám, đồng thời ít rủi ro hơn so với việc làm xe ôm công nghệ. 

Trọng Đạt

Kỳ 3: Việt Nam liệu có thể biến livestream thành ngành công nghiệp tỷ USD?

Một người thu 13 tỷ nhờ bán hàng online trong ngày 12/12

Một người thu 13 tỷ nhờ bán hàng online trong ngày 12/12

Một nhà bán bán lẻ cá nhân chuyên về hàng phụ kiện điện thoại tại Việt Nam đã thu về 13 tỷ đồng chỉ trong ngày bán hàng 12/12.

" alt="Người Việt có thể kiếm 350 triệu/tháng nhờ livestream trên mạng" width="90" height="59"/>

Người Việt có thể kiếm 350 triệu/tháng nhờ livestream trên mạng