Trước đó, sáng 19/11, chị M. vào khoa Sản, Bệnh viện Đa khoa huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An) chờ sinh. Bác sĩ chuẩn đoán thai 40 tuần chuyển sinh lần 3.
Hai lần sinh trước đẻ thường, lần này sản phụ đau bụng, ra huyết âm đạo. Lúc 11h30 cùng ngày, bác sĩ chỉ định sản phụ đẻ chỉ huy.
Sau khoảng 1 tiếng, sản phụ đang rặn đẻ, đầu thai nhi lọt thấp sản phụ đột ngột xuất hiện ngừng thở, tím tái toàn thân, mất dần ý thức, mạch cảnh, mạch bẹn không bắt được.
Bác sĩ chuẩn đoán thai nhi ngừng tuần hoàn nghi do tắc mạch ối. Trong khi đó, sản phụ được cấp cứu ngừng tuần hoàn theo phác đồ và báo động đỏ cấp cứu toàn viện.
Sau khi họp thống nhất lãnh đạo bệnh viện, phẫu thuật viên tiến hành mổ lấy thai nhi cấp cứu.
Lúc ra khỏi mẹ, cháu bé ngừng tuần hoàn nên được bác sĩ cấp cứu. Sau 1 giờ không có kết quả, xác định cháu bé tử vong nên bệnh viện đã thông báo cho gia đình.
Do sản phụ tiên lượng xấu, BV Đa khoa Quỳnh Lưu được chuyển xuống BV Sản Nhi Nghệ An, rồi tiếp tục chuyển đến BV Hữu nghị Đa khoa Nghệ An cấp cứu.
Lúc này, sản phụ vẫn đang trong tình trạng hôn mê, mạch 150l/phút, huyết áp 150/80 mmHG, tiên lượng xấu.
Sau 4 ngày cấp cứu tích cực, tối 22/11, sản phụ M. đã không qua khỏi.
Liên quan đến sự việc, ngày 20/11, Bộ Y tế đã có văn bản gửi Sở Y tế Nghệ An, yêu cầu báo cáo sự cố y khoa dẫn đến tình trạng người mẹ nguy kịch, con tử vong.
Bộ Y tế cũng yêu cầu BV Đa khoa huyện Quỳnh Lưu thành lập Hội đồng chuyên môn đánh giá quá trình theo dõi, chăm sóc, xử trí đối với sản phụ. Xử lý nghiêm các tập thể cá nhân sai phạm (nếu có) về chuyên môn, tinh thần, thái độ phục vụ và đạo đức nghề nghiệp.
Ông Dương Đình Chỉnh - Giám đốc Sở Y tế Nghệ An cho biết, BV huyện Quỳnh Lưu phải thành lập hội đồng chuyên môn đánh giá lại toàn bộ quy trình tiếp nhận, xử lý ca đỡ đẻ cho sản phụ, báo cáo kết quả xử lý cho Sở trước ngày 30/11.
Phạm Tâm – Quốc Huy
BV Đa khoa huyện Quỳnh Lưu vừa có báo cáo gửi Sở Y tế Nghệ An về việc cháu bé tử vong khi chào đời còn mẹ nguy kịch.
" alt=""/>Vụ trẻ tử vong sau sinh ở Nghệ An, người mẹ đã qua đờiChia sẻ tại sự kiện, Chủ tịch VINASA Trương Gia Bình bày tỏ sự ủng hộ với quan điểm cho rằng “càng nghèo càng phải làm thành phố thông minh, càng nghèo càng phải chuyển đổi số”. Theo ông, cũng như việc các gia đình đầu tư cho con cái học hành, tạo dựng sự nghiệp thành công bằng năng lực trí tuệ, xây dựng thành phố thông minh là cách đầu tư thông minh để các thành phố, đô thị có thể phát triển kinh tế, xã hội một cách nhanh và bền vững.
“Thành phố thông minh là sự lựa chọn thông minh có thể giúp các thành phố quy hoạch, quản lý, điều hành thành phố hiệu quả, mang lại cuộc sống xanh, tiện ích, thịnh vượng, kết nối cho người dân và là bệ phóng thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội”, ông Bình nhấn mạnh.
Trao 54 giải thưởng Thành phố thông minh Việt Nam 2020
Tại buổi lễ, 54 giải thưởng Thành phố thông minh Việt Nam 2020 đã được trao cho các đơn vị, doanh nghiệp theo 3 nhóm: các thành phố thông minh, các dự án bất động sản thông minh và các giải pháp công nghệ số cho thành phố thông minh.
![]() |
Ở nhóm giải thưởng dành cho các đô thị thông minh, Ban tổ chức đã chọn trao 4 giải thưởng và 3 Bằng khen. |
Cụ thể, trong 4 giải của nhóm giải thưởng cho các thành phố thông minh, Móng Cái giành giải ở lĩnh vực “Thành phố điều hành, quản lý thông minh”; Đà Nẵng đạt giải ở cả 3 lĩnh vực “Thành phố dịch vụ công thông minh”, “Thành phố hạ tầng số thông minh” và “Thành phố hấp dẫn khởi nghiệp đổi mới sáng tạo”.
![]() |
Thành phố Đà Nẵng là đơn vị đã giành được 3/4 giải thưởng ở nhóm giải dành cho thành phố thông minh. |
Ở nhóm giải thưởng dành cho các dự án bất động sản, 2 giải thưởng “Dự án bất động sản thông minh” và “Tòa nhà thông minh” đã lần lượt được trao cho dự án Vinhomes Ocean Park của Công ty cổ phần Vinhomes và dự án Hoang Huy Grand Tower của Công ty cổ phần Đầu tư dịch vụ tài chính Hoàng Huy.
Các giải pháp công nghệ số cho thành phố thông minh, theo Ban tổ chức, là nhóm giải thưởng nhận được sự quan tâm nhiều nhất. “Việc tất cả 20 hạng mục giải thưởng đều có đơn vị tham gia đề cử đã phần nào thể hiện mức độ sẵn sàng của các doanh nghiệp công nghệ cho cuộc tăng tốc triển khai thành phố thông minh”, đại diện Ban tổ chức chia sẻ.
Từ các đề cử, Ban tổ chức đã chọn trao 43 giải thưởng cho các giải pháp công nghệ xuất sắc ở 14 lĩnh vực: Giải pháp chính quyền số; Hạ tầng số cho thành phố thông minh; Giải pháp ứng dụng cho công dân/cộng đồng thông minh; Giải pháp an toàn thông tin; Giải pháp du lịch thông minh; Giải pháp thanh toán thông minh;
Giải pháp giao thông thông minh; Giải pháp giáo dục thông minh; Giải pháp nông nghiệp thông minh; Giải pháp an ninh, an an toàn, cấp cứu, cứu nạn; Giải pháp y tế thông minh; Giải pháp môi trường thông minh; Giải pháp cho nhà máy thông minh; Giải pháp cho tòa nhà/căn hộ thông minh.
![]() |
Với việc có tới 15 nền tảng, giải pháp được trao giải thưởng Thành phố thông minh Việt Nam 2020, FPT là 1 trong 5 đơn vị xuất sắc nhất, cùng với VNPT, Viettel, Vinhomes và thành phố Đà Nẵng. |
Trong 43 giải pháp công nghệ số được trao giải, có 8 giải pháp xuất sắc được xếp hạng 5 sao. Đây là những giải pháp tính năng xuất sắc nổi bật đáp ứng các khía cạnh của hệ sinh thái công nghệ cho thành phố thông minh.
Theo thống kê, riêng 43 giải pháp số cho thành phố thông minh từ 22 doanh nghiệp công nghệ được trao giải thưởng Thành phố thông minh Việt Nam 2020 đã có tổng doanh thu trên 1.207 tỉ đồng với tổng số nhân lực là 59.405 người.
Đặc biệt, 5 giải thưởng xuất sắc nhất của giải thưởng Thành phố thông minh Việt Nam 2020 đã được trao cho: FPT, VNPT, Viettel – các doanh nghiệp xuất sắc cung cấp giải pháp công nghệ cho thành phố thông minh; Vinhomes – Doanh nghiệp xuất sắc cung cấp bất động sản thông minh; và thành phố Đà Nẵng là đô thị duy nhất được trao giải thưởng dành cho các đô thị.
8 giải pháp công nghệ số cho thành phố thông minh được xếp hạng 5 SaoĐể làm rõ hơn vấn đề này, trao đổi với báo chí ngày 15/9, ông Nguyễn Mạnh Khởi, Phó cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng) khẳng định, trong dự thảo Luật Nhà ở sửa đổi không nêu thời hạn sở hữu nhà chung cư là bao nhiêu năm.
“Thời hạn sở hữu nhà được xác định theo thời hạn công trình, nêu trong hồ sơ thiết kế đã thẩm định, được tính từ khi nghiệm thu toàn bộ công trình đưa vào sử dụng. Thời hạn này cũng được ghi rõ trong hợp đồng mua bán căn hộ, cơ quan cấp "sổ đỏ" cũng sẽ ghi thời hạn sử dụng nhà chung cư vào sổ luôn” – ông Khởi nói.
Cũng theo ông Khởi, khi hết thời hạn sở hữu, nếu nhà còn đủ điều kiện sử dụng, chủ sở hữu sẽ đề nghị cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, gia hạn thời gian sở hữu. Theo đó, giả sử, nhà được mua với giá của thời hạn sở hữu là 70 năm, nhưng được sử dụng có thể lên đến 80 – 90 năm.
“Như vậy, với những nhận định đóng khung thời hạn sở hữu nhà chung cư là 50 – 70 năm là không chính xác” – ông Khởi đánh giá.
Nêu về phương án bồi thường, xây dựng lại chung cư với nhà có thời hạn sở hữu, vị Phó cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản cũng nêu ra nhiều phương án xử lý.
Nếu nhà chung cư còn thời hạn sở hữu nhưng buộc phải tháo dỡ vì sự cố, thiên tai, địch hoạ, cháy nổ không còn đủ điều kiện an toàn sử dụng, phải phá dỡ khẩn cấp, Nhà nước sẽ trực tiếp dùng vốn từ ngân sách để thực hiện cải tạo, xây dựng lại nhà. Người dân được tái định cư ngay tại địa điểm cũ.
Nếu chung cư phải tháo dỡ để cải tạo, chỉnh trang đô thị theo quy hoạch chung, chủ sở hữu nhà sẽ được tái định cư theo dự án đó. Quyền lợi của người dân sẽ được đảm bảo. Thời hạn sở hữu nhà của người dân sẽ tính từ lúc công trình mới được bàn giao. Ví dụ, nhà cũ còn 20 năm thời hạn khi dỡ bỏ, nhưng khi nhận nhà mới là công trình thời hạn 70 năm, thời gian sở hữu nhà của người dân là 70 năm.
Còn với chung cư hết thời hạn sở hữu, trong trường hợp Nhà nước không quy hoạch địa điểm cũ làm chung cư, chủ sở hữu chung cư sẽ được bồi thường theo chính sách về đất và được bố trí tái định cư.
Trường hợp địa điểm cũ tiếp tục được làm nhà chung cư, người dân được quyền góp tiền để xây dựng trên cơ sở đất của mình.
“Tức là người dân chỉ phải đóng tiền xây nhà, không đóng tiền đất. Người dân sẽ được tham gia trong quá trình đầu tư xây dựng. Phương án xây dựng sẽ được thoả thuận tuỳ thuộc vào quy hoạch lúc đó trên nguyên tắc hài hoà lợi ích 3 bên là Nhà nước, người dân và nhà đầu tư. Quyền lợi của người dân được đảm bảo theo nguyên tắc đảm bảo quyền lợi của người dân tái định cư tại chỗ” – ông Khởi lý giải.
Bên cạnh đó, đại diện Bộ Xây dựng cũng nêu rõ việc thời hạn sở hữu nhà của người dân sẽ không bị hồi tố. Theo đó, nếu người dân mua chung cư trước ngày Luật có hiệu lực được áp dụng quy định tại thời điểm mua đó. Ví dụ, nếu Luật được thông qua, có hiệu lực ngày 1/7/2024, người mua nhà thuộc các công trình có giấy phép xây dựng cấp trước 1/7/2024 được áp dụng quy định cũ về sở hữu không thời hạn. Theo đó, nhà chung cư hiện đã mua bán áp dụng theo hiện hành, không áp dụng thời hạn.
Nêu về lý do quy định thời hạn sử dụng nhà chung cư, theo ông Khởi nhà chung cư khác nhà riêng lẻ là đông người, ảnh hưởng lớn tính mạng, tài sản người dân. Khi có nguy cơ sập đổ mà không tháo dỡ sẽ thiệt hại lớn về tính mạng và tài sản. Vì nhà chung cư là công trình đặc biệt, ảnh hưởng tính mạng hàng ngàn người nên Nhà nước có trách nhiệm bảo đảm an toàn tính mạng cho người dân.
Cũng theo lãnh đạo Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản, việc thực hiện quy định về thời hạn sở hữu nhà chung cư sẽ làm giảm giá nhà những năm tới, tạo điều kiện cho nhiều người có thể mua nhà hơn. Bởi trên thực tế trên thị trường nhiều chủ đầu tư đã bán chung cư sở hữu có thời hạn với giá rẻ hơn.
Ông Khởi cũng khẳng định đề xuất không vi hiến, phù hợp với Luật Dân sự. Bởi theo quy định của Hiến pháp, quyền sở hữu sẽ không bị hạn chế trừ trường hợp có những quy định nhằm đảm bảo an toàn tính mạng của người dân. Mặt khác, Luật Dân sự cũng quy định, quyền sở hữu sẽ chấm dứt khi tài sản (ở đây được hiểu là các căn chung cư cũ, xuống cấp, không đảm bảo an toàn bị buộc dỡ bỏ) bị tiêu huỷ.
Theo quy định, công trình có nhiều cấp khác nhau, tuỳ theo cấp độ công trình mà có thời hạn sử dụng tương ứng. Ví dụ, công trình đặc biệt cấp 1 có niên hạn trên 100 năm; cấp 2 là 50-100 năm; cấp 3 là 20 năm đến dưới 50 năm; cấp 4 là dưới 20 năm. Trong đó, rất ít chung cư thuộc công trình cấp 3 và 4. Cấp công trình sẽ được quy định trong hồ sơ thiết kế. Nếu hồ sơ thiết kế quy định công trình được sử dụng lên đến 50 – 70 năm, yêu cầu xây dựng, kỹ thuật, vật liệu sẽ phải tương ứng với thời hạn. Trong quá trình xây dựng, mỗi hạng mục đều có nghiệm thu với các bên chịu trách nhiệm liên quan như chủ đầu tư, tư vấn thiết kế, nhà thầu xây dựng, tư vấn giám sát. Như vậy, người dân không phải lo ngại đến chất lượng của công trình trước đề xuất áp thời hạn dự án Ông Nguyễn Mạnh Khởi, Phó cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng)Rối loạn tiền đình- nguyên nhân chóng mặt ở người cao tuổi
Tại sao rối loạn tiền đình hay tái phát?
Rối loạn tiền đình, 'hung thủ' gây chứng ù tai
Người mắc bệnh rối loạn tiền đình thường xuyên bị chóng mặt, quay cuồng, hoa mắt, ù tai, buồn nôn, đi đứng lảo đảo… rất khó chịu. Bệnh rất hay tái phát, từ đó làm ảnh hưởng đến công việc và chất lượng cuộc sống. Có hai loại rối loạn tiền đình là rối loạn tiền đình ngoại biên và trung ương.
Rối loạn tiền đình ngoại biên
Rối loạn tiền đình ngoại biên thường gặp với biểu hiện như chóng mặt khi thay đổi tư thế, đây là dạng bệnh lành tính, chỉ làm cho người bệnh khó chịu trong sinh hoạt nhưng vẫn còn đi đứng được, cơn chóng mặt thường thoáng qua chỉ xảy ra trong một thời gian ngắn, chúng xuất hiện khi thay đổi tư thế như lắc đầu, từ tư thế nằm chuyển sang ngồi.
Rối loạn tiền đình ngoại biên xảy ra thường là do tổn thương tai trong, hoặc dây thần kinh tiền đình xuất phát từ các nguyên nhân như: viêm tai xương chũm mạn tính, do dùng các thuốc có độc tính gây tổn thương tiền đình như thuốc kháng sinh thuộc nhóm aminoglycosis, thuốc lợi tiểu, thuốc giảm đau, rượu…
Rối loạn tiền đình trung ương
Rối loạn tiền đình trung ương là bệnh lý thường gặp nhất với những biểu hiện của tình trạng thiểu năng tuần hoàn não, người bệnh đi đứng khó khăn, khi thay đổi tư thế người bệnh bị choáng váng, chóng mặt, nhiều khi tập trung, mau quên, thỉnh thoảng kèm theo nôn ói.
Rối loạn tiền đình trung ương là do có sự tổn thương nhân tiền đình, tổn thương đường liên hệ của các nhân dây tiền đình ở thân não, tiểu não mà nguyên nhân có thể là do động mạch mang máu đến nuôi não bộ bị thiểu năng bởi tình trạng xơ mỡ động mạch, hạ huyết áp tư thế, thoái hoá cột sống cổ làm chèn ép mạch máu cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng rối loạn tiền đình trung ương.
Phải làm sao khi mắc chứng rối loạn tiền đình?
Phòng ngừa khi tiếp xúc với nguy cơ hay thay đổi tư thế:
Người dễ bị hội chứng tiền đình thường phải dùng thuốc phòng ngừa trước khi đi tàu xe. Nên tránh tập trung vào các dấu hiệu của bệnh bằng cách chú ý vào một việc khác như nghe nhạc, kể chuyện vui, thậm chí nếu ngủ được thì càng tốt.
Ngoài ra, có những biện pháp tự kỷ ám thị cũng giúp tránh xuất hiện cơn như dán cao, bôi dầu… Trước khi đi chỉ ăn nhẹ, không ăn nhiều chất nặng mùi hay quá no.
Khi không tự kiềm chế được, phải biết xử lý tốt cơn chóng mặt cấp tránh tai nạn cho bệnh nhân:
Phải ngưng điều khiển các phương tiện có động cơ hay những công việc nguy hiểm.
Có thể dùng thuốc chống nôn hay cắt cơn.
Loại bỏ ngay các dụng cụ để chứa chất nôn vì có thể là yếu tố gây kích thích nôn tiếp.
Nên cho người bệnh ngồi ở vị trí thoáng khí, chắc chắn, tránh di chuyển vì rất dễ ngã gây chấn thương.
Sau cơn có thể cho dùng thêm ít nước đường hay khoáng chất.
Khi cơn nặng kéo dài, nhất là những trường hợp có nguyên nhân bệnh của tai mũi họng hay não cần nhập viện để được điều trị tích cực hơn.
Điều trị tích cực để loại bỏ nguyên nhân gây hội chứng tiền đình… như những bệnh của tai mũi họng (viêm, thoái hóa, bệnh về mạch máu…), bệnh của não bộ (thoái hóa, tai biến mạch máu não…), các nguyên nhân được cho là yếu tố nguy cơ làm tăng cơ hội bị chóng mặt và rối loạn tiền đình (tăng huyết áp, hạ đường huyết, hay khi dùng một số thuốc gây tổn hại cho cơ quan tiền đình ốc tai…).
Luyện tập tránh tái phát: Có nhiều biện pháp luyện tập cho hệ thống tiền đình thích nghi dần với sự thay đổi tư thế nhanh, như những người mới đi biển trong những lần đầu thường bị chóng mặt, nôn dữ dội nhưng lâu dần sẽ quen. Tập tư thế đầu xoay nhẹ nhàng giúp tăng cung cấp máu và quen với sự thay đổi tư thế.
Người bị hội chứng rối loạn tiền đình nhiều lần nên đi khám để được hướng dẫn tập những bài vật lý trị liệu giúp bù trừ sự mất cân bằng của hệ thống tiền đình. Bài tập sẽ giúp gia tăng sự thích nghi với việc thay đổi tư thế, tăng khả năng duy trì thăng bằng khi đứng, đi, lắc lư hay xoay chuyển. Những bài tập sẽ thường bắt đầu với tốc độ chậm, xoay chuyển ít, sau đó nhanh dần và độ xoay chuyển ngày càng rộng hơn.
Để phòng ngừa nguy hiểm, người bị hội chứng rối loạn tiền đình tránh chọn các công việc liên quan đến độ cao, máy móc…
Khuê Minh (tổng hợp)
Rối loạn tiền đình là căn bênh ngày càng phổ biến với những đối tượng làm việc văn phòng và những người ít vận động tay chân.
" alt=""/>Bị rối loạn tiền đình phải làm sao?