Thế giới

Kèo vàng bóng đá Newcastle vs Crystal Palace, 01h30 ngày 17/4: Top 3 vẫy gọi

字号+ 作者:NEWS 来源:Thể thao 2025-04-19 02:17:59 我要评论(0)

Hư Vân - 16/04/2025 12:05 Kèo vàng bóng đá bảng xếp hạng bóng đábảng xếp hạng bóng đá、、

èovàngbóngđáNewcastlevsCrystalPalacehngàyTopvẫygọbảng xếp hạng bóng đá   Hư Vân - 16/04/2025 12:05  Kèo vàng bóng đá

1.本站遵循行业规范,任何转载的稿件都会明确标注作者和来源;2.本站的原创文章,请转载时务必注明文章作者和来源,不尊重原创的行为我们将追究责任;3.作者投稿可能会经我们编辑修改或补充。

相关文章
网友点评
精彩导读
{keywords}‘Phiên bản Lamborghini’ như cục đá sắc nhọn trượt trên đường

Việc đơn giản hóa Countach xuống các yếu tố cơ bản cũng đồng nghĩa với việc chỉnh sửa động cơ V12. Chiếc Lo Res sở hữu một động cơ điện nhỏ có thể đưa nó lên vận tốc khoảng 48 Km/h. Kế hoạch chuyển đổi nó thành hệ thống truyền động hydro cũng đã ra đời.

Mặc dù thiết kế kín bưng nhưng thực tế Lo Res có tầm nhìn khá tốt bởi vỏ xe được làm từ polycarbonate (một loại polymer nhựa nhiệt dẻo), giúp người ngồi ở vị trí lái có thể nhìn xuyên qua bên ngoài. Trong khi màu sắc của các tấm polycarbonate lại khiến người ở bên ngoài khó nhìn thấy bên trong xe.

Khi mở cửa, toàn bộ chiếc xe sẽ mở ra như một chiếc vỏ sò, lộ ra hai ghế ngồi xếp thành một hàng dọc.

Mặc dù tốc độ không quá nhanh nhưng chiếc xe Lo Res vẫn gây kinh hãi cho người ngồi sau tay lái bởi gầm xe quá thấp và thiếu những phụ kiện để đảm bảo an toàn của một chiếc xe thông thường như dây an toàn và gương chiếu hậu.

Với hình dạng như một cục đá đa cạnh sắc nhọn, Lo Res gây cảm giác có thể đâm vào bất cứ ai vô tình ở gần và nhất là đứng trước mũi xe, trong những va chạm nhẹ nhàng nhất.

Quân Hiếu(theo Carscoops)

Bạn đang sở hữu một chiếc xe độc hay bản độ siêu đẹp? Hãy chia sẻ video, thông tin tới Ban Ô tô xe máy theo email: otoxemay@vietnamnet.vn. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!

Bọc thép cho Toyota Land Cruiser thế hệ mới

Bọc thép cho Toyota Land Cruiser thế hệ mới

Công ty SVI Engineering đang phát triển phiên bản độ giáp cho Land Cruiser 300 với chi phí dự kiến lên tới hơn 1,4 tỷ đồng.

" alt="‘Phiên bản Lamborghini’ như cục đá sắc nhọn trượt trên đường" width="90" height="59"/>

‘Phiên bản Lamborghini’ như cục đá sắc nhọn trượt trên đường

Từ khi khởi xướng, sáng kiến “Make In India” đã gặt hái được nhiều thành tựu. Một điểm sáng không thể không kể đến là sản xuất smartphone tại Ấn Độ khi họ đã chiếm 11% sản xuất di động toàn cầu trong năm 2017, vượt qua Việt Nam để trở thành “công xưởng” di động lớn thứ hai thế giới chỉ sau Trung Quốc tính theo sản lượng.

Sau Ấn Độ, Trung Quốc năm 2015 đã đưa ra kế hoạch chiến lược “Made in China 2025” với mục tiêu nâng cấp toàn diện nền công nghiệp, trong đó tập trung chủ yếu các lĩnh vực công nghệ cao của nước này lấy cảm hứng từ sáng kiến Công nghiệp 4.0 của Đức. Trung Quốc đặt ra mục tiêu vào năm 2025 có thể tăng tỷ trọng sản phẩm nội địa lên 70% trong một số ngành công nghiệp trọng yếu.

Khát vọng đưa Việt Nam thành cường quốc về công nghệ
Khát vọng đưa Việt Nam thành cường quốc về công nghệ

Tại Việt Nam, cụm từ “Make in Vietnam” được Bộ TT&TT lần đầu chia sẻ tại Diễn đàn CNTT-TT Việt Nam - Myanmar với chủ đề “Chuyển đổi số trong Chính phủ” hồi trung tuần tháng 12/2018, khi đề cập đến những sản phẩm, giải pháp công nghệ được các doanh nghiệp ICT Việt Nam như Viettel, VNPT, MobiFone, FPT và BKAV sang giới thiệu, trình diễn với các cơ quan, doanh nghiệp nước bạn Myanmar.

Tiếp đó, “Make in Vietnam” cũng đã được lấy làm chủ đề của Triển lãm về công nghệ, công nghiệp ICT Việt Nam trong khuôn khổ Hội nghị triển khai nhiệm vụ năm 2019 của ngành TT&TT hồi giữa tháng 1/2019. Triển lãm này có sự tham gia trình diễn, demo các sản phẩm về công nghệ cao (AI, IoT, an toàn an ninh mạng…) của các doanh nghiệp, nhằm khẳng định năng lực của các doanh nghiệp trong ngành TT&TT đã sẵn sàng đáp ứng cho cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

Lý giải về sự xuất hiện thông điệp “Make in Vietnam”, bà Tô Thị Thu Hương, Phó Vụ trưởng Vụ CNTT, Bộ TT&TT cho biết: “Từ cuối năm 2018, Bộ TT&TT đã tính tới việc cần phải có một slogan cho việc phát triển ngành công nghiệp ICT nước nhà. “Made in Vietnam”, mang tính chất là sản xuất ở Việt Nam và không có sự chủ động. Còn thông điệp “Make in Vietnam”, làm tại Việt Nam sẽ hàm nghĩa người Việt Nam chủ động, sáng tạo, thiết kế, tích hợp sản phẩm tại Việt Nam của người Việt Nam và phát triển, đóng góp vào công nghệ, phát triển cộng đồng công nghệ. Như vậy, cụm từ “Make in Vietnam” vừa tạo hiệu ứng truyền thông, vừa thể hiện khát khao, mong muốn, sự chủ động của người Việt Nam trong việc làm chủ công nghệ và phát triển công nghệ”.

Trước chiến lược “Make in Vietnam”, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã kêu gọi cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân Việt Nam phát huy mạnh mẽ lòng yêu nước, thể hiện khát vọng xây dựng một nền kinh tế tự cường, chung sức đồng lòng thực hiện sứ mệnh lịch sử quyết không để đất nước chúng ta rơi vào bẫy thu nhập trung bình, quyết tâm xây dựng một nước Việt Nam hùng cường, thịnh vượng.

Còn Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng nêu ra vấn đề về tăng năng suất lao động, phát triển nhanh và bền vững, phát triển bao trùm, thoát bẫy thu nhập trung bình, đưa Việt Nam thành nước phát triển, sánh vai cường quốc năm châu, khát vọng về một Việt Nam hùng cường. Đâu là câu trả lời chung cho những trăn trở ngàn năm đó của Việt Nam? “Đó là công nghệ. Cuộc cách mạng số và đặc biệt là sự phát triển mới của nó - cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, đã tạo ra những cơ hội mới và thời cơ có một không hai cho Việt Nam. Công nghệ có thể giải những bài toán Việt Nam một cách hiệu quả. Việt Nam với những vấn đề của mình chính là thị trường để sinh ra và phát triển các doanh nghiệp công nghệ. Việt Nam cũng là cái nôi để các doanh nghiệp công nghệ Việt Nam đi ra toàn cầu, giải những bài toán toàn cầu”, Bộ trưởng lý giải.

“Make in Vietnam” - khi thời cơ đã đến

Bình luận về chiến lược “Make in Vietnam”, ông Nguyễn Trung Chính, Chủ tịch CMC cho rằng, Ấn Độ là bài học thành công tốt về chiến lược phát triển doanh nghiệp công nghệ. Thái Lan cũng sớm tuyên bố về quốc gia số. Các quốc gia cần có chiến lược phát triển công nghiệp công nghệ thì mới phát triển bền vững được. Việt Nam đang có nhiều cơ hội phát triển các doanh nghiệp công nghệ. Bây giờ chúng ta có thể làm R&D và phải có chính sách kéo lực lượng R&D về Việt Nam. Chúng ta có thể thu hút được nhiều nhân lực của Việt Nam đã làm cho doanh nghiệp nước ngoài quay về đóng góp cho đất nước. Với chiến lược quốc gia đúng đắn thì sau 5 - 10 năm nữa sẽ thay đổi được diện mạo quốc gia. “Nếu chúng ta chỉ làm xuất khẩu phần mềm và lắp ráp thì chuỗi giá trị gia tăng này rất thấp, lợi nhuận chỉ từ 10 - 13%. Chúng ta không nên đi theo các mô hình sản xuất lắp ráp cách đây 20 năm. Để thoát khỏi mô hình này một cách thông minh, chỉ có cách là sản xuất chế tạo bởi con người Việt Nam, công ty tại Việt Nam. Make in Vietnam không chỉ là con người Việt Nam mà cả các công ty nước ngoài tại Việt Nam làm ra các sản phẩm có giá trị gia tăng cao. Chúng ta cần làm những công việc có năng suất công nghệ và hàm lượng khoa học kỹ thuật cao, đây là con đường thoát bẫy thu nhập trung bình của Việt Nam. Nếu chúng ta có chiến lược và con đường đi đúng thì chúng ta có thể đi nhanh hơn các quốc gia đã thành công khác”, ông Chính nói.

Theo ông Nguyễn Thành Nam, cựu CEO FPT, hiện là Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị (HĐQT) Đại học FPT, “Make in Vietnam” chính là một tuyên bố quyết tâm giành độc lập về mặt công nghệ, được đưa ra đúng thời điểm, khi mà Việt Nam đang trở thành một điểm thu hút đầu tư lớn.

Tuy nhiên, ông Nam nhận định, để “Make in Vietnam” thành hiện thực, cần hội tụ một số điều kiện. Một là, phải đặt ra được bài toán rõ ràng. Việt Nam có cơ hội, có thị trường với 100 triệu dân và mức thu nhập tăng không ngừng. Tuy nhiên, một hạ tầng xã hội thô sơ, dân trí thấp, pháp luật lỏng lẻo, đang làm cho các vấn đề đan xen nhau, phụ thuộc nhau, rất khó có thể bóc tách thành những bài toán rõ ràng để dùng công nghệ giải quyết.

Thứ hai là thời cơ. Trong thời đại toàn cầu hóa, ở đâu có cơ hội, ở đó có cạnh tranh. Cơ hội càng lớn, cạnh tranh càng khốc liệt. Chúng ta không nên và không thể đối đầu với thế giới. Ngược lại, chúng ta cần mềm dẻo, tận dụng tối đa lợi thế của người đi sau. Chọn lĩnh vực nào: tài chính hay hậu cần, giao thông hay y tế, chăn nuôi hay giáo dục? Đứng trên toàn cục mà nói thì cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung chắc chắn sẽ tạo ra những cơ hội to lớn cho ngành công nghệ Việt Nam chủ động giải quyết các vấn đề của Việt Nam.

Cuối cùng là cần có một thủ lĩnh ở tầm cỡ quốc gia để khi thời cơ đến thì biết cách chớp lấy một cách quyết liệt. Người thủ lĩnh phải là người tập hợp được tất cả các lực lượng, công nghệ, tài chính, chuyên ngành, pháp luật. Không phân biệt người Việt trong nước hay ngoài nước. Không phân biệt công ty to hay công ty nhỏ. Ông Nguyễn Thành Nam cho rằng, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng có thể coi là đã dũng cảm đứng ra cầm cờ cho công cuộc “Make in Vietnam” này.

Khát vọng đưa Việt Nam thành cường quốc về công nghệ

Ông Phạm Hải Văn, Giám đốc khu vực miền Bắc của Công ty Haravan chia sẻ: “Là một doanh nghiệp tại Việt Nam, chúng tôi cũng rất mong muốn làm sao đem được những trí tuệ, công nghệ phát triển được để có thể ứng dụng trong các doanh nghiệp Việt Nam. Việt Nam hoàn toàn có thể xây dựng được những sản phẩm công nghệ cạnh tranh trực tiếp với các doanh nghiệp nước ngoài. Đồng thời, với những ứng dụng công nghệ đó, các doanh nghiệp Việt Nam cũng phải tạo ra được lợi thế cạnh tranh với những doanh nghiệp nước ngoài và thúc đẩy phát triển kinh tế tại Việt Nam”.

Đề cập đến chiến lược phát triển doanh nghiệp công nghệ Việt Nam, ông Hùng Trần, CEO Công ty Got It nhận định, hơn chục năm trước, chưa ai biết đến Uber, còn doanh nghiệp công nghệ này hiện được định giá hơn 100 tỷ USD. Cũng trong khoảng 10 năm qua, nhiều công ty công nghệ lớn đã hình thành, phát triển và sau khi IPO thì giá trị công ty đã rất lớn, có thể kể đến như Facebook, Google hay một số công ty khác. “Với tư tưởng đó và dựa trên kinh nghiệm của chính Got It, tôi cho rằng Việt Nam có thể xây dựng được những công ty toàn cầu, đào tạo ra lứa nhân sự làm công nghệ hùng mạnh để gây dựng doanh nghiệp”, ông Hùng Trần tin tưởng.

Chiến lược tốt, nhưng cần bước qua định kiến của người Việt

Ở góc độ của một doanh nghiệp công nghệ đã bắt tay vào việc xây dựng thương hiệu sản phẩm công nghệ Việt trong hơn 10 năm qua, nói về tương lai của “Make in Vietnam”, ông Nguyễn Tử Quảng, Nhà sáng lập, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty cổ phần Bkav nhận định, cơ hội để Việt Nam phát triển dựa vào khoa học công nghệ là rất lớn. Người đứng đầu Bkav cũng cho biết, để thực hiện “Make in Vietnam”, các doanh nghiệp khoa học công nghệ rất cần sự thúc đẩy mạnh mẽ của Chính phủ. “Một điều quan trọng không kém là Việt Nam cần xóa bỏ định kiến là người Việt Nam không thể làm ra những sản phẩm cạnh tranh với những nước hàng đầu trên thế giới. Nếu thay đổi định kiến đó, trong 10 năm tới Việt Nam có thể phát triển bùng nổ, và trong 15 năm tiếp theo có thể trở thành cường quốc về công nghệ”, ông Nguyễn Tử Quảng nêu quan điểm.

Từ kinh nghiệm của doanh nghiệp mình, ông Quảng cho biết, khó khăn, thách thức lớn nhất đối với các doanh nghiệp công nghệ Việt Nam trong quá trình xây dựng thương hiệu “Make in Vietnam” chính là định kiến Việt Nam là nước chưa phát triển thì không thể cạnh tranh với các nước hàng đầu. “Đặc biệt, đây là định kiến của cả xã hội thì không thể thay đổi một sớm, một chiều mà phải là một công việc trường kỳ”, người đứng đầu Bkav chia sẻ.

Ông Trần Trọng Tuyến, CEO Công ty Cổ phần Công nghệ Sapo đánh giá, để tạo ra các sản phẩm thương hiệu Việt, khó khăn nhất hiện nay là khi lựa chọn những thị trường, ngành hàng mà sản phẩm đó vốn dĩ không được sử ủng hộ của người Việt khi đa số có định kiến rằng “phải hàng ngoại mới xịn”. Chống lại định kiến đó bằng cách phủ định, phớt lờ nhằm chứng tỏ điều ngược lại, với khẩu hiệu “người Việt dùng hàng Việt” là rất khó khăn.

Bình luận về vấn đề này, ông Nguyễn Dương, nguyên Giám đốc Singtel Việt Nam cho rằng, người Việt Nam chưa tin tự mình có thể làm ra những sản phẩm công nghệ hàng đầu thế giới. Định kiến là một phần của nhận thức, hình thành có lý do của nó, không tự nhiên sinh ra. Người làm thị trường phải coi định kiến là một thực tế và xuất phát từ định kiến chính là xuất phát từ thực tế. Rồi chinh phục khách hàng dần dần bằng sản phẩm chất lượng và dịch vụ như kỳ vọng.

Ông Lữ Thành Long, Chủ tịch HĐQT Công ty MISA nhấn mạnh, việc làm sản phẩm công nghệ là bài toán cực kỳ khó, vô cùng thách thức. Khi làm một sản phẩm công nghệ thì doanh nghiệp phải nghĩ đến chuyện làm sao để cả xã hội sử dụng được sản phẩm này, làm sao để cạnh tranh được với những sản phẩm trong nước khác và cả sản phẩm nước ngoài. Vì thế, đòi hỏi những người làm ra sản phẩm phải có sự sáng tạo, đồng thời cũng phải rất am hiểu đặc thù của thị trường Việt thì mới có thể tạo ra sản phẩm có giá trị mà lại cạnh tranh được với nước ngoài. “Chúng ta có đủ sự tự tin để giải quyết các bài toán của Việt Nam một cách rất hiệu quả và cũng trên cơ sở đó, cùng với sự lớn mạnh của đất nước, các doanh nghiệp công nghệ Việt Nam nói chung và doanh nghiệp phần mềm nói riêng cũng đang phát triển rất mạnh mẽ. Tôi tin rằng trong tương lai không xa, Việt Nam sẽ là một cường quốc về công nghệ, có nhiều sản phẩm triển khai thành công ở khu vực cũng như trên thế giới”, ông Long tin tưởng.

" alt="“Make in Vietnam” mang khát vọng cho Việt Nam thành cường quốc công nghệ" width="90" height="59"/>

“Make in Vietnam” mang khát vọng cho Việt Nam thành cường quốc công nghệ

- “Chúng tôi phải huy động thêm cả nhân viên y tế ra hỗ trợ. Phụ huynh ùn ùn ôm con tới chích ngừa, chưa bao giờ bệnh viện hết sạch kho vắc - xin chỉ trong một buổi sáng.”

Như muối bỏ biển

Ngày 23/9, một bác sĩ làm việc tại Khoa Khám bệnh, Bệnh viện Nhi Đồng 2, TP.HCM cho biết như trên.

Cách đây vài ngày, cường độ làm việc của các nhân viên y tế tại khoa Trẻ em lành mạnh, Bệnh viện Nhi Đồng 2 như muốn nổ tung, tới mức bệnh viện phải huy động thêm lực lượng hỗ trợ.

{keywords}
Tại Viện Pasteur TP.HCM, lượng phụ huynh bế con đi chích ngừa lúc nào cũng đông. Ảnh: Thanh Huyền.

Vắc xin 5 trong 1(Viêm màng não mủ do HiB – Bạch hầu – Ho gà – Uốn ván – Bại liệt), 6 trong 1 (Viêm màng não mủ do HiB - Bạch hầu – Ho gà – Uốn ván – Bại liệt – Viêm gan siêu vi B) vừa có hàng, ngay lập tức các phụ huynh đã ùn ùn bế con tới.

Chỉ trong một buổi sáng, Bệnh viện Nhi Đồng 2 chích cho hơn 100 bé, khiến kho vắc – xin dịch vụ hết sạch…

Ngay khi “cháy” hàng, bệnh viện đã nhập thêm ngay vắc - xin 6 trong 1 để phục vụ bệnh nhi, nhưng vắc- xin 5 trong 1 tới thời điểm này vẫn tạm thời chưa có.

Một bác sĩ khác làm việc tại khoa Trẻ em lành mạnh của bệnh viện nhận định: “Đây là tình trạng quá tải giả. Bộ Y tế đã chỉ đạo luôn phải lo đủ vắc- xin cho các bé, và bệnh viện liên tục nhập về nhưng chính do tâm lý sợ hết, thiếu vắc-xin của phụ huynh tạo ra những rối loạn nhất định. Nhiều cha mẹ chỉ vừa nghe có vắc-xin là lao tới ngay khiến lượng vắc-xin nhập về cứ như muối bỏ biển. Chính vì những gián đoạn như thế lại tạo ra sự dồn ứ, khiến nút thắt không thể gỡ nổi.”

Vắc xin dịch vụ 5 trong 1, 6 trong 1 không chỉ khan hiếm tại Bệnh viện Nhi Đồng 2 mà còn xảy ra ở Nhi Đồng 1, thậm chí một số bệnh viện tư nhân khác.

Bệnh viện Nhi Đồng 1 hiện còn vắc – xin 6 trong 1 nhưng cũng hết vắc – xin 5 trong 1.

Đại diện khoa Nhi Bệnh viện An Sinh cho biết hết sạch cả vắc - xin 6 trong 1 và 5 trong 1. Ít nhất phải 2 ngày nữa mới có vắc - xin trở lại, hẹn phụ huynh chiều mai gọi điện hỏi trước.

Khổ…như bế con đi chích ngừa

Từ việc khan hiếm vắc- xin dịch vụ nói trên, khiến hành trình bế con đi chích ngừa của các bà mẹ gặp không ít trắc trở.

Chị Trần Thị Thanh (sinh năm 1984), ngụ tại huyện Nhà Bè, TP.HCM chia sẻ: “Bé nhà mình đã quá tháng tiêm ngừa vắc-xin 5 trong 1 rồi nên bắt buộc mình phải đưa con đi chích. Mình gọi sang Bệnh viện FV và Hạnh Phúc đều không có. Hai bệnh viện này đều trả lời phải đăng ký trước vì lượng vắc-xin về có hạn, chỉ ưu tiên cho những bệnh nhi của bệnh viện hay đã đăng ký. Mình gọi qua Bệnh viện An Sinh cũng không có, Từ Dũ cũng không có. May quá, bên Bệnh viện Hùng Vương còn. Thế là 8 giờ sáng hai mẹ con đã bồng bế xếp hàng, đợi chích ngừa tại bệnh viện.”

Để con được chích ngừa, mẹ con chị Thanh phải trải qua 6 “cửa”. Đầu tiên mẹ con chị Thanh phải xếp hàng lấy số, sau đó (may đã gọi điện đặt qua tổng đài từ trước nên vẫn còn số). “Cửa” thứ 2 là xếp hàng nộp tiền khám, “cửa” số 3 chị Thanh bế con vào để được cân đo, “cửa 4” là chờ bác sĩ khám (chỉ định mới được chích), “cửa” 5 xếp số đợi đóng tiền mua thuốc, và cuối cùng là cầm phiếu và thuốc xếp hàng chờ tới lượt tiêm.

“Mọi người nói thế là còn may vì được tiêm đấy ! Vắc-xin về 1300 liều, chỉ hơn 1 ngày sau đã hết sạch.” - chị Thanh nói thêm. 

Tâm lý ngại vắc-xin trong chương trình quốc gia không đảm bảo nên các phụ huynh đổ xô đưa con đi chích dịch vụ, với phương châm thà mắc tiền mà…yên tâm. Chính điều này đã gây ra tình trạng “cháy hàng” vắc-xin tại các bệnh viện và cơ sở chích ngừa.

Thanh Huyền

" alt="Phụ huynh ùn ùn đưa con đi tiêm ngừa, vắc" width="90" height="59"/>

Phụ huynh ùn ùn đưa con đi tiêm ngừa, vắc

 - Premier League là giải đấu đáng xem nhất, và kiếm tiền giỏi nhất thế giới. Nhưng La Liga mới là quyền lực thống trị bóng đá châu Âu.

Quyền lực của La Liga

Tham vọng của Liverpool và tinh thần Jurgen Klopp đã không thể chặn đứng Sevilla. Ở Basel, Thụy Sĩ, tất cả những gì đội bóng thành phố cảng nước Anh có thể làm là mở tỷ số, trước khi trở thành nạn nhân của cơn thịnh nộ đến từ Tây Ban Nha.

Nước Anh nói riêng, châu Âu và thế giới nói chung muốn thấy Liverpool chiến thắng. Nhưng điều đó đã không diễn ra. Thậm chí, The Kop còn thất bại khá dễ, trái ngược với thói quen chiến đấu và thực hiện những cuộc lội ngược dòng điên rồ.

{keywords}

Sevilla đã thắng Liverpool khá dễ

Vượt qua Liverpool, Sevilla lập kỷ lục mùa thứ 3 liên tiếp giành Europa League. Ngoài ra, đội bóng đến từ xứ Andalucia, TBN, còn có kỷ lục 5 lần vô địch Europa League/UEFA Cup.

Sevilla giành Europa League, và chỉ ít ngày nữa Champions League cũng được mang về TBN. Trận chung kết đấu trường hấp dẫn nhất châu Âu là chuyện nội bộ giữa Real Madrid và Atletico.

Đó sẽ là trận chung kết thứ hai trong lịch sử giữa Real và Atletico, kể từ sau mùa 2013-14 (Real thắng 4-1 trong hiệp phụ). Không một thành phố nào ở châu Âu sánh được với thủ đô Madrid về điều này.

Cho dù Real hay Atletico chiến thắng ở Milano vào đêm 28/5 tới đây, cũng là mùa thứ 3 liên tiếp cả hai Cúp châu Âu đều thuộc về các đại diện La Liga. Sevilla 3 lần liên tiếp đoạt Europa League, trong khi danh hiệu Champions League lần lượt thuộc về Real và Barca trong hai mùa giải gần nhất.

Cứ mỗi khi bóng đá châu Âu mở màn mùa giải mới, trận tranh Siêu Cúp trở thành câu chuyện nội bộ của La Liga. Điều đó liệu có nhàm chán?

CĐV trung lập có thể cảm thấy nhàm chán, khi những trận tranh Cúp của bóng đá châu lục như trở thành các vòng đấu mở rộng của La Liga. Trong khi đó, những giải đấu lớn khác thì phải ghen tị với thành công của các đại diện bóng đá xứ bò tót.

{keywords}

Những ưu đãi trong nước giúp Real và Barca có lợi thế hơn các đội bóng châu Âu về tài chính

Vì sao La Liga thống trị?

Premier League của người Anh là giải đấu phổ biến nhất thế giới. Điều này nhờ vào công nghệ marketing vượt trội so với các giải đấu khác ở châu Âu, bên cạnh sự cân bằng và yếu tố bất ngờ. Tuy nhiên, đang có nhiều hạn chế khiến các đại diện xứ sương mù khó thành công ở châu lục.

La Liga không hấp dẫn như Premier League. Cả mùa giải La Liga, chỉ có trận El Clasico giữa Real và Barca là đáng xem. Chính vì thế, bản quyền truyền hình của bóng đá TBN chỉ bằng 1/3 Premier League (khoảng hơn 800 triệu euro; so với 2,5 tỷ của người Anh).

Thậm chí, so với các giải đấu như Serie A, Bundesliga và cả Ligue 1, bản quyền La Liga không trội hơn.

Bản quyền thấp, đồng thời phân chia không đều. Real và Barca được chia đến 40% chiếc bánh này. 18 đội còn lại phải chia nhau 60% còn lại, với sự chênh lệch không quá cao.

Hưởng lợi từ sự bất công về phân chia bản quyền truyền hình, cũng như được ưu ái bởi các tổ chức tài chính lớn trong nước (được hưởng các ưu đãi về thuế), nên Real và Barca có thể mua về những ngôi sao tốt nhất thế giới cho tham vọng Champions League.

Hãy thử tưởng tượng, Real nợ hơn 600 triệu euro nhưng không bị phạt. Nếu MU hay Bayern Munich có số nợ lớn như thế thì sao? MU và Bayern đều hạch toán độc lập, không có sự hỗ trợ như hai thế lực của bóng đá TBN.

{keywords}

Sevilla đang đi theo con đường "năng nhặt chặt bị"

Không phải ngẫu nhiên mà Liên minh châu Âu (EU) đang xem xét việc điều tra Real và Barca, vì vi phạm luật cạnh tranh công bằng. Chính các ưu đãi từ các ngân hàng nhà nước mà Real lẫn Barca luôn có tiền phá kỷ lục chuyển nhượng.

Ở TBN, các đội bóng nhỏ không thể cạnh tranh với Barca và Real. Do vậy, họ xác định lộ trình riêng cho mình. Những Valencia, Villarreal, Bilbao tập trung lấy suất Champions League để kiếm tiền thưởng. Chỉ riêng vào vòng bảng đã chắc chắn có 12 triệu euro.

Nếu không đủ năng lực đi sâu ở Champions League, họ sẽ tranh vị trí thứ 3 vòng bảng để xuống Europa League. Rơi xuống Europa League mặc nhiên có 500.000 euro, chưa tính kết quả. Đi tiếp sẽ có thêm 750.000 euro. Tương tự, tiền thưởng khi vào tứ kết và bán kết là 1 và 1,5 triệu euro. Nếu vô địch sẽ nhận 6,5 triệu euro.

Năng nhặt chặt bị. Tiền thưởng ở Europa League không bằng Champions League, nhưng cứ vô địch nhiều thì sẽ khác. Sevilla chính là hình mẫu cho điều này. Từng khủng hoảng vài năm trước, cựu chủ tịch (Del Niro) phải ngồi tù, nhưng giờ đây họ đang cải thiện đáng kể tài chính.

Có tiền, chất lượng chuyên môn tất nhiên sẽ cải thiện. Những danh hiệu Europa League cũng giúp họ có thể mang về các cầu thủ tiềm năng, vốn chưa được những ông lớn để ý. Từ đó, Sevilla cũng như các đội khác ở La Liga tạo được bản sắc riêng cho mình.

Thực tế, Sevilla đang đi trên con đường của Atletico. Từng tập trung vào việc kiếm tiền thưởng ở Europa League (vô địch các năm 2010 và 2012), Atletico hiện đã lột xác thành đội bóng chất lượng hàng đầu châu Âu.

Sau thành công của Atletico, và bước tiến ngoạn mục của Sevilla hiện nay, mô hình của các đội bóng trung bình La Liga có thể sẽ sớm được nhân rộng ở châu Âu. Điều này giải thích vì sao các HLV và GĐTT người TBN (hoặc liên quan đến La Liga) đang làm việc ở châu Âu, nhất là Anh, ngày càng tăng cao.

Video Sevilla lần thứ 3 liên tiếp vô địch Europa League

Với lối chơi bùng nổ trong hiệp 2, Sevilla đã ngược dòng ngoạn mục để rồi đánh bại Liverpool với tỷ số 3-1, qua đó lần thứ 3 liên tiếp vô địch Europa League. 

" alt="Premier League có tiền, nhưng La Liga là kẻ thống trị" width="90" height="59"/>

Premier League có tiền, nhưng La Liga là kẻ thống trị

W-vanh-dai-4-me-linh-vietnamnet-2.jpg
Dự án đường Vành đai 4 đi qua huyện Mê Linh đang được thi công. Ảnh: Hồng Khanh 

Trao đổi với PV. VietNamNet, ông Đinh Ngọc Thức, Giám đốc Trung tâm phát triển quỹ đất huyện Mê Linh, cho biết, khoảng 500 thửa đất dự kiến đưa ra đấu giá thuộc 4 xã Kim Hoa, Liên Mạc, Tam Đồng và Tráng Việt. Các thửa đất nằm trong quy hoạch điểm cư dân nông thôn, đã giải phóng mặt bằng và được thành phố giao đất. 

Vào năm 2022, giữa lúc thị trường bất động sản trầm lắng, cơn sốt đất nền cũng đã qua vùng đỉnh nhưng đấu giá đất ở Mê Linh vẫn lập kỷ lục mới. Giá trúng cao nhất của lô đất tại điểm X1, Tổ dân phố số 2, thị trấn Chi Đông lên tới 93 triệu đồng/m2.

“Nhưng những lô đất được đấu giá thành công với giá trúng 85 triệu đến hơn 90 triệu đồng/m2 không phải là điển hình ở huyện Mê Linh. Cả huyện chỉ bán được vài lô giá lịch sử như vậy. Những lô này ở vị trí thuận lợi, không có nhiều sản phẩm đưa ra đấu giá, đáp ứng nhu cầu của thị trường thì vẫn được mua ngay. Nhưng mức giá này không đại diện cho thị trường” - ông Thức nói. 

Cũng theo ông Thức, bên cạnh những lô đất trúng đấu giá cao như vậy vẫn có nhiều lô đất phải đấu đi đấu lại nhiều lần.  

Đánh giá về việc đất đấu giá có “nóng” khi ăn theo dự án đường Vành đai 4, lãnh đạo Trung tâm phát triển quỹ đất huyện Mê Linh cho hay, từ thực tế đấu giá đất thời gian qua diễn ra bình thường, không có đột biến. 

Đất đấu giá tại huyện Mê Linh hiện nay khoảng 20-30 triệu/m2 chưa phải là đắt so với vị trí ở Đông Anh, hay một số nơi khác ở Hà Nội. 

“Đất đấu giá có nhiều yếu tố để nhà đầu tư quan tâm, tham gia. Có thể kể đến như việc đơn vị đấu giá chủ động thông tin, xây dựng giá khởi điểm sát với thị trường. Ngoài ra, với vị trí và nhu cầu phát triển của huyện thì dư địa cơ hội để phát triển còn nhiều. Đây cũng là yếu tố khiến các nhà đầu tư xem xét quan tâm đối với đất đấu giá tại Mê Linh”, ông Thức nhận định. 

Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện Mê Linh phối hợp với Công ty Đấu giá hợp danh đấu giá Việt Nam vừa thông báo mời tham gia đấu giá quyền sử dụng đất (đợt 4) 25 thửa đất tại thôn Bạch Đa, xã Kim Hoa.

Các thửa đất có diện tích từ 100-159m2; giá khởi điểm từ 24,7-32,8 triệu đồng/m2.

Dự kiến, buổi đấu giá sẽ được tổ chức vào ngày 14/4 tại hội trường Trung tâm Văn hoá - Thông tin và Thể thao huyện Mê Linh.

" alt="Đất đấu giá Mê Linh chốt hơn 50 triệu/m2, còn hàng trăm thửa đón đầu Vành đai 4" width="90" height="59"/>

Đất đấu giá Mê Linh chốt hơn 50 triệu/m2, còn hàng trăm thửa đón đầu Vành đai 4