In sẵn giấy… âm tínhNgày 7/3, chị P.H, phụ huynh của em P.T (12 tuổi) đến trạm y tế phường Tăng Nhơn Phú B, TP Thủ Đức để lấy giấy hoàn thành cách ly cho con. Đây là yêu cầu bắt buộc để các em học sinh nhiễm Covid-19 trước đó được đi học trở lại.
Rất nhanh chóng, chị H. được nhân viên trạm y tế đưa cho một tờ giấy xác nhận hoàn thành cách ly với đầy đủ thông tin được in sẵn trước đó. Nội dung viết, ngày dương tính của em P.T là 27/2, ngày âm tính là 5/3, được phó chủ tịch phường đóng dấu, ký tên.
 |
Giấy xác nhận cấp vào ngày 5/3 trong khi phụ huynh báo vào ngày 7/3. |
“Ngày 27/2, tôi có ra trạm báo cháu T. test nhanh 2 vạch. Ngày 7/3 tôi mới ra trạm báo cháu âm tính nhưng giấy in sẵn ngày 5/3. Tôi hỏi nhân viên y tế có cần test lại không, họ nói tin tưởng kết quả của phụ huynh và đưa giấy này luôn.
Mặc dù được giải quyết nhanh gọn nhưng tôi lại không yên tâm. Nhỡ may có phụ huynh báo bừa trẻ âm tính, trạm cũng chấp nhận?”, chị H. nói.
Trong khi đó, chiều ngày 8/3, phụ huynh cháu N.T.L (8 tuổi) cũng ra trạm y tế phường này xin giấy xác nhận hoàn thành cách ly. Theo lời kể, cháu L. dương tính vào ngày 2/3. Đến ngày thứ 7, L. đã hết triệu chứng và có kết quả âm tính.
“Nhân viên trạm bảo đến ngày mai tức là ngày 9/3, mới đủ thời gian cách ly nên tôi phải về tay không, mai con bé lại phải nghỉ học. Nếu không yên tâm có thể test cho F0 ngay tại trạm được mà, tại sao cứ phải cứng nhắc như vậy?”, phụ huynh này bức xúc.
Trả lời về quy trình xác nhận F0 hoàn thành cách ly, một lãnh đạo Trung tâm Y tế TP Thủ Đức cho biết, F0 sau 7 ngày theo dõi tại nhà có thể tự test nhanh và báo cho trạm y tế. Trong trường hợp không tự test được sẽ đến trạm có nhân viên y tế thực hiện.
“Nếu F0 test ở nhà có kết quả âm tính, báo cho trạm y tế sẽ được cấp giấy. Nếu vẫn dương tính thì cách ly thêm 3 ngày và sau đó test lại”, bác sĩ này cho hay.
Giải thích này dường như chưa phù hợp theo Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị Covid-19 của Bộ Y tế. Theo đó, F0 điều trị tại nhà sẽ được dỡ bỏ cách ly nếu đủ thời gian 7 ngày và có kết quả test nhanh âm tính.
Tuy nhiên, test nhanh SARS-CoV-2 này phải do nhân viên y tế thực hiện hoặc người bệnh tự thực hiện dưới sự giám sát của nhân viên y tế, bằng ít nhất một trong các hình thức trực tiếp hoặc gián tiếp qua các phương tiện từ xa.
Hướng dẫn này nêu rõ, trạm y tế nơi quản lý người bệnh chịu trách nhiệm xác nhận khỏi bệnh cho người bệnh.
 |
Người dân chờ giấy hoàn thành cách ly tại Trạm y tế Tăng Nhơn Phú B, TP Thủ Đức. |
Trạm y tế cũng bị ... hành là chính
Phường 11, quận 5 hiện nay có trên 140 F0 đang cách ly tại nhà. Nhân viên trạm y tế chỉ có 6 người, chia nhau làm nhiệm vụ từ hành chính, trực trạm, lấy mẫu tại chỗ hoặc đến nhà dân.
“Nhiều hộ dân ở chung cư phải đi thang bộ 4-5 tầng để lên lấy mẫu, cũng mệt lắm. Có ngày 8-9h tối mới về đến trạm, xong phải thống kê, báo cáo ngay.
Một ngày chúng tôi cấp hơn 30 giấy hoàn thành cách ly, đến nhà lấy mẫu khoảng 20-30 hộ dân”, bác sĩ Phạm Hoà Phước, trưởng trạm y tế phường 11, quận 5 nói.
Thời điểm này, học sinh tại TP.HCM nhiễm Covid-19 tăng cao, các trạm y tế lại thêm vất vả. Với khối lượng công việc không hề nhỏ, nhiều trạm đã linh động lập các nhóm Zalo, trao đổi, nhận clip quay quá trình test nhanh của F0.
Bác sĩ Phước khẳng định, ngay khi nhận được tin báo F0, trạm sẽ cử người xuống trực tiếp lấy mẫu test cho cả hộ gia đình, không để F0 phải lên trạm y tế. Nếu nhân viên trạm không kịp đến nhà, người dân có thể hỗ trợ quay clip xét nghiệm và gửi qua Zalo.
 |
Người dân có thể quay clip test nhanh để hỗ trợ nhân viên y tế. |
Tuy nhiên hiện nay, mỗi trạm một cách làm khiến người dân bối rối, nhất là các gia đình có con em là F0.
Chị P.H, phụ huynh học sinh đề xuất, nếu việc cấp giấy xác nhận hoàn thành cách ly chỉ mang tính thủ tục thì trạm y tế và nhà trường nên ... bỏ qua.
“Tại sao nhà trường không để bố mẹ quay clip test nhanh giống như các trạm y tế đang làm? Cô giáo chỉ cần xác nhận là con chúng tôi có thể đi học. Nếu đến trạm y tế mà báo miệng cũng có giấy thì rõ ràng việc này làm mất công sức của phụ huynh và nhân viên y tế”, chị H. nói.
Nhận định về tình hình trên, PGS.TS Vũ Minh Phúc, Đại học Y dược TP.HCM cho rằng, việc quá tải ở các trạm y tế TP.HCM hiện nay là do vấn đề nằm ngoài chuyên môn.
“Chắc chắn F0 không đến Trạm y tế để cấp cứu hay vì trở nặng. Người đến trạm bây giờ là để xin giấy tờ hoàn thành cách ly, giấy xác nhận để hưởng chế độ Bảo hiểm xã hội, học sinh có giấy xác nhận để đi học. Trong khi đó nhân sự của trạm rất ít.
Vậy sự quá tải đó là do các quy định rườm rà chúng ta đặt ra, không phải do Covid-19, không phải do chuyên môn”.
PGS Vũ Minh Phúc cũng lưu ý, tới đây, việc tiêm vắc xin Covid-19 cho trẻ em từ 5-11 tuổi có trách nhiệm rất lớn của các trạm y tế. Nếu không cắt giảm những công việc hành chính không cần thiết, nhân viên y tế có thể sẽ tiếp tục rơi vào cảnh dồn việc, đuối sức như vừa qua.
Linh An

Đề xuất công nhận 7 loại giấy tờ để F0 điều trị tại nhà hưởng bảo hiểm xã hội
Trước đó, nhiều địa phương đã phản ánh đến Bộ Y tế, đề nghị có hướng dẫn để giảm bớt thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động mắc Covid-19.
" alt="Xác nhận hoàn thành cách ly, mỗi nơi mỗi kiểu"/>
Xác nhận hoàn thành cách ly, mỗi nơi mỗi kiểu

Vào thời điểm đó, Tiến sĩ Sahin và công ty của ông, BioNTech, rất ít được biết đến trên thế giới. Công ty BioNTech mà Tiến sĩ Sahin thành lập cùng với vợ mình, Tiến sĩ Özlem Türeci, chủ yếu tập trung vào các phương pháp điều trị ung thư. Họ chưa bao giờ đưa một sản phẩm ra thị trường. Và lúc ấy, Covid-19 cũng chưa tồn tại.
Nhưng hóa ra, lời nói của Tiến sĩ Sahin lại là một lời tiên tri chính xác.
"KHỞI ĐẦU CỦA SỰ KẾT THÚC CỦA KỶ NGUYÊN COVID"
Tháng 11/2020, BioNTech và Pfizer đã thông báo rằng một loại vắc-xin ngừa Covid-19 do Tiến sĩ Sahin và nhóm của ông phát triển có hiệu quả hơn 90% trong việc ngăn ngừa bệnh ở những người tình nguyện thử nghiệm. Kết quả đáng kinh ngạc này đã đưa BioNTech và Pfizer lên vị trí dẫn đầu trong cuộc chạy đua tìm cách chữa trị căn bệnh đã giết chết hơn 1,2 triệu người trên toàn thế giới (tính tới thời điểm đó).
Tiến sĩ Sahin nói trong một cuộc phỏng vấn sau đó rằng: "Đây có thể là khởi đầu của sự kết thúc của kỷ nguyên Covid".
 |
|
BioNTech bắt đầu nghiên cứu vắc-xin này vào tháng 1/2020, sau khi Tiến sĩ Sahin đọc một bài báo trên tạp chí y khoa The Lancet khiến ông tin rằng Covid-19, vào thời điểm đang lan nhanh ở nhiều nơi của Trung Quốc, sẽ bùng phát thành một đại dịch toàn cầu. Các nhà khoa học tại công ty có trụ sở tại Mainz, Đức, đã hủy bỏ các kỳ nghỉ và bắt đầu làm việc cho Dự án Lightspeed.
Tiến sĩ Sahin nói trong một cuộc phỏng vấn vào tháng 10/2020 rằng: "Không có quá nhiều công ty trên thế giới có đủ năng lực và khả năng để làm việc này nhanh như chúng tôi. Vì vậy, cảm giác khi ấy không phải là cơ hội mà là nghĩa vụ phải làm, bởi vì tôi nhận ra rằng chúng tôi có thể nằm trong số những người đầu tiên tạo ra vắc-xin".
Sau khi BioNTech xác định được một số ứng cử viên vắc-xin có triển vọng, Tiến sĩ Sahin kết luận rằng công ty sẽ cần giúp đỡ để nhanh chóng thử nghiệm, giành được sự chấp thuận của các cơ quan quản lý và đưa ra thị trường ứng cử viên tốt nhất. BioNTech và Pfizer đã làm việc cùng nhau về vắc-xin cúm từ năm 2018 và vào tháng 3/2020, họ đã đồng ý hợp tác về vắc-xin Covid-19.
Kể từ đó, Tiến sĩ Sahin, người Thổ Nhĩ Kỳ, đã nảy sinh tình bạn với Albert Bourla, giám đốc điều hành Pfizer người Hy Lạp. Cặp đôi này cho biết trong các cuộc phỏng vấn gần đây rằng họ đã gắn bó với nhau bởi cùng có xuất thân là nhà khoa học và là người nhập cư.
"Chúng tôi nhận ra rằng anh ấy đến từ Hy Lạp và tôi đến từ Thổ Nhĩ Kỳ", Tiến sĩ Sahin nói.
Tiến sĩ Sahin, 55 tuổi, sinh ra ở Iskenderun, Thổ Nhĩ Kỳ. Khi lên 4, gia đình ông chuyển đến Cologne, Đức, nơi cha mẹ ông làm việc tại một nhà máy Ford. Lớn lên ông trở thành bác sĩ tại Đại học Cologne. Năm 1993, ông lấy bằng tiến sĩ tại trường đại học cho công trình nghiên cứu liệu pháp miễn dịch trong tế bào khối u.
Đầu sự nghiệp của mình, ông đã gặp Tiến sĩ Türeci. Bà đã sớm có hy vọng trở thành một nữ tu sĩ và cuối cùng bắt đầu học y khoa. Bác sĩ Türeci, hiện 53 tuổi và là giám đốc y tế của BioNTech, sinh ra ở Đức, là con gái của một bác sĩ người Thổ Nhĩ Kỳ nhập cư từ Istanbul. Vào ngày họ kết hôn, Tiến sĩ Sahin và Tiến sĩ Türeci trở lại phòng thí nghiệm sau buổi lễ.
Ban đầu, cả hai tập trung vào nghiên cứu và giảng dạy, bao gồm cả tại Đại học Zurich, nơi Tiến sĩ Sahin làm việc trong phòng thí nghiệm của Rolf Zinkernagel, người đã giành giải Nobel Y học năm 1996.
Năm 2001, Tiến sĩ Sahin và Tiến sĩ Türeci thành lập Ganymed Pharmaceuticals, chuyên phát triển các loại thuốc điều trị ung thư bằng cách sử dụng các kháng thể đơn dòng.
Sau vài năm, họ cũng thành lập BioNTech, tìm cách sử dụng nhiều loại công nghệ hơn, bao gồm mRNA, để điều trị ung thư. "Chúng tôi muốn xây dựng một công ty dược phẩm lớn của châu Âu", Tiến sĩ Sahin nói trong một cuộc phỏng vấn với Wiesbaden Courier, một tờ báo địa phương.
Ngay cả trước đại dịch Covid-19, BioNTech vẫn đang trên đà phát triển. Công ty đã huy động được hàng trăm triệu USD và hiện có hơn 1.800 nhân viên, với các văn phòng ở Berlin, các thành phố khác của Đức và Cambridge, Mass. Năm 2018, công ty bắt đầu hợp tác với Pfizer. Năm 2019, Quỹ Bill & Melinda Gates đã đầu tư 55 triệu USD để tài trợ cho công việc điều trị bệnh H.I.V. và bệnh lao. Cũng trong năm 2019, Tiến sĩ Sahin đã được trao Giải thưởng Mustafa, giải thưởng hai năm một lần của Iran dành cho người Hồi giáo trong lĩnh vực khoa học và công nghệ.
NHỮNG TỶ PHÚ KHÔNG XE HƠI
Tiến sĩ Sahin và Tiến sĩ Türeci bán Ganymed với giá 1,4 tỷ USD vào năm 2016. Năm ngoái, BioNTech đã IPO. Trong những tháng gần đây, giá trị thị trường của công ty đã tăng vọt lên 81 tỷ USD, biến cặp đôi này trở thành một trong những người giàu nhất nước Đức.
Hiện hai tỷ phú sống cùng con gái tuổi teen trong một căn hộ khiêm tốn gần văn phòng của họ. Họ đi xe đạp để đi làm và không sở hữu một chiếc xe hơi nào.
"Ugur là một cá nhân rất, rất độc đáo", ông Bourla, giám đốc điều hành của Pfizer cho biết trong cuộc phỏng vấn. "Anh ấy chỉ quan tâm đến khoa học. Thảo luận về kinh doanh không phải là mối quan tâm của anh ta. Anh ấy không thích vấn đề này một chút nào. Anh ấy là một nhà khoa học và một người có nguyên tắc. Tôi tin tưởng anh ấy 100%".
Tiến sĩ Sahin quá bận rộn với việc phát triển một vắc-xin đến nỗi công ty đến mức thời điểm cuối năm 2020, ông vẫn chưa hoàn thiện các chi tiết tài chính trong thỏa thuận hợp tác với Pfizer.
(Theo Doanh nghiệp & Tiếp thị, New York Times)

Thế giới sẽ ra sao nếu không thể tìm ra vắc xin ngừa Covid-19?
Cả thế giới đang mong chờ vắc xin ngừa Covid-19 nhưng cũng có khả năng loại vắc xin này sẽ không được tìm ra như từng xảy ra với nhiều loại virus khác.
" alt="'Bộ não' đứng sau vắc xin Pfizer: Xem việc tạo ra vắc xin Covid"/>
'Bộ não' đứng sau vắc xin Pfizer: Xem việc tạo ra vắc xin Covid