您现在的位置是:Bóng đá >>正文
Nhận định, soi kèo Rennes vs Lille, 02h45 ngày 17/2: Tiếp đà hồi sinh
Bóng đá5人已围观
简介 Nguyễn Quang Hải - 16/02/2025 06:31 Pháp ...
Tags:
相关文章
Công an thông tin vụ dì ruột đánh cháu 4 tuổi nhập viện vì lười ăn
Bóng đáCháu Tr. bị dì ruột đánh thương tích 9% Cũng theo Thượng tá Phan Ngọc Tố, chị Nguyễn Thị Huyền hiện không bị tạm giữ vì thuộc diện nuôi con nhỏ.
Trước đó, khoảng 14h chiều 26/4, cháu Lê Quỳnh Tr. (4 tuổi) được đưa vào Khoa ngoại thần kinh thuộc Bệnh viện Đa khoa Hà Tĩnh để bác sĩ thăm khám trong tình trạng bị chấn thương vùng đầu, lưng, bụng, chân có vết xước, mặt và người bị bầm tím.
Cán chổi bị gãy sau khi bà Huyền dùng đánh cháu Tr. Ảnh: Công an cung cấp Qua kiểm tra, bác sĩ nghi những vết thương này do bị đánh nên trình báo đến Công an thị trấn Thiên Cầm để điều tra làm rõ.
Tại cơ quan công an, Huyền khai nhận, do bé Tr. lười ăn, ăn vào thường bị nôn nên Huyền đã nóng giận, dùng cán chổi, cây lau nhà, móc áo đánh đập bé. Bé Tr. bị dì đánh nhiều lần trong 3 ngày trước khi nhập viện.
Bà Nguyễn Xuân Hoàng, Trưởng phòng GD&ĐT huyện Cẩm Xuyên thông tin, bố mẹ bé Tr. sinh sống và làm việc ở miền Nam, gửi cháu Tr. về cho dì nuôi dưỡng từ năm 3 tuổi. Hiện vụ việc đang được điều tra, làm rõ.
Thiện Lương
">...
【Bóng đá】
阅读更多Xuất khẩu dệt may năm nay ước đạt 44 tỷ USD
Bóng đáThông tin được Chủ tịch Vitas Vũ Đức Giang nêu tại buổi họp báo ngày 19/11. Kim ngạch nhập khẩu năm nay ước đạt 25 tỷ USD, tăng gần 14,8%. Như vậy, dệt may Việt Nam dự kiến xuất siêu 19 tỷ USD, tăng xấp xỉ 7% so với 2023. Mỹ vẫn là nơi mua nhất nhiều hàng may mặc của Việt Nam, ước đạt hơn 16,7 tỷ USD, tăng 12,3% so với năm ngoái. Thị trường này chiếm gần 38% tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này. Tiếp đến là Nhật Bản với 4,57 tỷ USD, EU 4,3 tỷ USD, Hàn Quốc 3,93 tỷ USD, Trung Quốc 3,65 tỷ USD và Đông Nam Á là 2,9 tỷ USD.
">...
【Bóng đá】
阅读更多ĐH Quốc gia Hà Nội trợ cấp 2 triệu đồng/tháng cho sinh viên Khoa học cơ bản
Bóng đá18 chương trình đào tạo được triển khai thí điểm chương trình học bổng (nguồn: ĐHQG Hà Nội).
Trong gói học bổng còn có các ưu tiên khác cho sinh viên như: ưu tiên xét và nhận các học bổng khác; được phân công các nhà khoa học đỡ đầu; tham gia các hoạt động ngoại khóa, trải nghiệm thực tế.
Theo GS Nguyễn Đình Đức, bên cạnh những ngành hot, các ngành thuộc Khoa học cơ bản của ĐHQG Hà Nội gặp nhiều thách thức vì ít thí sinh đăng ký. Để thu hút thí sinh vào các ngành này, ĐHQG Hà Nội đã có nhiều chính sách học bổng toàn phần, bán phần, học bổng từ các doanh nghiệp và mới đây nhất là gói học bổng nêu trên.
Bên cạnh đó, nhà trường cũng ban hành chính sách đặc thù đối với học sinh các trường THPT chuyên có thể trúng tuyển thẳng vào các lĩnh vực ngành phù hợp. Đó là giải pháp giúp các em đạt được ước mơ trở thành các Nhà khoa học.
ThS. Nguyễn Văn Hồng - Chuyên viên Phòng Đào tạo, Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG Hà Nội cho biết, các thí sinh năm nay đỗ vào trường là những bạn đầu tiên được hưởng chính sách học bổng này. Nhà trường còn có nhiều gói học bổng khác từ ngân sách và các đối tác bên ngoài.
Theo thống kê, có khoảng 1/10 sinh viên trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn nhận học bổng hàng năm. Có trên 600 sinh viên được miễn giảm học phí, 1200 sinh viên được hỗ trợ học tập. Sinh viên phải xác định có kết quả học tập cao, tích cực tham gia phòng trào và công tác đoàn hội để tăng cơ hội nhận học bổng.
Theo GS.TS Lê Thanh Sơn - Phó Hiệu trưởng trường ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐHQG Hà Nội, sinh viên có cơ hội nhận nhiều loại học bổng, bên cạnh gói học bổng dành cho 18 chương trình đào tạo thuộc các ngành Khoa học cơ bản. Nhiều cựu sinh viên thành đạt về trao học bổng cho sinh viên của trường. Các cơ quan như Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp học bổng cho sinh viên để tìm kiếm nhân lực trong lĩnh vực Dự báo thời tiết là lĩnh vực đặc thù, quan trọng. Các doanh nghiệp trao học bổng để sinh viên sau này ra trường về làm việc cho họ.
Ngoài ra, các trường đại học quốc tế cấp học bổng trao đổi sinh viên. Các em có thời gian tối đa 6 tháng hoặc trong ngắn hạn đến tìm hiểu phòng thí nghiệm, cơ sở vật chất và chương trình đào tạo của họ. Sinh viên cũng có thể nhận học bổng do các giáo sư, nhóm nghiên cứu tài trợ. Có sinh viên được tham gia hoạt động của các nhóm nghiên cứu từ năm thứ nhất.
PGS.TS Nguyễn Văn Hiệu - Chủ nhiệm Khoa các Khoa học liên ngành, ĐHQG Hà Nội thông tin thêm, khoa có các suất học bổng đầu vào cho tân sinh viên trúng tuyển với điểm cao. Trong 4 năm học, sinh viên cũng được hưởng các chính sách học bổng theo kết quả học tập. Các đối tác của nhà trường sẵn sàng nhận sinh viên học và thực tập tại nước ngoài.
">...
【Bóng đá】
阅读更多
热门文章
- Đứng trên bình xăng lái mô tô, đỉnh cao của sự ngổ ngáo
- Saigon mưa rơi: MV về Sài Gòn của Hồ Quang Hiếu và ca sĩ hot nhất Malaysia gây sốt MXH Việt
- Mở cửa phòng của đôi nam nữ, nhân viên khách sạn tức nghẹn thấy cảnh trước mặt
- Gái xinh nhất “Step up” rạng rỡ ở Việt Nam
- Số ca Covid
- Mỹ chi 15 tỉ tu bổ Hoàng thành Huế
最新文章
-
BSCKI Nguyễn Thành Trung - Trưởng khoa Khám bệnh Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội tư vấn cho bệnh nhân Năm 2023, bệnh viện không giới hạn số lượng các ưu đãi: miễn phí khám, siêu âm, xét nghiệm tinh dịch đồ, chụp tử cung - vòi trứng; giảm 20% xét nghiệm cận lâm sàng; tặng phiếu hỗ trợ thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm trị giá 5 triệu đồng, phiếu hỗ trợ phẫu thuật/ thủ thuật trị giá 3 triệu đồng cho các gia đình tới vệnh viện thăm khám từ ngày 29/04 - 14/05/2023.
BSCKI Phạm Văn Hưởng - Phó Giám đốc phụ trách chuyên môn bệnh viện chia sẻ: “Mỗi cặp vợ chồng hiếm muộn là một câu chuyện, một hoàn cảnh khác nhau nhưng điểm chung là đều mong ước được bế trên tay những đứa con của chính mình. Có gia đình đã điều trị hiếm muộn 5 năm, 10 năm thậm chí 15 - 20 năm… Ngoài những hạn chế về sức khỏe, thì gánh nặng kinh tế cũng là trở ngại khiến nhiều gia đình phải tạm hoãn hành trình tìm con. Thấu hiểu những khó khăn, mong muốn tiếp sức cho các cặp vợ chồng hiếm muộn, hàng năm, trong khuôn khổ “Tuần lễ vàng”, chúng tôi luôn duy trì và không ngừng mở rộng các gói hỗ trợ. Ngoài 10 ca miễn phí 100% chi phí thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm dành cho các gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, bệnh viện còn hỗ trợ thêm nhiều gói miễn phí các dịch vụ hỗ trợ sinh sản khác. Chúng tôi hy vọng những hỗ trợ này sẽ giúp các gia đình rút ngắn hành trình tìm con, đồng thời tiếp thêm động lực cho các cặp vợ chồng hiếm muộn hãy kiên trì và vững tin”.
Các ưu đãi miễn phí khám, xét nghiệm, siêu âm… sẽ được Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội triển khai trong thời gian từ 29/04 - 14/05/2023 Tiếp sức cho các gia đình hiếm muộn
BSCKII Nguyễn Khắc Lợi - Giám đốc Bệnh viện phụ trách chuyên môn cho biết: “Mục tiêu lớn nhất của chương trình “Tuần lễ vàng” là giúp nhiều gia đình hiếm muộn có hoàn cảnh khó khăn sớm có cơ hội được tiếp cận các kỹ thuật, phương pháp điều trị vô sinh - hiếm muộn hiện đại với chi phí hợp lý nhất có thể. Chứng kiến hạnh phúc của các gia đình lần đầu đón con yêu sau bao năm mòn mỏi đợi chờ, chúng tôi càng có thêm động lực để duy trì và triển khai nhiều hơn nữa các chương trình hỗ trợ cộng đồng”.
Ngoài các hỗ trợ thăm khám, Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội tiếp tục duy trì các chương trình miễn phí thông qua hình thức xét duyệt hồ sơ cho các gia đình cần can thiệp các kĩ thuật hỗ trợ sinh sản hiện đại. Cụ thể, bệnh viện miễn phí 100% chi phí thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm cho 10 gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn (chi phí khoảng 100 triệu đồng); miễn phí 20 ca sàng lọc phôi mang gen bệnh lý di truyền (không giới hạn số lượng phôi); miễn phí 10 ca phẫu thuật vi phẫu tinh hoàn tìm tinh trùng (MicroTESE); miễn phí 10 ca phẫu thuật nội soi thăm dò buồng tử cung; miễn phí 20 ca nuôi cấy, theo dõi phôi bằng hệ thống tự động - timelapse (tối đa 16 phôi).
BSCKI Phạm Văn Hưởng - Phó Giám đốc chuyên môn thực hiện chuyển phôi cho bệnh nhân Mong muốn nối dài sự hỗ trợ cho hành trình đi tìm thiên chức làm cha làm mẹ, bệnh dành tặng thêm: miễn phí 20 ca sử dụng dịch vụ thụ tinh trong ống nghiệm (gồm: chọc trứng, tạo phôi, nuôi phôi (đến ngày 3) - tương đương 30 triệu/ca); miễn phí 50 ca thụ tinh nhân tạo - bơm tinh trùng vào buồng tử cung (IUI).
Bệnh viện nhận hồ sơ xét duyệt các chương trình miễn phí từ ngày 19/04 - 14/05/2023.
“Quả ngọt” hạnh phúc
Từ khi thành lập đến nay, Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội đã hiện thực hóa ước mơ làm cha làm mẹ cho hàng chục nghìn cặp vợ chồng hiếm muộn với tỷ lệ thành công cao nhờ các phác đồ điều trị và can thiệp y khoa hiện đại.
Đại diện bệnh viện cho biết: “Đặc biệt, từ năm 2019 đến nay, nhiều trường hợp nhận được các gói hỗ trợ miễn phí thụ tinh trong ống nghiệm đã có “quả ngọt”: 85% gia đình có tin vui, sinh con khỏe mạnh với 43 em bé chào đời; nhiều người đang chờ sinh và được theo dõi, hỗ trợ tối đa từ bệnh viện”.
Các gia đình đón được con yêu sau khi thực hiện hỗ trợ sinh sản tại bệnh viện Năm 2022, bệnh viện được Hiệp hội Sinh sản Úc (Fertility Society of Australia - FSA) trao chứng nhận quốc tế RTAC - bộ tiêu chuẩn chất lượng quốc tế uy tín hàng đầu trong hỗ trợ sinh sản. Theo đại diện Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội, người bệnh khi điều trị bằng các kĩ thuật hỗ trợ sinh sản tại trung tâm đạt chứng nhận RTAC có thể an tâm về tỉ lệ thành công luôn được duy trì cao và ổn định.
Tìm hiểu thông tin chi tiết tại: afhanoi.com
Quốc Tuấn
" alt="‘Tuần lễ vàng’ hỗ trợ tài chính cho các gia đình hiếm muộn">‘Tuần lễ vàng’ hỗ trợ tài chính cho các gia đình hiếm muộn
-
Khi tắm, người Nhật tuân theo một quy trình đặc biệt gồm nhiều bước. Đầu tiên, họ rửa sạch bụi và mồ hôi, sau đó họ mới ngâm mình trong bồn tắm.
Họ cũng cho thêm trà xanh và các loại thảo mộc khác vào nước tắm để giúp cơ thể thư giãn, làm sạch da.
Người Nhật cũng cẩn thận chọn nhiệt độ của nước không quá 40 độ C. Đây là yếu tố rất quan trọng giúp họ cảm thấy thoải mái.
Do lối sống cũ
Vòi tắm hoa sen phổ biến ở Nhật Bản và trên thế giới cách đây không lâu. Vào thế kỷ thứ 19, không có nước nóng, lò sưởi hay hệ thống ống nước trong các ngôi nhà Nhật Bản. Vì thế, hầu hết mọi người phải đun sôi nước để tắm. Công việc này rất tốn thời gian. Vì thế, người ta không chọn tắm vào buổi sáng mà tắm vào buổi tối để có thời gian đun nước.
Thói quen tới nhà tắm công cộng
Nhà tắm công cộng rất phổ biến ở Nhật Bản. Mọi người ở các độ tuổi khác nhau đều đến đây, không chỉ để tắm mà còn để thư giãn. Có thể nói tắm nước nóng ở nhà tắm công cộng là một loại hình giải trí. Vào buổi tối, nhà tắm công cộng ít khách hơn nên người ta thường chọn thời điểm này để ghé thăm, từ đó tạo thói quen tắm vào buổi tối.
Không có đủ thời gian vào buổi sáng
Người Nhật là những người nghiện công việc. Khoảng 4,5 triệu người lao động nước này làm 2 công việc cùng lúc, và họ thường làm thêm từ 6-14 giờ/tuần.
Người Nhật lại rất coi trọng việc đúng giờ. Nếu bạn chỉ tới muộn vài phút, bạn có thể bị đánh giá tiêu cực. Do đó, vào buổi sáng, người Nhật thậm chí không có đủ thời gian để tắm rửa.
Ảnh hưởng của thời tiết
Mùa hè ở Nhật Bản thường nóng và rất ẩm. Hầu hết người dân không sử dụng xe hơi, mà dùng phương tiện công cộng. Việc này sẽ khiến người ta cảm nhận rất rõ sự ảnh hưởng của thời tiết và họ sẽ không cảm thấy thoải mái nếu không tắm vào cuối ngày.
Vào mùa đông, các ngôi nhà ở Nhật Bản thường rất lạnh vì hầu hết gia đình không sử dụng lò sưởi và điều hòa. Họ sẽ đi tắm trước khi đi ngủ, không chỉ để vệ sinh cơ thể mà còn để làm ấm người lên.
Vì sao người giàu Nhật Bản không màng khoe của?
Người ta thường nói rằng, ở Nhật Bản, bạn có thể sống cạnh một tỷ phú mà không biết, bởi vì ngôi nhà của anh ta cũng giống như ngôi nhà của bạn.
" alt="Tại sao người Nhật tắm vào buổi tối?">Tại sao người Nhật tắm vào buổi tối?
-
Thời gian vừa qua giá chung cư cũ tại Hà Nội liên tục tăng cao và xác lập các đỉnh giá mới. Có một thực tế là sau cơn sốt, mặt bằng giá chung cư nói riêng và các bất động sản nhà ở nói riêng tại các thành phố lớn chỉ tăng hoặc đứng yên chứ không giảm như nhiều người kỳ vọng. Giá tăng cao khiến cho khả năng sở hữu nhà ở của đại bộ phận dân chúng trở nên càng xa vời. Lúc này, những tranh luận về chuyện đánh thuế sở hữu bất động sản thứ hai, thuế chuyển nhượng bất động sản hay chậm chí là thuế thừa kế bất động sản lại trở nên sôi nổi trên các diễn đàn. Một bộ phận người dân tin rằng việc áp dụng các loại sắc thuế đánh mạnh vào bất động sản sẽ kéo giảm giá nhà ở. Tuy nhiên, tôi cho rằng điều này là không đơn giản như vậy.
Vấn đề đánh thuế bất động sản thứ hai đã được Chính phủ quan tâm, nghiên cứu cụ thể trong Đề án Luật Thuế tài sản năm 2018. Tuy nhiên, đến nay dự luật vẫn chưa được thông qua. Điều này là bởi các lo ngại về tác động tiêu cực của một sắc thuế mới, đặc biệt là bất động sản được áp dụng sẽ ảnh hưởng nghiệm trọng đến đời sống nhân dân và toàn xã hội.
Xin nêu một ví dụ đơn giản để các bạn thấy rõ điều này: Ông M có hai bất động sản (một bất động sản để ở và một bất động sản xây dựng phòng trọ để cho thuê). Khách thuê trọ của ông M gồm bốn gia đình A, B, C và D. Gia đình anh A bán rau, gia đình anh B bán cơm, gia đình anh C làm công việc văn phòng và gia đình anh D làm công nhân.
Bỗng một ngày, nhà nước quyết định đánh thuế vào các bất động sản thứ hai. Như vậy, ông M phải đóng thuế cho bất động sản thứ hai là dãy nhà trọ của mình. Mức thuế áp dụng là 5 %/năm tính trên giá trị bất động sản. Để không bị giảm thu nhập từ việc cho thuê, ông M liền thông báo tăng giá cho thuê thêm 5% đối với các gia đình thuê trọ.
>> 'Kiểm soát giá nhà không chỉ bằng đánh thuế'
Lúc này, do tiền thuê nhà tăng, trong khi chi phí sinh hoạt hàng ngày của gia đình vốn đã đắt đỏ, anh A bắt buộc tăng giá bán rau thêm 5% để bù vào tiền thuê nhà. Do giá nguyên liệu đầu vào (rau củ) tăng, cộng với tiền thuê nhà tăng, nên anh B cũng phải tăng giá bán mỗi đĩa cơm thêm 5%. Do thu nhập không đổi nhưng tiền thuê trọ tăng, tiền ăn tăng nên tiết kiệm giảm, dẫn đến khả năng mua nhà của anh C càng trở nên xa vời. Còn anh D làm công nhân nên thu nhập thấp, mọi chi phí sinh hoạt đều tăng cao dẫn đến gia đình không thể trụ nổi và phải dắt díu nhau về quê.
Sau một thời gian, anh A, anh B thu nhập tăng được chút ít, nhưng giá cả, chi phí đều tăng mạnh, dẫn đến mức sống không được cải thiện và vẫn không có khả năng mua nhà. Anh C đòi công ty tăng lương để bù lại cho chi phí sinh hoạt. Công ty tăng lương cho anh C dẫn đến chi phí quản lý doanh nghiệp tăng và phải tăng giá bán hàng hóa.
Còn vợ chồng anh D sau khi về quê một thời gian, không có việc làm, lại phải dắt díu nhau lên thành phố. Lúc này không chỉ tiền thuê nhà mà mọi chi phí, hàng hóa đều tăng cao, anh D ngoài làm công nhân vào ban ngày, còn phải chạy xe ôm vào ban đêm để trang trải chi phí. Thay vì làm việc 10 tiếng một ngày thì bây giờ phải làm hai công việc 14-15 tiếng một ngày để duy trì được mức sống như cũ.
Sau một thời gian đánh thuế sở hữu bất động sản thứ hai, giá cả hàng hóa trong nước trở nên đắt đỏ, mọi chi phí đều tăng khiến sống người dân càng khó khăn hơn. Người lao động phải làm việc nhiều giờ hơn để duy trì được mức sống như cũ. Trong khi đó, chủ thể mà luật thuế hướng đến là ông M thì hầu như không bị ảnh hưởng.
" alt="'Bốn người thuê nhà gánh hết thuế bất động sản thứ hai cho ông chủ trọ'">'Bốn người thuê nhà gánh hết thuế bất động sản thứ hai cho ông chủ trọ'
-
Người này vốn không có tinh hoàn, vẫn lấy vợ và sinh hai con gái. Bác sĩ nhận định đây là trường hợp ẩn tinh hoàn hai bên, trong đó tinh hoàn phải bị ung thư, tinh hoàn trái bị teo. Bệnh nhân được phẫu thuật cắt bỏ tinh hoàn, sau đó điều trị bằng hóa chất bổ trợ và nội tiết. Ngày 15/7, bác sĩ Nghiêm Trung Hưng, khoa Nam học, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, cho biết tinh hoàn ẩn là một trong những dị tật bẩm sinh phổ biến của đường tiết niệu sinh dục nam. Khoảng 0,4% nam giới bị ẩn tinh hoàn. Bệnh lý này xuất hiện ở 5-6% trẻ sơ sinh đủ tháng và 25% trẻ sơ sinh non. Tinh hoàn ẩn gây vô sinh, teo hoặc ung thư bộ phận này.
" alt="Ung thư hóa từ tinh hoàn ẩn trong ổ bụng">Ung thư hóa từ tinh hoàn ẩn trong ổ bụng
-
Nam sinh Võ Tuấn Tú bị thương rất nặng khi nấu cơm cho các em Nghe tiếng nổ lớn, hàng xóm chạy sang kiểm tra thì phát hiện Tú đang đau đớn vật vã, bên cạnh là nồi thức ăn nấu dở. Mọi người nhanh chóng đưa em đi bệnh viện cấp cứu, nhưng do vết thương quá nặng, em được chuyển vào Bệnh viện Trung ương Huế để tiếp tục chữa trị.
Nhận được tin dữ, anh Võ Huy Hoàng đang làm phụ hồ ở gần nhà tức tốc chạy lên bệnh viện thăm con.
"Lúc lên đến nơi, nhìn thấy mắt và bàn tay của con, tôi choáng váng cực độ nhưng cố nén lòng, hỏi vay anh em bạn bè chút tiền đưa con đi Huế. Giờ bác sĩ bảo con đã hỏng hoàn toàn một mắt, mắt còn lại chỉ thấy khoảng 50%, khớp tay trái bị tháo bị không thể gắn lại được nữa", anh Hoàng đau khổ cho hay.
Hai em của Tú còn quá nhỏ Tú là con trai thứ 2 trong gia đình có 4 anh em. Anh trai Võ Tuấn Anh hiện là sinh viên năm 2, theo học một trường Đại học ở Đà Nẵng. Em trai Võ Tuấn Đạt lại mắc bệnh, đã 6 tuổi nhưng chưa thể nói chuyện.
Nhiều năm nay, mẹ của Tú mắc chứng bệnh trầm cảm, thường xuyên bỏ nhà đi lang thang. Để bố yên tâm đi phụ hồ kiếm tiền, sau giờ học, Tú lại tranh thủ cơm nước, dọn dẹp việc nhà, chăm sóc các em.
Em Võ Tuấn Đạt đã 6 tuổi nhưng chưa thể nói chuyện. "Vợ bị bệnh nên một mình tôi gồng gánh, làm thuê đủ nghề để có thêm tiền nuôi các con ăn học. Tú ngoan lắm, thay mẹ chăm em, nhưng sao số con khổ quá. Nhìn con đau đớn, tôi ước có thể chịu đau thay con. Giờ quan trọng nhất là kinh phí chạy chữa cho con còn tốn nhiều mà tôi không xoay sở được", anh Hoàng bất lực.
Căn nhà mới sửa lại cho đỡ dột nát còn chưa trả hết nợ, dự định cho Tuấn Đạt đi khám bệnh chậm nói cũng đành gác lại, cả nhà tìm đủ mọi cách lo cho Tuấn Tú.
Bác sĩ cho biết, một mắt của Tú đã bị hỏng hoàn toàn. Nhận hung tin cậu học trò ngoan hiền gặp nạn, cô Dương Thị Hồng Minh, giáo viên chủ nhiệm của Tú vô cùng bàng hoàng.
"Nghe tin dữ về em mà tôi không cầm được nước mắt. Suốt 2 năm lớp 10 và 11, Tú nhiều lần đi học muộn nhưng cô không nỡ trách phạt vì biết em phải chờ cho các em ăn, chở 2 em đến trường trước rồi anh mới đi học được. Mẹ mắc bệnh, Tú phải làm thay vai trò người mẹ cho các em. Giờ tai hoạ ập đến, mong mọi người làm phước, giúp đỡ để gia đình có thêm phần kinh phí cho Tú chữa trị", cô Hồng Minh tha thiết.
Bố phải theo anh trai vào viện, hai em nhỏ gửi lại nhờ hàng xóm coi sóc. Ông Võ Văn Lễ, Chủ tịch UBND xã Phúc Đồng cho biết, hoàn cảnh của em Võ Tuấn Tú hết sức đáng thương.
"Mẹ em mắc phải bệnh trầm cảm, một mình bố đi làm thợ xây nuôi 4 người con. Tuấn Tú rất chăm ngoan, trong lúc nấu ăn cho các em thì bình gas mini phát nổ khiến em bị thương rất nặng. Ngôi nhà các em đang ở do ngân hàng hỗ trợ mấy chục triệu, bố vay nợ để xây thêm, hiện giờ vẫn chưa trả được nợ thì con lại gặp nạn",ông Lễ nói.
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về:
1. Gửi trực tiếp: Anh Võ Huy Hoàng, xóm 3, xã Phúc Đồng, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh. SĐT: 0328.322.645
2. Ủng hộ qua Báo VietNamNet: Ghi rõ ủng hộ MS 2023.202(em Võ Tuấn Tú)
Chuyển khoản: Báo VIETNAMNET
Số tài khoản: 0011002643148. Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam - 198 Trần Quang Khải, Hà Nội
- Chuyển khoản từ nước ngoài: Bank account: Báo VIETNAMNET
- The currency of bank account: 0011002643148
- Bank:- BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM
- Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi,Vietnam
- SWIFT code: BFTVVNV X
- Qua TK ngân hàng Vietinbank:
Chuyển khoản: Báo VietNamNet
Số tài khoản: 114000161718
Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa
- Chuyển tiền từ nước ngoài:
Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade, Dong Da Branch
- Address: 183 Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa, Hà Nội
- Swift code: ICBVVNVX126
3. Hoặc trực tiếp báo VietNamNet:
- Phía Bắc địa chỉ: tầng 3, tòa nhà C’Land,156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội.
- Phía Nam: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 27 Nguyễn Bỉnh Khiêm, Quận 1, TP.HCM. Điện thoại: 19001081.
" alt="Nổ bình gas, nam sinh bị mù mắt, dập bàn tay khi thay mẹ nấu cơm cho các em">
Nổ bình gas, nam sinh bị mù mắt, dập bàn tay khi thay mẹ nấu cơm cho các em
-
Kimazae ăn phở liên tục trong 2 ngày tại Đà Nẵng Ngày đầu tiên, Kimazae thử hai loại phở của cùng một thương hiệu nổi tiếng nhưng ở hai cơ sở khác nhau tại Đà Nẵng. Bữa ăn đầu tiên, anh ghé cơ sở trên đường Hồ Nghinh (quận Sơn Trà) và gọi món phở lòng bò vị Hàn Quốc.
Theo mô tả trên thực đơn của quán, đây là món phở “mang đến cho thực khách trải nghiệm mới về ẩm thực, là kết tinh của hai nền văn hóa ẩm thực lâu đời là Hàn Quốc và Việt Nam”.
Nam du khách nhận xét nước dùng phở đặc sánh và cay, còn lòng được sơ chế kỹ nên không hề có mùi tanh. “Vị cay ngay cả khi chưa thêm gia vị. Còn sợi phở mềm, đầy đặn nhưng hơi béo”.
Vị khách Hàn Quốc thưởng thức hết món phở lòng bò Theo cảm nhận của Kimazae, phở ở đây có giá đắt hơn so với những quán thông thường khác. Giá phở lòng bò từ 80.000 – 120.000 đồng/suất (tùy khẩu phần ăn).
“Nhưng đắt bao nhiêu thì cũng đáng giá bấy nhiêu, vì chất lượng tốt và phục vụ rất nhiều thịt bò kèm theo”, Kimazae nói.
Bữa tiếp theo trong ngày, vị khách đến cơ sở thứ 2 nằm trên đường Pasteur (quận Hải Châu). Tại đây, anh gọi món phở sườn cay đặc biệt vì đây là món được người Hàn Quốc yêu thích, có giá 149.000 đồng.
Tô phở sườn bò mà Kimazae nhận xét "đắt nhất từng ăn", giá khoảng 7.500 Won (gần 150.000 đồng) Sau khi thưởng thức hết tô phở, Kimazae thừa nhận “no căng bụng” vì miếng sườn to và suất ăn đầy đặn bánh phở. Theo cảm nhận của anh, nước dùng ở đây cũng có độ đặc sánh, hương vị khá giống món phở lòng bò.
Ngày thứ hai, Kimazae dùng bữa trưa tại quán phở có tiếng trên đường Lý Tự Trọng (quận Hải Châu) và gọi một phần phở tái có giá 55.000 đồng, thêm một suất ram tôm thịt, giá 230.000 đồng.
Món phở tái và ram tôm thịt Anh rất ấn tượng với cách phục vụ nhanh chóng và chu đáo của quán. Món ăn được chế biến nhanh. Thực khách có thể dùng thêm trà hoa nhài hay kim chi tùy sở thích.
“Nước dùng ở đây trong và ngon, nhìn rất sạch sẽ. Tuy nhiên, theo khẩu vị riêng, tôi thấy hơi nhạt nên đã nêm nếm chút gia vị cho đậm đà. Nhưng đây vẫn là loại phở tôi khuyên bạn nên ăn khi tới Đà Nẵng”, Kimazae nêu cảm nhận.
Vị khách Hàn thưởng thức phở ngon lành Anh cũng đánh giá cao hương vị món ram tôm thịt với phần vỏ giòn rụm, phần nhân đầy đặn, vừa miệng, chấm cùng nước mắm chua ngọt rất ngon.
Vị khách Hàn Quốc còn thừa nhận cố gắng ăn nhiều nhưng không thể sử dụng hết phần ăn đã gọi. “Tô phở khá đầy nên tôi ăn no lắm. Dù hai món đều ngon, tôi dùng hết sức có thể nhưng không thể ăn thêm được nữa”, anh bày tỏ.
Bữa tối, Kimazae tiếp tục tìm đến một quán phở trên đường Ngô Quyền (quận Sơn Trà). Quán nằm ngay mặt đường lớn. Anh gọi một tô phở tái, giá 45.000 đồng, được phục vụ một số loại rau kèm theo như giá đỗ, ngò gai, húng chó.
Món phở Việt có giá bình dân nhưng đầy đặn nguyên liệu Vì đã thưởng thức phở Việt nhiều lần và học hỏi cách ăn của người địa phương nên vị khách này cũng cho thêm rau và một số gia vị như giấm tỏi, ớt chưng,… để món ăn hấp dẫn hơn.
“Nước dùng có hương vị khá giống món phở lúc trưa tôi thưởng thức. Tuy nhiên, phở ở đây thường cho thêm lá ngò gai”, Kimazae nhận xét.
Kimazae cho biết, như vậy là trong 2 ngày, anh đã thử tới 4 loại phở bò khác nhau.
Du khách người Hàn thích cảm giác ngồi ăn uống ở vỉa hè như người bản địa Anh nhận xét cả 4 loại đều ngon, song mỗi phiên bản có một hương vị riêng, không hòa lẫn. Thậm chí, mỗi loại được bán với giá khác nhau, từ bình dân đến đắt tiền.
“Nếu bây giờ ăn lại một trong các món phở đó, tôi vẫn có thể ăn tiếp được”, vị khách hài hước bày tỏ.
Ảnh: Kimazae Life
Chàng rể Việt bán bánh tráng nướng ở Thái Lan, kiếm vài triệu/ngày 'nhẹ tênh'Tiệm bánh tráng nướng của chàng rể Việt và người vợ Thái Lan không có địa điểm cố định, chỉ bán vài tiếng mỗi ngày nhưng luôn đông kín khách, thu lời tiền triệu “nhẹ tênh”." alt="Khách Hàn ăn 4 loại phở bò trong 2 ngày ở Đà Nẵng, hài hước nói một câu">Khách Hàn ăn 4 loại phở bò trong 2 ngày ở Đà Nẵng, hài hước nói một câu