 và Lamorna Hollingsworth (39 tuổi) sống ở Hereford (Anh), gặp nhau khi cả hai đang đi du lịch nước ngoài và nhanh chóng nhận ra rằng họ có chung sở thích khám phá, theo <em>New York Post</em>.</p><p>Năm 2019, cặp đôi đã kết hôn và đi hưởng trăng mật vòng quanh thế giới trên một chiếc xe tải. Chuyến đi kéo dài một năm.</p><p>Khi trở về vào tháng 2/2020, họ nhận ra rằng mình không muốn ngừng lại. Cả hai đã quyết định mua một chiếc xe buýt Scania 2 tầng với giá 5.413 USD để cải tạo thành nhà di động, chuẩn bị cho một hành trình khám phá dài ngày hơn.</p><table class=)

Gareth Hollingsworth và Lamorna Hollingsworth cải tạo xe buýt thành nhà ở. Ảnh: Andrew Crowley. |
"Khi trở về sau kỳ nghỉ trăng mật, chúng tôi nhanh chóng lên ý tưởng mua một chiếc xe lớn hơn. Tôi luôn muốn xây một ngôi nhà và xe buýt là bước đi đúng hướng. Đó không phải là việc dễ dàng, nhưng chúng tôi thích thử thách", Gareth nói.
Cặp vợ chồng chọn xe buýt vì muốn có đủ không gian để sống thoải mái nhưng vẫn có khả năng di chuyển. "Điều quan trọng đối với chúng tôi là phải hoàn toàn tự cung tự cấp".
Gareth và Lamorna đã dành gần 2 năm cải tạo chiếc xe buýt. Tổng cộng chi phí ước tính là 27.000 USD, bao gồm mua xe buýt với giá 5.413 USD, chi thêm 5.413 USD để lắp các tấm pin năng lượng mặt trời và 1.350 USD để học, thi bằng lái.
Việc cải tạo bao gồm loại bỏ hoàn toàn sàn, trần, tường và bộ tản nhiệt cũ của chiếc xe buýt, bổ sung thêm các thiết bị, nội thất, trong đó có một bồn nước cung cấp nước sinh hoạt hàng ngày.
 |
Cặp vợ chồng chi hơn 27.000 USD để mua và cải tạo xe thành nhà di động. Ảnh: Andrew Crowley. |
|
Tầng dưới của xe buýt có nhà bếp với lò nướng cỡ lớn, bồn rửa, tủ đông lạnh, tủ đựng thức ăn có nắp trượt, kho nhà bếp trên cao, lò sưởi đốt củi để giữ ấm cho hai tầng và nhà vệ sinh.
Tầng trên là một văn phòng và khu vực tiếp khách đa chức năng cùng với một giường đôi, tủ quần áo và các tấm pin mặt trời trên mái.
"Mọi công việc đều mất nhiều thời gian hơn bạn nghĩ. Chúng tôi đã tái sử dụng, tái chế, mua sắm trực tuyến và tự mình làm mọi thứ để tiết kiệm chi phí".
Cặp vợ chồng nói rằng họ cảm thấy "ngứa chân" nếu ở quá lâu một chỗ mà không đi du lịch. Hiện cả hai rất mong đợi chuyến đi sắp tới. Điểm đến cuối cùng dự kiến là Tây Ban Nha hoặc Bồ Đào Nha.
"Mọi người hoặc là ghen tị hoặc là nghĩ rằng chúng tôi điên. Nhưng việc sở hữu một ngôi nhà trên bánh xe và tự do ngắm nhìn thế giới là điều rất tuyệt diệu", Gareth nói.
Theo ZingNews
Mời bạn đọc cộng tác, gửi tin bài về Ban Ô tô xe máy theo email: otoxemay@vietnamnet.vn. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!

Nhóm bạn trẻ tại Đắk Lắk du xuân bằng siêu xe tự chế
Sau nhiều tháng lao động cần cù, đội ngũ sản xuất đã hoàn thành chiếc Porsche 918 Spyder, được so sánh như người anh em song sinh với phiên bản đến từ thương hiệu Đức.
" alt=""/>Chi 27 nghìn đô để biến xe buýt thành nhà sau tuần trăng mật

Con hẻm 60/41 vắng lặng vào sáng 29 Tết.“Cả hẻm không có một chậu bông đón Tết”
Sáng sớm, chị Hoàng Thị Hồng (40 tuổi, ngụ hẻm 60/41, đường Nguyễn Văn Cự, phường Tân Tạo A, Quận Bình Tân, TP.HCM) loay hoay bấm điện thoại nhờ người bạn mua giúp ít bún khô. Chị nói, mấy bữa nay toàn ăn mì gói, các con của chị đã chán rồi.
Chị Hồng kể: “Nhà tôi nằm trong khu vực bị phong tỏa để phòng dịch. Mọi chuyện xảy ra quá bất ngờ. Tương tự gia đình tôi, các hộ dân khác cũng chung cảnh ngộ. Sáng sớm, ngủ dậy đã thấy mình nằm trong khu phong tỏa, nội bất xuất, ngoại bất nhập”.
Theo chị, sáng 27 tết, thức giấc, chị nhận tin con hẻm bị phong tỏa do có ca nhiễm Covid-19. Chị bàng hoàng lo sợ các thành viên trong gia đình nhiễm bệnh. Hơn thế, Tết Nguyên đán cận kề nhưng gia đình chưa kịp chuẩn bị gì khiến chị càng buồn hơn.
 |
Sáng 29 tết, căn nhà chị Hồng vẫn chưa được trang hoàng đón năm mới. Chị nói, năm nay, cả hẻm không có một chậu hoa tết. |
“Nghe mình nằm trong khu phong tỏa, tôi sợ lắm. Đặc biệt, khi được nhận lương thực từ chính quyền địa phương, tôi lại càng lo hơn vì biết mình sẽ bị phong tỏa lâu. Nếu như trước đây được phát gạo, quà Tết, ai cũng vui thì bây giờ nghe được phát lương thực là buồn, lo vì biết sẽ bị phong tỏa lâu”, chị Hồng chia sẻ.
Hướng mắt ra con hẻm vắng ngắt giữa sáng 29 Tết, chị Hồng thở dài nói rằng năm nay, con hẻm 60/41 này không có Tết nữa rồi. Mọi năm, vào giờ này, người trong hẻm tấp nập chuẩn bị Tết. Phụ nữ thì đi chợ, đàn ông ở nhà trang hoàng nhà cửa. Nhà nhà trưng hoa, trái tết.
“Hẻm này bà con hòa đồng lắm. Đừng nói đến Tết, ngày thường, mọi người hay qua lại, gặp gỡ nhau nói chuyện rôm rả. Tết thì vui lắm, trẻ con, người lớn cùng nhau mua hoa, trang trí...Thế mà năm nay, hẻm vắng lặng như tờ, không ai bước ra đường. Cả hẻm, không có một chậu hoa trưng Tết. Ai cũng sợ, cứ đóng cửa ở trong nhà”, chị Hồng chia sẻ.
 |
Ngoài lương thực, thực phẩm được chính quyền các cấp trợ cấp, gia đình chị Hồng chưa sắm sửa gì được cho tết. |
Người lớn đã buồn, trẻ con trong hẻm càng chán nản hơn. Không thể tự do chạy nhảy, các em phần lớn đều chọn việc xem ti vi, chơi điện thoại để giết thời gian. Tuy vậy, chị Hồng nói, các con của mình cũng như trẻ em trong hẻm đều rất tuân thủ quy tắc chống dịch. Dù ở trong nhà, các em cũng chủ động đeo khẩu trang.
"Chỉ có trái dừa cúng giao thừa"
Bất ngờ bị phong tỏa từ ngày 27 Tết, các hộ dân sinh sống trong hẻm 60/41 không kịp chuẩn bị gì cho năm mới. Nhiều hộ tính toán đến “ngày 28-29 mới đi sắm đồ Tết” nên sau khi phong tỏa, họ rơi vào tình trạng khan hiếm thực phẩm...
Chị Hồng nói, việc phong tỏa đến đột ngột quá, không ai kịp chuẩn bị được gì. “Như nhà tôi, đang ngủ, sáng dậy bị phong tỏa nên chưa mua được gì cho ngày thường chứ đừng nói chuẩn bị cho Tết. Hẻm này năm nay không nhà nào gói được cái bánh tét, bánh chưng nào”, chị Hồng nói thêm.
 |
Ngán mì tôm, chị nhờ mua được nửa ký bún khô để các con đổi món. |
Như để minh chứng cho lời mình nói, chị mở vội cánh cửa tủ lạnh. Bên trong tủ trống rỗng. Mấy ngày vừa qua, gia đình chị đều ăn mì tôm do chính quyền địa phương tiếp tế.
“Tôi mới điện thoại nhờ bà bạn ở ngoài mua giúp ít bún khô gửi vô. Mấy đứa con nhà tôi ăn mì hoài, than chán. Tôi vừa nhờ bạn mua nửa ký bún khô để nấu cho tụi nhỏ ăn tạm”, chị Hồng nói.
Được chính quyền các cấp quan tâm, những hộ dân trong cụm phong tỏa tại phường Tân Tạo A không lo Tết đói. Tuy nhiên, những hộ dân này cho biết, do không kịp chuẩn bị nên họ sẽ đón giao thừa trong sự đạm bạc đến lạ lùng.
 |
Chiếc tủ lạnh trống rỗng vào ngày cận tết của gia đình chị Hồng. |
Chị Hồng nói: “Còn ít giờ đồng hồ nữa là đến giao thừa mà tôi chưa mua được gì. Không biết các hộ khác thì sao chứ tôi chỉ còn mấy trái dừa. Chắc tôi chỉ có từng ấy thứ để cúng giao thừa, do không có bà con ở gần đây nên không nhờ mua đồ được”.
Nói xong, chị lấy quầy dừa để ra giữa sàn nhà cho chúng tôi xem. Chị còn giới thiệu thêm một rổ khoai môn cùng đôi củ cà rốt để chuẩn bị Tết.
 |
Chị nói sẽ dùng số dừa này để cúng giao thừa vì nhà chưa chuẩn bị được gì. |
Theo chị Hồng, do gia đình chị không có người thân ở đây nên đành chấp nhận ăn Tết đạm bạc nhất có thể. “Mong cho mọi chuyện sớm qua đi. Một năm đầy những biến động, xáo trộn. Tuy nhiên, chúng tôi vẫn lạc quan và tin rằng mọi chuyện sẽ tốt lên trong năm tới”, chị Hồng tâm sự.

Trong cái rủi có cái may: Ở nhà đón Tết để sống chậm lại
Chẳng ai muốn dịch bệnh hoành hành như thế này. Cả công việc của chồng và tôi đều bị ảnh hưởng ít nhiều. Nhưng tôi trộm nghĩ, thế là Tết năm nay mình sẽ được nghỉ ngơi đúng nghĩa.
" alt=""/>Khu phong tỏa Sài Gòn: Cả hẻm không một chậu hoa trưng tết, nhà chỉ có mấy trái dừa