
Đến nay đã 31 năm trôi qua, nhưng tôi vẫn nhớ mãi trong lòng và có lẽ cũng không bao giờ quên được câu nói nhắn gửi của một phụ huynh học sinh ngày nào! Nó như một bài học vỡ lòng cho tôi khi mới vào nghề dạy học.Năm 1986, tôi nhận quyết định về giảng dạy ở trường cấp I,II Diên Tân, Diên Khánh, Khánh Hòa, là một xã kinh tế mới của huyện Diên Khánh lúc bấy giờ. Nhiều người nói đây là vùng “khỉ ho cò gáy”.
Thật vậy, đời sống của nhân dân nơi đây hết sức khó khăn, họ chỉ biết vào rừng chặt củi về bán để kiếm sống qua ngày. Nhiều em học sinh sáng đến trường chiều cũng theo cha mẹ vào rừng chặt củi. Đồng ruộng thì khô cằn, chỉ canh tác được một vụ nước trời vào tháng mười âm lịch khi bắt đầu có mưa.

|
Những học trò nhỏ người Lào Lự, người H’Mông, người Thái, người Dao Trường Tiểu học Phiêng Hào, xã Mường Khoa, huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu. Ảnh: Lê Anh Dũng. |
Một hôm, tôi thấy có nhiều em học sinh lớp 7 đi chân không vào lớp. Tôi liền nói “Các em ở trên này nên giống người dân tộc hết”. Ý tôi muốn nói các em đi chân không như người dân tộc họ không đi dép vậy (vì ở xã Diên Tân lúc bấy giờ có nhiều người dân tộc Raglai sinh sống). Không ngờ, tối hôm ấy có 3 phụ huynh học sinh đến khu tập thể nơi tôi ở gặp tôi để hỏi chuyện. Thật sự ban đầu, tôi không biết phụ huynh gặp tôi nói chuyện gì.
Rồi một phụ huynh hỏi “Tại sao thầy nói con tôi giống người dân tộc?”.
Lúc này tôi mới hiểu ra rằng việc sáng nay mình nói học sinh giống người dân tộc đã gây ra sự không hài lòng của phụ huynh. Tôi cũng hơi hoang mang vì lần đầu tiên tiếp phụ huynh, không biết họ có hiểu ý tốt của tôi không? Họ muốn gì ở tôi? Tôi đúng hay sai? Phải trả lời họ thế nào đây? Hàng loạt câu hỏi tôi tự đặt ra trong đầu. Thật sự, tôi hơi run vì mới ra trường chưa có kinh nghiệm gì hết trong quan hệ với phụ huynh học sinh.
Tôi cố bình tĩnh trả lời phụ huynh rằng “Ý tôi muốn nói các em phải đi dép, không nên di chân không lỡ không may đạp phải đinh, gai… thì rất nguy hiểm”. Đây đúng là ý tôi khuyên các em nên đi dép, nhưng vì các em không hiểu nên về nói với bố mẹ, lại thành ra tôi chê bai con họ!
Một phụ huynh khác lên tiếng “Con tôi làm gì có dép để đi!”.

|
Những học trò nhỏ người Lào Lự, người H’Mông, người Thái, người Dao Trường Tiểu học Phiêng Hào, xã Mường Khoa, huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu. Ảnh: Lê Anh Dũng. |
Lúc này, tôi thật sự hối hận vì đã không biết được phụ huynh rất nghèo, không có tiền để mua cho con đôi dép đi học. Tôi chỉ biết nói xin lỗi phụ huynh vì không biết nguyên nhân tại sao các em không có dép.
Rất may, sau khi tôi giải thích, phụ huynh cũng hiểu được và thông cảm về lời nói của tôi. Khi ra về, một phụ huynh nhắn nhủ một câu mà tôi nhớ mãi: “Thầy cần phải học nói”.
Tôi đã rất buồn và tự trách mình khi chưa tìm hiểu vì sao nhiều em không có dép mà vội nói như vậy. Tuy buồn, nhưng sự việc đó cũng cho tôi thêm kinh nghiệm sống: Hãy thận trọng trước khi nói, nhất là đối với học sinh phải thật chuẩn mực.
Kể câu chuyện này, tôi mong đồng nghiệp hãy hiểu rằng ở nhiều nơi học sinh còn nhiều khó khăn thiếu thốn, nếu không thể giúp được các em thì cũng nên thông cảm đừng bắt học sinh phải theo những quy định do thầy cô đặt ra, vô tình làm khó học sinh như: phải có dây buộc tóc, không được đi dép không có quai hậu, phải có đồng phục, phải có cặp đựng sách vở… mà đầu năm các trường thường hay quy định.
Nguyễn Văn Lực(Giáo viên trường THCS Trịnh Phong, Diên Khánh, Khánh Hòa)
" alt="“Thầy cần phải học nói”"/>
“Thầy cần phải học nói”
- “Tôi không là gì cả. Tôi không phải học sinh xuất sắc của thầy”. Nguyễn Hồng Vinh đã nói như thế khi được hỏi về điều khiến GS Hồ Ngọc Đại tự hào về anh nhất. Nhưng bản thân anh hiểu rằng, cách thầy hài lòng về mình, đó không phải là một con người thành đạt dựa trên những tiêu chuẩn về danh vọng hay bằng cấp. “Thầy Đại dạy chúng tôi biết mình muốn thành người thế nào”
Năm 18 tuổi, Nguyễn Hồng Vinh đi du học ở Nga. Khi đã có trong tay hai bằng Kinh tế và Tiếng Anh thương mại, anh không chọn theo con đường “bàn giấy máy lạnh” như bố mẹ sắp đặt.
Chàng trai trẻ âm thầm bỏ việc ngay sau buổi đi làm đầu tiên để bắt đầu theo đuổi đam mê lớn nhất của mình: Ô tô.
Nguyễn Hồng Vinh kể lại rằng, rất nhiều người khi ấy cho anh là một kẻ gàn dở, dù được ăn học đàng hoàng nhưng suốt ngày chỉ quẩn quanh với xe cộ.
 |
Nguyễn Hồng Vinh kể đam mê lớn nhất của anh là ô tô. Ảnh: NVCC |
“Nhưng tôi hiểu mình muốn gì. Tôi thấy vui khi được làm điều mình muốn” – anh thẳng thắn đáp trả.
Cứ thế, anh kiên trì tìm mua sách về đọc, mò mẫm nghiên cứu và ứng dụng. Từ việc tháo lắp chiếc xe của mình đến xe của bạn bè, lâu dần anh cũng trở thành một người thợ giỏi.
Học trò trường Thực nghiệm như anh luôn thấm nhuần triết lý mà GS Hồ Ngọc Đại truyền đạt: Nếu đã yêu phải theo đuổi đến cùng.
Vì trót yêu tha thiết lĩnh vực này, anh Vinh đã tự mở gara chuyên sửa xe, độ xe.
Anh còn đứng lên lập nhóm đua xe offroad đầu tiên ở Việt Nam. Đến hiện tại, Nguyễn Hồng Vinh được biết đến là tay đua xe số 1 cả nước. Anh cũng nổi tiếng trong cộng đồng chơi xe Việt Nam về sự uy tín và am hiểu về lĩnh vực xe hơi.
Dù vậy, anh từ chối không muốn nói nhiều về mình. Anh bảo: “Tôi chỉ là một trong số rất nhiều người may mắn là học trò của thầy Đại. Tôi không dám nhận mình là niềm tự hào của thầy. Thầy Đại luôn dạy chúng tôi rằng, phải biết mình muốn gì và muốn trở thành người thế nào chứ không cần quan tâm đến cái nhìn của người khác”.
“Thầy Đại không bao giờ trách mắng học trò”
Điều anh phục nhất ở thầy Đại, đó là thầy không bao giờ trách mắng học trò.
“Có lần, tôi cùng với cậu con trai của thầy cũng là bạn học đi chơi đến 3 rưỡi sáng mới về nhà. Khi đi đến cửa đã thấy thầy đứng đợi ở đó. Thầy hỏi rằng: “Các con đi đâu mà dậy sớm thế? Có việc gì quan trọng à?” Thầy luôn biến một chuyện đáng lẽ phải chỉ trích thành một sự quan tâm ân cần như thế".
Cũng vì sự nhẹ nhàng với con trẻ nên ở trường Thực Nghiệm, học trò gặp thầy Đại đều thấy vui thay vì sợ hãi.
 |
Anh Vinh trong một lần offroad. Ảnh: NVCC |
“Đúng như thầy tôi nói, học sinh đến trường náo nức một ngày vui, học trò chúng tôi khi ấy chơi với nhau rất vui vẻ, chan hòa. Việc trừng phạt thực sự rất hiếm trong trường. Với thầy Đại, học trò luôn đúng. Điều tôi nhớ nhất là ở trường không có xếp hạng, chấm điểm. Bản chất của điểm số và thứ hạng, suy cho cùng chỉ khiến học trò sống tách biệt và tạo ra một môi trường không đồng đều. Học trò chúng tôi được tự do thể hiện và làm điều mình thích mà không có bất kì sự ganh ghét hay đố kị nào. Với thầy Đại, nếu học trò nào giỏi đá bóng thầy sẽ khuyến khích đá bóng, cứ thích gì thì chơi nấy. Thầy luôn khuyến khích chúng tôi làm những điều mình muốn. Quan trọng nhất với thầy “làm sao để bọn trẻ được vui”.
Anh Vinh nói "tài sản" lớn của mình ở trường Thực nghiệm cho đến bây giờ là những người bạn học. Qua hơn 40 năm, chúng tôi vẫn thân thiết với nhau như những người anh em” – anh Vinh nhớ lại.
Học trò tự do thể hiện cá tính
Anh Vinh là lứa đầu tiên học cấp 3 tại trường Thực nghiệm.
Anh nhớ lại, thời điểm năm lớp 10, lớp học của anh có 2 cậu học trò học rất xuất sắc.
Trong một buổi học Toán, thầy giáo ra một đề bài khó. Cả hai người đều không đồng tình với cách giải của thầy và ra sức bảo vệ chính kiến.
 |
Nguyễn Hồng Vinh: "Tôi không phải học sinh xuất sắc của thầy Đại" |
Hôm ấy, thầy Đại đang đi thăm các lớp học, nhìn thấy bèn vào phân xử. Thầy nói rằng:
“Nếu lực học của hai con thực sự tốt có thể không cần đến trường nữa. Các con chỉ cần đến vào những ngày kiểm tra và thi học kỳ”. “Thế là hai cậu bạn nghỉ ở nhà thật. Nhưng chỉ 1,5 ngày sau vì ở nhà chán quá nên cả hai đành phải xin đi học lại” – Anh Vinh nhớ lại.
“Học trò Thực nghiệm là thế, rất hay tranh luận và không chịu thỏa hiệp với những gì mình không chấp nhận”.
Trong số hai cậu học trò khi ấy cũng có một cậu học trò giống như anh, dù tốt nghiệp chuyên ngành Công nghệ thông tin và có cơ hội việc làm tốt nhưng lại chuyển hướng đi theo con đường đam mê võ thuật.
“Chúng tôi – những lứa học trò của thầy Đại luôn được thấm nhuần những triết lý giáo dục từ thầy. Chúng tôi luôn cảm thấy may mắn vì điều đó. Dù có thể chúng tôi đi theo những con đường khác nhau, nhưng đích đến cuối cùng như thầy Đại nói, vẫn là tạo ra những con người hạnh phúc”.
Thúy Nga

GS Hồ Ngọc Đại: Tôi dạy học sinh trở thành người bình thường
GS. Hồ Ngọc Đại chia sẻ chương trình Công nghệ giáo dục là dạy học sinh trở thành người bình thường chứ không khác biệt như GS. Ngô Bảo Châu.
" alt="Tôi không phải học sinh xuất sắc của thầy Hồ Ngọc Đại"/>
Tôi không phải học sinh xuất sắc của thầy Hồ Ngọc Đại
Nhân ngày nhà giáo Việt Nam 20/11, xin gửi tới các bạn tuyển tập những lời chúc ý nghĩa nhất bằng tiếng Việt và tiếng Anh, để bạn bày tỏ tình cảm với thầy cô của mình. |
Ảnh: ST |
I wish I knew some ways to let you know my gratitude. I feel for you my dear teacher but just can’t say. So I hope this little card will at least show a part of my warmest appreciation that is coming from the bottom of my heart.
– Ước gì em có thể bày tỏ lòng biết ơn của em đối với thầy, thầy kính mến của em. Nhưng thật khó để nói nên lời. Em mong rằng tấm thiệp này sẽ bày tỏ phần nào sự biết ơn sâu sắc từ đáy lòng em.
Teachers ! it is not November 20 I remember you. To me, every days is November 20. I wish you mey, happy forever and you are proudof with your students who are always your good and excellence children.
– Thầy ơi! Không phải chỉ có ngày 20/11 con mới nhớ đến thầy. Mà đối với con, ngày nào cũng đều là 20/11. Con kính chúc tthầy mãi vui tươi hạnh phúc và hãnh diện bên những học sinh luôn là con ngoan trò giỏi của mình.
On occasion of Vietnam Teacher’s Day, wishing you and your family a good health, happiness and success in your life.
– Nhân ngày nhà giáo Việt Nam 20/11, kính chúc thầy cô và gia đình được dồi dào sức khỏe, hạnh phúc luôn thành đạt trong cuộc sống.
On occasion Vietnam Teacher’s Day, wishing you happiness and more successful in your way. I will alway remember you.
– Nhân ngày nhà giáo Việt Nam 20/11, kính chúc thầy cô luôn hạnh phúc và thành công trên con đường đã chọn. Em sẽ mãi nhớ đến thầy cô.
The further I am away from you, the more I am thinking of you. There is no end to your instruction. There is no end to my gratitude. Wish you a good health, lucky and happiness.
– Càng đi xa em càng nghĩ nhiều về cô. Sự dạy dỗ của cô là vô giá. Và chúng em mãi mãi biết ơn cô. Chúc cô nhiều sức khỏe, may mắn và nhiều hạnh phúc.
 |
Ảnh: ST |
Dear teacher, your inspiring words have made a difference in my life. Thanks for making me what I am today. Sending my warm wishes. Happy Teachers’ Day!
- Thưa thầy, những lời dạy đầy truyền cảm của thầy đã làm thay đổi cuộc đời con. Cảm ơn thầy đã giúp con trở thành con của ngày hôm nay. Gửi đến thầy những lời chúc chân thành nhất. Chúc mừng thầy nhân ngày Nhà giáo 20/11.
A great thanks to you! You are our teachers who give us a voice, an image and a thought to help build our lives.
- Xin cảm tạ thầy cô của chúng em, người đã cho chúng em một lời nói, hình ảnh ý tưởng để chúng em xây đắp cuộc đời.
We will always be thankful to you For all the hard work and efforts You have put in, for educating us. Happy Teachers Day!
- Nhân ngày nhà giáo Việt Nam, chúng em gửi lời biết ơn sâu sắc tới thầy cô, những người luôn vất vả và cố gắng để dạy dỗ chúng em nên người.
Wish you Happy Vietnamese Teachers' Day!!! A good teacher is like a candle. It consumes itself to light the way for others.
- Kính chúc thầy cô Ngày Nhà giáo Việt Nam tràn ngập niềm vui. Người thầy giống như một ngọn nến rực cháy để soi đường cho trò ngoan.
I am lucky to have a teacher like you. You are a fabulous guide. Happy Vietnamese Teachers" Day!
- Con rất may mắn vì được có giáo viên như thầy cô. Thầy cô là người dẫn đường tuyệt vời. Chúc mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam!
Without you, we would have been lost. Thank you, teacher, for guiding us, inspiring us and making us what we are today. Happy Vietnamese Teachers" Day!
- Nếu không có thầy cô chúng em đã lạc lối. Cám ơn thầy cô đã dẫn đường, truyền cảm hướng và biến chúng em thành những con người như hôm nay. Chúc mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam!
I was lucky to have a teacher as wonderful as you are. Wishing you a Vietnamese Teachers" Day that’s full of joyous moments!
- Em thật may mắn vì có người thầy tuyệt vời như thầy. Chúc thầy Ngày Nhà giáo Việt Nam thật nhiều niềm vui!
 |
Ảnh: ST |
Beacause of poor, I only present teachers who have instructed me step on properway. Two present have great mean: more brilliant score 10, simple card with you healthy, get more achievement. I hope that you will pleasant for two presents which I present to you my respectful.
- Vì không có điều kiện, con chỉ tặng thầy cô, người dẫn dắt con đi con đường đúng đắn hai món quà nhỏ nhưng ý nghĩa lớn: Thật nhiều điểm 10 đỏ chói và tấm thiệp đơn sơ cùng lời chúc các thầy cô mạnh khỏe, gặt hái nhiều thành công. Con hy vọng thầy cô sẽ hài lòng với món quà mà con dâng tặng với tất cả lòng biết ơn.
The world"s best teacher
The way you teach
The knowledge you share
The care you take
The love you shower
Makes you The world"s best teacher
Happy Vietnamese Teachers" Day!
- Người thầy tuyệt vời nhất thế giới
Cách thầy dạy dỗ
Kiến thức thầy sẻ chia
Sự quan tâm thầy dành cho
Tình yêu thương thầy gửi gắm
Khiến thầy trở thành người thầy tuyệt vời nhất thế giới
Chúc mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam!
It is not only on November 20th that I remember you. For me, every day is November 20th. I wish you would be happy forever and be proud of your students. Happy Vietnamese Teachers" Day!
- Con nhớ cô thầy không chỉ mỗi ngày 20/11. Với con, mọi ngày đều là ngày 20/11. Con chúc cô thầy luôn vui vẻ và tự hào vì những học sinh của mình. Chúc mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam!
 |
Ảnh: ST |
A Teacher is Someone who is wise
Who cares about the students and wears no disguise
But is honest and open and shares from the heart
Not just lessons from books, but life where you are
A teacher takes time to help and tutor
With english or math or on a computer It"s (Teacher" name) who"s patient, even in stress
Who never gives less than the very best!
Not that I was the perfect student, but you were the perfect teacher for me!
Happy Vietnamese Teachers" Day!
-Người thầy là người thầy là một người giỏi giang
Quan tâm đến học sinh và không hề giả tạo
Mà rất chân thành và chia sẻ từ đáy lòng
Không chỉ những bài học trong sách vở, mà còn bài học từ cuộc đời
Người thầy dành thời gian kèm cặp tiếng Anh, Toán, hay Tin học
Đó là thầy ........., một người luôn kiên nhẫn ngay cả mệt mỏi nhất
Người luôn đem đến những gì tốt đẹp nhất
Em không phải người trò hoàn hảo, nhưng thầy là người thầy tuyệt vời nhất đối với em!
Chúc mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam
Thank you for teaching me how to read and write, for guiding me to distinguish between what is wrong and what is right. For allowing me to dream and soar as a kite, thank you for being my friend, mentor and light.
- Cám ơn cô đã dạy cho em biết đọc, biết viết, biết phân biệt phải trái đúng sai. Đã cho em mơ ước và bay cao, bầu bạn, dạy dỗ và là ánh sáng dẫn đường cho em.
Dear teacher, thanks for supporting and enlightening all my way. Have a wonderful Vietnamese Teachers" Day!
- Thầy cô kính yêu, cám ơn thầy cô đã ủng hộ và thắp sáng con đường em đi. Chúc thầy cô một ngày Nhà giáo Việt Nam tuyệt vời!
Phương Chitổng hợp

Thầy cô giáo "trong mơ" của học sinh là như thế nào?
Cùng VietNamNet tìm hiểu xem các em học sinh mong muốn những điều gì ở thầy cô của mình.
" alt="Lời chúc mừng 20"/>
Lời chúc mừng 20