Siêu máy tính dự đoán Shakhtar Donetsk vs Brest, 00h45 ngày 23/01
Nguyễn Quang Hải - 22/01/2025 08:50 Máy tính sevilla đấu với gironasevilla đấu với girona、、
1.本站遵循行业规范,任何转载的稿件都会明确标注作者和来源;2.本站的原创文章,请转载时务必注明文章作者和来源,不尊重原创的行为我们将追究责任;3.作者投稿可能会经我们编辑修改或补充。
-
[LMHT] G2 cùng H2K đại thắng trong ngày khai mạc LCS Châu Âu Mùa Xuân 2017
2025-01-23 11:53
-
Thay vì săn sale trên sàn thương mại điện tử (TMĐT), chị Phương Linh (27 tuổi, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) thường có thói quen tìm đến các trung tâm thương mại mỗi dịp Black Friday.
Bên cạnh việc tận hưởng cảm giác, không khí mua sắm trực tiếp, người dùng này cho biết mức chiết khấu tại các cửa hàng thường hấp dẫn hơn kênh online. “Rất khó tìm thấy ưu đãi hay sản phẩm nào ưng ý trên sàn TMĐT vào dịp Black Friday”, chị cho biết.
Ngay sau khi đợt sale Lễ độc thân (11/11) kết thúc, các sàn TMĐT nhanh chóng chuẩn bị chạy đua cho Black Friday. Tuy nhiên, đây vốn không phải mục tiêu trọng tâm của những nền tảng này.
Thực tế, so với các dịp sale ngày đôi, sàn TMĐT không có xu hướng bạo chi để tổ chức các sự kiện hoành tráng, mang đậm dấu ấn để thu hút khách hàng vào Black Friday. Đây cũng là một trong những lý do khiến không khí sự kiện này có phần kém sôi động hơn trong mùa mua sắm cuối năm.
Black Friday trên sàn TMĐT kém sôi động
Theo nghiên cứu từ Criteo, quý IV là giai đoạn thị trường Việt Nam chứng kiến tốc độ tăng trưởng doanh số bán lẻ trực tuyến cao nhất. Dẫu vậy, người tiêu dùng không quá hào hứng với Black Friday mà thường tập trung chi tiêu vào các đợt sale ngày đôi như 10/10, 11/11 hay 12/12.
Lý giải vấn đề này, bà Đỗ Mai Phương, Quản lý phát triển khách hàng tại nền tảng Metric, cho biết các ngày sale đôi đã được xây dựng thành thương hiệu riêng của sàn TMĐT, gắn liền với những đợt giảm giá sâu và các chiến dịch quảng bá rầm rộ. Trong khi đó, Black Friday vốn xuất phát từ thị trường bán lẻ truyền thống với các sản phẩm công nghệ, thời trang cao cấp nên chưa thực sự phù hợp với mô hình TMĐT tại Việt Nam.
Hơn nữa, người tiêu dùng Việt đã quen với các ưu đãi liên tục từ các sàn và khiến Black Friday mất đi tính độc đáo như ở các thị trường phương Tây.
Bà Phương cũng cho biết các dịp sale ngày đôi như 11/11 và 12/12 thường ghi nhận doanh số cao hơn nhiều so với Black Friday. Tính toán của Metric trong vài năm gần đây chỉ ra rằng trong cùng tháng 11, doanh số các sàn vào ngày sale 11/11 thường cao hơn so với Black Friday khoảng 15-20%.
Doanh số mùa Black Friday của các sàn TMĐT thường thấp hơn Lễ độc thân (11/11) 15-20%. Ảnh: Thúy Hạnh.
“Tất nhiên có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự chênh lệch này. Nhưng một phần do các sàn đã định vị ngày đôi là những sự kiện mua sắm lớn nhất trong năm, đồng thời đầu tư mạnh mẽ hơn vào quảng bá và ưu đãi để thu hút người tiêu dùng”, đại diện Metric nhận định.
Hiện nay, ngân sách của các sàn như Shopee, Lazada, TikTok Shop tập trung chủ yếu vào các sự kiện ngày đôi như 9/9, 10/10, 11/11 và 12/12 hoặc ngày sinh nhật của sàn. Nhờ chiến lược giảm giá sâu kết hợp marketing đồng bộ, từ flash sale đến livestream, đây là những thời điểm doanh số trên sàn bùng nổ mạnh nhất.
Điển hình như trong Lễ độc thân vừa qua, TikTok Shop đã tổ chức phiên livestream kéo dài tới 14 tiếng liên tục ngay tại phố đi bộ Nguyễn Huệ (TP.HCM) với sự tham gia của các ca sĩ nổi tiếng. Hay Shopee cũng triển khai các phiên livestream cùng KOL/KOC và các nghệ sĩ vào các khung giờ cao điểm.
Ngoài ra, Tết Nguyên đán hay các dịp lễ lớn như 8/3, 20/10 cũng được các sàn rót tiền đầu tư đáng kể.
Theo bà Phương, việc áp dụng sale quanh năm giúp kích thích nhu cầu tiêu dùng liên tục, tăng doanh số cho cả sàn TMĐT lẫn nhà bán hàng. Tuy nhiên, điều này cũng khiến người tiêu dùng dần mất cảm giác "khẩn cấp" trong mua sắm và kỳ vọng giảm giá sâu hơn, đôi khi làm suy yếu biên lợi nhuận của doanh nghiệp.
“Về lâu dài, nó có thể dẫn đến sự bão hòa trong trải nghiệm mua sắm”, bà nhận định.
Các sàn làm gì vào Black Friday?
Theo ghi nhận, các chương trình giảm giá, khuyến mãi cũng như hoạt động quảng bá dịp Black Friday trên các sàn TMĐT không quá rầm rộ, đa dạng như Lễ Độc thân vừa qua. Dễ nhận thấy nhất là hầu hết nền tảng không mặn mà đầu tư cho hình thức livestream vào dịp này.
Với Shopee, sự kiện sale cuối tháng 11 sẽ kéo dài từ ngày 25/11 đến ngày 2/12 và có 2 ngày ưu đãi chính là Black Friday (29/11) cùng Cyber Monday (1/12).
Sàn TMĐT dẫn đầu thị trường Việt Nam vẫn duy trì những ưu đãi truyền thống như giảm giá nhiều mặt hàng 20-50%, săn voucher giảm giá trên tính năng phát video hay miễn phí cước vận chuyển.
Tương tự, Lazada khởi động chương trình “Sale địa chấn” Black Friday kéo dài 8 ngày từ 25/11 đến hết 2/12 với các ưu đãi lên đến 50%, săn voucher tối đa 400.000 đồng, miễn 100% phí vận chuyển hay các sự kiện như săn hàng với giá 8.000 đồng, tham gia trò chơi để đổi xu.
Black Friday không được các sàn TMĐT chú trọng. Ảnh: Minh Khánh.
Cùng giai đoạn, TikTok Shop trực tiếp phát động sự kiện hưởng ứng “Online Friday 2024” nhằm kêu gọi các doanh nghiệp, nhà bán hàng và nhà sáng tạo nội dung triển khai livestream hàng Việt đồng loạt trên nền tảng.
Từ ngày 29/11 đến 1/12, TikTok Shop cùng 10 thương hiệu Việt và các nhà sáng tạo nội dung tiếp thị liên kết hàng đầu sẽ thực hiện hơn 30 phiên livestream hàng Việt tại Cung Thiếu Nhi Hà Nội.
Sự kiện Black Friday trên sàn TMĐT thường có quy mô nhỏ hơn nhiều so với ngày sale đôi, cả về ngân sách đầu tư lẫn sự hào hứng từ người tiêu dùng
Bà Đỗ Mai Phương, Quản lý phát triển khách hàng tại nền tảng phân tích Metric
“TikTok Shop cũng tung ra loạt mã giảm giá lên đến 20%, giá trị 20.000-100.000 đồng, áp dụng cho tất cả sản phẩm hàng Việt trên nền tảng. Vào khung giờ vàng (20h30-21h) ngày 29/11, người tiêu dùng có cơ hội nhận các voucher 200.000 đồng khi chốt đơn hàng Việt với số lượng giới hạn”, đại diện TikTok Shop chia sẻ.
Theo bà Đỗ Mai Phương, sự kiện Black Friday trên sàn TMĐT thường có quy mô nhỏ hơn nhiều so với ngày sale đôi, cả về ngân sách đầu tư lẫn sự hào hứng từ người tiêu dùng. Các chương trình ưu đãi ăn theo Black Friday cũng không được tập trung mạnh mẽ, chủ yếu mang tính hỗ trợ hơn là tạo sức hút lớn.
Dù các sàn TMĐT đều tuyên bố tung ra hàng loạt khuyến mãi, người tiêu dùng vẫn có khả năng “bị hớ” nếu không có nhiều kinh nghiệm mua sắm dịp lễ.
Qua khảo sát, một số sản phẩm được quảng cáo sale đậm thực tế có mức giá chiết khấu không đáng kể hoặc thậm chí đắt hơn so với một số thời điểm trong năm.
Ví dụ, robot hút bụi Jetzt F12 Max đang được bán với giá 4,1 triệu đồng trên Shopee, giảm 44% so với giá gốc. Tuy nhiên, vào dịp sale Lễ độc thân, sản phẩm này từng được sale còn 3,7 triệu đồng.
Hay chiếc đồng hồ Huawei Watch GT5 đang được flash sale xuống 4,9 triệu đồng, giảm 9% so với giá gốc, nhưng gần như không thay đổi kể từ khi niêm yết lên sàn.
Theo Chinhphu.vn, nhận định về tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 (CMCN 4.0) đến ngành giao thông vận tải, ông Trần Quang Hà, Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ (Bộ GTVT) cho rằng hiện nay ngành đang nằm trong bối cảnh chịu tác động mạnh mẽ của cuộc cách mạng này.
Dẫn chứng đó là theo báo cáo của Diễn đàn Kinh tế Thế giới, dự đoán đến năm 2025 sẽ có 21 điểm “bùng nổ” là những biến đổi công nghệ cụ thể sẽ định hình thế giới kỹ thuật số và siêu kết nối.
Trong đó, có thể kể đến các thay đổi mạnh mẽ liên quan đến ngành như 84,1% khả năng có thể xảy ra là chiếc ô tô đầu tiên được sản xuất hoàn toàn bằng công nghệ in 3D; 79% khả năng có thể xảy ra là có 10% tổng lượng xe hơi lưu thông trên toàn cầu là xe không người lái, 67% khả năng có thể xảy ra các chuyến đi du lịch/công tác trên toàn cầu thực hiện thông qua việc chia sẻ phương tiện nhiều hơn so với dùng xe riêng; công nghệ vật liệu mới tạo ra những thay đổi mạnh mẽ trong xây dựng và kiến trúc như bê tông tự khôi phục, vật liệu nano, pin năng lượng mặt trời, vật liệu xanh…
"Gần nhất, mô hình Uber, Grab đã cho thấy hiện nay việc kết nối vạn vật đã tác động mạnh mẽ đến lĩnh vực vận tải đường bộ tại Việt Nam", ông Hà khẳng định.
Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông cho rằng: "Bước đầu ngành đã hình thành hệ thống đường bộ cao tốc, áp dụng công nghệ thông tin, kết nối Internet trong cung cấp các dịch vụ vận tải (đặt vé, check-in vé tàu, vé máy bay, thu phí đường bộ tự động). Sự xuất hiện các dịch vụ vận tải trên nền tảng Internet như taxi Uber, Grab; cung cấp các dịch vụ công qua Internet (cấp, đổi giấy phép lái xe, đăng kiểm xe cơ giới…) đang chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của cuộc cách mạng này".
Thậm chí, thực tế chỉ vài năm trước đây, người dân Việt Nam khó ai tin được vận tải hành khách công cộng Uber, Grab lại phục vụ được con người thay vì “vẫy” taxi. Rồi những tuyến đường, cây cầu, một công trình giao thông… hiện nay đều có thể giám sát, theo dõi trực quan, trực tuyến, minh bạch từ khâu thiết kế, tiến độ thi công cho đến khi vận hành, bảo trì.
Cùng với các dịch vụ công thông minh được tự động hóa toàn điện đang diễn ra tại tất cả các lĩnh vực đường thủy, đường bộ, đường sắt và hàng không để phục vụ người dân. Tất cả các yếu tố “tự động hóa” thông minh phục vụ phát triển giao thông vận tải này đều là khởi điểm của kỷ nguyên 4.0.
Tuy nhiên, lãnh đạo Vụ Khoa học công nghệ cũng nhìn nhận một thực tế đó là do hạn chế về nguồn lực và chưa có mô hình tổng thể ứng dụng CNTT nên các ứng dụng mới được phát triển trong phạm vi hẹp.
" alt="Những thách thức ngành giao thông phải đối mặt trong cách mạng công nghiệp 4.0" width="90" height="59"/>Những thách thức ngành giao thông phải đối mặt trong cách mạng công nghiệp 4.0
- Porsche bán tới 240.000 xe trong năm 2016
- Cảnh báo 'nguy cơ tuyệt chủng' do AI, Elon Musk bất ngờ đến Trung Quốc
- Sao Việt 1/5: Trương Ngọc Ánh gợi cảm bên con, H'Hen Niê than xuống sắc
- Tìm phương án thi tốt nghiệp và tuyển sinh từ năm 2017
- VNPT lên kế hoạch triển khai dự án Smart City tổng thể tại 15 địa phương
- Betrimex và chuỗi hoạt động ‘Sách hay cho học sinh tiểu học’
- Phan Mạnh Quỳnh và Orange đóng vai bác sĩ, y tá trong MV mới
- Cầu thủ Hùng Dũng: “Nếu không làm cầu thủ, tôi sẽ làm giáo viên tiếng Anh”
- [LMHT] bbq Tempt là tuyển thủ đầu tiên có được Pentakill tại LCK Mùa Xuân 2017