Khó thu hút nhân lực CNTT giỏi vào cơ quan nhà nước
Trong Nghị quyết 26 ngày 15/4/2015 ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 36 ngày 1/7/2014 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh ứng dụng,ươngkỹsưCNTTlàmtrongdoanhnghiệpgấplầntrongcơquannhànướlịch mu đá phát triển CNTT đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hộ nhập quốc tế, Chính phủ đã nêu ra vấn đề cần phải có chính sách thu hút và đãi ngộ, chế độ phụ cấp đặc thù đối với cán bộ, công chức, viên chức làm CNTT trong cơ quan nhà nước (CQNN).
Tiếp đó, tại Nghị quyết 36a ngày 14/10/2015 về Chính phủ điện tử, Chính phủ đã giao nhiệm vụ cho Bộ TT&TT đề xuất chính sách thu hút và sử dụng chuyên gia giỏi về CNTT phục vụ cơ quan nhà nước.
Chia sẻ tại phiên hội thảo chuyên đề “Định hướng, giải pháp đẩy mạnh triển khai thuê dịch vụ CNTT trong cơ quan nhà nước” trong khuôn khổ hội thảo hợp tác phát triển CNTT-TT lần thứ 20 có chủ đề “CNTT-TT với biển, đảo Việt Nam”diễn ra từ ngày 24 - 26/8/2016 tại huyện đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi, ông Nguyễn Thanh Tuyên, Phó Vụ trưởng Vụ CNTT (Bộ TT&TT) cho biết, thực hiện nhiệm vụ Chính phủ giao cho Bộ TT&TT, thời gian vừa qua, Vụ CNTT đã khẩn trương nghiên cứu để có căn cứ đưa ra đề xuất chính sách chung áp dụng trong cả nước về thu hút, sử dụng chuyên gia CNTT giỏi phục vụ cơ quan nhà nước.
“Chúng tôi cũng đã gửi văn bản tới các bộ, ngành, địa phương để thu thập những thông tin liên quan đến tình hình sử dụng nhân lực CNTT thời gian qua cũng như những thông tin về các chính sách ưu đãi cho cán bộ CNTT của một số Bộ, ngành, địa phương đã hoặc dự kiến sẽ thực hiện”, ông Tuyên nói.
Theo báo cáo đánh giá, xếp hạng mức độ sẵn sàng cho phát triển và ứng dụng CNTT ở Việt Nam - Vietnam ICT Index 2015, đến nay tất cả các bộ, ngành, địa phương đều đã có hệ thống thông tin (website, email, phần mềm quản lý văn bản…) và 100% cán bộ của các bộ, ngành, địa phương đều đã sử dụng máy tính. Tuy nhiên, hiện số lượng cán bộ chuyên trách CNTT khá khiêm tốn, rất mỏng ở cả các bộ, cơ quan ngang bộ cũng như tại các địa phương với tỷ lệ lần lượt là 4% và 1%.
Ông Nguyễn Thanh Tuyên nhấn mạnh, hiện nay các địa phương đang phải đối mặt với 2 thách thức lớn đối với tình hình nhân lực CNTT, đó là: thiếu về số lượng nên các cán bộ chuyên trách CNTT đang phải kham quá nhiều đầu việc: sửa chữa, cài đặt, vận hành, đảm bảo an toàn thông tin…; và hạn chế về chất lượng, khó đảm bảo được hoạt động thông suốt của các hệ thống CNTT của nhà nước khi xảy ra sự cố. Điều này đưa đến nguy cơ mất an toàn thông tin, ngưng trệ các hoạt động quản lý nhà nước.
Cũng theo nhận định của ông Tuyên, việc sử dụng nhân lực CNTT trong cơ quan nhà nước cũng đang có nhiều vướng mắc như: khó khăn trong tuyển dụng; ít biên chế, do đó một người phải kiêm nhiệm nhiều vị trí và đặc biệt là hiện tượng “chảy máu nhân lực” từ cơ quan nhà nước sang các doanh nghiệp tư nhân. “Ngay tại Vụ CNTT chúng tôi là đơn vị có nhiệm vụ tham mưu cho lãnh đạo Bộ TT&TT trong việc hoạch định các chính sách CNTT, 2 - 3 năm qua cũng đã có 10 cán bộ ra đi. Tình hình này chắc chắn tại các địa phương cũng khá phổ biến”, ông Tuyên chia sẻ.
Những nguyên nhân dẫn đến tình trạng khó khăn trong sử dụng nhân lực CNTT trong cơ quan nhà nước kể trên, theo phân tích của đại diện Vụ CNTT là do: chế độ đãi ngộ (lương, thưởng, ưu đãi) còn thấp, chênh lệch rất lớn so với doanh nghiệp tư nhân; môi trường làm việc chưa đáp ứng (trang bị thiết bị, cơ sở vật chất); cơ hội thăng tiến và phát triển thấp; và khâu tuyển dụng còn chưa đánh giá được trình độ về CNTT và gây khó khăn cho những người giỏi CNTT.
Đại diện Vụ CNTT chia sẻ thêm: “Có người đã làm tại doanh nghiệp ngoài 10 năm nhưng khi tuyển dụng vào cơ quan nhà nước vẫn bị xếp từ bậc lương khởi điểm 2,34 và phải qua thời gian 2 năm tập sự. Quy định này gây khó khăn cho việc tuyển nhân lực CNTT. Thực tế, đã có người lao động dù đã có quyết định tuyển dụng nhưng không đến nhận quyết định hoặc nhận quyết định xong 1 thời gian thấy lương thấp nên lại chuyển đi”.
Phân tích sâu hơn về cơ chế đãi ngộ nhân lực CNTT trong cơ quan nhà nước, ông Tuyên cho biết, lương khởi điểm của kỹ sư CNTT mới ra trường vào làm tại cơ quan nhà nước là 2,8 triệu đồng, thời gian tăng lương là 3 năm/lần với mức tăng 400.000 đồng/lần. Trong khi đó, tại các doanh nghiệp tư nhân, lương khởi điểm của kỹ sư CNTT mới ra trường là 7 triệu đồng, thời gian tăng lương từ 1 - 2 năm/lần và mức tăng lương mỗi lần là từ 2 - 3 triệu đồng.