Ngoại Hạng Anh

Hồi âm đơn thư bạn đọc đầu tháng 6/2020

字号+ 作者:NEWS 来源:Công nghệ 2025-04-02 22:15:22 我要评论(0)

1. Bạn đọc Vũ Thị Minh Thủy thường trú số 9 Hàng Trống,ồiâmđơnthưbạnđọcđầutháerling haaland quận Hoàerling haalanderling haaland、、

1. Bạn đọc Vũ Thị Minh Thủy thường trú số 9 Hàng Trống,ồiâmđơnthưbạnđọcđầutháerling haaland quận Hoàn Kiếm, Hà Nội nhiều lần gửi đơn, mới nhất đề ngày 05/06/2020. Nội dung: BĐ Minh Thủy tiếp tục khiếu nại Văn bản số 848/TB-UBND ngày 24/7/2017 của UBND TP Hà Nội thông báo cho BĐ Minh Thủy về việc không thụ lý giải quyết tố cáo do “nội dung tố cáo trên không đủ điều kiện để thụ lý giải quyết”. BĐ Minh Thủy cũng khiếu nại một số văn bản của Thanh tra, Sở Xây dựng, Xí nghiệp QL và PT nhà quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội về việc quản lý, sử dụng nhà số 9 Hàng Trống. Đề nghị các cơ quan chức năng Thanh tra TP và CT TNHH Một thành viên Quản lý và phát triển nhà Hà Nội khẩn trương xem xét giải quyết vấn đề này như UBND TP đã giao tại Văn bản số 9643/VP-ĐT ngày 10/12/2018.

2. Bạn đọc Lê Bảo Hoàng (sn 1981) ở Quận 11, TP.HCM gửi đơn khiếu nại đề ngày 4/6/2020. Nội dung: BĐ khiếu nại công ty Bảo hiểm nhân thọ Manulife Việt Nam xử ép khách hàng mùa dịch Covid-19. Cụ thể ngày 17/3 BĐ ký hợp đồng bảo hiểm Manulife trị giá 50 triệu đồng. Sau khi xem xét hợp đồng được chấp thuận vào ngày 30/3. Do tình hình dịch bệnh lúc đó phức tạp, BĐ không thể đi nhận hợp đồng, cũng không xem được nội dung hợp đồng qua zalo vì internet kém. Ngày 20/4, BĐ xin được hủy hợp đồng lấy lại tiền vì gia đình có việc, cần tiền gấp. Do không được tư vấn hủy hợp đồng cũng như nghiên cứu nội dung nên yêu cầu này không được chấp thuận. Vậy nay BĐ gửi đơn khiếu nại đề nghị thẩm tra, xác minh lại sự việc và giải quyết theo đúng quy định của pháp luật.

{ keywords}
Ảnh minh họa

3. Bạn đọc Ngô Như Quỳnh trú tại thôn Tân Bình, xã Tú Thịnh, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang nhiều lần gửi đơn, mới nhất đề ngày 8/6/2020. Nội dung: BĐ Như Quỳnh “khiếu nại, kêu cứu khẩn cấp” về việc bị Nguyễn Văn Tuyến trú thôn Tân Thịnh, xã Phúc Ứng, huyện Sơn Dương “dùng đá đánh gây thương tích, đe dọa giết cả nhà tôi” nhưng CA huyện Sơn Dương không khởi tố vụ án hình sự; TAND huyện Sơn Dương kéo dài thời gian, chậm đưa ra xét xử vụ tranh chấp đất đai “Tuyến xây tường trên đất nhà tôi”. Xin chuyển nội dung đơn của BĐ Ngô Như Quỳnh đến các cơ quan chức năng có thẩm quyền tỉnh Tuyên Quang đề nghị khẩn trương xem xét. 

4. Bạn đọc Đặng Hữu Hợp trú tại thôn Thạch Căn, xã Phú Dương, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên- Huế gửi “đơn kêu cứu” đề ngày 9/6/2020. Nội dung: BĐ khởi kiện tranh chấp quyền sử dụng đất với bà Đặng Thị Hoài Minh (cùng ở địa chỉ trên) từ ngày 14/5/2018; đến ngày 18/12/2018 TAND huyện Phú Vang mới “chấp nhận thụ lý đơn của tôi”. Thế nhưng, từ đó đến nay “Tòa mới làm việc với tôi 1 lần để cung cấp bản khai và hòa giải, nhưng phía bị đơn không đến”. Đến ngày 19/6/2019. Tòa ban hành Quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự! Theo đơn trình bày, “khi tôi canh tác trên mảnh vườn” theo “cân đối ruộng đất” của HTX năm 1993, thì phía “bị đơn dùng vũ lực cưỡng đoạt quyền sử dụng đất, nhổ hết cây tôi trồng để trồng cây của họ”! Xin chuyển nội dung đơn của BĐ Đặng Hữu Hợp đến TAND huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên- Huế đề nghị xem xét. 

5. BĐ Mai Thị Trúc Bạch ở Thành phố Vinh, Nghệ An gửi đơn ngày 9/6/2020, trình bày sự việc BĐ bị quấy rối tình dục bởi một giáo viên người nước ngoài hiện đang dạy học tại một trung tâm tiếng Anh trên địa bàn thành phố. Trong quá trình giảng dạy tại trung tâm, BĐ phát hiện ra người giáo viên nước ngoài này thường xuyên có quan hệ không lành mạnh với nhiều phụ nữ khác nhau. Thậm chí BĐ bị “gửi ảnh nóng của các cô gái từng qua đêm với thầy cho tôi xem”. Theo BĐ việc giáo viên nước ngoài này có những quan hệ như vậy đã gây ảnh hưởng xấu, không phù hợp về mặt đạo đức, tác phong của giáo viên, mong trường xem xét xử lý.

6. BĐ Lê Mạnh Tuấn ở Đặng Xá, Gia Lâm, Hà Nội tiếp tục gửi đơn kêu cứu khẩn cấp đề ngày 14/6. Nội dung: Bố của BĐ là ông Lê Văn Tề ở xã An Viên, huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên đã ủy quyền cho BĐ tiếp tục khiếu nại đến Chủ tịch UBND tỉnh Hưng Yên về việc không nhất trí với quyết định giải quyết tranh chấp đất đai số 824/QĐ-CT ngày 13/8/2008. Cụ thể, gia đình ông Tề đã nhiều đời nay cư trú hợp pháp, thừa kế trực hệ nhiều đời trên thửa đất thổ cư có diện tích 6 miếng ở giữa thôn Nội Thượng, xã An Viên, huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên, gọi tắt là phần đất số 1. Ngoài ra trong thời kỳ cải cách ruộng đất gia đình ông đã mua thêm đất liền kề, gọi tắt là phần đất số 2. Từ năm 2006 đến nay, gia đình ông xảy ra tranh chấp đất với họ Lê thôn Nội Thượng, dù đã được chỉ đạo giải quyết nhiều lần song vẫn chưa thỏa đáng. Cuộc sống gia đình ông chịu nhiều áp lực, rất mong các cơ quan chức năng có thẩm quyền sớm giải quyết dứt điểm.

7. BĐ Nguyễn Đắc Tâm ở phường Thịnh Đán, TP Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên gửi đơn phản ánh khẩn cấp đề ngày 12/6. Nội dung: BĐ là nhân viên phòng CN-TT thuộc Đại học Y-Dược Thái Nguyên muốn phản ánh những sai phạm trong việc ban hành các quyết định kỷ luật, điều chuyển, chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật, xâm phạm các quyền và lợi ích hợp pháp của viên chức, người lao động. Theo BĐ, bà Hoàng Cẩm Vân (nguyên là kế toán viên trường ĐH Y-Dược) đã bị kỷ luật và điều chuyển công tác trái pháp luật, được Sở LĐ-TB&XH công nhận đơn khiếu nại. Bà Vân có chuyên môn kế toán nhưng lại bị kỷ luật không đúng dẫn đến hệ lụy bà bị xóa tên khỏi danh sách Đảng viên dự bị, hiện tại vẫn đang phải tiếp tục làm việc tại Phòng Quản trị - Phục vụ làm công việc trưng nước cất, chăn nuôi không đúng với chuyên môn. Ngoài bà Vân, bà Bùi Phương Nga – thủ quỹ, cán bộ Phòng KHTC và ông Nguyễn Xuân thắng – lái xe, nhân viên Phòng Quản trị - Phục vụ cũng bị chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật. BĐ đề nghị Cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét những sự việc nêu trên.

8. Bạn đọc Lê Ngọc Quý, thường trú tại 91 Nguyễn Văn Lượng, phường 10, quận Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh tiếp tục gửi đơn đề ngày 13/6/2020. Nội dung: BĐ Ngọc Quý “khiếu tố” về việc “Viện Y dược học dân tộc không chi trả phụ cấp phẫu thuật, thủ thuật theo QĐ số 73/2011/QĐ-TTg ngày 28/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư số 50/2014/TT-BYT ngày 26/12/2014 của Bộ Y tế…”. Tuy nhiên, Văn bản số 5618/TB-SYT ngày 14/10/2019 của Sở Y tế TP Hồ Chí Minh “Thông báo kết quả giải quyết tố cáo” mà BĐ gửi kèm cho biết: GĐ Sở Y tế TP HCM đã có kết luận nội dung tố cáo, nêu rõ “lý do Viên Y dược học dân tộc chưa thực hiện chi trả vì không đảm bảo yếu tố chi do thời gian thực hiện dưới 01 giờ theo Thông tư số 50/2014/TT-BYT ngày 26/12/2014 của Bộ Y tế”. Như vậy nội dung tố cáo là “không có cơ sở”.

9. BĐ Lê Thị Thu Hà ở phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội gửi đơn kêu cứu khẩn cấp đề ngày 15/6. Nội dung: BĐ là đại diện cho gia đình cụ Phạm Thị Dần-Phạm Văn Chiên là những cán bộ lão thành của Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương (Bộ Y tế) “kêu cứu… các hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của Công ty CP Dược Trung ương Mediplantex liên quan đến nhà đất của gia đình chúng tôi tại khu đất địa chỉ số 190, tổ 14, phường Mỹ Đình 1, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội”. Cụ thể gia đình cụ Dần-cụ Chiên được cấp nhà đất có diện tích 99,6m2 nằm trong dãy nhà tập thể tại khu vực chăn nuôi thỏ của Viện, sinh sống ổn định cho đến nay để lại cho con cháu. Sau khi Công ty Mediplantex được Viện chuyển nhượng toàn bộ cơ sở vật chất, cán bộ và dãy nhà tập thể thì đã không bố trí lại nhà đất cho gia đình cụ Dần, mặc dù nhiều lần có đơn đề nghị. Không những thế “họ còn tự ý phá dỡ căn nhà mà các cụ tôi được phân cấp trước đây… Mới đây ngày 7/6/2020,… toàn bộ căn nhà của gia đình đã bị quây tôn hàn khung sắt bịt kín không thể vào nhà”. BĐ gửi kèm một số công văn trả lời và giấy xác nhận của các bên, nhờ báo chí vào cuộc phản ánh.

10. BĐ phamvanchung0001@gmail.com gửi ý kiến đóng góp. Cụ thể: Kiểm tra, xử lý các công trình, dự án đội vốn, Nâng chuẩn hộ nghèo, cận nghèo là cần thiết!; Vứt chuột chết ra đường, hành động vô ý thức

BĐ ducgiangnhan@gmail.com gửi ý kiến đóng góp. Cụ thể: Bảo vệ trẻ em trước nguy cơ bị xâm hại tình dục, Nan giải tình trạng bỏ xe do vi phạm nồng độ cồn; Kiên quyết dẹp bỏ những điểm họp chợ ven đường!

11. BĐ là tập thể cán bộ viên chức hiện đang công tác tại Trung tâm y tế huyện Kế Sách (email leluxubu1985@gmail.com) gửi email kiến nghị đề ngày 3/6. Nội dung: Xăn cứ vào bảng báo cáo công khai tài chính qua các lần hội nghị sơ kết hàng quý, “số liệu kinh phí ngân sách, nguồn thu chưa được rõ ràng, minh bạch, vấn đề thu chi còn khuất tất, nhiều nội dung thu chi không đúng theo Luật kế toán. Chẳng hạn nguồn thu 35% bù lương đem điều chỉnh đi sửa chữa nhà cửa; Mua sắm tài sản, sửa chữa nhà cửa, máy móc, trang thiết bị quá cao)… BĐ đề nghị các cơ quan cấp trên thanh tra tài chính năm 2019 trở về trước của Bệnh viện Đa khoa huyện Kế Sách (tỉnh Sóc Trăng), nay còn gọi là Trung tâm y tế huyện Kế Sách (khi sáp nhập).

12. BĐ Lê Thị Ánh Nguyệt, tiến sĩ, giảng viên của Khoa Luật quốc tế Trường Đại học Luật TPHCM, email nguyet.le.lld@gmail.com gửi đơn kêu cứu. Nội dung: “tôi phản ánh, tố cáo ông Trần Việt Dũng (trưởng khoa Luật quốc tế và chủ biên giáo trình Luật TMQT phần 2) gạt bỏ tên tôi khỏi thành phần viết giáo trình Luật TMQT phần 2 vi phạm Thông tư 04/2011 ngày 28/1/2011 về việc biên soạn, lựa chọn, thẩm định, duyệt và sử dụng giáo trình giáo dục đại học bởi vì tôi đã được chủ biên email phân công công việc, đã gửi bản thảo để hội đồng nghiệm thu phản biện và, tính đến nay, tôi vẫn chưa nhận bất kỳ biên bản nào thay đổi thành phần viết giáo trình (xem thêm biên bản họp khoa và bản ghi âm của cuộc họp do ông Trần Hoàng Hải chủ trì ngày 30/10/2015). Đồng thời, tôi cũng phản ánh ông Dũng đã sử dụng một phần bản thảo bị gạt bỏ của tôi mà không xin phép tôi và không được sự đồng ý của tôi (đạo văn) đối với Chương 1 giáo trình Luật TMQT phần 2 vi phạm Luật sở hữu trí tuệ 2005 (xem biên bản họp khoa nêu trên)”.

Ban Bạn đọc

1.本站遵循行业规范,任何转载的稿件都会明确标注作者和来源;2.本站的原创文章,请转载时务必注明文章作者和来源,不尊重原创的行为我们将追究责任;3.作者投稿可能会经我们编辑修改或补充。

相关文章
网友点评
精彩导读
Việt Nam có thể "đi tắt, đón đầu" bằng cách lựa chọn phát triển những lĩnh vực bán dẫn đòi hỏi ít chi phí đầu tư ban đầu như đóng gói hay thiết kế chip.

Ông Liu giải thích rằng những hạn chế về nguồn cung không phải do thiếu chip vật lý mà là do năng lực hạn chế trong các dịch vụ đóng gói chip tiên tiến, một bước quan trọng trong quy trình sản xuất.

“Chúng tôi không thiếu chip AI, mà điểm nghẽn nằm ở năng lực COWOS”, chủ tịch TSMC cho biết nhu cầu về COWOS đã tăng lên đột ngột, gấp ba lần chỉ trong một năm.

COWOS là kỹ thuật đóng gói chip tiên tiến được TSMC phát triển để kết nối các loại chip khác nhau lại với nhau. Quá trình này kết hợp một bộ xử lý đồ họa (GPU) với sáu chip nhớ băng thông cao cho phép truyền dữ liệu tốc độ cao và hiệu suất tổng thể cần thiết để đào tạo các mô hình ngôn ngữ lớn sử dụng trong AI.

Đóng gói chip tiên tiến đã nổi lên như một thị trường quan trọng của các nhà sản xuất chip hàng đầu như Intel, Samsung và TSMC trong cuộc đua sản xuất chip mạnh hơn bao giờ hết.

Intel cũng đặt mục tiêu tăng gấp bốn lần công suất đóng gói chip tiên tiến nhất của mình vào năm 2025, khi nhà sản xuất chip lớn nhất nước Mỹ đang tìm cách giành lại vị trí dẫn đầu toàn cầu về sản xuất chất bán dẫn.

Thiên thời, địa lợi

LightReading dẫn lời Maheshwari Bandari, chuyên gia phân tích tại GlobalData nhận định, với vị trí địa chiến lược quan trọng, “Việt Nam đang trở thành nhân tố then chốt trong quá trình tái cấu trúc chuỗi cung ứng toàn cầu”.

Phát triển nhân lực bán dẫn chất lượng cao là ưu tiên của cả Việt Nam và Mỹ. Trong ảnh: Thủ tướng Phạm Minh Chính và Tổng thống Mỹ Biden. 

Trong khi đó, Reuters cho biết Việt Nam đang tích cực đẩy mạnh mở rộng ngành sản xuất bán dẫn, thu hút các công ty nước ngoài ở cả ba phân khúc chính là lắp ráp - thử nghiệm - đóng gói, xưởng đúc và thiết kế chip.

Một giám đốc điều hành trong lĩnh vực bán dẫn Mỹ cho hay, Việt Nam có tiềm năng to lớn để vượt lên trong lĩnh vực lắp ráp và thiết kế chip thay vì phát triển xây dựng những xưởng đúc chip tiên tiến. Dù vậy, Việt Nam vẫn có thể tìm được chỗ đứng với những nhà máy chế tạo chip rẻ hơn, ít phức tạp hơn dành cho những vi xử lý kích thước lớn, vốn đang là phân khúc có nhu cầu cao, chẳng hạn như chip trong xe ô tô.

Theo đó, cơ hội lớn nhất của Việt Nam trong lĩnh vực lắp ráp chip là nhằm đón đầu xu hướng khi toàn ngành công nghiệp đang tìm cách giảm tình trạng “phụ thuộc” vào năng lực sản xuất ở Trung Quốc và Đài Loan, những nơi chiếm 60% tổng công suất toàn cầu tại phân khúc. Ngoài ra, thiết kế chip cũng là cơ hội mở ra cho bán dẫn Việt, do quy trình này đòi hỏi ít vốn đầu tư hay các chuyên gia hơn.

Mở nút thắt nhân lực, đưa công nghiệp bán dẫn vươn lên

Bài toán nhân lực chất lượng cao ngành bán dẫn đang là thách thức đối với mọi quốc gia trên thế giới. Tại Mỹ, Hiệp hội Công nghiệp bán dẫn (SIA) ước tính nước này sẽ thiếu khoảng 67.000 lao động vào năm 2030. Với tốc độ phát triển của thị trường, lĩnh vực này sẽ cần đến 460.000 lao động vào thời điểm nêu trên.

Không có chuyên gia tay nghề cao, không thể "leo cao" trong chuỗi giá trị bán dẫn. 

Trong khi đó, Trung Quốc đang tìm cách lôi kéo các kỹ sư Đài Loan để xây dựng ngành công nghiệp chip nội địa. Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc cho biết, nước này đang đối mặt tình trạng “thiếu hụt trầm trọng” nhân lực bán dẫn, lên tới 200.000 lao động tay nghề cao.

Tại Việt Nam, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng cho hay, nhu cầu về nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn là 5.000 đến 10.000 kỹ sư/năm, trong khi thực tế chỉ đáp ứng được dưới 20% nhu cầu.

Đào tạo nhân lực ngành chip cũng là trọng tâm trong chuyến thăm của Tổng thống Mỹ J.Biden tới Việt Nam và trong các cuộc làm việc của thủ tướng Phạm Minh Chính tại Mỹ.

Đến nay, chính phủ Mỹ đã cam kết hỗ trợ 2 triệu USD cho các sáng kiến phát triển lực lượng lao động bán dẫn, cùng các phòng thí nghiệm giảng dạy và thực hành liên quan quy trình lắp ráp, thử nghiệm và đóng gói bán dẫn.

Ông Vũ Tú Thành, người đứng đầu văn phòng Việt Nam của Hội đồng doanh nghiệp Mỹ - ASEAN, nói rằng Việt Nam chỉ có 5.000 đến 6.000 kỹ sư phần cứng có chuyên môn chip, so với nhu cầu dự kiến là 20.000 người trong 5 năm tới và tăng lên 50.000 người trong một thập kỷ.

Giải pháp tạm thời cho vấn đề này là sự xuất hiện của các kỹ sư nước ngoài nhằm thu hẹp khoảng cách nhân lực chất lượng cao. Song, khi ngành công nghiệp bán dẫn phát triển đến một ngưỡng nhất định, Việt Nam buộc phải có đủ lực lượng lao động chuyên môn để “leo cao” hơn nữa trong chuỗi giá trị bán dẫn.

Nghịch lý công ty vật liệu bán dẫn thị phần lớn trở thành ‘mồi ngon’ thâu tóm

Nghịch lý công ty vật liệu bán dẫn thị phần lớn trở thành ‘mồi ngon’ thâu tóm

Các công ty vật liệu sản xuất bán dẫn Nhật Bản chiếm thị phần lớn trên toàn cầu, song đang trở thành mục tiêu thâu tóm hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài." alt="Mở nút thắt nhân lực giúp Việt Nam vươn lên trong chuỗi cung ứng bán dẫn" width="90" height="59"/>

Mở nút thắt nhân lực giúp Việt Nam vươn lên trong chuỗi cung ứng bán dẫn

Thời của data

Theo báo cáo “Thị trường quảng cáo số Việt Nam 2019” do Công ty quảng cáo Adsota phát hành vào cuối tháng 2/2020, Việt Nam đứng thứ 14 trong top 15 quốc gia có số lượng người dùng smartphone cao nhất thế giới với 43,7 triệu người sử dụng.

Báo cáo này cũng chỉ ra rằng, trong năm 2019, trung bình hằng ngày mỗi người Việt Nam dành khoảng 6 tiếng 42 phút, để truy cập Internet trên tất cả các thiết bị. Trong đó, 2 tiếng 33 phút được dành để truy cập vào các mạng xã hội, cao hơn so với mức trung bình của thế giới là 2 tiếng 16 phút.

Ngoài ra, 76% người được khảo sát cho biết họ sử dụng các nền tảng số để theo dõi và tương tác với bạn bè và người thân. Tiếp đến là các hoạt động cập nhật tin tức về các sự kiện đang diễn ra hoặc các tin tức giải trí, lần lượt chiếm 48% và 39% các hoạt động trực tuyến của người dùng Việt.

Đáng chú ý, theo Adsota, người Việt chủ yếu truy cập mạng Internet thông qua các công cụ di động, đặc biệt là smartphone trong khi việc sử dụng máy tính cá nhân (PC) để tham gia và thế giới trực tuyến chỉ chiếm khoảng 30%...

Những con số trên cho thấy, việc sử dụng điện thoại di động để lướt Internet đã trở thành chuyện thường ngày của mỗi người khiến nhu cầu “tiêu xài” data cũng ngày một tăng. Cùng với hạ tầng công nghệ 4G tốc độ cao ngày càng hoàn thiện và các dịch vụ OTT phát triển, nhiều người còn “dịch chuyển” thói quen trò chuyện, nhắn tin sang các ứng dụng viber, zalo, facebook khiến doanh thu từ mảng dịch vụ truyền thống (nghe, gọi) của các doanh nghiệp viễn thông có chiều hướng suy giảm.

" alt="Gói cước data “khủng”: Khi nhà mạng chiều lòng thượng đế" width="90" height="59"/>

Gói cước data “khủng”: Khi nhà mạng chiều lòng thượng đế

{keywords}Chủ tọa phiên tòa tuyên án vụ nữ sinh giao gà ở Điện Biên bị giết hại 

Theo đó, Vì Văn Toán bị phạt án tử hình về tội giết người, 13 năm tù về tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản, tổng hợp hình phạt là tử hình.

Bùi Văn Công, kẻ khởi xướng hành vi sát hại nạn nhân, bị phạt án tử hình về tội giết người, 14 năm tù về tội hiếp dâm, 13 năm tù do bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản, tổng hợp là tử hình.

Cùng phạm ba tội trên, các bị  cáo Vương Văn Hùng, Lường Văn Hùng, Lường Văn Lả, Phạm Văn Nhiệm nhận mức án chung là tử hình.

Phạm Văn Dũng, Cầm Văn Chương bị phạt lần lượt 10 và 9 năm tù về tội hiếp dâm; Bùi Thị Kim Thu (vợ Công) nhận bản án 3 năm tù về tội không tố giác tội phạm. 9 bị cáo phải bồi thường cho gia đình nạn nhân tổng cộng hơn 200 triệu đồng.

HĐXX nhận định, trong vụ án này Toán là chủ mưu khi cùng các đồng phạm khác gây ra hành vi phạm tội đặc biệt nghiêm trọng, gây mất trật tự trị an, gây hoang mang cho người dân. Đây là nhóm tội phạm có tổ chức, có sự phân công vai trò cụ thể dựa trên bản kế hoạch phạm tội bài bản.

 

{keywords}
Vì Văn Toán là bị cáo cầm đầu trong vụ án 

Toán là người giữ vai trò chính thúc đẩy tinh thần các bị cáo khác phạm tội khi hứa trả công bằng tiền và lên kế hoạch che giấu cảnh sát sau khi thực hiện hành vi phạm tội.

Trước đó, ông Cao Văn Hường (bố nạn nhân)  đề nghị hoãn thi hành án tử hình 6 bị cáo để làm rõ hơn các tình tiết như nguồn cơn xảy ra vụ án hay ai là hung thủ thực sự. Ông Hường đề nghị khởi tố thêm Bùi Kim Thu tội che giấu tội phạm.

Công, Vương Hùng vẫn giữ kháng cáo kêu oan, còn Nhiệm thay đổi kháng cáo, nhận mọi hành vi phạm tội và xin được giảm nhẹ hình phạt.

{keywords}
Bị cáo Công tại tòa 

Tuy nhiên, HĐXX cho rằng dựa vào lời khai của các bị cáo và những chứng cứ giám định khác có đủ căn cứ xác định Công, Vương Văn Hùng đã thực hiện hành vi phạm tội.

Căn cứ vào các lời khai của các bi cáo và những kết quả giám định có đủ căn cứ xác định Bùi Văn Công có hành vi phạm tội.

Công là người giúp sức tích cực nhất cho Toán khi chủ động đi tập hợp các bị cáo khác cùng thực hiện hành vi phạm tội.

Công cũng trực tiếp tham gia sát hại nạn nhân. Việc Công không nhận tội, toà phúc thẩm cho rằng không làm thay đổi bản chất vụ án. Hơn nữa, việc Công với bà Trần Thị Hiền (mẹ nạn nhân) mua bán ma tuý đang được xem xét ở một vụ án khác.

Vương, Hùng là người góp sức tích cực khi làm theo sự chỉ đạo của Toán; ,Công. Hùng là đầu mối kết nối các bị cáo trong quá trình thực hiện hành vi phạm tội; Vương, Hùng trực tiếp tiêu huỷ các chứng cứ khiến công tác điều tra gặp nhiều khó khăn.

Về kháng cáo có đồng phạm của ông Hường, HĐXX nhận thấy quá tình điều tra đã lấy lời khai, sàng lọc các nghi phạm. Từ đó, xác định vụ án bắt nguồn từ việc mâu thuẫn về tiền mua bán ma tuý của mẹ nạn nhân với Toán, Công. Bởi vậy việc ông Hường cho rằng bỏ lọt tội phạm là không có căn cứ.

Về đề nghị khởi tố thêm tội danh với Thu thì cấp sơ thẩm đã đề nghị VKSND cùng cấp xem xét nên toà phúc thẩm không đề cập.

{keywords}
Tòa tuyên sáu bị cáo mức án tử hình 

Bản án phúc thẩm xác định, Toán bán cho bà Trần Thị Hiền (mẹ nạn nhân) hai bánh ma tuý giá 300 triệu đồng nhưng chưa lấy được tiền thì bị bắt ở vụ án khác. Đầu năm 2019, Toán đến gặp bà Hiền đòi nợ song bất thành nên tổ chức bắt cóc con gái bà nhằm gây sức ép.

Thiếu nữ 22 tuổi bị chúng lừa mang gà đến giao rồi nhốt tại nhà Công từ 4/2 (30 Tết nguyên đán) đến 6/2. Tại đây, thiếu nữ giao gà bị Công, Lường Văn Hùng, Lường Văn Lả, Vương Văn Hùng, Cầm Văn Chương, Phạm Văn Dũng, Phạm Văn Nhiệm xâm hại nhiều lần. Tối 6/2, Công sát hại nạn nhân để bịt đầu mối với sự giúp sức của đồng bọn.

 

Bị cáo đấm nhau ở phiên tòa xử mẹ nữ sinh giao gà

Bị cáo đấm nhau ở phiên tòa xử mẹ nữ sinh giao gà

 Bị cáo Lường Văn Lả nhận tội, khai Bùi Văn Công có bắt, hãm hiếp và sát hại nữ sinh Cao Mỹ Duyên. Khi về chỗ ngồi, Lả nhận ngay 1 cú đấm từ bị cáo Bùi Thị Kim Thu.

" alt="Tòa tuyên tử hình 6 bị cáo trong vụ nữ sinh giao gà bị giết hại ở Điện Biên" width="90" height="59"/>

Tòa tuyên tử hình 6 bị cáo trong vụ nữ sinh giao gà bị giết hại ở Điện Biên

Bị cáo Đỗ Quốc Hùng. Ảnh: DT

Công ty này được thành lập để thực hiện dự án đầu tư và kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp Việt Hòa – Kenmark (Hải Dương), với tổng vốn đầu tư 1.594 tỷ đồng. Để có tiền thực hiện dự án, tháng 2/2008, Công ty Kenmark đã ký hợp đồng tín dụng vay hơn 67 triệu USD của các ngân hàng đồng tài trợ là SHB, HHB và BIDV, theo tỷ lệ cam kết cho vay như sau:

BIDV Chi nhánh Thành Đô cho vay hơn 39 triệu USD, SHB Chi nhánh Quảng Ninh: hơn 18 triệu USD và Habubank Chi nhánh Kinh Bắc: 10 triệu USD (nay SHB Chi nhánh Quảng Ninh và Habubank Chi nhánh Kinh Bắc sáp nhập thành SHB Chi nhánh Kinh Bắc).

Từ tháng 2/2008- 5/2010, các ngân hàng đã giải ngân cho Công ty Kenmark hơn 52 triệu USD và hơn 57 tỷ đồng. Điều đáng nói, đến tháng 6/2010, Công ty Kenmark có thông báo về việc tạm dừng hoạt động và người đại diện pháp luật của công ty này đã xuất cảnh khỏi Việt Nam, để lại khoản nợ lớn.

Các bị cáo tại tòa. Ảnh: DT

Kết quả điều tra cho thấy, Công ty Kenmark 100% vốn nước ngoài, phụ thuộc vào chủ sở hữu là Công ty Cheemaster. Tài liệu do Trung tâm thông tin tín dụng Ngân hàng Nhà nước (CIC) cung cấp thể hiện, Công ty Cheermaster có chỉ số rủi ro cao; tình trạng hoạt động: Không tồn tại văn phòng hoạt động; Giấy phép hoạt động của công ty được sử dụng với mục đích miễn trừ thuế.

Hồ sơ của Công ty Kenmark không đảm bảo điều kiện vay vốn, năng lực tài chính không đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết…, nhưng Tổ thẩm định Dự án Việt Hòa - Kenmark vẫn báo cáo kết quả thẩm định dự án đầu tư, đánh giá Công ty Kenmark đáp ứng được các yêu cầu cho vay theo quy định, và đề xuất cho công ty này vay tối đa hơn 67 triệu USD.

Sau khi được cựu TGĐ BIDV phê duyệt cho vay, tháng 2/2008, ông Đỗ Quốc Hùng cùng Nguyễn Văn Thắng (khi đó là Giám đốc SHB Quảng Ninh) và bà Hoàng Thu Huyền (Giám đốc HBB Bắc Ninh) đã ký hợp đồng tín dụng cho Công ty Kenmark vay hơn 67 triệu USD, trong đó BIDV Thành Đô cho vay hơn 39 triệu USD (57,8%), SHB Quảng Ninh cho vay hơn 18 triệu USD (27,4%) và HBB Bắc Ninh cho vay 10 triệu USD (14,8%).

Từ ngày 25/2/2008- 18/5/2010, các ngân hàng đồng tài trợ đã giải ngân cho Công ty Kenmark hơn 52 triệu USD và hơn 57 tỷ đồng, đạt trên 80% giá trị hợp đồng.

Nợ không thu hồi được hơn 181 tỷ đồng

Cáo buộc cho rằng, việc các ngân hàng giải ngân như trên là không đúng yêu cầu về hình thức giải ngân 2 bước theo chỉ đạo của BIDV, vì đến cuối năm 2009, Kenmark không phát sinh thêm doanh nghiệp nào ký hợp đồng thuê nhà xưởng. Mặt khác, Công ty Kenmark mới cơ bản hoàn thành đầu tư phần hạ tầng kỹ thuật của 13/27 nhà xưởng đã giải ngân khi dự án không đảm bảo hiệu quả và khả năng thu hồi vốn vay...

Đến tháng 4/2010, các ngân hàng đồng tài trợ đã thu nợ từ Công ty Kenmark hơn 2,7 triệu USD và hơn 57 tỷ đồng nợ gốc từ tiền bán đấu giá tài sản đảm bảo của công ty được hơn 766 tỷ đồng, tương đương hơn 33 triệu USD.

Dư nợ gốc của Kenmark đối với BIDV còn hơn 15 triệu USD; SHB là hơn 6 triệu USD không có khả năng thu hồi vì biện pháp bảo đảm còn lại là bảo lãnh vay vốn của Công ty Kenmark Industrial, Đài Loan không thực hiện được, do công ty này đã ngừng hoạt động từ tháng 5/2010 và được Tòa án Đài Loan tuyên bố phá sản từ tháng 3/2018.

Đến nay, số tiền Công ty Kenmark còn dư nợ không thu hồi được tại 3 Chi nhánh BIDV tương đương hơn 181 tỷ đồng.

Cáo trạng cho rằng, hành vi của các bị cáo Hùng, Thủy, Hà, Ngọc, Tài đã gây thiệt hại cho BIDV Thành Đô khoản tiền giải ngân chưa thu hồi được là hơn 76 tỷ đồng. Bị cáo Thanh, Khoan gây thiệt hại hơn 73 tỷ đồng cho BIDV Tây Nam Quảng Ninh (là khoản tiền giải ngân chưa thu hồi).

Trả lời thẩm vấn tại tòa, bị cáo Đỗ Quốc Hùng trình bày: Việc bị cáo cùng đồng nghiệp làm cũng chỉ vì mục tiêu chung là phát triển khách hàng, tạo công ăn việc làm cho người lao động. Quá trình thực hiện, bị cáo có sơ xuất do năng lực hạn chế, chưa đánh giá hết được tình hình. Với vai trò giám đốc chi nhánh, bị cáo nhận thấy mình có lỗi.

Chuẩn bị xét xử phúc thẩm Chủ tịch Công ty Alibaba Nguyễn Thái Luyện

Chuẩn bị xét xử phúc thẩm Chủ tịch Công ty Alibaba Nguyễn Thái Luyện

Một mực khẳng định bản thân không lừa đảo, Nguyễn Thái Luyện và vợ là Võ Thị Thanh Mai đã có đơn kêu oan." alt="Xét xử 7 cựu cán bộ vụ doanh nhân Mỹ vay tiền ngân hàng rồi 'mất dạng'" width="90" height="59"/>

Xét xử 7 cựu cán bộ vụ doanh nhân Mỹ vay tiền ngân hàng rồi 'mất dạng'