ASUS đã đem đến toàn bộ các dòng dòng bo mạch chủ B450 dành cho các máy phổ thông với kích thước nhỏ hơn phiên bản sử dụng X470 cao cấp, bao gồm ROG Strix B450-I và B450-F Gaming dành cho các game thủ chuyên nghiệp, TUF B450-Plus và B450M-Plus Gaming hướng đến các nhu cầu hàng ngày cần đến hoạt động bền bỉ, và Prime B450-Plus, B450M-A cùng với B450M-K đem đến sức mạnh cho người dùng phổ thông.
Mặc dù có một vài khác biệt, các bo mạch chủ dòng B450 của ASUS vẫn sở hữu các tính năng và sức mạnh đúc kết qua 30 năm sản xuất bo mạch chủ của hãng. ASUS đã thiết kế những bo mạch chủ này với tính năng thông minh cho phép hiệu chỉnh các thông số và quản lý giải nhiệt theo ý thích người dùng để tối ưu hóa sức mạnh của dàn máy của bạn.
ROG Strix dành cho game thủ chuyên nghiệp
ROG là nhãn hàng dành cho các bo mạch chủ chơi game với nguồn gốc từ các bo mạch chủ Crosshair với một vài model dành cho các bộ vi xử lý của AMD. Hai sản phẩm bo mạch chủ mới nhất ROG Strix X470-I Gaming và ROG Strix X470-F Gaming mang đến những tính năng tăng cường cho người dùng với các kích cỡ từ full-size ATX đến mini-ITX. Cả hai đều có thiết kế nền đen và các họa tiết dạng cyber-text theo chủ đề của các sản phẩm ROG gần đây.
Trong khi đó, ROG Strix B450-I Gaming là sản phẩm tốt nhất cho các hệ thống nhỏ sử dụng giải pháp đồ họa tích hợp với hai khe cắm RAM DIMM kết hợp với công nghệ độc quyền ASUS DRAM OC Profiles cho phép ép xung bộ nhớ lên mức DDR4-3600. Sản phẩm cũng được tích hợp công nghệ song băng tần 802.11ac Wi-Fi đem đến kết nối không dây mạnh mẽ và ổn định cho các hệ thống nhỏ. Các giải pháp lưu trữ và âm thanh trên ROG Strix B450-I Gaming đều có thể được thực hiện qua bộ card M.2 Audio Combo để tiết kiệm không gian cho kích thước nhỏ mini-ITX của sản phẩm.
ROG Strix B450-F Gaming lại sở hữu kích thước lớn hơn với khả năng mở rộng tốt hơn cũng như cân bằng hơn về khả năng vận hành và kích thước. Sản phẩm sở hữu giải pháp tản nhiệt phức hợp, khả năng tùy chỉnh và các kết nối đời mới với hai khe PCIe 3.0 M.2, bộ cân bằng bộ nhớ DDR4, tính năng “màu mè” Aura Sync và nhiều tính năng nữa được “nhồi nhét” vào trong một bo mạch chủ có hiệu suất cao nhưng vẫn chừa lại rất nhiều không gian cho các thiết bị phần cứng khác. ROG Strix B450-F Gaming cũng là bo mạch chủ cho phép tinh chỉnh và tối ưu hóa hiệu suất hoạt động hệ thống thông qua trình điều khiển riêng biệt của ROG, nhờ đó mà ngay cả người dùng phổ thông cũng có thể tạo ra được một bộ máy chơi game như ý.
TUF Gaming’s “tân binh” mới cho Ryzen
Không chỉ đơn thuần ở nhóm các bo mạch chủ, nhãn hàng TUF đã trở thành nhãn hàng của một nhóm các sản phẩm phụ kiện dành cho game thủ đến từ ASUS và các đối tác công nghệ khác trong liên minh TUF Gaming Alliance.
Không chỉ vẻ ngoài của các sản phẩm TUF Gaming được thiết kế “hầm hố”, các linh kiện của nó đều đạt được chuẩn quân đội bao gồm cả PCB. Các sản phẩm chất lượng cao TUF bao gồm MOSFETs, cuộn cảm và các tụ điện siêu bền đem lại khả năng hoạt động bền bỉ lâu dài.
Với chipset B450, ASUS đem đến hai mẫu bo mạch chủ TUF B450-Plus Gaming và TUF B450M-Plus Gaming với kích thước ATX và micro-ATX. Cả hai đều có chung các tính năng cơ bản, hỗ trợ đến 64GB DDR4-3200, hai card đồ họa AMD chạy song song với tính năng CrossFireX và âm thanh 8 kênh với bộ giải mã DTS cùng nhiều các tùy chọn kết nối khác.
Nâng cấp hệ thống Ryzen cùng PRIME
Dòng sản phẩm Prime đứng riêng biệt với các dòng sản phẩm chơi game với thiết kế đơn giản theo phong cách Retro-modern dành cho những hệ thống sử dụng vi xử lý Ryzen cho các tác vụ hàng ngày.
Sản phẩmPrime B450-Plus đáp ứng các đòi hỏi của các doanh nghiệp khi được trang bị đa dạng các cổng kết nối, các tính năng bảo vệ như Fan Xpert 4 Core, 5X Protection III safeguards, âm thanh HD 8 kênh và tính năng “màu mè” Aura Sync RGB.
Với mức giá mềm hơn cho các sản phẩm cấp thấp, sản phẩm bo mạch chủ kích thước micro-ATX Prime B450M-A và B450M-K được thiết kế đơn giản để phù hợp với người dùng đại chúng. Mặc dù có lượng cổng kết nối không nhiều bằng các dòng cao cấp, nhưng hai sản phẩm này vẫn được trang bị các tính năng ASUS features like Fan Expert, 5X Protection III và DIGI+ VRM circuitry mang đến độ ổn định về dòng điện và bảo vệ quá dòng trong các trường hợp dòng điện không ổn định.
" alt=""/>ASUS ra mắt các dòng bo mạch chủ B450 mớiĐây là nhận định gây ngạc nhiên với tôi - một người theo dõi sát quá trình đổi mới sách giáo khoa.
Sau khi lật tìm một số bộ sách giáo khoa lớp 6 và so sánh với tài liệu giảng dạy ở các nước, tôi không cho rằng Việt Nam học nặng hơn. Ngược lại, một số khái niệm như đo chiều dài, thể tích, cấu tạo sinh vật... đã được các nước giới thiệu ở bậc học nhỏ hơn. Việc học sinh cảm thấy quá áp lực có lẽ cần nhìn nhận từ một góc độ khác hơn là nội dung học tập. Tôi sẽ sử dụng môn Khoa học Tự nhiên để phân tích ba lý do.
Lý do thứ nhất, theo tôi, là số lượng giờ học dàn ra không đủ. Nếu chỉ nhìn vào số lượng giờ trên lớp, điều này thoạt nghe vô lý, vì trước kia môn vật lý lớp 6 chỉ có 35 tiết, gộp ba môn thì cũng chỉ cần 105 tiết. Trong khi đó, môn Khoa học Tự nhiên có tới 140 tiết. Tuy nhiên nếu xét về học trình, thì thay vì có cả một năm để làm quen khái niệm, học sinh sẽ phải học cấp tập một môn trong một vài tháng rồi để đó, quên đi cho tới năm sau. Lên lớp 7, các em phải khởi động lại trong thời gian cực ngắn, học cấp tập trong một hai tháng rồi lại để đó. Điều này càng khó khăn với sinh học, là một môn phải ghi nhớ nhiều. Đây là một sự bất cập cần thay đổi.
Lý do thứ hai tôi chợt nhận ra khi nhìn vào đề thi học kỳ. Mặc dù môn Khoa học Tự nhiên được thiết kế lại theo hướng trải nghiệm, chú trọng vào làm theo dự án (project-based), cách kiểm tra vẫn là trắc nghiệm theo kiến thức lý thuyết. Điều này vô tình tạo áp lực phải ghi nhớ tất cả kiến thức. Như vậy thay vì thi ba môn khác nhau, các em phải thi tất cả các môn trong cùng một đề. Khối lượng kiến thức có thể không thay đổi, nhưng áp lực thi cử gấp ba.
Lý do thứ ba là do phương pháp giảng dạy. Để giải bài toán: giáo viên được đào tạo đơn môn mà phải dạy đa môn, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã hướng dẫn một môn được dạy bởi nhiều giáo viên. Điều này tháo gỡ phần nào khó khăn và thực tế cũng được một số nước áp dụng trong quá trình chuyển đổi. Tuy nhiên, qua theo dõi một số tiết học, tôi cho rằng giáo viên vẫn chưa được đào tạo cẩn thận về phương pháp mới để giảng dạy sách khoa mới. Họ vẫn đi theo hướng cũ là nặng lý thuyết mà lơ là thực hành, nhét mọi thứ có thể vào slide bài giảng. Một số trường sắp xếp học ba tiết để học sinh có thêm thời gian thực hành thì giáo viên lại dạy lý thuyết nguyên cả ba tiết này. Dẫn tới học sinh cảm thấy mệt mỏi vì phải chạy đua với kiến thức.
Để giảm áp lực cho học sinh tôi cho rằng trước hết cần thay đổi cách kiểm tra. Ví dụ, thay vì kiểm tra kiến thức thuần túy, hãy kiểm tra theo một dự án có sản phẩm. Nếu điều này khó khăn với lớp 6, có thể kiểm tra từng giai đoạn thay vì dồn vào cuối kỳ. Phương thức kiểm tra có thể tham khảo thêm các nước tiên tiến. Việc đánh giá môn học này ở Australia tương đối linh động theo hướng dẫn chung của bộ. Học sinh có thể viết báo cáo, làm tin tức, trả lời trắc nghiệm... Có cả hoạt động cá nhân và hoạt động theo nhóm.
Việc nghiên cứu lại cách dàn môn học để học sinh không bị bỏ bẵng đi gần một năm là cần thiết. Kiến thức như cơm ăn, học cấp tập theo cách ghi nhớ chỉ bội thực, không giúp gì nhiều cho sự ứng dụng sau học tập.
Khó khăn về lực lượng giảng dạy có thể sẽ được khắc phục dần dần qua quá trình đào tạo, bổ túc chuyên môn hàng năm. Tuy nhiên nếu ta mặc định là giáo viên môn nào dạy môn đó, thì nhược điểm này sẽ không được khắc phục.
Đối với tôi, việc học theo chương trình cũ hay mới đều có những ưu nhược điểm riêng. Tuy nhiên nếu đã thay bình mới cho phù hợp với xu hướng thời đại, thì rượu cũng phải mới.
Tô Thức
" alt=""/>Giáo khoa mới, áp lực cũChia sẻ vớiVietNamNet, nhà văn Nguyễn Ngọc Tư cho biết: “Cố định một đám mâylà một trong những tác phẩm tôi đánh giá cao bên cạnh Cánh đồng bất tận, Đảo, Biên sử nướchay sau này là Trôi. Không hẳn vì nó hay - sự hay dở nên để bạn đọc đánh giá. Nhưng với tôi, đây là sự chuyển biến trong kỹ thuật viết, đánh dấu một cú thay đổi nào đó, dù nhỏ. Khi viết Cố định một đám mây, tôi bắt đầu đào sâu vào nội tâm, theo đuổi những ý nghĩ, cảm giác thay vì cố kể cho thành một câu chuyện có đầu có cuối”.
Vì lý do cá nhân, nhà văn Nguyễn Ngọc Tư không thể tham dự Lễ trao giải tại thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc tối 14/9. Trong diễn từ gửi ban tổ chức, chị viết: “Với một nhà văn, sự hiện diện quan trọng nhất của anh/chị ta chính là ở tác phẩm" và khẳng định niềm tin rằng văn chương, nghệ thuật vốn không hề có biên giới.
Chị bày tỏ: “Cảm ơn tạp chí Điền Trì đã giúp sức cho những tác phẩm này chống lại sự xa cách của kẻ khai sinh ra chúng. Cảm ơn chủ biên, ban biên tập, đã nhắc nhớ rằng, dẫu tôi giả vờ như quên những gì mình từng viết thì chúng cũng là những đứa con tinh thần mà tôi đã từng hoài thai, chăm chút”.
Nhà văn thẳng thắn cho biết thường tránh né việc đọc lại tác phẩm sau khi đã in thành sách. Lý do một phần là "đã đọc chúng nhiều đến phát chán trong lúc sửa chữa hoàn thiện bản thảo, phần khác, tôi không cách nào đọc lại mà không thất vọng, không nhìn thấy những lỗi sai, những câu chữ vụng về - thứ luôn hiện rõ dần trước độ lùi của thời gian". Hơn hết, điều quan trọng nhất là chị "không muốn mất thời giờ quyến luyến những thứ đã viết xong, đã ở thì quá khứ, mà dành trọn tâm trí cho những gì đang và sẽ viết sắp tới đây".
Trong một cuộc trò chuyện với VietNamNet khi được hỏi “Chị có kế hoạch đưa tác phẩm của mình ra ngoài biên giới, hướng đến độc giả quốc tế không?”, nhà văn Nguyễn Ngọc Tư cho hay: “Không, tôi nào có kế hoạch gì. Chuyện ấy tùy duyên thôi. Mà cái duyên lớn nhất là phụ thuộc vào dịch giả. Mà không riêng gì tôi, văn học Việt Nam có bước ra ngoài được hay không, đều là nhờ vào các anh chị dịch giả ấy chứ, là tôi nghĩ vậy”.
Nhà văn Nguyễn Ngọc Tư từng nhận nhiều giải thưởng văn học quốc tế: Giải thưởng văn học ASEAN năm 2018 với tác phẩm Ngọn đèn không tắtvà Cánh đồng bất tận; Giải thưởng LiBeraturpreis 2018 do Hiệp hội Quảng bá văn học châu Á, châu Phi, Mỹ Latin tại Đức (Litprom) bình chọn với tác phẩm Cánh đồng bất tận.
Năm 2019, Nguyễn Ngọc Tư thuộc Top 50 người phụ nữ có ảnh hưởng nhất tại Việt Nam 2018 do tạp chí Forbesbình chọn.
Tháng 7 năm nay, bản dịch tác phẩmBiên sử nướccủa Nguyễn Ngọc Tư sang tiếng Anh với tựa đề Water: A Chronicle do dịch giả An Lý thực hiện đã giành giải PEN Translates của English PEN (Hiệp hội Văn bút Anh).
Đời thường tôi nhạt nhẽo lắm, chỉ trong văn chương mới thấy mình sinh độngNhà văn Nguyễn Ngọc Tư vừa ra mắt tập tản văn ‘Trôi’ viết về những con người luôn khao khát, tìm kiếm tự do nhưng cuối cùng vẫn bị mắc kẹt đâu đó... Nhân dịp này, chị đã chia sẻ về cuộc sống cũng như quá trình sáng tác của mình cùng VietNamNet." alt=""/>Nhà văn Nguyễn Ngọc Tư nhận giải thưởng của tạp chí Trung QuốcThứ trưởng Nguyễn Minh Hằng chia sẻ, chuyến thăm sẽ đem đến “sức sống mới” cho quan hệ Việt Nam - Chile. Với Peru, đây là chuyến thăm chính thức đầu tiên của Chủ tịch nước Việt Nam, diễn ra đúng vào dịp hai nước kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao. Chuyến thăm được kỳ vọng sẽ là dấu mốc lịch sử, góp phần củng cố quan hệ chính trị, nâng cao hiệu quả hợp tác, hướng tới đưa quan hệ lên tầm cao mới.
Peru là nước có đầu tư trực tiếp lớn nhất của Việt Nam tại khu vực Mỹ Latinh; là bạn hàng lớn thứ 6 của Việt Nam tại khu vực, trong khi Việt Nam là đối tác thương mại lớn nhất của Peru trong ASEAN. Kim ngạch thương mại song phương năm 2023 đạt gần 500 triệu USD, và trong 7 tháng đầu năm nay đã đạt gần 300 triệu USD.
Tuần lễ cấp cao APEC là dịp để Chủ tịch nước gặp gỡ, tiếp xúc với các lãnh đạo APEC, trong đó có nhiều đối tác chiến lược toàn diện, đối tác chiến lược.
Về đa phương, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao khẳng định, việc Chủ tịch nước tham dự Tuần lễ Cấp cao APEC 2024 tiếp tục khẳng định đóng góp tích cực, trách nhiệm của Việt Nam vào việc giải quyết các vấn đề khu vực và toàn cầu, đặc biệt là thúc đẩy tiến trình liên kết kinh tế quốc tế...
APEC là diễn đàn kinh tế hàng đầu, nơi hội tụ 3/5 nền kinh tế lớn nhất thế giới, chiếm khoảng 77% thương mại, 81% đầu tư trực tiếp nước ngoài và 85% lượng khách du lịch vào Việt Nam. Là chủ nhà của Năm APEC 2027, đây cũng là dịp để Việt Nam thúc đẩy triển khai Tầm nhìn APEC đến năm 2040 mà nước ta đã khởi xướng và tham gia xây dựng cùng với các thành viên từ năm 2017.
Chủ tịch nước sẽ nêu nhiều đề xuất mang tính chiến lược và đột phá nhằm phát huy hơn nữa vai trò, vị thế của APEC trong hợp tác, liên kết kinh tế quốc tế, ứng phó với các thách thức đặt ra.
Chủ tịch nước sẽ truyền tải thông điệp về khát vọng vươn mình của dân tộc Việt Nam trong kỷ nguyên mới, những định hướng lớn về phát triển, đối ngoại và hội nhập quốc tế của Việt Nam...
"Việc tham dự Tuần lễ cấp cao APEC 2024 và thăm chính thức Chile, Peru của Chủ tịch nước Lương Cường là bước triển khai quan trọng đường lối đối ngoại nhất quán của Việt Nam về đa dạng hóa, đa phương hóa, là bạn, là đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế.
Đồng thời tạo những xung lực mới để đưa quan hệ Đối tác toàn diện Việt Nam – Chile và quan hệ hợp tác nhiều mặt Việt Nam – Peru bước vào giai đoạn phát triển mới năng động, thực chất, hiệu quả hơn; khẳng định tâm thế mới, vai trò, vị thế ngày càng gia tăng của Việt Nam ở châu Á – Thái Bình Dương và trên thế giới", Thứ trưởng Bộ Ngoại giao khẳng định.