Thúc đẩy xã hội học tập
Thuật ngữ “tài nguyên giáo dục mở” - OER lần đầu tiên được Tổ chức của Liên hiệp quốc về Giáo dục,áttriểntàinguyêngiáodụcmởchiasẻtrithứcchoviệchọctậpsuốtđờsex nguoi mau Khoa học và Văn hóa (UNESCO) đưa ra vào năm 2002. Ngày 25/11/2019 tại phiên hội nghị toàn thể lần thứ 40 của tổ chức này, 193 quốc gia thành viên trong đó có Việt Nam đã nhất trí thông qua Khuyến nghị Tài nguyên giáo dục mở, đưa tài nguyên giáo dục mở trở thành một xu thế phát triển tất yếu trên toàn thế giới.
Tại Việt Nam, tài nguyên giáo dục mở chính thức được đưa vào giáo dục đại học thông qua Quyết định số 1117/QĐ-TTg ngày 25/09/2023 của Thủ tướng chính phủ phê duyệt “Chương trình xây dựng mô hình nguồn tài nguyên giáo dục mở trong giáo dục đại học” tạo sự bình đẳng giữa người dạy và học trong tiếp cận nguồn học liệu chất lượng cao, gia tăng tỉ lệ dân số được tiếp cận với giáo dục đại học, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại chỗ cho các địa phương.
Việc xây dựng, phát triển OER do đó càng trở nên cấp thiết. Nhiệm vụ của các cơ sở giáo dục là phải tận dụng được những ưu thế mà OER mang lại - “mở, có thể học mọi lúc, mọi nơi” để thực hiện được các mục tiêu phát triển bền vững - SDG của UNESCO đặc biệt là SDG4: “Đảm bảo giáo dục có chất lượng, hòa nhập và bình đẳng, thúc đẩy cơ hội học tập suốt đời cho tất cả mọi người”.
Phát triển tài nguyên giáo dục mở chia sẻ tri thức cho mọi người học
Suốt 25 năm phát triển, Trường Đại học Nguyễn Tất Thành (NTTU) luôn hướng đến sứ mạng phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất cho người học gắn với đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục theo hướng hiện đại, hội nhập. Trường không ngừng kiến tạo điều kiện tốt nhất, thuận lợi nhất cho mọi người và cộng đồng trong xã hội có cơ hội bình đẳng để phát triển, tiếp cận những nguồn lực chung, được tham gia, đóng góp và cùng hưởng lợi.
Chia sẻ tại Tuần lễ OER của Trường Đại học Nguyễn Tất Thành, TS. Trần Ái Cầm - Hiệu trưởng nhà trường nhấn mạnh: “Tri thức càng được chia sẻ, bồi đắp thì tài nguyên giáo dục càng phát triển và bền vững, góp phần đưa nền giáo dục trở thành một nền giáo dục suốt đời theo đúng nghĩa. Hành trình xây dựng và phát triển nguồn OER mà chúng tôi hướng đến không chỉ phục vụ giảng viên, sinh viên trong trường mà còn phục vụ cho cộng đồng, góp phần xây dựng xã hội học tập, học tập suốt đời trong môi trường số. Việc làm này cũng là nền tảng để trường phát triển bền vững và tự chủ, nâng cao danh tiếng; ngày càng nhận được sự công nhận rộng rãi từ các tổ chức đánh giá, xếp hạng, kiểm định chất lượng trong nước và quốc tế; đáp ứng các mục tiêu của Bộ GD&ĐT đề ra và chủ trương thực hiện mô hình giáo dục chia sẻ ở TP.HCM”.
NTTU đã phối hợp với Viện Nghiên cứu, Đào tạo và Phát triển OER của Hiệp hội các trường ĐH-CĐ Việt Nam xây dựng, công bố khung năng lực OER cho giảng viên phiên bản đầu tiên vào tháng 11/2023. Trường còn chủ động tổ chức Tuần lễ OER, mở các lớp tập huấn về OER, cuộc thi Tìm hiểu Tài nguyên giáo dục mở… Dự kiến năm 2024, Trường sẽ đưa nội dung về OER vào chương trình đào tạo dành cho sinh viên bậc ĐH.
Ngoài các chính sách khuyến học khuyến tài, các hoạt động cộng đồng, hướng tới bình đẳng giới thì chủ trương xây dựng, phát triển OER chính là một trong những yếu tố tích cực cho đổi mới giáo dục và mục tiêu phát triển bền vững của NTTU, là nhiệm vụ cốt lõi mà NTTU hướng tới để hoàn thành SDG4 của UNESCO.
Hoạch định trong Mục tiêu xây dựng và phát triển nguồn OER giai đoạn đến 2030, NTTU đưa ra những nhiệm vụ trọng tâm về các công tác từ xây dựng hệ thống chính sách, quy định với bộ phận chuyên trách về OER, các tiêu chí và công cụ đánh giá chất lượng OER; ứng dụng giải pháp công nghệ xây dựng, phát triển, quản trị OER; tổ chức các khóa tập huấn về OER cho giảng viên, sinh viên, phấn đấu 75% giảng viên và 100% sinh viên tham gia khai thác sử dụng OER...
OER đang tạo ra cơ hội lớn cho giáo dục ĐH Việt Nam nói chung cũng như NTTU nói riêng trong việc hỗ trợ người học tiếp cận nguồn học liệu có chất lượng với chi phí thấp để phục vụ cho việc tự học, mang đến cho cộng đồng cơ hội tiếp cận thông tin được dễ dàng và mở rộng thêm tri thức, phát triển kỹ năng học tập suốt đời.
Ngọc Minh